những kiến thức cơ bản về sữa chữa main HP phần I
Phần 1: Giới thiệu về điện tử số I/-Khái niệm mở đầu: Thiết bị điện tử được điễn giải như sau: Điện trở,tụ điện,Diod,Transistor,Fet… Mainboard Máy tính…. PC / Laptop … Trong điện tử có 2 cách biểu diễn số lượng: Dạng tương tự và dạng số 1/-Dạng tương tự : (Analog) Ví dụ: Nhiệt độ,áp suất,điện áp ra 2 đầu loa… Là dạng biểu diễn với sự biến đổi liên tục của các giá trị. 2/-Dạng số : (Digital) Ví dụ: -Thời gian hiện trên đồng hồ điện tử -Các lệnh xung đóng mở cho phép chạy từng phần trong mạch điện tử,máy tính Là dạng biểu diễn trong đó các giá trị thay đổi từng nấc rời rạc. Ứng với cách biểu diễn 2 dạng trên có hệ thống như sau: 1*/-Hệ thống tương tự; (Analog System) Gồm các thiết bị cho phép xử lý các số lượng vật lý ở dạng tương tự. Ví dụ: Hệ thống âm thanh gồm: Micro-Amply-Loa, … 2*/-Hệ thống số: (Digital System) Là tổ hợp các thiết bị được thiết kế để xử lý các thông tin logic hoặc các số lượng vật lý dưới dạng số. Ví dụ: Máy vi tính,các thiết bị hình ảnh-âm thanh số,hệ thống điện thoại … **Ưu nhược điểm của công nghệ số so với tương tự. Ưu điểm:+Các hệ thống số dễ thiết kế hơn (Do không cần giá trị chính xác,chỉ cần khoảng cách mức cao thấp) +Lưu trử thông tin dễ. +Ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu. +Có thể lập trình được và tạo nhiều mạch số trong các chip Khuyết điểm:Các đại lượng tự nhiên biểu diễn chủ yếu dạng tương tự.Khi sử dụng hệ thống số cần chuyển đổi Analog-Digital hoặc Analog-Digital-Analog. II/-Đại số BOOLE và cổng Logic: 1/-Giới thiệu:Mạch số được hoạt động dựa trên chế độ nhị phân,điện thế đầu vào được biểu diễn ở mức 0 hoặc 1.Với mức 0 hay 1 tượng trưng cho khoảng cách điện thế đã định sẵn Ví dụ: 0V 0,8V :Mức 0 ( Mức thấp ) 0,8V2V :Mức vô định 2V 5V :Mức 1 ( Mức cao ) Điều này cho phép sử dụng đại số Boole như một công cụ đề phân tích và thiết kế các hệ thống số +Đại số Boole do George Boole sáng lập vào thế kỷ 19. +Các hằng,biến và hàm chỉ nhận 1 trong 2 giá trị 0 và 1. +Là công cụ toán học khá đơn giản cho phép mô tả mối liên hệ giữa các đầu ra của mạch logic với các đầu vào của nó dưới dạng biến thức logic . Các linh kiện Điện,Điện tử Các mạch Điện tử Các thiết bị Điện tử 2/-Các phần tử logic cơ bản: +Còn gọi là các cổng logic ,mạch logic cơ bản. +Là các khối cơ bản cấu thành nên các mạch logic và hệ thống số khác 3/-Biến logic: Một đại lượng có thể biểu diễn bằng một ký hiệu nào đó mà về mặt giá trị chỉ lấy 0 hoặc 1 4/-Hàm logic: Biểu diễn nhóm các biến logic ,liên hệ với nhau thông qua các phép toán logic mà về mặt giá trị cũng lấy 0 hoặc 1 5/-Phép toán logic: Như trình bày trên,có 3 phép toán logic cơ bản.Ở đây cần chú ý các điểm sau: +Các gí trị 0,1 không tượng trưng cho các con số thực mà tượng trưng cho trạng thái giá trị điện thế hay còn gọi là mức logic +Một số cách ghi khác của 2 mức logic Mức logic 0 Mức logic 1 Sai Đúng Tắt Bật Thấp Cao Không Có +Ký hiệu trong biểu thức đại số: Phép ‘’ VÀ ‘’ : ‘’ . ‘’ Phép ‘’ HOẶC’’: ‘’ +_‘’ Phép ‘’ ĐẢO ‘’ : ‘’ ‘’ +Phép biểu diễn hàm đại số: Hàm VÀ : F(A,B)=A.B Hàm HOẶC : F(A,B)=A_+B Hàm ĐẢO : F(A) = A II.Cổng Logic . và cổng Logic: 1/ -Giới thiệu:Mạch số được hoạt động dựa trên chế độ nhị phân,điện thế đầu vào được biểu diễn ở mức 0 hoặc 1. Với mức 0 hay 1 tượng trưng. +Đại số Boole do George Boole sáng lập vào thế kỷ 19 . +Các hằng,biến và hàm chỉ nhận 1 trong 2 giá trị 0 và 1. +Là công cụ toán học khá đơn giản cho phép mô