Hoạt động của doanh nghiệp sau khi đạt chuẩn ISO 9000
Trang 1PHỤ LỤC 1 NGHIÊN CỨU SƠ BỘ
TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 1/ Where next for ISO 9000 companies?
Tác giả: Shirley Coleman – Alex Douglas Thực hiện năm 2003
Đề tài nghiên cứu 80 doanh nghiệp ở nước Anh làm gì sau khi thực hiện ISO 9000 với đối tượng là các nhà quản lý/đại diện lãnh đạo chất lượng
Các vấn đề đã nghiên cứu của đề tài: 1 Loại hình doanh nghiệp
2 Doanh nghiệp và ISO 9000
3 Các tiêu chuẩn khác về an toàn và sức khỏe, môi trường, TQM, EFQM (European Foundation for Quality Management) mà doanh nghiệp quan tâm để thực hiện tiếp theo
4 Sử dụng các công cụ quản lý chất lượng trong doanh nghiệp 5 Đào tạo trong doanh nghiệp
6 Các câu hỏi tình huống nếu doanh nghiệp không quan tâm đến những gì sau ISO 9000
Kết quả của nghiên cứu:
Về ISO 9000: 70% doanh nghiệp dừng lại sau khi thực hiện ISO 9000, 18% bắt
Trang 2đầu thực hiện TQM, 10% xem ISO 9000 như là bước khởi đầu cho những tiêu chuẩn cải tiến chất lượng khác
Về các tiêu chuẩn khác: 18% doanh nghiệp đã thực hiện thành công và hơn 30% dự định áp dụng ISO 14001; 8% đã thực hiện thành công và hơn 21% dự định áp dụng OHSAS 18001; 56% đã nghe qua và 22% dự định áp dụng EFQM
Về các công cụ, kỹ thuật cải tiến chất lượng: 54% sử dụng các công cụ thống kê, 31% không sử dụng, 15% không có ý kiến Trong số các công ty có sử dụng các công cụ thống kê thì 58% hoàn toàn đồng ý về tầm quan trọng của các công cụ thống kê, 24% đồng ý, 18% hoàn toàn không đồng ý
Hiệu quả đào tạo: 25% cho rất tốt, 41% cho tốt, 30% thỏa mãn, 4% cho kém
Về kỹ năng của nhà tư vấn: 23% cho rất tốt, 23% cho tốt, 46% thỏa mãn, 8% cho kém
Về các phần mềm có liên quan đến quản lý hệ thống: 14% cho rất tốt, 29% cho tốt, 36% thỏa mãn, 21% cho kém
Phân tích sau ISO 9000 có các nhân tố mang lại sự thành công cho doanh nghiệp là: sử dụng các kiểm soát quá trình bằng thống kê, đào tạo và hoạt động theo các tiêu chí của EFQM Trong đó có 46% đã thực hiện EFQM và kể cả 23% chưa thực hiện EFQM đều cho rằng đào tạo thường xuyên là nhân tố quan trọng nhất để đạt được thành công này
Trang 32/ ISO 9000 certification and quality management in Spain: results of a national survey
Tác giả: Carmen Escanciano – Esteban Fernández – Camilo Vázquez Thực hiện năm 2001
Đề tài nghiên cứu 749 doanh nghiệp ở Tây Ban Nha trong việc chứng nhận ISO 9000, lợi ích của nó và các công ty sẽ làm gì sau khi được cấp giấy chứng nhận với đối tượng là các nhà quản lý chất lượng
Các vấn đề đã nghiên cứu của đề tài: 1 Loại hình doanh nghiệp
2 Quá trình cấp giấy chứng nhận ISO 9000 3 Hiệu quả của giấy chứng nhận ISO 9000
4 Tương lai của doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận ISO 9000 Kết quả của nghiên cứu:
Về nguyên nhân thực hiện ISO 9000: nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm/dịch vụ, cải tiến các quá trình hoạt động trong nội bộ, cải thiện hình ảnh của công ty, chuẩn bị lên thị trường chứng khoán, theo yêu cầu của khách hàng, của nhà cung ứng, gia tăng thị phần, là bước căn bản để thực hiện TQM, giảm chi phí… Về lợi ích của ISO 9000: giúp hiểu biết tốt hơn về quá trình, cải thiện hình ảnh
công ty trên thị trường, nhân viên nhận thức về chất lượng tốt hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ/sản phẩm, giảm các rắc rối/phế phẩm/khiếu nại khách hàng, nâng cao chất lượng của nhà cung cấp, hiểu biết hơn về mong đợi của khách
Trang 4hàng, tăng năng suất, cải thiện môi trường làm việc, tăng thỏa mãn của nhân viên, giảm giá thành, tăng thị phần…
Về thỏa mãn với giấy chứng nhận ISO 9000: 44% rất thỏa mãn, 17% thỏa mãn, 32,1% không quan tâm, 6.1% không thỏa mãn, 0.8% hoàn toàn không thỏa mãn
Về lợi nhuận sau khi có giấy chứng nhận: 66% cho là cao hơn trước, 21% cho là bằng, 13% cho là thấp hơn
Về tương lai sau khi có giấy chứng nhận: 13% xem cấp giấy chứng nhận là kết thúc, 74% dự định thực hiện TQM, 72.9% dự định thực hiện ISO 14000, 68.2% đòi hỏi nhà cung cấp cũng phải có giấy chứng nhận ISO 9000, 50.5% tham gia vào câu lạc bộ chất lượng, 26.2% dự định tham gia giải thưởng chất lượng quốc gia
Kinh nghiệm về 3 khó khăn nhất khi thực hiện ISO 9000: thực hiện chỉ theo hình thức (38.9%), tâm lý chống lại sự thay đổi (32.3%), thiếu kinh nghiệm (28.8%)