1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng Tiếng việt: Tuần 24: Đối đáp với vua

5 1,8K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 55 KB

Nội dung

Sinh viên: Bùi Thúy Ngân – K16B Trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội THIẾT KẾ BÀI GIẢNG TIẾNG VIỆT CHÍNH TẢ (Nghe – Viết) Tuần 24: Đối đáp với vua Ngày soạn: 15/11/2010 Ngày dạy : 25/11/2010 Lớp dạy : 3A Người dạy: Bùi Thúy Ngân A. Mục đích, yêu cầu: - Rèn kĩ năng viết chính tả - Nghe – viết trình bày đúng, đẹp, chính xác bài chính tả: Nghe – viết: Đối đáp với vua (từ Thấy nói là học trò ….đến người trói người. ) - Tìm đúng, viết đúng chính tả các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x và thanh hỏi, thanh ngã theo nghĩa đã cho. B. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: + SGK + Bảng phụ + Phấn màu - Học sinh: + SKG + Vở chính tả + Vở nháp C. Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC I. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - GV cho HS hát 1 bài II. Kiểm tra bài cũ: - GV: Gọi 3 HS lên bảng viết từ dễ mắc lỗi hoặc vần chú ý phân biệt của tiết trước: lằng nhằng, núng nính, thút thít, cá nục. - GV cho HS quan sát, nhận xét 2 – 3 vở nháp - GV nhận xét và sửa - GV cho HS quan sát, nhận xét bài trên bảng  GV nhận xét, sửa và cho điểm III. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV: Trong giờ chính tả hôm nay, các em sẽ nghe – viết 1 đoạn trong bài “Đối đáp với vua”: từ Thấy nói là học trò… đến người trói người ; và làm 1 số BT chính tả. 2. Hướng dẫn viết chính tả: a. Ghi nhớ nội dung đoạn viết: - GV đọc bài chính tả - GV yêu cầu 1 – 2HS đọc lại - GV: Đọc đoạn văn trên, các con cho cô biết vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối? - HS: cả lớp hát - HS: 3HS viết trên bảng, cả lớp viết nháp - HS: 1 em nhận xét - HS: 1 em nhận xét - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS: 1 – 2 em đọc to, cả lớp đọc thầm - HS: 1HS trả lời: Vì Cao Bá Quát tự xưng là học trò - GV: Cậu đối như thế nào? b. Tìm hiểu đặc điểm chính tả trong bài: - GV: Đoạn trích có mấy câu? - GV: Trong đoạn trính có những chữ nào viết hoa? Vì sao phải viết hoa? c. Luyện viết từ khó: - GV yêu cầu HS đọc các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. + Các từ có phụ âm đầu là l/n, ch/tr + Các từ có dấu hỏi, dấu ngã + Tên riêng - GV yêu cầu HS viết các từ vừa đọc - GV cho HS quan sát, nhận xét - GV nhận xét lại và sửa d. Viết chính tả: - GV đọc bài chính tả cho HS viết ( GV đọc chậm rãi, phát âm đúng chính âm từng cụm từ hoặc câu ngắn để HS viết) - GV đọc lại để HS soát lỗi - HS: 1HS trả lời: “Trời nắng chang chang người trói người” - HS: 1HS trả lời: 5 câu - HS: 1HS trả lời: Thấy, Nhìn, Nước, Chẳng, Trời vì đây là những chữ đứng đầu câu; Cao Bá Quát vì đây là tên riêng nên phải viết hoa. - HS: ra lệnh, trong, leo lẻo, lâu la, trời nắng, chang chang, trói - HS: đuổi nhau, leo lẻo - HS: Cao Bá Quát - HS: 2HS lên bảng viết, cả lớp viết nháp - HS: 1 em nhận xét - HS: HS quan sát, lắng nghe - HS lấy vở tập viết, nghe và viết bài chính tả vào vở - HS nghe và soát lỗi (Cầm bút chì soát lỗi) e. Chữa, chấm bài viết: - GV chấm chữa 7 – 10 bài - GV nhận xét, tuyên dương các bạn viết đẹp, động viên cả lớp 3. Hướng dẫn HS làm BT chính tả âm – vần: - GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập chính tả. a. Bài tập 2: (Chọn 2a hoặc 2b) - GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT2 - GV cho HS hoạt động theo cặp. + 2a: Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x có nghĩa như sau: _ Nhạc cụ hình ống, có nhiều lỗ nhỏ, thổi bằng hơi _ Môn nghệ thuật sân khấu trình diễn những động tác leo, nhảy, nhào lộn,… khéo léo của người và thú. + 2b: Tìm các từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã có nghĩa như sau: _Nhạc cụ bằng tre hoặc gỗ, lòng rỗng, gõ thành tiếng, hay dùng trong dàn nhạc dân tộc, trong chùa _ Tạo ra hình ảnh trên giấy, vải, tường,… bằng đường nét, màu sắc. - GV cho 3 – 4 nhóm đọc kết quả. - GV cho HS nhận xét bài làm của các bạn - GV nhận xét và điền kết quả đúng vào bảng phụ b. Bài tập 3: - HS quan sát, lắng nghe - HS quan sát - HS: 1 em đọc to - HS: HS làm việc theo cặp - HS: 3 – 4 nhóm trình bày kết quả của mình 2a: Sáo, xiếc 2b: mõ, vẽ - HS nhận xét - HS nghe và quan sát - GV gọi 1 – 2 HS đọc yêu cầu của bài tập 3 + 3a: Thi tìm những từ ngữ chỉ hoạt động: - Chứa tiếng bắt đầu bằng s - Chứa tiếng bắt đầu bằng x - GV chia lớp thành 2 đội thi. Cho HS thảo luận trong 3 phút rồi bắt đầu thi - GV và cả lớp cùng làm trọng tài + 3b: Thi tìm những từ ngữ chỉ hoạt động: - Chứa tiếng có thanh hỏi - Chứa tiếng có thanh ngã - Cách tổ chức tương tự như cách tổ chức ở ý 3a - GV tuyên dương, động viên IV. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học - GV dặn HS về làm bài tập chính tả và chuẩn bị bài cho tiết học sau. - HS: 1 HS đọc to - HS: 2 nhóm thảo luận và thi - HS: cả lớp vỗ tay - HS lắng nge - HS lắng nghe và ghi nhớ. . K16B Trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội THIẾT KẾ BÀI GIẢNG TIẾNG VIỆT CHÍNH TẢ (Nghe – Viết) Tuần 24: Đối đáp với vua Ngày soạn: 15/11/2010 Ngày dạy : 25/11/2010. chính xác bài chính tả: Nghe – viết: Đối đáp với vua (từ Thấy nói là học trò ….đến người trói người. ) - Tìm đúng, viết đúng chính tả các từ chứa tiếng bắt

Ngày đăng: 01/12/2013, 08:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- GV: Gọi 3HS lên bảng viết từ dễ mắc lỗi hoặc vần chú ý phân biệt của tiết  trước: lằng nhằng, núng nính, thút thít, cá nục. - Bài giảng Tiếng việt: Tuần 24: Đối đáp với vua
i 3HS lên bảng viết từ dễ mắc lỗi hoặc vần chú ý phân biệt của tiết trước: lằng nhằng, núng nính, thút thít, cá nục (Trang 2)
- GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập chính tả. - Bài giảng Tiếng việt: Tuần 24: Đối đáp với vua
treo bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập chính tả (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w