Sở Giáo Dục & Ðào Tạo TP. HỒ CHÍ MINH Trường PTTH Chuyên Lê Hồng Phong KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4 LẦN VIII - NĂM 2002 MÔN HÓA HỌC KHỐI 11 Thời gian làm bài: 180 phút Ghi chú : Thí sinh làm mỗi câu trên 1 hay nhiều tờ giấy riêng và ghi rõ câu số ở trang 1 của mỗi tờ giấy làm bài Câu 1 Nguyên tử của nguyên tố A có bộ 4 số lượng tử của electron cuối (electron chót cùng) là: n= 2; l = 1; m = - 1; m s = - ½ a/ Viết cấu hình electron, xác định vị trí của A trong bảng hệ thống tuần hoàn? b/ Viết công thức cấu tạo một dạng đơn chất của A có công thức phân tử là A 3 . Viết công thức cấu tạo dạng đơn chất đó và cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm. c/ Một dạng đơn chất khác của A có công thức phân tử là A 2 . Hãy giải thích tính thuận từ của phân tử này? Câu 2 1. Có cân bằng sau: N 2 O 4 (k) = 2NO 2 (k) a/ Cho 18,4 gam N 2 O 4 vào bình kín dung tích 5,904 lít ở 27°C. Lúc cân bằng, áp suất của hỗn hợp khí trong bình là 1 atm. Tính áp suất riêng phần của NO 2 và N 2 O 4 lúc cân bằng? b/ Nếu giảm áp suất của hệ lúc cân bằng xuống còn 0,5 atm thì áp suất riêng phần của NO 2 và N 2 O 4 lúc này là bao nhiêu? Kết quả có phù hợp với nguyên lí Le Châtelier hay không? 2. A là dung dịch HCl 0,2 M; B là dung dịch NaOH 0,2 M; C là dung dịch CH 3 COOH 0,2 M (có hằng số axit K a = 1,8 x 10 - 5 ). Các thí nghiệm sau đều thực hiện tại 25°C. a/ Tính pH của mỗi dung dịch A, B, C. b/ Tính pH của dung dịch X là dung dịch tạo thành khi trộn dung dịch B với dung dịch C theo tỉ lệ thể tích 1:1 c/ Tính thể tích dung dịch B (theo mL) cần thêm vào 20 mL dung dịch A để thu được dung dịch có pH = 10. Câu 3 1. Muối nguyên chất Y màu trắng tan trong nước. Dung dịch Y không phản ứng với H 2 SO 4 loãng, nhưng phản ứng với HCl cho kết tủa trắng tan trong dung dịch NH 3 . Nếu sau đó axit hóa dung dịch tạo thành bằng HNO 3 lại có kết tủa trắng xuất hiện trở lại. Cho Cu vào dung dịch Y, thêm H 2 SO 4 và đun nóng thì có khí màu nâu bay ra và xuất hiện kết tủa đen. Hãy cho biết tên của Y và viết các phản ứng xảy ra dưới dạng phương trình ion rút gọn. 2. Một hỗn hợp gồm Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng 7:3. Lấy m (gam) hỗn hợp này cho phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 thấy đã có 44,1 gam HNO 3 phản ứng, thu được 0,75m (gam) rắn, dung dịch B và 5,6 lít hỗn hợp khí (điều kiện tiêu chuẩn) gồm NO và NO 2 . Hỏi cô cạn dung dịch B thu được bao nhiêu gam muối khan? 3. Ðiện phân 1 lít dung dịch NaCl (D = 1,2 g/cm 3 ) chỉ thu được một chất khí ở điện cực. Cô cạn dung dịch sau điện phân còn lại 125 gam chất rắn khan. Nhiệt phân chất rắn này thấy khối lượng giảm 8 gam. Tính: a/ Hiệu suất của quá trình điện phân? b/ Nồng độ % và nồng độ mol/lít của dung dịch NaCl ban đầu? c/ Khối lượng dung dịch còn lại sau điện phân? Câu 4 Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau: Ở giai đoạn chuyển B 2 thành B 3 , nếu có rất ít Br 2 , ngoài B 3 người ta còn thu được một lượng nhỏ ankan B 4 khác. Hãy xác định B 4 và giải thích sự tạo thành B 4 ? Câu 5 Ðốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon A thu được CO 2 và H 2 O theo tỉ lệ mol 9:4. Khi hóa hơi 11,6 gam A thì thể tích hơi chiếm 2,24 lít (quy về điều kiện tiêu chuẩn). Mặt khác A có thể tác dụng với dung dịch brom theo tỉ lệ mol 1:2. A cũng tạo kết tủa khi tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 . Khi oxi hóa A bằng dung dịch KMnO 4 trong H 2 SO 4 tạo được axit thơm chứa 26,23% oxi về khối lượng. a/ Hãy xác định công thức cấu tạo và gọi tên A? b/ B là một đồng đẳng kế tiếp của A có hoạt tính quang học. Viết công thức cấu tạo và gọi tên B? (Cho: Cu = 64; Fe = 56; N = 14; O = 16; H =1; Na = 23; Cl = 35,5; C = 12) HẾT . KHỐI 11 Thời gian làm bài: 180 phút Ghi chú : Thí sinh làm mỗi câu trên 1 hay nhiều tờ giấy riêng và ghi rõ câu số ở trang 1 của mỗi tờ giấy làm bài. toàn một hidrocacbon A thu được CO 2 và H 2 O theo tỉ lệ mol 9:4. Khi hóa hơi 11, 6 gam A thì thể tích hơi chiếm 2,24 lít (quy về điều kiện tiêu chuẩn). Mặt