Tàiliệuônthi hóa học 10 GV: Đỗ Đức Mạnh Dạng 2 : Nhận biết tách biệt tinh chế I. Một số chú ý và phương pháp giải bài tập 1. Tách biệt và tinh chế * Nguyên tắc: Bước 1: Chọn chất X chỉ tác dụng với A (mà không tác dụng với B) để chuyển A thành AX ở dạng kết tủa, bay hơi hoặc hoà tan; tách khỏi B (bằng cách lọc hoặc tự tách). Bước 2: Điều chế lại chất A từ AX * Sơ đồ tổng quát: B Hỗn hợp A, B X PÖ taùch + → XY AX ( ,↓ ↑ , tan) Y PÖ taùi taïo + → A Giai đoạn 1 giai đoạn 2 Lưu ý: để tách lấy các chất nguyên chất riêng rẽ ra dùng cả hai giai đoạn. Còn để tinh chế lấy một chất nguyên chất ta chỉ cần thực hiện giai đoạn 1. NHẬN BIẾT CHẤT VÔ CƠ 1. Nhận biết các chất: Phương pháp chung: Dùng các phản ứng đặc trưng của các chất để nhận ra chúng. Cụ thể là những phản ứng gây ra các hiện tượng mà ta thấy được như kết tủa đặc trưng, màu đặc trưng, khí sinh ra có mùi đặc trưng ( Thí dụ: NH 3 mùi khai, H 2 S mùi trứng thối, SO 2 mùi sốc, NO 2 màu nâu, mùi hắc,…) Sử dụng các bảng sau để làm bài tập nhận biết: A. NHẬN BIẾT CÁC CHẤT TRONG DUNG DỊCH Hoá chất Thuốc thử Hiện tượng PTHH minh hoạ - Axit (HCl, HNO 3 , …) - Bazơ kiềm (NaOH,…) Quỳ tím → làm quỳ tím hoá đỏ → làm quỳ tím hoá xanh Bazơ kiềm (NaOH, …) Phenolphtalein (không màu) → làm dung dịch hoá màu hồng. Gốc nitrat (-NO 3 ) Cu → Tạo khí không màu, để ngoài không khí hoá nâu 8HNO 3 +3Cu → 3Cu(NO 3 ) 2 + 2NO ↑ + 4H 2 O (không màu) 2NO + O 2 → 2NO 2 (màu nâu) Muối sunfat tan (=SO 4 ) BaCl 2 hoặc Ba(OH) 2 → Tạo kết tủa trắng BaSO 4 Na 2 SO 4 + BaCl 2 → BaSO 4 ↓ + 2NaCl Muối sunfit (=SO 3 ) - BaCl 2 - Axit → Tạo kết tủa trắng BaSO 3 → Tạo khí không màu SO 2 Na 2 SO 3 + BaCl 2 → BaSO 3 ↓ + 2NaCl Na 2 SO 3 + HCl → BaCl 2 + SO 2 ↑ + H 2 O Muối cacbonat (=CO 3 ) - BaCl 2 - Axit → Tạo kết tủa trắng BaCO 3 → Tạo khí không màu CO 2 Na 2 CO 3 + BaCl 2 → BaCO 3 ↓ + 2NaCl CaCO 3 +2HCl → CaCl 2 + CO 2 ↑ + H 2 O Muối photphat ( ≡ PO 4 ) AgNO 3 → Tạo kết tủa màu vàng Na 3 PO 4 + 3AgNO 3 → Ag 3 PO 4 ↓ + 3NaNO 3 (màu vàng) Muối clorua (-Cl) AgNO 3 → Tạo kết tủa trắng AgCl NaCl + AgNO 3 → AgCl ↓ + NaNO 3 Muối sunfua Axit, Pb(NO 3 ) 2 → Tạo khí mùi trứng ung. → Tạo kết tủa đen. Na 2 S + 2HCl → 2NaCl + H 2 S ↑ Na 2 S + Pb(NO 3 ) 2 → PbS ↓ + 2NaNO 3 Muối sắt (II) Dung dịch kiềm (NaOH,…) → Tạo kết tủa trắng xanh Fe(OH) 2 , sau đó bị hoá nâu Fe(OH) 3 ngoài không khí. FeCl 2 + 2NaOH → Fe(OH) 2 ↓ + 2NaCl 4Fe(OH) 2 + O 2 + 2H 2 O → 4Fe(OH) 3 ↓ Muối sắt (III) → Tạo kết tủa màu nâu đỏ Fe(OH) 3 FeCl 3 + 3NaOH → Fe(OH) 3 ↓ + 3NaCl Muối magie → Tạo kết tủa trắng Mg(OH) 2 MgCl 2 + 2NaOH → Mg(OH) 2 ↓ + 2NaCl Muối đồng → Tạo kết tủa xanh lam Cu(OH) 2 Cu(NO 3 ) 2 +2NaOH → Cu(OH) 2 ↓ + 2NaNO 3 1 Tàiliệuônthi hóa học 10 GV: Đỗ Đức Mạnh Muối nhôm → Tạo kết tủa trắng Al(OH) 3 , tan trong NaOH dư AlCl 3 + 3NaOH → Al(OH) 3 ↓ + 3NaCl Al(OH) 3 + NaOH (dư) → NaAlO 2 + 2H 2 O B. NHẬN BIẾT CÁC CHẤT KHÍ Khí SO 2 - Ca(OH) 2 - Dung dịch nước brom → Làm đục nước vôi trong. → Mất màu vàng nâu của dd nước brom SO 2 + Ca(OH) 2 → CaSO 3 ↓ + H 2 O SO 2 + 2H 2 O + Br 2 → H 2 SO 4 + 2HBr Khí CO 2 Ca(OH) 2 → Làm đục nước vôi trong CO 2 + Ca(OH) 2 → CaCO 3 ↓ + H 2 O Khí N 2 Que diêm đỏ → Que diêm tắt Khí NH 3 Quỳ tím ẩm → Quỳ tím ẩm hoá xanh Khí CO CuO (đen) → Chuyển CuO (đen) thành đỏ. CO + CuO o t → Cu + CO 2 ↑ (đen) (đỏ) Khí HCl - Quỳ tím ẩm ướt - AgNO 3 → Quỳ tím ẩm ướt hoá đỏ → Tạo kết tủa trắng HCl + AgNO 3 → AgCl ↓ + HNO 3 Khí H 2 S Pb(NO 3 ) 2 → Tạo kết tủa đen H 2 S + Pb(NO 3 ) 2 → PbS ↓ + 2HNO 3 Khí Cl 2 Giấy tẩm hồ tinh bột → Làm xanh giấy tẩm hồ tinh bột Axit HNO 3 Bột Cu → Có khí màu nâu xuất hiện 4HNO 3 + Cu → Cu(NO 3 ) 2 + 2NO 2 ↑ + 2H 2 O II. Một số bài tập vận dụng 1. Tách biệt tinh chế Bài tập 1: Nêu phương pháp tách hỗn hợp khí Cl 2 , H 2 , CO 2 thành các chất nguyên chất. Bài tập 2: Khí CO 2 có lẫn khí SO 2 , làm thế nào để thu được khí CO 2 tinh khiết. Bài tập 3: Nêu phương pháp tách hồn hợp gồm CaCO 3 , CaSO 4 thành các chất nguyên chất. Bài tập 4: Bạc kim loại có lẫn Fe và Zn làm thế nào để thu được Ag tinh khiết. Bài tập 5: Tách riêng dung dịch từng chất sau ra khỏi hỗn hợp dung dịch AlCl 3 , FeCl 3 , BaCl 2 . Bài tập 6: Nêu phương pháp tách hỗn hợp đá vôi, vôi sống, silic đioxit và sắt (II) clorua thành từng chất nguyên chất. Bài tập 7: Trình bày phương pháp hoá học để lấy từng oxit từ hỗn hợp : SiO 2 , Al 2 O 3 , Fe 2 O 3 và CuO. Bài tập 8: Trình bày phương pháp hoá học để lấy từng kim loại Cu và Fe từ hỗn hợp các oxit SiO 2 , Al 2 O 3 , CuO và FeO. Bài tập 9: Bằng phương pháp hoá học hãy tách từng kim loại Al, Fe, Cu ra khỏi hỗn hợp 3 kim loại. 2. Nhận biết Vấn đề 1: Nhận biết bằng thuốc thử tự chọn. Nhận biết bằng thuốc thử tự chọn. Bài tập 1: Trình bày phương pháp phân biệt bốn dung dịch sau: HCl, NaOH, H 2 SO 4 , Na 2 SO 4 Bài tập 2: Có 4 ống nghiệm, mỗi ống đựng một dung dịch các chất sau đây: KOH; HCl; HNO 3 ; H 2 SO 4 . Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết các dung dịch đó và viết PTHH. Bài tập 3: Hãy tìm cách phân biệt: a) Dung dịch NaCl, NaOH, HCl, H 2 SO 4 . b) Dung dịch NaNO 3 , AlCl 3 , Al(NO 3 ) 3 . Bài tập 4: Có 4 chất rắn: KNO 3 , NaNO 3 , KCl, NaCl. Hãy nêu cách phân biệt chúng. Bài tập 5: Có 3 lọ đựng ba hỗn hợp dạng bột: (Al + Al 2 O 3 ), (Fe + Fe 2 O 3 ), (FeO + Fe 2 O 3 ). Dùng phương pháp hoá học để nhận biết chúng. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Vấn đề 2: Nhận biết chỉ bằng thuốc thử qui định: Nhận biết chỉ bằng thuốc thử qui định: Bài tập 1: Nhận biết bốn dung dịch: NaNO 3 , NaOH, AgNO 3 , HCl chỉ bằng một kim loại. Bài tập 2: Chỉ dùng bột sắt để làm thuốc thử, hãy phân biệt 5 dung dịch chứa trong các lọ riêng biệt: H 2 SO 4 , Na 2 SO 4 , Na 2 CO 3 , MgSO 4 , BaCl 2 Bài tập 3: Có 4 lọ mất nhãn chứa bốn dung dịch: HCl, Na 2 SO 4 , NaCl, Ba(OH) 2 . Chỉ được dùng quỳ tím và chính các chất này để xác định các dung dịch trên. Bài tập 4: Chỉ dung một hoá chất duy nhất, hãy nhận biết các lọ mất nhãn chứa các dung dịch sau: H 2 SO 4 , Na 2 SO 4 , Na 2 CO 3 , MgSO 4 bằng phương pháp hoá học. Bài tập 5: Có 4 lọ chứa các dung dịch H 2 SO 4 , HCl, Ba(NO 3 ) 2 và NaCl bị mất nhãn. Chỉ được dùng quỳ tím, hãy nhận biết các chất đó bàng phương pháp hoá học. Bài tập 6: Có ba lọ dung dịch muối mất nhãn: BaCl 2 , Na 2 SO 3 , K 2 SO 4 . Chỉ dùng dung dịch HCl, hãy trình bày cách nhận biết ba lọ trên. Vấn đề 3: Nhận biết không có thuốc thử khác Nhận biết không có thuốc thử khác 2 Tài liệuônthi hóa học 10 GV: Đỗ Đức Mạnh Bài tập 1: Cho bốn dung dịch: Ba(OH) 2 , H 2 SO 4 , HCl, Na 2 CO 3 . Không dùng thuốc thử ben ngoài, hãy nhậnbiết mỗi dung dịch. Bài tập 2: Cho các dung dịch sau: HCl, BaCl 2 , Na 2 CO 3 , Na 2 SO 4 chứa trong các lọ riêng biệt. Không dùng thêm hoá chất nào khác, hãy nhận biết các dung dịch trên. Viết các PTPƯ xảy ra. Một số bài tập vận dụng khác Nhận biết chỉ bằng thuốc thử qui định: Câu 1: Nhận biết các dung dịch trong mỗi cặp sau đây chỉ bằng dung dịch HCl: a) 4 dung dịch: MgSO 4 , NaOH, BaCl 2 , NaCl. b) 4 chất rắn: NaCl, Na 2 CO 3 , BaCO 3 , BaSO 4 . Câu 2: Nhận biết bằng 1 hoá chất tự chọn: a) 4 dung dịch: MgCl 2 , FeCl 2 , FeCl 3 , AlCl 3 . b) 4 dung dịch: H 2 SO 4 , Na 2 SO 4 , Na 2 CO 3 , MgSO 4 . c) 4 axit: HCl, HNO 3 , H 2 SO 4 , H 3 PO 4 . Câu 3: Chỉ được dùng thêm quỳ tím và các ống nghiệm, hãy chỉ rõ phương pháp nhận ra các dung dịch bị mất nhãn: NaHSO 4 , Na 2 CO 3 , Na 2 SO 3 , BaCl 2 , Na 2 S. Câu 4: Cho các hoá chất: Na, MgCl 2 , FeCl 2 , FeCl 3 , AlCl 3 . Chỉ dùng thêm nước hãy nhận biết chúng. @. Nhận biết không có thuốc thử khác: Câu 1: Có 4 ống nghiệm được đánh số (1), (2), (3), (4), mỗi ống chứa một trong 4 dung dịch sau: Na 2 CO 3 , MgCl 2 , HCl, KHCO 3 . Biết rằng: - Khi đổ ống số (1) vào ống số (3) thì thấy kết tủa. - Khi đổ ống số (3) vào ống số (4) thì thấy có khí bay lên. Hỏi dung dịch nào được chứa trong từng ống nghiệm. Câu 2: Trong 5 dung dịch ký hiệu A, B, C, D, E chứa Na 2 CO 3 , HCl, BaCl 2 , H 2 SO 4 , NaCl. Biết: - Đổ A vào B → có kết tủa. - Đổ A vào C → có khí bay ra. - Đổ B vào D → có kết tủa. Xác định các chất có các kí hiệu trên và giải thích. Câu 3: Hãy phân biệt các chất trong mỗi cặp dung dịch sau đây mà không dùng thuốc thử khác: a) NaCl, H 2 SO 4 , CuSO 4 , BaCl 2 , NaOH. b) NaOH, FeCl 2 , HCl, NaCl. Câu 4: Có 6 dung dịch được đánh số ngẫu nhiên từ 1 đến 6. mỗi dung dịch chứa một chất gồm: BaCl 2 , H 2 SO 4 , NaOH, MgCl 2 , Na 2 CO 3 . lần lượt thực hiện các thí nghiệm và thu được kết quả như sau: Thí nghiệm 1: Dung dịch 2 cho kết tủa với các dung dịch 3 và 4. Thí nghiệm 2: Dung dịch 6 cho kết tủa với các dung dịch 1 và 4. Thí nghiệm 3: Dung dịch 4 cho khí bay lên khi tác dụng với các dung dịch 3 và 5. Hãy xác định số của các dung dịch. Câu 5: Không được dùng thêm hoá chất nào khác , hãy nhận biết các chất đựng trong các lọ mất nhãn sau: KOH, HCl, FeCl 3 , Pb(NO 3 ) 2 , Al(NO 3 ) 3 , NH 4 Cl. Câu 6: Không được dùng thêm hoá chất nào khác , hãy nhận biết 5 lọ mất nhãn sau: NaHSO 4 , Mg(HCO 3 ) 2 , Ca(HCO 3 ) 2 , Na 2 CO 3 , KHCO 3 . Tàiliệu bổ xung Chuyên đề 1+ 2 Câu 1 ( Chuyên Phan bội châu). Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp các chất: BaO, CuO, Fe 3 O 4 , Al 2 O 3 nung nóng ( các chất có số mol bằng nhau ). Kết thúc các phản ứng thu được chất rắn X và khí Y. Cho X vào H 2 O ( lấy dư ) thu được dung dịch E và phần không tan Q. Cho Q vào dung dịch AgNO 3 ( số mol AgNO 3 bằng hai lần 3 Tàiliệuônthi hóa học 10 GV: Đỗ Đức Mạnh tổng số mol các chất trong hỗn hợp ban đầu ) thu được dung dịch T và chất rắn F. Lấy khí Y cho sục qua dung dịch T được dung dịch G và kết tủa H. 1. Xác định thành phần các chất của X, Y, E, Q, F, T, G, H. 2.Viết các phương tŕnh hóa học xảy ra. Câu 2 ( Chuyên Phan bội châu). Nêu hiện tượng, viết các phương tŕnh hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau: 1. Cho Na vào dung dịch CuSO 4 . 2. Cho từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch AlCl 3 . 3. Cho bột Cu vào dung dịch FeCl 3 . 4. Cho rất từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch K 2 CO 3 và khuấy đều. Câu 3: Hoàn thành các phương tŕnh hóa học sau: a. SO 2 + Mg 0 t → b. Br 2 + K 2 CO 3 → c. KNO 3 + C + S ( Thuốc nổ đen ) → 2. Sục khí A vào dung dịch muối Na 2 SO 3 , thu được dung dịch chứa một muối B duy nhất. Cho B tác dụng với dung dịch axit D, lại tạo ra khí A. Khi cho khí A tác dụng với dung dịch brom cũng tạo ra axit D. T́m A, B, D và viết các phương tŕnh hóa học của các phản ứng đă xảy ra. Câu 4 : 1. T́m 4 chất rắn thích hợp để khi mỗi chất tác dụng trực tiếp với dung dịch HCl sinh ra khí Cl 2 . Viết các phương tŕnh hóa học, ghi rơ điều kiện của các phản ứng đó ( nếu có ). 2. Cho hỗn hợp bột gồm: CuCl 2 , AlCl 3 . Tŕnh bày phương pháp hóa học, viết các phương tŕnh phản ứng để điều chế kim loại Al, Cu riêng biệt. Câu 5: (Chuyên Lê Hồng Phong) 1.Cho lần lượt từng chất: Fe, BaO, Al 2 O 3 và KOH vào lần lượt các dung dịch: NaHSO 4 , CuSO 4 . Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2. Một hỗn hợp gồm Al, Fe, Cu và Ag. Bằng phương pháp hoá học hãy tách rời hoàn toàn các kim loại ra khỏi hỗn hợp trên. 3. Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 dung dịch: NaOH, KCl, MgCl 2 , CuCl 2 , AlCl 3 . Hãy nhận biết từng dung dịch trên mà không dùng thêm hoá chất khác. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu 6. 1. Cho bốn chất: NaCl, H 2 O, MnO 2 , H 2 SO 4 và những thiết bị cần thiết. Hãy nêu hai phương pháp điều chế Cl 2 và viết các phương trình hóa học. 2. Từ quặng apatit (thành phần chính là Ca 3 (PO 4 ) 2 ) và H 2 SO 4 đặc, hãy viết phương trình hoá học của các phản ứng điều chế supephotphat đơn và supephotphat kép. 3. Hãy nêu phương pháp loại bỏ khí có lẫn trong khí khác và viết các phương trình hóa học minh họa: a. CO có lẫn trong CO 2 . b. SO 2 có lẫn trong C 2 H 4 . c. SO 3 có lẫn trong SO 2 . d. SO 2 có lẫn trong CO 2 . Câu 7. (Chuyên Thái Bình 2008 - 2009) a) Chỉ dùng quỳ tím bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt: Dung dịch NaCl, dung dịch HCl, nước clo, dung dịch KI, nước Gia-ven. b) Trình bày phương pháp hóa học tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp rắn gồm: NaCl, CaCl 2 , CaO. (Khối lượng các chất ban đầu không thay đổi; các hóa chất sử dụng để tách phải dùng dư). Câu 8 Cho hỗn hợp X gồm Fe 2 O 3 , Al 2 O 3 , Al, Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y, khí Z và chất rắn A. Hoà tan A trong dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng, dư thu được khí B. Sục từ từ khí B vào dung dịch nước vôi trong thu được kết tủa C và dung dịch D. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch D lại thấy xuất hiện kết tủa C. Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Y cho đến dư thu được kết tủa G. Hãy viết các phương trình hoá học xảy ra trong thí nghiệm trên. Câu 9 Cho bốn dung dịch không màu chưa dán nhãn chứa các chất sau : Na 2 SO 4 , H 2 SO 4 , NaOH, Phenolphtalein. Không dùng thêm hoá chất và không tác động bằng nhiệt, các điều kiện thí nghiệm khác có đủ, hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch trên, viết các phương trình hoá học xảy ra. Chuyên đề 3: Phương pháp giải bài tập hóa vô cơ 4 Tài liệuônthi hóa học 10 GV: Đỗ Đức Mạnh 1. Phương pháp đại số a. Nguyên tắc của phương pháp: Dựa vào các phương trình phản ứng hóa học đê tính khối lượng của các chất tham gia và tạo thành trong các phản ứng hóa học * Các bước giải bài toán - Viết phương trình phản ứng - Đặt ẩn số cho các đại lượng cần tính - Dựa vào phương trình phản ứng và dữ kiện bài toán lập phương trình đại số liên hệ giữa các ẩn - Giải phương trình và kết luận bài toán b. Một số bài toán vận dụng Bài 1: Hoà tan trong nước 0,325g một hỗn hợp gồm 2 muối Natriclorua và Kaliclorua. Thêm vào dung dịch này một dung dịch bạc Nitrat lấy dư - Kết tủa bạc clorua thu được có khối lượng là 0,717g. Tính thành phần phần trăm của mỗi chất trong hỗn hợp. Bài 2) Hoà tan hỗn hợp Ag và Al bằng H 2 SO 4 loãng thì thấy 6,72 lít khí sinh ra ( đktc) và một phần rắn không tan. Hoà tan rắn không tan bằng dd H 2 SO 4 đặc nóng ( dư ) thì thấy có 1,12 lít khí SO 2 ( đktc). a/ Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu b/ Tính tỉ khối của hỗn hợp khí ( gồm 2 khí sinh ra ở trên ) đối với khí oxi. Bài 3) Hoà tan hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu và Ag trong dung dịch HNO 3 dư thì sinh ra khí NO 2 duy nhất. Để hấp thụ hoàn toàn khí sinh ra phải dùng đúng 40ml dung dịch NaOH 1M. Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp. Bài 4) Hoà tan 34,2 gam hỗn hợp gồm Al 2 O 3 và Fe 2 O 3 vào trong 1 lít dung dịch HCl 2M, sau phản ứng còn dư 25% axit. Cho dung dịch tạo thành tác dụng với ddNaOH 1M sao cho vừa đủ đạt kết tủa bé nhất. a/ Tính khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp b/ Tính thể tích của dung dịch NaOH 1M đã dùng. Bài 5) Khử 13,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Fe 2 O 3 bằng khí CO dư thì thu được một rắn B. Để hoà tan hoàn toàn rắn B phải dùng đúng 400ml dung dịch HCl 1M. Lượng muối sinh ra cho tác dụng với dd NaOH dư thì thu được m ( gam) kết tủa. Tính % khối lượng mỗi chất trong A và định m. Bài 6) Đốt cháy 10 gam hỗn hợp 3 khí CO, CO 2 , SO 2 thì thu được hỗn hợp khí A. Hấp thụ khí A trong dung dịch NaOH 2M dư thì thu được 24,8 gam muối. Để tác dụng hết lượng muối này thì dùng đúng 400ml ddHCl 0,5M. Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp và thể tích dd NaOH 2M đa phản ứng. Bài 7) Hoà tan 4,64 gam hỗn hợp Cu - Mg - Fe trong dung dịch H 2 SO 4 loãng dư thì thấy sinh ra 2,24 lít khí ( đktc) và 0,64 gam rắn không tan. a/ Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp b/ Tính khối lượng ddH 2 SO 4 24,5% tối thiểu phải dùng. Bài 8/ Hoà tan hoàn toàn 19,46 gam hỗn hợp Mg-Al-Zn ( khối lượng Al và Mg bằng nhau) vào trong dung dịch HCl 2M thì thu được 16,352 lít khí ( đktc). a/ Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp b/ Tính thể tích dung dịch HCl 2M đã dùng; biết axit còn dư 10% so với lý thuyết c/ Để trung hoà hết lượng axit còn dư thì phải dùng bao nhiêu gam dd hỗn hợp 2 kiềm chứa KOH 28% và Ca(OH) 14,8%. Bài 9) Chia 50 gam dung dịch chứa 2 muối MgCl 2 và CuCl 2 làm 2 phần bằng nhau: - Phần 1: Tác dụng AgNO 3 dư thì thu được 14,35 gam kết tủa - Phần 2: Tác dụng với NaOH dư , lọc lấy kết tủa đem nung thì thu được 3,2 gam hỗn hợp 2 chất rắn. Khử hoàn toàn hỗn hợp này bằng H 2 thì thu được hỗn hợp rắn Y. a/ Xác định nồng độ % của mỗi chất trong dung dịch ban đầu b/ Xác định % khối lượng của mỗi chất trong rắn Y Bài 10)* Một hỗn hợp gồm CH 4 , H 2 , CO TN 1 : Đốt cháy 8,96 lít hỗn hợp thì cần đúng 7,84 lít khí O 2 TN 2 : Dẫn 11,8 gam hỗn hợp qua ống đựng CuO đang nung nóng thì có 48 gam CuO đã phản ứng. Tính % thể tích của mỗi chất trong hỗn hợp Bài 11)* Chia hỗn hợp X gồm :Na, Al, Mg làm 3 phần bằng nhau: - Phần 1: Tác dụng với nước sinh ra 8,96 lít khí - Phần 2: Tác dụng NaOH dư thì thấy sinh ra 15,68 lít khí - Phần 3 : Tác dụng với ddHCl, phản ứng xong thu được 26,88 lít khí Các thể tích khí đo ở đktc a/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra b/ Xác định % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X Bài 12* Có 15 gam hỗn hợp Al và Mg chia đôi. Cho 1 mửa hỗn hợp vào 600ml dung dịch HCl xM thu được khí A và dung dịch B, cô cạn B thu được 27,9 gam muối khan. Cho nửa còn lại tác dụng với 800ml dung dịch HCl xM và làm tương tự thu được 32,35 gam muối khan. Xác định % khối lượng mỗi kim loại và trị số x ? Tính thể tích H 2 thoát ra ở TN 2 ( đktc). Bài 13) Hoà tan 14,4 gam Mg vào 400cm 3 dung dịch HCl thì thu được V 1 lít khí H 2 và còn lại một phần chất rắn không tan. Lọc lấy phần không tan cho thêm 20 gam Fe rồi hoà tan trong 500cm 3 dung dịch HCl như trên, thấy thoát ra V 2 lít khí H 2 và còn lại 3,2 gam rắn không tan. Tính V 1 , V 2 . Biết các khí đo ở đktc VD 14) Hoà tan hỗn hợp CaO và CaCO 3 bằng H 2 SO 4 loãng được dung dịch A và khí B. Cô cạn dung dịch A thu được 3,44 gam thạch cao CaSO 4 .2H 2 O. Hấp thụ hết B bằng 100 ml dung dịch NaOH 0,16 M, sau đó thêm BaCl 2 dư thấy tạo ra 1,182 gam kết tủa. Tìm số gam mỗi chất ban đầu. 5 Tàiliệuônthi hóa học 10 GV: Đỗ Đức Mạnh Bài 15) Cho dòng khí H 2 dư đi qua 2,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe 2 O 3 đang được nung nóng. Sau phản ứng trong ống nghiệm còn lại 1,96 gam Fe. Nếu cho 2,36 gam hỗn hợp đầu tác dụng với dụng dịch CuSO 4 đến phản ứng hoàn toàn, lọc lấy chất rắn làm khô cân nặng 2,48 gam. Tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp. Bài 16) Cho a gam Fe tác dụng dd HCl ( TN 1 ), cô cạn dung dịch thu được 3,1 gam chất rắn. Nếu cho a (gam) Fe và b(gam) Mg tác dụng với ddHCl cùng một lượng như trên ( TN 2 ) thì sau khi cô cạn dung dịch lại thu được 3,36 gam chất rắn và 448ml khí H 2 ( đktc). Tính a, b và khối lượng các muối. Bài 17)* Đốt cháy hoàn toàn 1,14 gam hỗn hợp A gồm CH 4 , C 2 H 4 , C 3 H 6 thu được 3,52 gam CO 2 . Nếu cho 448ml hỗn hợp A đi qua dung dịch Brôm dư thì có 2,4 gam brôm phản ứng. Tính % thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp A. Các thể tích khí đo ở đktc. Bài 18)* Cho 22,3 gam hỗn hợp Al và Fe 2 O 3 vào trong bình kín ( không có không khí ). Nung nóng bình đến khi phản ứng hoàn toàn thì thu được hỗn hợp rắn X. Hoà tan rắn X trong HCl dư thì thu được 5,6 lít khí ( đktc). a/ Xác định khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu b/ cho X tác dụng với ddNaOH 1 6 M để phản ứng vừa đủ thì phải dùng bao nhiêu lít dung dịch NaOH. Bài 19)* Đốt hoàn toàn 16,8 gam hỗn hợp X gồm Mg, Cu, Ca trong khí oxi thì thu được 23,2 gam hỗn hợp oxit. Nếu cho 0,2 mol hỗn hợp X tác dụng với H 2 O dư thì được dung dịch Y ; m( gam) rắn Q và 0,2 gam khí Z. Tìm khối lượng mỗi kim loại trong 16,8 gam hỗn hợp X ? Định m ? .2. phương pháp bảo toàn khối lượng và bảo toàn nguyên tố a/ Nguyên tắc: Trong phản ứng hoá học, các nguyên tố và khối lượng của chúng được bảo toàn. Từ đó suy ra: + Tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các chất tạo thành. + Tổng khối lượng các chất trước phản ứng bằng tổng khối lượng các chất sau phản ứng. b/ Phạm vi áp dụng: Trong các bài toán xảy ra nhiều phản ứng, lúc này đôi khi không cần thiết phải viết các phương trình phản ứng và chỉ cần lập sơ đồ phản ứng để thấy mối quan hệ tỉ lệ mol giữa các chất cần xác định và những chất mà đề cho. c. Một số bài tập vận dụng Bài 1. Cho một luồng khí clo dư tác dụng với 9,2g kim loại sinh ra 23,4g muối kim loại hoá trị I. Hãy xác định kim loại hoá trị I và muối kim loại đó. Bài 2: Hoà tan hoàn toàn 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H 2 SO 4 loãng, thu được 1,344 lit hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Tính m? Bài 3: Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp gồm một muối cacbonat của kim loại hoá trị I và muối cacbonat của kim loại hoá trị II trong dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí (đktc). Đem cô cạn dung dịch thu được thì thu được bao nhiêu gam muối khan. Bài 4: Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe 2 O 3 , cho luồng khí CO đi qua ống đựng m gam X đun nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 64 gam chất rắn trong ống sứ và 11,2 lít hỗn hợp khí B (đktc) có tỉ khối so H 2 là 20,4. Tìm m. Bài 5: Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe 2 O 3 đốt nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được chất rắn B gồm 4 chất nặng 4,784 gam. Khí đi ra khỏi ống sứ cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH) 2 dư thì thu được 9,062 gam kết tủa. Mặt khác hoà tan chất rắn B bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,6272 lít H 2 (đktc). a. Tính % khối lượng các oxit trong A. b. Tính % khối lượng các chất trong B, biết rằng trong B số mol sắt từ oxit bằng 1/3 tổng số mol của sắt (II) và sắt (III) oxit. Bài 6. Hòa tan hoàn toàn 3,34 gam hỗn hợp hai muối cacbonat kim loại hóa trị II và hóa trị III bằng dung dịch HCl dư ta thu được dung dịch A và 0,896 lít khí bay ra (đktc). Tính khối lượng muối có trong dung dịch A. Bài 7. Khử m gam hỗn hợp A gồm các oxit CuO, FeO, Fe 3 O 4 và Fe 2 O 3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao, người ta thu được 40 gam hỗn hợp chất rắn X và 13,2 gam khí CO 2 . Tìm giá trị của m Bài 8. Hòa tan 5,94g hỗn hợp hai muối clorua của hai kim loại A, B (A và B là 2 kim loại thuộc PNC nhóm II) vào nước được 100ml dung dịch X. Để làm kết tủa hết ion Cl - có trong dung dịch X, Người ta cho dung dịch X tác dụng với dd AgNO 3 thu được 17,22g kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y được m (g) hỗn hợp muối khan, m có giá trị là Bài 9. Cho 50g hỗn hợp bột oxit kim loại gồm ZnO, FeO, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 , MgO tác dụng hết với 200ml dung dịch HCl 4M (lấy vừa đủ) thu được dung dịch X. Lượng muối có trong dung dịch X bằng: Bài 10. Hòa tan hoàn toàn 10,0 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại (đứng trước H trong dãy điện hóa) bằng dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H 2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được lượng muối khan là? Bài 11*: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe 2 O 3 , MgO, ZnO trong 500 ml axit H 2 SO 4 0,1M(vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạnj dung dịch là? Bài12*:Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịchHCl2M vừa đủ để phản ứng hết với Y 6 Tài liệuônthi hóa học 10 GV: Đỗ Đức Mạnh Bài 13: Hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe 2 O 3 . Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp X nung nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 64 gam chất rắn A trong ống sứ và 11,2 lít khí B (đktc) có tỉ khối so với H 2 là 20,4. Tính giá trị m. Bài 14: Cho 4,48 lít CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. tìm Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO 2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng. ================================= 3. Phương pháp tăng giảm khối lượng a. Nguyên tắc: của phương pháp là xem khi chuyển từ chất A thành chất B (không nhất thiết trực tiếp, có thể bỏ qua nhiều giai đoạn trung gian) khối lượng tăng hay giảm bao nhiêu gam thường tính theo 1 mol) và dựa vào khối lượng thay đổi ta dễ dàng tính được số mol chất đã tham gia phản ứng hoặc ngược lại. b. Các bài tập vận dụng Bài 1: Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 15 gam trong 340 gam dung dịch AgNO 3 6%. Sau một thời gian lấy vật ra thấy khối lượng AgNO 3 trong dung dịch giảm 25%. Tính khối lượng của vật sau phản ứng. Bài 2: Nhúng thanh kim loại M hoá trị 2 vào dung dịch CuSO 4 , sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng giảm 0,05%. Mặt khác nhúng thanh kim loại trên vào dung dịch Pb(NO 3 ) 2 , sau một thời gian thấy khối lượng tăng 7,1%. Xác định M, biết rằng số mol CuSO 4 và Pb(NO 3 ) 2 tham gia ở 2 trường hợp như nhau. Bài 3: Nhúng một thanh sắt nặng 12,2 gam vào 200 ml dung dịch CuSO 4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, cô cạn dung dịch được 15,52 gam chất rắn khan. a) Viết phương trình phản ứng xảy ra, tìm khối lượng từng chất có trong 15,52 gam chất rắn khan. b) Tính khối lượng thanh kim loại sau phản ứng. Hòa tan hoàn toàn thanh kim loại này trong dung dịch HNO 3 đặc nóng, dư thu được khí NO 2 duy nhất, thể tích V lít (đo ở 27,3 o C, 0,55 atm). Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Tính V. Bài 4: Ngâm một thanh đồng có khối lượng 140,8 gam vào dung dịch AgNO 3 sau một thời gian lấy thanh đồng đem cân lại thấy nặng 171,2 gam. Tính thành phần khối lượng của thanh đồng sau phản ứng. Bài 5: Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp một muối cacbonat của kim loại hoá trị (I) và một muối cacbonat của kim loại hoá trị (II) bằng dung dịch HCl thấy thoát ra 4,48 lít khí CO 2 (đktc). Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu? Bài 6: Hoà tan hoàn toàn 104,25 gam hỗn hợp X gồm NaCl và NaI vào nước được dung dịch A. Sục khí Cl 2 dư vào dung dịch A. Kết thúc thí nghiệm, cô cạn dung dịch thu được 58,5 gam muối khan. Tính Khối lượng NaCl có trong hỗn hợp X. Bài 7: Nhúng một thanh kẽm và một thanh sắt vào cùng một dung dịch CuSO 4 . Sau một thời gian lấy hai thanh kim loại ra thấy trong dung dịch còn lại có nồng độ mol ZnSO 4 bằng 2,5 lần nồng độ mol FeSO 4 . Mặt khác, khối lượng dung dịch giảm 2,2 gam. Khối lượng đồng bám lên thanh kẽm và bám lên thanh sắt lần lượt là Bài 8: Nhúng thanh kẽm vào dung dịch chứa 8,32 gam CdSO 4 . Sau khi khử hoàn toàn ion Cd 2+ khối lượng thanh kẽm tăng 2,35% so với ban đầu. Hỏi khối lượng thanh kẽm ban đầu. Bài 9: Bài 2: Bài 2: Bài 2: Bài 2: 7 Tài liệuônthi hóa học 10 GV: Đỗ Đức Mạnh 4. Phương pháp tự chon lượng chất 5. Phương pháp ghép ẩn số 6. Phương pháp bảo toàn electron 7. Phương pháp bảo toàn điện tích 8. Phương pháp đường chéo 9. 8 . nhận biết ba lọ trên. Vấn đề 3: Nhận biết không có thuốc thử khác Nhận biết không có thuốc thử khác 2 Tài liệu ôn thi hóa học 10 GV: Đỗ Đức Mạnh Bài tập 1:. dư ) thu được dung dịch E và phần không tan Q. Cho Q vào dung dịch AgNO 3 ( số mol AgNO 3 bằng hai lần 3 Tài liệu ôn thi hóa học 10 GV: Đỗ Đức Mạnh tổng