Tuần 5 Ngày soạn : 10 / 09 / 2010 Tiết 10 Ngày dạy : 15 / 09 / 2010 Bài 10 I / Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảmphân I và giảmphân II - Nêu được những điểm khác nhau ở từng thời kì của giảmphân I và giảmphân II - Phân tích những sự kiện quan trọng có liên quan tới các cặp NST tương đồng . 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình . - Phát triển tư duy lí luận : phân tích , so sánh II / Phương pháp dạy học Sử dụng phương pháp giảng giải, vấn đáp, thuyết trình III / Đồ dùng dạy học - GV chuẩn bị : Sơ đồ giảmphân I và II Bảng phụ ghi nội dung bảng 10 - HS chuẩn bị : Xem trước nội dung bài học, Kẻ bảng vào tập . IV/ Kiểm tra bài cũ 1) Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân . → Phần II 2) Em hãy chọn câu trả lời đúng trong câu sau đây . Ở ruồi giấm, 2n = 8 . một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân . Số NST đó bằng bao nhiêu ? a. 4 b. 8 c. 16 d. 32 Đáp án c V / Hoạt động dạy học 1. Mở bài : Gv giới thiệu như SGK 2. Các hoạt động : HOẠT ĐỘNG 1 : TÌM HIỂU NST Ở KỲ TRUNG GIAN HOẠT ĐỘNG 1 : TÌM HIỂU NST Ở KỲ TRUNG GIAN a. Mục tiêu : Biết được giảmphân là hình thức phân bào như nguyên phân b. Tiến hành : HĐGV HĐHS ND - Gv yêu cầu hs nghiên cứu thông tin và chi biết : + Giảmphân là gì ? - GV yêu cầu HS quan sát lại - Hs đọc thông tin → nêu được : + Giảmphân là sự phân chia tế bào sinh dục mang bộ NST lưỡng bội (2nNST) ở thời kì chín . - HS quan sát hình nêu * Giảmphân là sự phân chia tế bào sinh dục mang bộ NST lưỡng bội (2nNST) ở thời kì chín , qua 2 lần phân bào liên tiếp, tạo ra 4 tế bào con đều mang bộ NST đơn HĐGV HĐHS ND NST ở kỳ trung gian . Cho biết + Kỳ trung gian NST có hình thái như thế nào ? - GV nhận xét → rút ra kết luận được : + NST duỗi xoắn dạng sợi mảnh . + NST nhân đôi thành NST kép tách nhau ở tâm động . bội ( nNST) * Kỳ trung gian - NST ở dạng sợi mảnh - Cuối kỳ NST nhân đôi thành NST kép dính nhau ở tâm động . HOẠT ĐỘNG 2 : TÌM HIỂU NHỮNG DIỄN BIẾN CƠ BẢN CỦA NST TRONG HOẠT ĐỘNG 2 : TÌM HIỂU NHỮNG DIỄN BIẾN CƠ BẢN CỦA NST TRONG PHÂN BÀO I . PHÂN BÀO I . a a . . Mục tiêu : Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảmphân I . b. Tiến hành HĐGV HĐHS ND - GV yêu cầu Hs đọc thông tin và quan sát H 1, Ở giảmphân I . Rồi điền nội dung cần thiết vào bảng 10 - Gv treo bảng phụ để HS điền vào - GV theo dõi chốt lại kiến thức ở bảng . - Hs nghiên cứu thông tin và quan sát hình - Thảo luận nhóm → thống nhất ý kiến - Đại diện các nhóm điền bảng I . Những diễn biến cơ bản của NST trong lần phân bào I Các Kì Những diễn biến cơ bản của NST Kì đầu - Các NST xoắn , co ngắn - Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp và có thể bắt chéo , sau đó tách rời nhau . Kì giữa - Các cặp NST tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào . Kì sau - Các NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào . Kì cuối - Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là đơn bội kép ( n NST kép ) HOẠT ĐỘNG 3 : TÌM HIỂU NHỮNG DIỄN BIẾN CƠ BẢN CỦA NST TRONG HOẠT ĐỘNG 3 : TÌM HIỂU NHỮNG DIỄN BIẾN CƠ BẢN CỦA NST TRONG PHÂN BÀO II . PHÂN BÀO II . a. Mục tiêu : Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST ở các kì trong lần phân bào II b.Tiến hành : HĐGV HĐHS ND - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk và quan sát tiếp sơ đồ giảmphân II . - HS treo bảng để HS điền bảng . - GV theo dõi chốt lại kiến thức ở bảng . - HS tự đọc thông tin và quan sát hình → thảo luận nhóm để hoàn chỉnh bảng . - Đại diện các nhóm điền bảng . II . Những diễn biến cơ bản của NST trong Phân bào II. Các Kì Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì giảmphân II Kì đầu - NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội Kì Giữa - NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào Kì sau - Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào . Kì cuối - Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội . HĐGV HĐHS ND - GV nhấn mạnh cho HS thấy : + Từ 1 tế bào mẹ ( 2n NST) qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con mang bộ NST đơn bội ( n NST ) - HS lưu ý Kết quả của giảmphân là : Từ 1 tế bào mẹ ( 2n NST ) qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con mang bộ NST đơn bội ( n NST ) HOẠT ĐỘNG 4 : Ý NGHĨA CỦA GIẢMPHÂN HOẠT ĐỘNG 4 : Ý NGHĨA CỦA GIẢMPHÂN HĐGV HĐHS ND - GV đặt câu hỏi: + Vì sao trong giảmphân các tế bào con lại có bộ NST giảm đi một nữa ? - GV nhấn mạnh : Sự phân li độc lập của các cặp NST kép tương đồng → đây là cơ chế tạo ra các giao tử khác nhau về tổ hợp NST . - Cho ví dụ ( như SGV Tr 47 ) - Từ đó cho biết : Ý nghĩa của giảmphân ? - HS quan sát qua 2 lần giảmphân nêu được : + Giảmphân gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần ở kì trung gian trước lần phân bào I . - HS ghi nhớ → Rút ra được ý nghĩa của giảmphân III . ý nghĩa của giảmphân . Tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn bội khác nhau về nguồn gốc NST . 3. Kết luận Cho HS đọc phần kết luận cuối bài V / Kiểm tra đánh giá Cho HS hoàn thành bảng sau . Giảmphân I Có 2 khả năng A B a b A a b B A B ab Ab aB 1) Em có biết ở lần phân bào I , kì nào đã dẫn tới làm cho bộ NST giảm đi ½ về nguồn gốc ? → Ở lần phân bào I , do sự tập trung NST trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa thành 2 hàng do đó khi có sự phân li NST xảy ra từ kì sau I đến kì cuối I thì NST trong tế bào con đã giảm đi 1 nữa về mặt nguốn gốc NST so với tế bào ban đầu . 2) Phân biệt nguyên phân và giảmphân NGUYÊN PHÂNGIẢMPHÂN - Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng - Gồm 1 lần phân bào - Tạo ra 2 tế bào con có bộ NST như tế bào mẹ ( 2n ) - Diễn ra vào thời kì chín của tế bào sinh dục - Gồm 2 lần phân bào liên tiếp - Tạo ra 4 4 tế bào con có bộ NST bằng ½ tế bào mẹ . 4)Ruồi giấm có 2n= 8 . Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của giảmphân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau đây ? a) 2 b) 4 c) 8 d) 16 VI/ Dặn dò Học bài , trả lời câu hỏi SGK Chuẩn bị Bài 11 ------------------------------------------------------------------------------------------------ . của NST qua các kì của giảm phân I và giảm phân II - Nêu được những điểm khác nhau ở từng thời kì của giảm phân I và giảm phân II - Phân tích những sự kiện. trong tế bào con đã giảm đi 1 nữa về mặt nguốn gốc NST so với tế bào ban đầu . 2) Phân biệt nguyên phân và giảm phân NGUYÊN PHÂN GIẢM PHÂN - Xảy ra ở tế