Bài giảng Tản mạn về Mĩ thuật

12 620 3
Bài giảng Tản mạn về Mĩ thuật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO TÁNH LINH TRƯỜNG THCS GIA HUYNH --  -- CHUYÊN ĐỀ THUẬT VÀ CUỘC SỐNG CON NGƯỜI Nguyễn Ngọc Quân --  -- NĂM HỌC :2010 – 2011 THUẬT VÀ CUỘC SỐNG CON NGƯỜI 1.Mĩ thuật là gì? Có nhiều cách hiểu về mỹ thuật: - thuật là lĩnh vực tạo ra cái đẹp về hình thể, về màu sắc (Mĩ là đẹp; Thuật là cách thức, phương pháp). -Mĩ thuật là nghệ thuật của con mắt hay nghệ thuật của thị giác – nhìn nhận ra cái đẹp. -Mĩ thuật là loại hình nghệ thuật tạo ra cái đẹp trên mặt phẳng hay trong không gian . Mỗi cách hiểu đều nêu đặc trưng của thuật là tạo ra cái đẹp. thuật phản ánh cuộc sống xung quanh ta nhưng không rập khuôn, không sao chép nguyên bản mà lựa chọn, chắt lọc, bỏ đi những gì vụn vặt, rườm rà, thêm vào những gì cần thiết, biến đổi, sắp xếp lại theo ý đồ sáng tạo của người nghệ sĩ, tạo ra một “cuộc sống thứ hai” vừa giống lại vừa không giống với cuộc sống thực, nhưng nhằm thoả mãn tư tưởng, tình cảm của con người. Phong cảnh thiên nhiên vốn đã đẹp nhưng tranh phong cảnh còn “đẹp hơn”, vì đã qua sự nhào nặn lại của người nghệ sĩ. 2.Các ngành cơ bản của thuật : a) Hội hoạ Tác phẩm hội hoạ được diễn tả trên mặt phẳng (giấy, vải, gỗ, tường .) bằng đường nét, hình khối, màu sắc, đậm nhạt .với nhiều chất liệu khác nhau như: chì, 2 than, sáp màu, bút dạ, phấn màu, màu nước, màu bột, sơn dầu .Mỗi chất liệu có cách thể hiện riêng. Tác phẩm hội hoạ gọi là tranh. Có một cách phân loại tranh: +Theo thể loại: tranh phong cảnh, tranh chân dung, tranh tĩnh vật . +Theo chất liệu: tranh màu nước, tranh sơn dầu, tranh phấn màu, tranh màu bột +Theo kĩ thuật chế tác: tranh sơn mài, tranh khắc gỗ . +Theo khuynh hướng (trường phái): tranh Phục hưng, tranh Ấn tượng, tranh Lập thể, tranh Trừu tượng b) Đồ hoạ Nghệ thuật đồ hoạ là một lĩnh vực hết sức rộng lớn, là phương tiện thông tin đầu tiên của con người trước khi chữ viết xuất hiện. Ngôn ngữ đặc trưng của đồ hoạ là đường nét, nét chấm, mảng diễn tả và xây dựng các hình tượng trong tranh. Đồ hoạ thường sử dụng màu sắc đa dạng và phong phú. Có các thể loại đồ hoạ như: đồ hoạ tạo hình, đồ hoạ sách báo, đồ hoạ trang trí ứng dụng, đồ hoạ tranh tuyên truyền quảng cáo . c) Điêu khắc Tác phẩm điêu khắc (tượng và phù điêu) tạo nên hình khối bằng nhiều chất liệu khác nhau như: thạch cao, gỗ, đá, xi măng, gang, đồng, đất nung +Tượng tròn có không gian ba chiều. Tượng tròn có thể chỉ thể hiện một phần của đối tượng hoặc toàn bộ một đối tượng, cũng có thể thể hiện một nhóm đối tượng. Ví dụ: với đối tượng con người, có thể chỉ là tượng đầu người(tượng chân dung) hoặc tượng bán thân, tượng toàn thân hay tượng cả một nhóm người. Tượng tròn được bày ở nhà riêng, công sở hoặc gắn với công trình kiến trúc; cũng có thể được dựng ở quảng trường, công viên, danh lam thắng cảnh hoặc nơi diễn ra sự kiện lịch sử (tượng đài) . 3 Tượng chân dung Tượng Thần Vệ nữ Mi-lo +Phù điêu là đắp, chạm nổi trên một diện tích bề mặt giới hạn bởi hai chiều để tạo ảo giác về hình khối ba chiều. Với phù điêu, ta chỉ nhìn thấy hình khối của đối tượng ở một phía. Phù điêu giống tranh ở chổ có thể tạo thêm một hoặc nhiều lớp cảnh để thể hiện chiều sâu của không gian. Bề nổi của phù điêu tuỳ thuộc vào đề tài, vào ý đồ của nhà điêu khắc. Phù điêu có thể tác phẩm độc lập hoặc là một bộ phận của tượng đài hay các công trình kiến trúc lớn. d) thuật ứng dụng Ngành thuật ứng dụng là ứng dụng thuật vào việc sản xuất ra các mặt hàng phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày. Các mặt hàng cần phải đẹp về hình dáng, màu sắc và luôn thay đổi về mẫu mã. thuật ứng dụng có nhiều ngành chuyên sâu như: +Trang trí nội, ngoại thất: Trang trí trong và ngoài căn nhà ở, công sở, nhà hát, khách sạn . +Trang trí ấn loát (sách báo) +Trang trí sân khấu - điện ảnh ( thường gọi là thiết kế thuật). +Trang trí gốm, sứ . +Trang trí bao bì hàng hoá . +Trang trí các mặt hàng nghệ (hàng mây, tre). +Trang trí các mặt hàng công nghiệp - thiết kế tạo dáng công nghiệp. +Thời trang, tạo các mốt trang phục. 4 Trang trí công nghiệp Trang trí trang phục Trang trí tranh cổ động 3.Ngôn ngữ của thuật: Mỗi ngành nghệ thuật đều có một phương tiện riêng để biểu đạt (diễn tả) như văn học dùng ngôn từ, âm nhạc dùng âm thanh Các phương tiện đó chính là ngôn ngữ nghệ thuật. Ngôn ngữ của thuật là đường nét, mảng khối, hình, màu sắc, đậm nhạt . a) Nét vẽ Nét vẽ gồm có: nét thẳng, nét cong, nét gấp khúc, nét uốn lượng . Nét vẽ trong học tập ở môn Mỹ thuật không đòi hỏi phải thật thẳng, thật cong, không dùng thước hay com pa để vẽ(có thể dùng một số bài trang trí), mà thường vẽ bằng tay. Nét thẳng nét cong chỉ là tương đối nhưng cần có đậm, nhạt chuyển biến mềm mại tự nhiên, không đều đều tẻ nhạt hoặc cứng nhắc. Nét vẽ có thể diễn tả trạng thái động hoặc tĩnh của đối tượng. b) Hình vẽ Hình vẽ là hình ảnh thị giác trong tranh, giúp người xem nhận biết hoặc phân biệt được các đối tượng. Hình vẽ được tạo nên bằng các yếu tố đường nét, màu sắc, đậm nhạt . Tuỳ theo hình dáng đối tượng mà có các hình vẽ khác nhau: hình tròn, tam giác, tứ giác,đa giác, e-líp .Hay những hình phức tạp đa dạng. c) Mảng Mảng là hình chiếm chổ trên mặt phẳng, có dạng là các hình cơ bản hay các hình dạng khác nhau. d) Hình khối 5 Hình khối chiếm chổ trong không gian ( Tượng, cái lọ, viên bi, hình khối cầu .) Hình khối ở hội hoạ do độ đậm nhạt tạo thành ảo giác về hình khối thật. hình vẽ trên mặt phẳng có đậm, có nhạt sẽ gợi khối, xem tranh có cảm giác có xa, có gần. e) Đậm nhạt( sáng tối) Đậm nhạt (còn gọi là sáng tối) là sự phân bố các sắc độ khác nhau về đậm nhạt trong một bức tranh để tạo ra hiệu quả thị giác. Đậm nhạt là yếu tố tạo hình chủ đạo trong vẽ đen - trắng và trong các màu sắc cũng luôn bao hàm yếu tố đậm nhạt. g) Màu sắc Dưới ánh sáng (thiên nhiên hay nhân tạo), mọi vật đều có màu sắc. Màu sắc rất phong phú, nó làm cho mọi vật trở nên sinh động. Màu sắc có thể diễn tả tâm trạng vui, buồn, thương nhớ, căm giận, phẫn nộ . Cùng với bố cục, hình thể, bút pháp và cách thể hiện tài tình của người vẽ. Bên giếng (Lương Xuân Nhị) 6 4.Cái đẹp và cuộc sống: Trong cuộc sống chúng ta ngày nay có vô vàn cái đẹp. Cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong mối quan hệ xã hội, cái đẹp trong nghệ thuật . Sẽ là thiệt thòi biết bao nếu chúng ta không rung cảm được trước những vẻ đẹp ấy. Bởi cái đẹp trước hết mang chức năng thẩm mỹ nó làm cho cuộc sống con người ngày càng thăng hoa hơn trong tâm hồn tư tưởng và tình cảm. Đem lại cho con người nguồn mỹ cảm đầy đủ nhất. Chính cái đẹp bắt nguồn từ thiên nhiên, con người và chỉ có con người mới phát hiện ra và cảm nhận được vẻ đẹp đó, biết vận dụng cái đẹp vào cuộc sống của mình và làm cho cuộc sống thực sự có ý nghĩa. Đẹp biết bao mỗi sớm bình minh rực rỡ ánh hồng, mỗi chiều về hoàng hôn xuống mây trời khoe muôn sắc. Hay những cảnh trời biển bao la núi non hùng vĩ vv .Tất cả đem lại cho chúng ta những cảm xúc thật dạt dào. Càng đẹp hơn khi những cảnh đẹp đó là một phần cuộc sống của chúng ta. Nơi ta sinh ra và lớn lên nơi có ông bà, cha mẹ, xóm làng, bến nước, cây đa, dòng sông . Nghĩa là mối quan hệ giữa ta và thế giới xung quanh. Mối quan hệ xã hội, một sợi dây ràng buộc giữa tinh thần và tình cảm đem lại cho cuộc sống con người niềm vui tình yêu đối với cuộc sống, khêu gợi lòng yêu quê hương đất nước thôi thúc lòng người sáng tác. Đó chính là ngọn nguồn của sự sáng tạo. Cái đẹp đã từ cuộc sống chuyển vào nghệ thuật và cũng chỉ có con người mới sáng tạo ra cái đẹp phục vụ cho cuộc sống của mình. Chúng ta biết yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên, con người, xã hội và cuộc sống quanh ta. Từ ý thức đó chúng ta phải biết giữ gìn nhà cửa, trường lớp, thôn xóm phố phường sạch đẹp, giữ gìn cảnh quang xung quanh. Bảo vệ môi trường thiên nhiên, biết yêu quí bảo tồn những di sản văn hoá, lịch sử, những truyền thống đạo đức, những thuần phong mỹ tục của dân tộc của đất nước. Bản chất của con người là luôn hướng tới cái đẹp khiến cho con người, phải suy nghĩ hành động theo qui luật cái đẹp. Vì cái đẹp là một thẩm mỹ mang thuộc tính nhân sinh nhờ thế nghệ thuật nói chung và mỹ thuật nói riêng có tác dụng giáo dục con người. Mỹ thuật cũng góp phần nâng cao trình độ kiến thức thẩm mỹ khiến cho tư tưởng con người thêm phong phú đầy tính sáng tạo. 7 Hơn bao giờ hết cái đẹp trở thành nhu cầu, lợi ích và mục đích của đời sống con người. Biết cảm thụ và sáng tạo cái đẹp, đồng thời đấu tranh chống lại loại trừ cái xấu làm cho cuộc sống ngày càng hoàn thiện, hoàn mỹ hơn. 5.Cái đẹp và thế nào là cái đẹp: Cái đẹp là một thẩm mỹ mang thuộc tính nhân sinh là một lĩnh vực thuộc tinh thần và tình cảm. Cái đẹp không bao giờ đứng yên, hôm nay thế này ngày mai thế khác. Mỗi thời gian, tư duy và hiểu biết của con người mỗi cao hơn nên con người tìm ra bản chất cái đẹp cũng cao hơn và có nhiều cách hiểu khác nhau về cái đẹp tùy theo quan niệm, nhận thức, sự cảm thụ ở mỗi người mỗi cộng đồng mỗi thời đại. a)Về hình thức và nội dung Hình thức và nội dung một tác phẩm nghệ thuật là mối quan hệ biện chứng là sự thống nhất giữa “cái ngoài” và “cái trong”. Nội dung là cái chỉ tính chất, bản chất còn hình thức là để chỉ cái cơ cấu của nội dung. Không thiên lệch xem nhẹ một phần nào, yếu tố nào. Nếu vì cái vẻ bên ngoài (hình thái, cấu trúc) là hình dáng, màu sắc, là sự màu mè, sặc sỡ thì sa vào chủ nghĩa hình thức, một cái đẹp giả tạo. Nó làm bóng bẩy cái vẻ bên ngoài để che đậy sự nghèo nàn để lừa dối người khác và tự lừa phỉnh mình trong ảo tưởng. Ngược lại đặt nặng nội dung mà quá xem nhẹ hình thức thì rơi vào sự vụng về non kém, tuỳ tiện, cẩu thả, không thể gọi là nghệ thuật. Khi đã không thể có sự sáng tạo nội dung thì không thể có sự sáng tạo bên ngoài. Thiếu cái này sẽ không có cái kia. Cho nên nội dung và hình thức là mối quan hệ hài hoà và thống nhất có tính biện chứng hỗ trợ tương ứng cho nhau tạo nên sự hoàn thiện, tạo cho nhau cùng đẹp. Một tác phẩm mỹ thuật như tranh, tượng đẹp cần có hình thức đẹp là bố cục, hình dáng, đường nét, hình khối, màu sắc . Có sức cuốn hút mỹ cảm, tạo nên những xung động thẩm mỹ trong tự thân tâm hồn con người, gợi cho người xem suy nghĩ hành động cảm nhận về cuộc sống, về cái đẹp. b)Cái đẹp và thời đại Cái đẹp mang tính thời đại, mang sắc thái xã hội, nó không đứng yên mà luôn biến đổi, nó bộc lộ qua những đánh giá con người trong cuộc sống hằng ngày nó phản 8 ánh thị hiếu cá nhân và của xã hội. cho nên mỗi thời đại có một quan niệm, có chuẩn mực khác nhau về cái đẹp. Thiếu nữ ngày xưa: “Khăn nhỏ đuôi gà cao Lưng đeo dải yếm đào Quần lĩnh áo the mới Tay cầm nón quai thao” Tóc đen dài, cổ cao ba ngấn, lông mày lá liễu, tay búp măng, răng đen hạt lựu. Ngày nay váy đầm, quần jean, giày cao gót, tóc uốn, tóc nhuộm nhiều kiểu, nhiều mốt. Xưa con gái nhà trâm anh quí phái có dáng vẻ ẻo lả, nay thời đại công nghiệp thì người con gái phải có vóc dáng cân đối, khoẻ mạnh. Như vậy mỗi thời đại quan niệm về cái đẹp, tiêu chuẩn về cái đẹp cũng được bổ sung hay thay đổi cho hợp thời, xoá bỏ những gì tha hoá về mặt thẩm mỹ phù hợp với sự phát triển tiến bộ của dân tộc và của thời đại. c)Dân tộc và cái đẹp Cái đẹp mang bản chất, truyền thống dân tộc. Nó là một sáng tạo trên cơ sở những tinh hoa đã có từ trước, nó mang tính kế thừa và phát huy, đặc điểm, đặc tính, thói quen nếp nghĩ, nếp sinh hoạt, phong tục tập quán. Bởi một dân tộc sinh ra, phát triển trên một vùng đất khác nhau về địa lý, về phong thổ, về khí hậu. cho nên có những quan niệm khác nhau về cái đẹp, nó hình thành những thị hiếu khác nhau về cái đẹp. Nó phụ thuộc vào hoàn cảnh môi trường, điều kiện trong quá trình sống lâu dài, tạo nên diện mạo bản sắc văn hoá riêng. Mỗi dân tộc xuất phát từ những đặc điểm lịch sử và văn hoá. Có cái nhìn thế giới quan, nhân sinh quan riêng, nó biểu hiện đặc thù dân tộc. Về ăn mặc người miền ngược khác người miền xuôi. Người miền Bắc thì thích màu nâu, người miền Nam thì chuộng màu đen, màu bùn đất. Áo bà ba đen, khăn rằng vắt vai đó là nét điển hình của nông dân Nam Bộ. Người Tây Nguyên thì ưa màu mạnh, đỏ, đen Người Thái ở phía Bắc thích dùng màu tươi sáng xanh, trắng, đỏ . Các dân tộc trên thế giới cũng có quan niệm về cái đẹp khác nhau. Ở Miến Điện có tộc người cho rằng thiếu nữ cổ càng dài càng đẹp. Cho nên trẻ em lúc mới lớn người ta cho đeo vào cổ những chiếc vòng bằng đồng. Càng lớn số vòng càng nhiều 9 càng đẹp. Ở Châu Phi có tộc người mà phụ nữ phải bạnh môi ra cùng bằng những chiếc vòng gỗ, môi càng lớn càng đẹp. Ở Việt Nam dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên có tục “cà răng căng tai” mới cho là đẹp, tập tục này bây giờ đã lạc hậu. Mỗi dân tộc đều biểu hiện những sắc thái riêng về tiêu chuẩn cái đẹp làm nên sự đa dạng, phong phú, làm giàu cho kho tàng văn hoá của dân tộc, của nhân loại. d)Tính giai cấp địa vị xã hội và cái đẹp Con người không thể đứng ngoài chính trị ngoài giai cấp. Con người là chủ thể của sự sáng tạo. Đời sống thẩm mỹ hoạt động và sáng tạo cái đẹp cũng gắn liền với quan niệm sống riêng của từng giai cấp. Giai cấp nào thị hiếu ấy. Cho nên quan niệm về cái đẹp của họ cũng khác nhau. Quan niệm về cái đẹp của người lao động là: thân hình chắc khoẻ, chân tay mập mạp, da dẻ hồng hào. Còn người phụ nữ thượng lưu quí tộc mặt hoa da phấn, liễu yếu đào tơ. Do quan niệm như thế mỗi người ăn mặc như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh điều kiện công việc của mình sao cho giữ được vẻ đẹp đặc trưng. Nét đẹp của nhà giáo là gọn gàng thể hiện sự nghiêm trang mẫu mực của nghề nghiệp. Của quân đội là gọn gàng, thống nhất biểu hiện tính kỷ luật, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn phù hợp với môi trường chiến đấu. Của những nhà tu hành vẻ đẹp của họ là sự giản dị, khiêm nhường, gần gũi, hoà hợp với cuộc sống chúng sinh. Học sinh vẻ đẹp của đồng phục là sự trang nhã, nề nếp. 6. thuật và cuộc sống con người Mác xim Gooc ki có nói: “Con người với bản tính là nghệ sĩ. Bất cứ ở đâu và lúc nào con người cũng muốn đưa cái đẹp vào cuộc sống”. Ngay từ buổi hoang sơ con người đã biết làm đẹp bằng cách vẽ lên người những màu sẵn có trong thiên nhiên, đeo lên người những xâu chuỗi bằng vỏ ốc, những lông chim, lông thú sặc sỡ Đã biết chế tạo những công cụ lao động bằng đá, bằng đồng từ hình dáng thô sơ đến tiện dụng và thẩm mỹ. Cho đến ngày nay trong cuộc sống hằng ngày từ ăn, mặc, ở, đi lại, vui chơi, giải trí, giao tiếp và các phương tiện khác đều cần đẹp. Đó là nhu cầu thiết yếu của con người. Cũng từ đó mỹ thuật luôn gắn bó khằn khít với lịch sử phát triển của con người và ngày càng đến mức độ nghệ thuật cao. 10 [...]... đi vào sinh hoạt, công việc hằng ngày một cách hài hoà, tự nhiên 12 Mác nói: “Muốn thưởng thức về nghệ thuật thì trước tiên phải được giáo dục về nghệ thuật Trong chiến lược phát triển con người một cách toàn diện Con người phải được giáo dục về mặt nghệ thuật thì mới đủ năng lực thụ cảm và sáng tạo nghệ thuật Nghĩa có đủ năng lực tinh tế trong cảm thụ mới có thể phát hiện và khẳng định cái mới chính... con người đã tạo ra ngôi nhà ở, biệt thự, lâu đài Bền vững, đẹp và luôn thay đổi về kiểu cách Sắp xếp, trang trí nơi ở và làm việc ngăn nắp, sạch đẹp sẽ giúp cho cuộc sống con người thêm khoẻ mạnh, vui vẻ và làm việc có hiệu quả Hiểu biết về cái đẹp để “sống đẹp” là cần thiết cho mọi người Tìm hiểu về mỹ thuật là tìm hiểu về CÁI ĐẸP Cái đẹp đâu có xa xôi, viển vông mà cái đẹp có ở xung quanh ta, nó gần... hội và các ngành khoa học khác Ngoài việc yêu cầu học vẽ để giải trí về mặt thẩm mỹ, để nâng cao trình độ hiểu biết nghệ thuật Mỹ thuật còn gắn liền với hoạt động thực tiễn, từ học văn hoá hay kỹ thuật chuyên môn, phát huy sáng kiến, sáng chế máy móc, cải tiến mẫu hàng, đổi mới dụng cụ sản xuất mọi người đều đụng ngay đến môn vẽ Vậy mỹ thuật mở ra trước mắt ta một cửa sổ rông lớn để nhìn cảnh vật, biết... sống tinh thần và trình độ thẩm mỹ cho mọi người Cái đẹp là một trong những nhu cầu cần thiết cho cuộc sống con người Cái đẹp do mỹ thuật tạo nên đem lại cho con người sự nhận thức, niềm vui, sự thanh thản về tâm hồn, hướng con người vươn tới những khác vọng cao đẹp thuật thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống vì ở đâu cũng cần cái đẹp Nhìn vào ba nhu cầu ăn, mặc, ở của con người ta thấy rõ: Ăn:... bàn tay ngày một khéo léo hơn Đi đôi với việc đó năng khiếu thẩm mỹ sẽ nâng cao không ngừng Dạy mỹ thuật ở trường phổ thông là tạo môi trường thẩm mỹ cho xã hội là vì vậy Góp phần giáo dục nâng cao nhận thức và tình cảm lành mạnh Xây dựng quan niệm đúng đắn về cái đẹp, cái mới theo tinh thần dân tộc, cách mạng và khoa học làm cho cuộc sống ngày càng đẹp hơn, tốt hơn và hoàn mỹ hơn - - ... chỉ cần no, đủ mà cần phải ĂN ĐẸP! Mọi thứ phục vụ cho nhu cầu ăn, uống đều cần đẹp về hình dáng, màu sắc và luôn thay đổi cho phong phú.Trong cách ăn, uống con người đã sáng tạo không ngừng, để trở thành nghệ thuật ẩm thực Mặc: Mặc không chỉ để che thân, tránh nóng, phòng lạnh mà cách mặc con người luôn luôn thay đổi về kiểu dáng, màu sác, chất liệu Để đáp ứng nhu cầu thị hiếu luôn đổi mới của thời...11 Chỉ con người mới phát hiện ra vẻ đẹp của thiên nhiên và cảm thụ được vẻ đẹp của nó Con người và chỉ con người mới tìm ra, vận dụng và làm phong phú ngôn ngữ mỹ thuật, làm cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn Ngày nay vẻ đẹp của các mặt hàng không chỉ thoả mãn nhu cầu của con người, đem lại cho con người khoái cảm thẩm mỹ mà từ đó làm tăng sức tiêu thụ thúc đẩy . hiểu về mỹ thuật: - Mĩ thuật là lĩnh vực tạo ra cái đẹp về hình thể, về màu sắc (Mĩ là đẹp; Thuật là cách thức, phương pháp). -Mĩ thuật là nghệ thuật của. ĐỀ MĨ THUẬT VÀ CUỘC SỐNG CON NGƯỜI Nguyễn Ngọc Quân --  -- NĂM HỌC :2010 – 2011 MĨ THUẬT VÀ CUỘC SỐNG CON NGƯỜI 1 .Mĩ thuật là gì? Có nhiều cách hiểu về

Ngày đăng: 02/12/2013, 19:11

Hình ảnh liên quan

Hình khối chiếm chổ trong không gian ( Tượng, cái lọ, viên bi, hình khối cầu...) Hình khối ở hội hoạ do độ đậm nhạt tạo thành ảo giác về hình khối thật - Bài giảng Tản mạn về Mĩ thuật

Hình kh.

ối chiếm chổ trong không gian ( Tượng, cái lọ, viên bi, hình khối cầu...) Hình khối ở hội hoạ do độ đậm nhạt tạo thành ảo giác về hình khối thật Xem tại trang 6 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan