Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
86,5 KB
Nội dung
SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM PHÒNG GD-ĐT QUẾ SƠN KỲ THI HỌC HỌC SINH GIỎI TOÀN HUYỆN - NĂM HỌC 1999-2000 Môn : VĂN - TIẾNG VIỆT - LỚP 9 Thời gian : 150 phút ( Không kể thời gian giao đề ) VÒNG I ĐỀ CHÍNH THỨC CÂU 1 : (4.0 điểm ) Mưa xuân . Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm , mặt đất lúc nào cũng phập phồng , như muốn thở dài vì bổi hổi , xốn xang , . Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm . Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng . ( Vũ Tú Nam ) Xác định và phân tích giá trị của các từ láy có trong đoạn văn trên để thấy được những cảm nhận hết sức tinh tế của nhà văn Vũ Tú Nam về mưa xuân . CÂU 2 :( 6.0 điểm ) Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn , nét ngài nở nang. Hoa cười , ngọc thốt , đoan trang , Mây thua nước tóc , tuyết nhường màu da . Kiều càng sắc sảo mặn mà , So bề tài sắc lại là phần hơn : Làn thu thủy , nét xuân sơn , Hoa ghen thua thắm , liễu hờn kém xanh . Một hai nghiêng nước nghiêng thành , Sắc đành đòi một , tài đành họa hai . Thông minh vốn sẵn tính trời , Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm . Cung thương lầu bậc ngũ âm , Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương . Khúc nhà tay lựa nên chương , Một thiên “ bạc mệnh “ lại càng não nhân . ( Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du ) Phân tích đoạn thơ trên để thấy : Nguyễn Du không những dựng lên được hai bức chân dung xinh xắn , đẹp đẽ của chị em Thúy Vân , Thúy Kiều mà dường như còn nói được cả tính cách , thân phận , .toát ra từ diện mạo của mỗi vẻ đẹp riêng . SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM 1 PHÒNG GD-ĐT QUẾ SƠN KỲ THI HỌC HỌC SINH GIỎI TOÀN HUYỆN - NĂM HỌC 1999-2000 Môn : VĂN - TIẾNG VIỆT - LỚP 9 Thời gian : 150 phút ( Không kể thời gian giao đề ) VÒNG II ĐỀ CHÍNH THỨC CÂU 1:(4.0 điểm ) Bui một tấc lòng ưu ái cũ , Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng. ( Thuật hứng V) Bui có một lòng trung lẫn hiếu , Mài chăng khuyết , nhuộm chăng đen . ( Thuật hứng XXIV) Niềm ưu ái và điều tâm niệm của nhà thơ Nguyễn Trãi được thể hiện như thế nào trong những câu thơ trên ? CÂU 2 :( 6.0 điểm ) ĐỒNG QUÊ Làng quê lúa gặt xong rồi Mây hong trên gốc rạ phơi trắng đồng Chiều lên lặng ngắt bầu không Trâu ai no cỏ thả rông bên trời Hơi thu đã chạm mặt người Bạch đàn đôi ngọn đứng soi xanh đầm Luống cày còn thở sùi tăm Sương buông cho đống hoang nằm chiêm bao Có con châu chấu phương nào Bâng khuâng nhớ lúa , đậu vào tay em . 1974 ( Trần Đăng Khoa ) Cảm nhận của em về bài thơ trên . KỲ THI HỌC SINH GIỎI TOÀN HUYỆN HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN : VĂN - TIẾNG VIỆT 9 VÒNG I 2 Câu 1: ( 4,0 điểm ) - Xác định được các từ láy có trong đoạn văn : ( 1,0 điểm ) Bâng khuâng , phập phồng , bổi hổi , xốn xang , nhớ nhung , lấm tấm . - Phân tích được những giá trị biểu cảm của những từ láy có trong đoạn văn : ( 3, 0 điểm ) + Mưa được cảm nhận như là một sự bâng khuâng gieo hạt . + Mặt đất đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng chờ đợi , có gì đó bổi hổi xôn xang . + Hoa xoan rụng được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung . * Mưa xuân được cảm nhận hết sức tinh tế : nhẹ , mỏng hết sức đáng yêu . Câu 2 : ( 6,0 điểm ) Những định hướng chính : 1.Bài viết cần tập trung phân tích những hình ảnh mang tính chất ước lệ , nghệ thuật ẩn dụ , điển cố , ngôn từ , . để làm nổi rõ hai bức chân dung Vân , Kiều : - Chân dung Thúy Vân : + Khuôn mặt tròn trịa như vầng trăng + Lông mày như lông mày con ngài + Nụ cười như hoa , tiếng nói trong như ngọc . + Tóc mềm hơn mây , da trắng đẹp hơn tuyết . Thúy vân có được vẻ đẹp của người con gái phúc hậu , đoan trang . - Chân dung Thúy kiều : Sắc : + Cặp mắt trong như mặt nước hồ thu , mày như dáng núi mùa xuân . + Dung nhan đẹp đằm thắm khiến hoa ghen , liễu hờn + Một tuyệt thế giai nhân - nghiêng nước nghiêng thành Tài : + Thông minh + Tài hoa ( tài thơ , tài họa , tài đàn , . tài nào cũng siêu tuyệt ) Thúy Kiều có được vẻ đẹp “ sắc sảo mặn mà “ về cả tài lẫn sắc . 2.Hai bức chân dung đều đạt đến vẻ đẹp hoàn mỹ , thế nhưng Nguyễn Du đã tả Kiều sâu đậm hơn , tâm huyết hơn và đủ cả hai bình diện tài sắc , thể hiện : + Số lượng câu thơ để khăc họa chân dung + Mục đích tô đậm khắc sâu : TV tả trước , Kiều tả sau + Tả TV ở khuôn mặt , TK đôi mắt + Cách dùng những từ ngữ có giá trị tuyệt đối . 3. Chức năng dự báo qua hai bức chân dung : - Một người phúc hậu , đoan trang : số phận sẽ bình yên hạnh phúc , tạo hóa sẽ nhường bước cho nàng : Thua , nhường - Một con người tài , săc , tình ( tâm hồn ) : số phận đau khổ , tạo hóa ghen ghét : Hờn , ghen . 4. Nguyễn Du đã thông qua tả ngoại hình ( tức nhan sắc và biểu hiện của tài hoa ) mà nói đến phẩm chất tâm hồn . Ông không chỉ khắc họa hình vẻ bên ngoài mà còn tả cả tinh thần , . khiến ta hiểu , hình dung và cảm nhận về nhân vật một cách thấu đáo . 5. Về phương pháp biết vận dụng kiểu bài phân tích tác phẩm để phân tích đoạn thơ . Chú trọng kỹ năng bình thơ , sử dụng được các thao tác : trực tiếp bộc lộ cảm xúc , ấn tượng , diễn ý , phân tích hình ảnh , so sánh , đối chiếu . Văn gọn mạch lạc , có cảm xúc , có đoạn hay . Hạn chế được lỗi diễn đạt . 3 TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM Điểm 5-6 :Bài làm đạt được những yêu cầu nêu trên , có ý sáng tạo . Bài viết thể hiện rõ năng lực cảm thụ và phân tích thơ . Có được những đoạn văn hay . Mắc lỗi diễn đạt nhẹ . Điểm 3-4 : Bài làm trong chừng mực đạt được những yêu cầu chính . Văn viết có cảm xúc . Mắc không quá 12 lỗi diễn đạt Điểm 1-2 : Bài làm có nhiều chỗ lệch lạc nhưng vẫn tỏ ra hiểu nội dung đoạn thơ . Hoặc phân tích nội dung mà không biết phân tích nghệ thuật . mắc lỗi diễn đạt nhiều . Điểm 0 : Sai lệch nghiêm trọng hoặc chỉ viết một vài dòng chiếu lệ . KỲ THI HỌC SINH GIỎI TOÀN HUYỆN HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN : VĂN - TIẾNG VIỆT 9 VÒNG II Câu 1: ( 4,0 điểm ) - Niềm ưu ái : ưu quốc , ái dân Niềm ưu ái sâu nặng nghĩa quân thần canh cánh đêm ngày như sóng triều dâng làm cho nhà thơ suốt đời bị giằng xé , dằn vặt . - Điều nhà thơ tâm niệm : Trung hiếu với vua , cha , với dân với nước 4 Duy chỉ có một tấc lòng trung hiếu nguyên sơ , thánh thiện “ mài chăng khuyết , nhuộm chăng đen .” * Bài viết cần đáp ứng được hai ý trên - văn viết diễn đạt trôi chảy tỏ ra có hiểu biết về cuộc đời , sự nghiệp Nguyễn Trãi , có năng lực cảm thụ văn học . Câu 2 : (6,0 điểm ) Những định hướng chính : Bài viết cần có được những cảm nhận về bức tranh “đồng quê “ thanh bình thơ mộng và qua đó cảm nhận được cái tình quê chan chứa của tác giả . Để có được những cảm nhận sâu sắc mà chân thành cần tập trung : 1. Cảm nhận về không gian và thời gian được nói đến trong bài thơ : Đồng quê sau mùa gặt vào một chiều thu . Không gian được mở theo nhiều chiều : cao , rộng , sâu , xa , .tạo nên một không gian cảnh hư thực 2. Sự giao cảm giữa đất trời và vạn vật : mây -hong- đồng rạ ; trâu - thả rông -bên trời ; hơi thu -chạm - mặt người ; sương -buông -đất hoang 3. Mượn cái động để tả cái tĩnh tạo nên một đồng quê yên ả , thanh bình ,giàu chất thơ . 4. Nghệ thuật nhân hóa , cách sử dụng những động từ tạo nên cảnh làng quê sống động mà có hồn . 5. Tập trung khai thác giá trị biểu cảm của hai câu thơ cuối : + Từ “ có “ đặt đầu câu lục : khẳng định sự tồn tại rất thực của con vật biểu trưng của đồng quê . + Sự cảm nhận hết sức tinh tế của nhà thơ trong cái “ bâng khuâng “ của con châu chấu nhớ lúa đậu vào tay em Tình quê được tác giả thể hiện hết sức hồn nhiên trong sáng mà chan chứa , mà thấm đẫm hồn quê . 5. Về phương pháp biết vận dụng kiểu bài phân tích tác phẩm để phân tích các tín hiệu nghệ thuật có trong bài thơ và thông qua đó nêu những cảm nhận của mình . Chú trọng kỹ năng bình thơ , sử dụng được các thao tác : trực tiếp bộc lộ cảm xúc , ấn tượng , diễn ý , phân tích hình ảnh , so sánh , đối chiếu . Văn gọn mạch lạc , có cảm xúc , có đoạn hay . Hạn chế được lỗi diễn đạt . TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM Điểm 5-6 :Bài làm đạt được những yêu cầu nêu trên , có ý sáng tạo . Bài viết thể hiện rõ năng lực cảm thụ và phân tích thơ . Có được những đoạn văn hay . Mắc lỗi diễn đạt nhẹ . Điểm 3-4 : Bài làm trong chừng mực đạt được những yêu cầu chính . Văn viết có cảm xúc . Mắc không quá 12 lỗi diễn đạt Điểm 1-2 : Bài làm có nhiều chỗ lệch lạc nhưng vẫn tỏ ra hiểu nội dung đoạn thơ . Hoặc phân tích nội dung mà không biết phân tích nghệ thuật . mắc lỗi diễn đạt nhiều . Điểm 0 : Sai lệch nghiêm trọng hoặc chỉ viết một vài dòng chiếu lệ . 5 SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM PHÒNG GD-ĐT QUẾ SƠN KỲ THI HỌC HỌC SINH GIỎI TOÀN HUYỆN - NĂM HỌC 1999-2000 Môn : VĂN - TIẾNG VIỆT - LỚP 6 Thời gian : 150 phút ( Không kể thời gian giao đề ) ĐỀ CHÍNH THỨC CÂU 1 : (3.0 điểm ) Những giọt mưa lấm tấm Mát và trong như nước mắt trẻ thơ Một đám mây đi từ xa đến , mỏng như lụa Bồng bềnh như cơn gió Đi qua đầu em rợp như một cánh chim ( Mưa bóng mây - Khánh Chi ) Nhà thơ Khánh Chi đã sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả ? Tác dụng của nghệ thuật đó trong đoạn thơ . Câu 2 : ( 7.0 điểm ) Cơn giông vừa dứt cũng là lúc ngày khép lại .Vầng trăng lên, đêm mở ra . Cảnh vật đẹp lung linh dưới trăng . Hãy tả lại cảnh đó và phát biểu cảm nghĩ của em . 6 SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM PHÒNG GD-ĐT QUẾ SƠN KỲ THI HỌC HỌC SINH GIỎI TOÀN HUYỆN - NĂM HỌC 1999-2000 Môn : VĂN - TIẾNG VIỆT - LỚP 7 Thời gian : 150 phút ( Không kể thời gian giao đề ) ĐỀ CHÍNH THỨC CÂU 1 : (3.0 điểm ) Chị tre chải tóc bên ao Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương Bác nồi đồng hát bùng boong Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà ( Buổi sáng nhà em - Trần Đăng Khoa) Em có nhận xét gì về nghệ thuật trong những câu thơ trên ? Câu 2 : ( 7.0 điểm ) Gối đầu ngủ thiếp đi trên những trang truyện của An-đec-xen , trong mơ em đã gặp cô bé ( nhân vật trong truyện Cô bé bán diêm ) . Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó và nêu cảm nghĩ của em về nhân vật cô bé bán diêm . 7 SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM PHÒNG GD-ĐT QUẾ SƠN KỲ THI HỌC HỌC SINH GIỎI TOÀN HUYỆN - NĂM HỌC 1999-2000 Môn : VĂN - TIẾNG VIỆT - LỚP 8 Thời gian : 150 phút ( Không kể thời gian giao đề ) ĐỀ CHÍNH THỨC CÂU 1 : (3.0 điểm ) Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy Bầy chim non bơi lội trên sông Tôi giơ tay ôm nước vào lòng Sông mở nước ôm tôi vào dạ . ( Tế Hanh , Nhớ con sông quê hương ) Nhận xét của em về nghệ thuật sử dụng từ ngữ , hình ảnh và các biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên . Câu 2: ( 7,0 điểm ) Nỗi đau đớn và vẻ đẹp của người nông dân trước cách mạng tháng Tám qua hình tượng nhân vật Chị Dậu trong tác phẩm “ Tắt đèn “ ( Ngô Tất Tố ) , Lão Hạc trong tác phẩm “ Lão Hạc “ ( Nam Cao ) . KỲ THI HỌC SINH GIỎI TOÀN HUYỆN HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN : VĂN - TIẾNG VIỆT 6 8 Câu 1: ( 3,0 đ) Đối với hs lớp 6 , đề không yêu cầu phải trình bày thành một bài viết hoàn chỉnh chỉ cần đạt được những yêu cầu sau : Xác định được nghệ thuật so sánh , tìm ra được điểm tương đồng và nói được hiệu quả thẩm mỹ : + Mát , trong của giọt mưa . + Mỏng , bồng bềnh , rợp của đám mây * Giọt mưa ,đám mây của cơn bóng mây được Khánh Chi miêu tả hồn nhiên đáng yêu , gây được ấn tượng mạnh và gợi được sự liên tưởng bất ngờ . Câu 2 : (7,0 đ) Một vài định hướng chính : 1. Xác định đúng yêu cầu của đề bài : miêu tả kết hợp phát biểu cảm nghĩ . 2. Bài viết cần miêu tả theo trình tự thời gian - không gian : cảnh đêm trăng vừa lên sau cơn giông vừa dứt . + Thời gian : ngày khép lại , đêm mở ra . + Không gian: một không gian cảnh ướt đẫm bởi cơn mưa chiều và dần mở ra để rồi tắm mình dưới trăng . 3. Tập trung miêu tả sự thay đổi và vẻ đẹp của cảnh vật trong sự chuyển hóa của đất trời . Đặc biệt là vẻ đẹp của ánh trăng . 4. Cảm nghĩ phải chân thật , sâu sắc và có chiều sâu của cảm xúc . 5. Cần sử dụng một số biện pháp tu từ đã học như : so sánh , nhân hóa , ẩn dụ , . để cảnh được miêu tả cụ thể , sinh động và gợi được sự liên tưởng . TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM : Điểm 6- 7 : Đảm bảo được các yêu cầu đã nêu . Kết hợp tốt giữa miêu tả và phát biểu cảm nghĩ .Văn viết có hình ảnh , có cảm xúc và có đoạn hay . Điểm 4- 5 : Đáp ứng được tương đối những yêu cầu chính. Bố cục tương đối hợp lý . Mắc lỗi diễn đạt nhẹ ( dưới mươi lỗi ) Điểm 2-3 : Bài làm chưa đến mức trung bình Bố cục chưa thật chặt chẽ , văn chưa gọn , sai lỗi diễn đạt nhiều . Điểm 1 : Bài viết có nhiều sai lệch về nội dung và phương pháp . Điểm 0 : Sai nghiêm trọng về nội dung tư tưởng - Hoặc bỏ giấy trắng - Hoặc chỉ một vài dòng chiếu lệ . KỲ THI HỌC SINH GIỎI TOÀN HUYỆN HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN : VĂN - TIẾNG VIỆT 7 Câu 1: ( 3,0 đ) Yêu cầu cần nêu nhận xét về nghệ thuật của đoạn thơ . Cần xác định nghệ thuật cơ bản ở đây là nghệ thuật nhân hóa : Tre chải tóc , mây soi gương , nồi đồng hát , chổi lom khom , . Tất cả cảnh vật được miêu tả qua nghệ thuật nhân hóa đều trở nên mới mẻ , sống động và có hồn thể hiện ngay trong cách gọi tên : chị , nàng , bác , bà ; cách miêu tả cảnh làm duyên nơi đồng chiêm với cái ao thân thuộc , cảnh trong một góc bếp , . 9 * Tùy theo cách trình bày của học sinh mà GK có thể định điểm cho phù hợp . Nên đánh giá cao những bài làm sáng tạo , những bài viết hoàn chỉnh . Câu 2 : (7,0 đ) Một vài định hướng chính : 1. Đây là kiểu bài kể chuyện tưởng tượng nhưng đã được định sẵn . Đó là cuộc gặp gỡ , trò chuyện trong mơ với một nhân vật nổi tiếng trong truyện cổ của An- đec-xen - Cô bé bán diêm - cô bé mồ côi mẹ bất hạnh , phải bán diêm để kiếm sống và đã chết trong đêm giao thừa trong giấc mơ gặp bà nội của em . 2. Trong câu chuyện tưởng tượng cần khắc họa hai nhân vật : “ em “ và “ cô bé bán diêm “ - Gặp gỡ , trò chuyện phải theo một chủ đề tùy theo sự tưởng tượng , có thể nói về những ước vọng của tuổi thơ như : mái ấm gia đình , tình yêu thương , . 3. Chuyện kể phải có sự dẫn dắt và những lời thoại thích hợp ; phải biết bộc lộ cảm xúc đối với nhân vật chính của truyện ; Biết cách thể hiện chủ đề tư tưởng ( điều muốn nói đối với người đọc ) thông qua nội dung câu chuyện . 4. Câu chuyện cần có kết cấu chặt chẽ ; lời văngiản dị , tự nhiên , trong sáng . TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM : Điểm 6- 7 : Đảm bảo được các yêu cầu đã nêu . Câu chuyện thật sự gây được ấn tượng cho người đọc .Văn viết có hình ảnh , có cảm xúc và có đoạn hay . Điểm 4- 5 : Đáp ứng được tương đối những yêu cầu chính. Câu chuyện được kể tuy chưa hay song cũng có được những tình tiết và được sắp xếp theo một dụng ý nhất định . Bố cục tương đối hợp lý . Mắc lỗi diễn đạt nhẹ ( dưới mươi lỗi ) Điểm 2-3 : Bài làm chưa đến mức trung bình Bố cục chưa thật chặt chẽ , văn chưa gọn , sai lỗi diễn đạt nhiều . Điểm 1 : Bài viết có nhiều sai lệch về nội dung và phương pháp . Điểm 0 : Sai nghiêm trọng về nội dung tư tưởng - Hoặc bỏ giấy trắng - Hoặc chỉ một vài dòng chiếu lệ . KỲ THI HỌC SINH GIỎI TOÀN HUYỆN HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN : VĂN - TIẾNG VIỆT 8 Câu 1: ( 3,0 đ) Yêu cầu của đề cần nêu nhận xét về nghệ thuật sử dụng từ ngừ , hình ảnh và các biện pháp tu từ trong đoạn thơ . - Từ tượng hình , tượng thanh : ríu rít , chập chờn , . - Hình ảnh : tụm năm , tụm bảy ; bầy chim non , . - Nghệ thuật ẩn dụ , nhân hóa Nhà thơ như cảm nhận được một sự giao hòa thầm kín giữa mình và con sông , tạo thành một kỷ niệm sâu sắc . Câu 2 : (7,0 đ) Một vài định hướng chính : 1.Đề yêu cầu thông qua việc phân tích đặc điểm của hai nhân vật : Chị Dậu ( Tắt đèn - NTT) , Lão Hạc (Lão Hạc -NC) chứng minh một vấn đề có tính khái quát : Nỗi đau đớn và vẻ đẹp của người nông dân trước cách mạng tháng Tám . 2. Cần đi sâu phân tích số phận của của chị Dậu , lão Hạc những con người dưới đáy xã hội để thấy được nỗi đau đớn về thể xác lẫn tinh thần của họ . Một chị Dậu bần cùng hóa phải bán con , bán chó để kiếm tiền nộp sưu cho chồng , cho 10 . GD-ĐT QUẾ SƠN KỲ THI HỌC HỌC SINH GIỎI TOÀN HUYỆN - NĂM HỌC 199 9-2000 Môn : VĂN - TIẾNG VIỆT - LỚP 9 Thời gian : 150 phút ( Không kể thời gian giao đề ) VÒNG. GD-ĐT QUẾ SƠN KỲ THI HỌC HỌC SINH GIỎI TOÀN HUYỆN - NĂM HỌC 199 9-2000 Môn : VĂN - TIẾNG VIỆT - LỚP 9 Thời gian : 150 phút ( Không kể thời gian giao đề ) VÒNG