Gián án de TNNT lop 5

4 413 0
Gián án de TNNT lop 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thứ . ngày …… tháng … năm …… KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Năm học: 2 010 – 2 011 MÔN KIỂM TRA: Tiếng Việt (đọc hiểu) – Lớp 5 Thời gian làm bài: 30 phút. Có những dấu câu Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản. Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không có gì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện. Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh ta cũng không biết, Anh ta đã đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều. Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó, anh ta không liệt kê được nữa, không còn giải thích được hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗi cho tất cả, trừ chính mình. Cứ mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào anh ta cũng chỉ trích, dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy. Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết. Thiếu những dấu câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn không hay, không ý nghĩa, nhưng đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng vô vị, cũng mất hết ý nghĩa như vậy. Mong bạn hãy giữ gìn những dấu câu của mình, bạn nhé! Theo Hồng Phương Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất: 1. Trong câu chuyện, người “đánh mất dấu phẩy” trong cuộc đời sẽ trở thành một người: a không biết cách dùng dấu phẩy. b không biết cách đọc và viết văn. c lười suy nghĩ, ngại vất vả. 2. Nếu anh ta “đánh mất dấu chấm than” anh ta sẽ trở thành một người: a suốt ngày buồn rầu, ủ rũ. b thờ ơ, mất hết cảm xúc. c vui sướng, nói cười suốt ngày. 3. Tiếp tục “đánh mất dấu hai chấm” anh ta sẽ trở thành một người: Trường tiểu học . Lớp: Họ tên học sinh: . a sống vô trách nhiệm, không còn khả năng giải thích. b vụng về hay làm hỏng mọi việc. c hay quên, không nhớ những việc mình làm. 4. Đến khi “chỉ còn dấu ngoặc kép” anh ta trở thành một người: a uyên thâm, nhớ hết mọi điều. b không chịu độc lập suy nghĩ c nói năng rõ ràng, chính xác. 5. Câu: “Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết” anh ta là một người: a không có giá trị, sống một cuộc đời vô nghĩa. b nghèo khổ, mất hết tiền bạc, của cải. c cô đơn, không còn ai thân thích. 6. Từ “tư duy” cùng nghĩa với từ: a học hỏi. b suy nghĩ. c tranh luận. 7. Chủ ngữ trong câu “Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản” là: a Đằng sau b Đằng sau những câu đơn giản c những câu đơn giản 8. Dấu phẩy trong câu: “Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu” có nhiệm vụ ngăn cách: a các vị ngữ. b các vế câu ghép. c các bộ phận cùng giữ chức vụ bổ trợ cho động từ “nói". 9. Các câu trong hai câu sau: “Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản.” được nối với nhau bắng cách: a dùng từ ngữ nối. b thay thế từ ngữ. c lặp lại từ ngữ. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 2 UBND TỈNH Vĩnh Phúc CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II , Năm học: 2 010 – 2 011 MÔN: Tiếng Việt (Viết) - Lớp 5 Thời gian làm bài: - Chính tả: 20 phút; - Tập làm văn: 35 phút. (Không kể thời gian đọc và chép đề) I. Chính tả (5 điểm) Bài viết: Tôi yêu buổi trưa Buổi trưa mùa hè, nắng như đổ lửa, nhưng chính cái buổi trưa đổ lửa này làm tôi yêu nó nhất. Trưa hè, khi bước chân lên đám rơm, tôi thấy mùi rơm khô ngai ngái, những sợi rơm vàng óng khoe sắc, tôi thấy thóc đã khô theo bước chân đi thóc của bố mẹ tôi. Rồi bố mẹ tôi cứ thức trông thóc mà chẳng dám nghỉ trưa. Nhờ buổi trưa này mà mọi người có rơm, củi khô đun bếp, nhờ buổi trưa này mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm và hơn tất cả, nhờ buổi trưa này mà tôi hiểu ra những nhọc nhằn của cha mẹ tôi và của những người nông dân suốt đời một nắng hai sương. Nguyễn Thuỳ Linh * Cách tiến hành: - Đọc cả bài viết cho học sinh nghe; - Đọc từng từ, cụm từ cho học sinh viết (2-3 lần); - Đọc cả bài cho học sinh dò lại bài viết. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- II. Tập làm văn (5 điểm) Đề bài: Hằng ngày, em thường dùng cây bút mực (bút máy) để học tập. Em hãy tả lại cây bút ấy. * Cách tiến hành: - Đọc đề và ghi đề bài lên bảng lớp; - Học sinh không cần chép lại đề bài và tự làm bài. 3 BẢN CHÁNH 4 . cũng không biết, Anh ta đã đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều. Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó,. Việt (Viết) - Lớp 5 Thời gian làm bài: - Chính tả: 20 phút; - Tập làm văn: 35 phút. (Không kể thời gian đọc và chép đề) I. Chính tả (5 điểm) Bài viết:

Ngày đăng: 01/12/2013, 23:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan