1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu van 9 tiet 103

6 391 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 120 KB

Nội dung

Soạn: 19-01-2011 Giảng:24-01-2011 Bài19-Tiết 103:CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬNVỀ MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG. I.Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Đối tượng của một kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. - Yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. HS biết cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 2. Kĩ năng: - Nắm được bố cục của kiểu bài nghị luận này. - Quan sát các hiện tượng của đời sống. - Làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Kn tự nhận thức. - Kn ra quyết định. - Kn suy nghĩ,phê phán, sáng tạo III. Chuẩn bị: -GV: SGK, SGV, giáo án. -HS: học bài cũ, đọc kĩ các đề SGK , trả lời các câu hỏi. IV. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: - Phân tích gợi tìm, nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm, đàn thoại… - Phân tích tình huống: - Kĩ thuật động não. - Kĩ thuật giao nhiệm vụ. - Kĩ thuật chia nhóm V. Các bước lên lớp. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ.(5’) Hỏi: Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống? Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận này? Đáp án: *Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượngcó ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. *Yêu cầu về nội dung: Phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng, có vấn đề, phân tích,mặt sai, mặt đúng, mặt lợi mặt hạicủa nó,chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết. * Yêu cầu về hình thức: Bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sống động. 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động: * Khởi động: ( 1’) GV nói Ở tiết 102 chúng ta đã tìm hiểu thế nào là văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Vậy cách làm bài này như thế nào? phải đảm bảo yêu cầu nào về nội dung và hình thức, chúng ta cùng học bài hôm nay. Hoạt động của thầy và trò T. g ND chính Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới. Mục tiêu: - Đối tượng của một kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. - Yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. HS biết cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. - Nắm được bố cục của kiểu bài nghị luận này. - Quan sát các hiện tượng của đời sống. - Làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. -HS đọc các đề bài sgk (tr.22) Hỏi: Các đề bài trên có điểm gì giống nhau? Chỉ ra những điểm giống nhau đó? Hỏi: Các sự việc, hiện tượng đời sống. -Đề 1: Học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. -Đề 2: Quỹ giúp đỡ trẻ em nhiễm chất độc màu da cam. -Đề 3: Nhiều bạn mải chơi điện tử, sao nhãng việc học hành. -Đề 4: Sự thành công của Nguyễn Hiền. Hỏi: Các mệnh lệnh làm bài: 7’ I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 1.Bài tập (SGK) a, Giống nhau: - Đều nêu một sự việc, hiện tượng đời sống. - Có mệnh đề làm bài. Em hãy ., Hãy ., Nêu nhận xét, suy nghĩ của em . GV: Nhấn mạnh: -Đề bài nhgị luận nêu sự việc, hiện tượng tốt cần ca ngợi, biểu dương cũng có khi là các hiện tượng không tốt càn lưu ý, phê phán, nhắc nhở. Có đề cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng dưới dạng 1 truyện kể, 1 mẩu tin để người làm bài sử dụng . Có đề không cung cấp nội dung sẵn mà chỉ gọi tên, người làm bài phải trình bày, mô tả sự việc, hiện tượng đó. -Mệnh lệnh trong bài thường là: +Nêu suy nghĩ của mình. +Nêu nhận xét, suy nghĩ của mình. +Nêu ý kiến. +Bày tỏ thái độ. Hỏi: Lấy ví dụ 1 đề bài tương tự? HS -HS tự đặt đề bài; HS, GV nhận xét. VD1: Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang được các ngành quan tâm. Hãy nêu ý kiến của mình về vấn đề này. VD2: Những hành động đền ơn đáp nghĩa với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng đang được toàn đảng, toàn dân, toàn quân quan tâm . Hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về những hành động cao đẹp đó. -HS đọc đề bài sgk (tr.23) Hỏi: Để làm bài TLV nói chung, sau khi đọc đề bài ta phải thực hiện những bước như thế nào? -Tìm hiểu đề, tìm ý; lập dàn ý; viết bài; đọc lại bài viết và sửa chữa. 17’ b,Lấy VD về đề tài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống II. Cách làm bài nghị luận về 1sự việc, hiện tượng đời sống. *Đề bài (sgk) Hỏi: Đề thuộc kiểu bài nào đã học ? HS Hỏi: Đề nêu sự việc, hiện tượng gì? HS GV: Nghĩa ham học, chăm làm, có óc sáng tạo, vận dụng những điều dã học vào thực tế một cách có hiệu quả-> tấm gương sáng. Hỏi: Đề yêu cầu làm gì? HS Hỏi: Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ em là người như thế nào? HS Hỏi: Vì sao thành Đoàn TP HCM lại phát động phong trào học tập bạn Nghĩa? HS GV: Học tập Nghĩa là học yêu cha mẹ, học yêu lao động, học cách kết hợp học và hành, học sáng tạo, làm những việc nhỏ mà ý nghĩa lớn Hỏi: Những việc làm của Nghĩa có khó không ? Nếu mọi HS đều làm được như Nghĩa thì đời sống sẽ như thế nào? HS -HS chú ý dàn bài sgk (tr.24) Hỏi: Dựa vào dàn bài sgk, HS viết bài theo sự phân công của GV (7’- >8’) -Chia lớp thành 8 nhóm 1, Tìm hiểu đề, tìm ý -Đề bài thuộc kiểu bài: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. -Đề nêu tấm gương người tốt- việc tốt bạn Phạm Văn Nghĩa. -Đề yêu cầu: Nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy. *Tìm ý -Những việc làm của Nghĩa cho thấy nếu có ý thức có ích thì mỗi người có thể hãy bắt đầu cuộc sống của mình từ những việc làm của bình thường nhưng có hiệu quả. -Thành đoàn TP HCM phát động phong trào học tập Nghĩa vì: +Nghĩa là người biết thương yêu cha mẹ, giúp đỡ mẹ . +Nghĩa là người biết kết hợp giữa học và hành, biết sáng tạo. -Việc làm của Nghĩa không khó nhưng cần sự cố gắng. Nếu ai cũng làm được như Nghĩa thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn với bản thân, gia đình và xã hội 2,Lập dàn bài (sgk) 3, Viết bài +Nhóm 1, 2 viết mở bài +Nhóm 3, 4 viết ý 1 phần thân bài +Nhóm 5, 6 viết ý 2 phần thân bài +Nhóm 7, 8 viết phần kết bài -HS đọc bài của mình, HS khác nhận xét, GV nhận xét tổng hợp theo gợi ý sgk GV gợi ý: Trong khi viết thể hiện được thái độ, ý kiến của bản thân đối với sự việc đó. Hỏi: Vậy muốn làm tốt bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng ta phải làm gì? HS Hỏi: Dàn ý chung gồm mấy phần? -HS dựa vào sgk trả lời, GV chốt kiến thức. Hoạt động 2: HD Luyện tập Mục tiêu: Hs biết lập dàn bài về một sự việc hiện tượng đời sống. Cách tiến hành: - Gv ra đề bài tập. -HS đọc đề và nêu yêu cầu bài tập -HS lập dàn bài theo gợi của GV. + Giải thích khái niệm ô nhiễm môi trường + Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường: Khách quan, chủ quan. + Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường trên các phương diện: Không khí đất đai, động thực vật, nguồn nước ( nước ao, hồ, mạch nước ngầm). + Những biện pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường: Giáo dục tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường sống ( cấm vứt rác bừa bãi, hình thức xử phạt khi vi phạm làm tổn hại đến môi trường……) - Về nhà hoàn thiện bài tập 15’ 4, Đọc và sửa chữa III. Ghi nhớ (SGK-24) IV. Luyện tập Bài tập: Lập dàn bài cho đề bài sau Đề bài: Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang được các ngành, các cấp và toàn dân quan tâm. Hãy nêu ý kiến của mình về vấn đề này. a.MB: Giới thiệu về vấn đề ô nhiễm môi trường đang được các ngành, các cấp và toàn dân quan tâm. b.TB: + Giải thích khái niệm ô nhiễm môi trường + Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường: Khách quan, chủ quan. + Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường trên các phương diện: Không khí đất đai, động thực vật, nguồn nước ( nước ao, hồ, mạch nước ngầm). + Những biện pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường: Giáo dục tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường sống ( cấm vứt rác bừa bãi, hình thức xử phạt khi vi phạm làm tổn hại đến môi trường …) 3.KB: Kết luận lại vấn đề, đưa ra lời khuyên với mọi người về vấn đề bảo vệ môi trường. 4. Củng cố: (1’) -GV khái quát lại kiến thức cơ bản. 5.Hướng dẫn học bài:( 1’) -Học ghi nhớ, làm các bài tập. -Soạn bài: “Văn bản: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới ” . Soạn: 19- 01-2011 Giảng:24-01-2011 Bài 19- Tiết 103: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬNVỀ MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG tìm ý; lập dàn ý; viết bài; đọc lại bài viết và sửa chữa. 17’ b,Lấy VD về đề tài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống II. Cách làm bài nghị luận về

Ngày đăng: 01/12/2013, 20:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w