Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tuyên hóa bắc quảng bình

28 3 0
Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam   chi nhánh huyện tuyên hóa bắc quảng bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN QUỐC HUY HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TUYÊN HÓA BẮC QUẢNG BÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số: 8.34.02.01 Đà Nẵng – Năm 2021 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Đinh Bảo Ngọc Phản biện 1: PGS.TS LÂM CHÍ DŨNG Phản biện 2: PGS.TS PHAN DIÊN VỸ Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 3 năm 2021 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN 1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình (Tên gọi tắt là Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình) trong những năm qua đã có những biện pháp trong việc phát triển cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại chi nhánh vẫn còn thấp, thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân của cả chi nhánh Cụ thể, tính đến cuối năm 2019, tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại chi nhánh chỉ đạt 154 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh giai đoạn 2017 – 2019 chỉ đạt 8,56%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh chung của cả chi nhánh (13,5%) Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu dư nợ cho vay cá nhân lại khá cao đạt 1,12% Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu chung của toàn chi nhánh chỉ đạt 0,92% Điều này cho thấy, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình” làm luận văn tốt nghiệp của mình 2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1.Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình, đánh giá những kết quả 2 đạt được và hạn chế Trên cơ sở đó đề xuất các khuyến nghị để hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại - Phân tích thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình giai đoạn 2017 – 2019 Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế - Đề xuất các khuyến nghị hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình 2.2 Câu hỏi nghiên cứu Từ những mục tiêu nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi: - Nội dung của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại là gì? Các tiêu chí nào được sử dụng để đánh giá được hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại? Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại ngân hàng thương mại? - Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình giai đoạn 2017- 2019 như thế nào? Đã đạt được những kết quả gì? Hạn chế như thế nào? Nguyên nhân gây ra các hạn chế đó - Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình cần thực hiện các giải pháp nào để hoàn thiện hoạt động cho vay khách 3 hàng CNKD của mình? 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động cho vay khách hàng CNKD của Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình - Đối tượng khảo sát + Đối tượng khảo sát là phòng Kế hoạch kinh doanh và phòng giao dịch Minh cầm thuộc Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình + Các khách hàng cá nhân có vay vốn nhằm mục đích kinh doanh tại Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình giai đoạn 2017 – 2019 3.2.Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động cho vay khách hàng khách hàng cá nhân kinh doanh tại NHTM phù hợp với nội dung của các quy định pháp lý mới mà trước hết là Thông tư 39/2016/TT-NHNN - Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình - Phạm vi thời gian: Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp từ năm 2017 - 2019 để đánh giá thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình 4 Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu - Dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau: 4 + Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình các năm từ 2017 - 2019 + Báo cáo hoạt động kiểm soát nội bộ tại Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình các năm từ 2017 - 2019 + Các báo cáo nội bộ của Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình về hoạt động tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng các năm 2017 – 2019 Mục đích của thu thập dữ liệu thứ cấp để đánh giá thực trạng cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình - Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát bảng hỏi với các khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Agribank Tuyên Hóa Mục đích thu thập dữ liệu sơ cấp để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh 4.2 Các phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu - Phương pháp thống kê mô tả - Phương pháp so sánh - Phương phá phân tích, tổng hợp - Phương pháp khảo sát: 5 - Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt khoa học: Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại NHTM Xây dựng được khung lý thuyết để đánh giá hoạt động cho vay khách hàng CNKD, xây dựng được các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay khách hàng CNKD và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này 5 - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể áp dụng cho việc hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Agribank Tuyên Hóa Ngoài ra, các khuyến nghị đề xuất cũng có thể được các Chi nhánh Ngân hàng có cùng điều kiện tương tự tham khảo 6 Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn được kết cấu bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình 7 Tổng quan nghiên cứu a Các bài báo Nguyễn Thị Hồng Yến (2020) với bài viết “Vấn đề quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Hà Giang” được đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 03/2020 Lê Thị Anh Quyên (2019) với bài viết “Cho vay cá nhân của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2014-2018” được đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 11/2019 Lê Thị Tuấn Nghĩa và Phạm Đức Anh (2017) với bài viết “Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình nông thôn và một số khuyến nghị” được đăng trên Tạp chí Ngân hàng, tháng 6/2017 6 b Các luận văn thạc sĩ Lê Thanh Phong (2019) với đề tài luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt nam – chi nhánh Phố Núi, tỉnh Gia Lai” của trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng Phạm Đình Hiếu (2018) với luận văn thạc sĩ “Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn Việt Nam – Chi Nhánh huyện Sa Thầy, tỉnh KonTum” của trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng Nguyễn Thị Oanh Kiều (2018) với đề tài luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Quảng Ngãi” của trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng c Khoảng trống nghiên cứu Về nội dung: - Các dữ liệu thu thập để đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại các NHTM mới chỉ dừng lại ở dữ liệu thứ cấp, chưa có sự kết hợp giữa dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp để có sự đánh giá khách quan, đa chiều - Tính ứng dụng của giải pháp đưa ra vẫn còn chưa cao, chỉ phù hợp với đối tượng nghiên cứu đó hoặc theo điều kiện của từng địa phương nhất định do ảnh hưởng bởi yếu tố văn hóa – xã hội, hoặc các chính sách - Một số nghiên cứu đưa ra giải pháp vẫn còn chung chung, chưa cụ thể, chưa làm tăng tính nổi bật của việc phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân kinh doanh sẽ mang lại hiệu quả gì cho các NHTM trong điều kiện hiện nay Các tác giả vẫn tập trung chủ yếu vào điều kiện của địa bàn 7 nghiên cứu mà mình lựa chọn, do đó vấn đề xác lập các yếu tố cơ bản của hoạt động cho vay với khách hàng cá nhân kinh doanh ở các NHTM vẫn còn nhiều điều để khai thác, nghiên cứu sâu hơn Về không gian và thời gian: Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Agribank Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình trong giai đoạn 2017 – 2019 Do đó, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh trong ngân hàng thương mại còn nhiều nội dung chưa được đề cập tới và cần phải được nghiên cứu sâu hơn cả về nội dung khoa học cũng như thực tiễn Bên cạnh đó, từ trước đến nay tại Ngân hàng Agribank Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình chưa có công trình nào nghiên cứu về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1 Khái niệm Theo Nguyễn Minh Kiều (2008): “Cho vay khách hàng CNKD của NHTM là hình thức cấp tín dụng, theo đó NHTM giao hoặc cam kết giao cho khách hàng CNKD một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.” 1.1.2 Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh 1.1.3 Phân loại cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh 8 1.1.4 Vai trò cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh 1.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.2.1 Mục tiêu của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh - Tăng trưởng quy mô, phát triển thị phần Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay, ổn định vững chắc thị phần Kiểm soát rủi ro cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh - Tăng trưởng thu nhập cho ngân hàng Từ các mục tiêu trên, tùy tình hình cụ thể từng thời kỳ của bối cảnh kinh doanh và điều kiện của mình mà các ngân hàng thương mại có thể lựa chọn các mục tiêu ưu tiên 1.2.2 Công tác tổ chức hoạt động vay khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại 1.2.3 Hoạt động triển khai cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của Ngân hàng thương mại Hoạt động triển khai cho vay khách hàng CNKD là việc xem xét, đánh giá những hoạt động mà ngân hàng đang thực hiện trong cho vay khách hàng CNKD hiện nay nhằm đạt được những mục tiêu kinh doanh đã đề ra, bao gồm: hàng Nghiên cứu thị trường, củng cố và phát triển khách CNKD - Hoạch định và thực thi các giải pháp marketing trong cho vay khách hàng CNKD Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng CNKD 11 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh a Hoạt động huy động vốn Trong giai đoạn 2017 – 2019 nguồn vốn huy động liên tục tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16,28% Cụ thể, năm 2017 nguồn vốn huy động từ cư dân đạt 921 tỷ đồng Đến năm 2018, nguồn vốn huy động từ cư dân tăng lên và đạt 1.087 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động đạt 18,02% Đến năm 2019, nguồn vốn huy động tiếp tục tăng và đạt 1.245 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động đạt 14,54% b Hoạt động tín dụng Dư nợ tín dụng tại Agribank Tuyên Hóa có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2017 – 2019 với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,39 % trên 1 năm Cụ thể, năm 2017, dư nợ tín dụng tại chi nhánh đạt 1.242 tỷ đồng Đến năm 2019, dư nợ tín dụng tại chi nhánh đã tăng lên đáng kể và đạt 1.625 tỷ đồng c Kết quả hoạt động kinh doanh Cùng với sự gia tăng đáng kể về dư nợ tín dụng cùng với việc kiểm soát tốt về chất lượng tín dụng tại chi nhánh đã giúp cho chi nhánh có kết quả kinh khá tốt Cụ thể doanh thu và lợi nhuận trước thuế liên tục gia tăng qua các năm Năm 2017, doanh thu của chi nhánh đạt 189 tỷ đồng cùng với lợi nhuận trước thuế đạt 31 tỷ đồng Đến năm 2019, doanh thu của chi nhánh tăng trưởng vượt bậc và đạt 295 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 40 tỷ đồng 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN TUYÊN HÓA BẮC QUẢNG BÌNH 12 2.2.1 Mục tiêu hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của chi nhánh Những mục tiêu mà Agribank Tuyên Hóa đề ra phù hợp với định hướng chung của Agribank và NHNN hiện nay Tuy nhiên, chi nhánh chỉ mới hoạch định mục tiêu tăng trưởng tín dụng nói chung, chưa hoạch định cụ thể mục tiêu tăng trưởng trong cho vay khách hàng CNKD Điều này cho thấy chi nhánh còn khá chủ quan trong hoạt động tăng trưởng tín dụng do là địa bàn độc quyền Chưa có sự chuẩn bị khi các TCTD khác sẽ đóng chân cạnh tranh trên cùng địa bàn, để từ đó xác định cụ thể các chiến lược (như chăm sóc, quảng bá thương hiệu, …) và mục tiêu kinh doanh trong cho vay khách hàng CNKD 2.2.2 Thực trạng công tác tổ chức quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh a Bộ máy tổ chức hoạt hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh Bộ máy tổ chức hoạt động bao gồm Ban giám đốc (Giám đốc, phó giám đốc), phòng kế hoạch kinh doanh, phòng kế toán b Thẩm quyền phê duyệt Thẩm quyền phê duyệt cho vay khách hàng CNKD tại Agribank Tuyên Hóa được thực hiện theo quy định về thẩm quyền phê duyệt do Agribank và Agribank Bắc Quảng Bình ban hành Mức phán quyết tối đa tại chi nhánh là 10 tỷ đồng Nếu vượt quá giới hạn phê duyệt, chi nhánh phải trình hồ sơ vượt hạn mức để Hội sở Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình xét duyệt về số tiền cho vay, thời hạn cho vay, … đối với phương án đầu tư c Quy trình cho vay Hiện nay, quy trình và thủ tục cho vay khách hàng CNKD của 13 ngân hàng tương đối chặt chẽ nhưng đôi khi khá cứng nhắc, nhất là các thủ tục về cầm cố, thế chấp tài sản dẫn đến thời gian xét duyệt hồ sơ kéo dài 2.2.3 Thực trạng hoạt động triển khai cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại a Nghiên cứu thị trƣờng, củng cố và phát triển khách hàng CNKD Nghiên cứu thị trường là bước rất quan trọng để phát triển và mở rộng khách hàng CNKD Nghiên cứu thị trường bao gồm có các nội dung: Phân tích, đánh giá tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Tuyên Hóa; Khảo sát nhu cầu vay vốn của các khách hàng CNKD trên địa bàn huyện Tuyên Hóa; Phân tích, đánh giá các sản phẩm cho vay khách hàng CNKD của các đối thủ cạnh tranh và phân tích, Phân tích, đánh giá xu hướng vay vốn kinh doanh của KHCN trên địa bàn huyện Trên thực tế, công tác nghiên cứu thị trường chưa được Agribank Tuyên Hóa coi trọng Nguyên nhân chính là Agribank huyện Tuyên Hóa gần như độc quyền và có nhiều lợi thế về mạng lưới, lãi suất cho vay trên thị trường huyện Tuyên Hóa b Hoạch định và thực thi các giải pháp marketing trong cho vay khách hàng CNKD - Sản phẩm Hiện nay, Agribank chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình thực hiện triển khai tất cả các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của hệ thống Agribank - Lãi suất và phí dịch vụ Mức lãi suất cho vay và phí mà chi nhánh đang áp dụng khá linh hoạt, ưu đãi đối với khách hàng CNKD, cạnh tranh được với các NHTM khác trên địa bàn và có lợi thế cạnh tranh cao 14 - Các hoạt động quảng bá và kênh phân phối Bên cạnh việc triển khai quảng cáo theo các chương trình của Agribank thì chi nhánh cũng tổ chức các chương trình cổ động riêng như: treo băng rôn; hội nghị khách hàng; tài trợ xây dựng trường học; nhà tình nghĩa; hỗ trợ các thôn, buôn kết nghĩa; tết cho người nghèo vùng sâu, vùng xa trên địa bàn Định kỳ, ngân hàng có thăm hỏi, tặng quà chúc mừng các khách hàng CNKD lớn vào những dịp lễ, tết, sinh nhật, Trong thời gian qua, chi nhánh cũng đã đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin nhằm tạo thêm những phương thức phân phối sản phẩm, dịch vụ mới, bổ sung, thay thế và hoàn thiện hệ thống phân phối truyền thống của ngân hàng như dịch vụ ngân hàng điện tử c Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng CNKD Chi nhánh cũng đã nghiêm túc thực hiện các biện pháp để kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng CNKD như: Các biện pháp né tránh RRTD trong cho vay khách hàng CNKD; Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng; Các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng; Các biện pháp chuyển giao rủi ro tín dụng d Nâng cao chất lƣợng dịch vụ cho vay khách hàng CNKD Ngày nay với sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM thì chất lượng dịch vụ là yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh và khả năng thu hút khách hàng khách hàng cá nhân kinh doanh đối với chi nhánh Tuy nhiên, trên thực tế các hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng CNKD tại chi nhánh chưa thực sự được quan tâm Agribank Tuyên Hóa đã có những động thái trong việc nâng 15 cao trình độ chuyên môn, năng lực và kỹ năng của đội ngũ cán bộ nhân viên tại chi nhánh Tuy nhiên, việc thực hiện đào tạo chủ yếu được thực hiện do Agribank Bắc Quảng Bình chỉ đạo xuống Chi nhánh chưa chủ động trong việc đề xuất các khóa đào tạo cần được thực hiện để nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ nhân viên 2.2.4 Kết quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình a Quy mô cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh - Số lƣợng khách hàng CNKD Bảng 2.1 Số lƣợng và tốc độ tăng trƣởng khách hàng CNKD Đơn vị: Khách hàng, % Chỉ tiêu Số lượng khách hàng CNKD vay vốn Tốc độ tăng trưởng (%) Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD tại Agribank Tuyên Hóa, 2017 – 2019 - Dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng Bảng 2.2 Dƣ nợ cho vay và tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay khách hàng CNKD Tiêu chí Dư nợ cho vay CNKD Tốc độ tăng trưởng (%) Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD tại Agribank Tuyên Hóa, 2017 – 2019 16 Doanh số cho vay và tốc độ tăng trƣởng doanh số cho vay Doanh số cho vay cũng liên tục gia tăng qua các năm Cụ thể năm 2017, doanh số cho vay khách hàng CNKD đạt 521 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng so với năm 2016 là 11,50% Đến năm 2018, doanh số cho vay đạt 598 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 14,78% Năm 2019, doanh số cho vay đạt 674 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 12,71% - Cơ cấu dƣ nợ cho vay khách hàng CNKD Xét về cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho thấy, do phần lớn các khách hàng vay vốn tại Agribank Tuyên Hóa là những khách hàng vay lưu vụ, chủ yếu vay ngắn hạn (chiếm tỷ lệ khoảng 70%) Cơ cấu dư nợ theo TSBĐ cho thấy, phần lớn các cho vay khách hàng CNKD tại Agribank Tuyên Hóa đều có tài sản bảo đảm b Rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh - Tỷ lệ nợ xấu Trong giai đoạn 2017 – 2019, nợ xấu tại chi nhánh về cơ bản đã được kiểm soát dưới 1% - Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn Tỷ lệ nợ nhóm 5 ở mức khá cao vào có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2017 – 2019 Cụ thể năm 2017, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn đạt 0,31% Đến năm 2019, con số này đã tăng lên 0,38% Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho vay khách hàng CNKD Số liệu thống kê cho thấy, năm 2017, giá trị trích lập dự phòng trong cho vay CNKD là 8,21 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,16% Đến năm 2019, giá trị trích lập dự phòng của chi nhánh đạt 12,34 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,35% 17 c Chất lƣợng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh Số lượng phiếu phát ra là 200 phiếu, số lượng phiếu thu về là 177 phiếu Số lượng phiếu thu về hợp lệ được mã hóa và nhập vào phần mềm SPSS 20.0 để thực hiện các bước phân tích tiếp theo Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ hài lòng của khách hàng cá nhân vay vốn mục đích sản xuất kinh doanh ở mức thấp d Kết quả tài chính Bảng 2.3 Lợi nhuận từ hoạt động cho vay khách hàng CNKD và tỷ trọng lợi nhuận cho vay khách hàng CNKD tại Agribank Tuyên Hóa Đơn vị: Tỷ đồng, % Tiêu chí Lợi nhuận của chi nhánh Lợi nhuận từ hoạt động cho vay CNKD Tỷ trọng (%) Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD tại Agribank Tuyên Hóa, 2017 – 2019 2.3 Đánh giá chung thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Tuyên Hóa Bắc Quảng Bình 2.3.1 Những kết quả đạt được Về mục tiêu hoạt động: Chi nhánh đã tiến hành xây dựng 18 mục tiêu cho hoạt động cho vay tại chi nhánh theo năm và theo giai đoạn Các mục tiêu đặt ra được đánh giá là cụ thể, chi tiết và có tính khả thi Về công tác tổ chức quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh - Bộ máy tổ chức đã được phân chia nhiệm vụ cụ thể cho các phòng ban trong qua trình tổ chức hoạt động cho vay - Quy trình và thủ tục cho vay khách hàng CNKD tại chi nhánh tương đối chặt chẽ Về các hoạt động triển khai cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại - Chi nhánh đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về chính sách tín dụng, áp dụng nhiều chính sách ưu đãi lãi suất, phí, thời hạn vay cho khách hàng CNKD - Chi nhánh đã thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng CNKD tại chi nhánh - Chi nhánh cũng đã thực hiện một số chương trình nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng CNKD tại chi nhánh như nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển kỹ năng cho đội ngũ cán bộ nhân viên tại chi nhánh Về các chỉ tiêu đánh giá về cho vay khách hàng CNKD - Quy mô cho vay khách hàng CNKD liên tục gia tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt, 14,5%/năm - Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp (khoảng 1%) trong giai đoạn 2017 – 2019 - Sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ, lãi và phí dịch vụ ở mức khá cao Lợi nhuận và tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động cho vay khách 19 hàng CNKD ngày càng có xu hướng gia tăng 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế Về các hoạt động triển khai cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại - Công tác nghiên cứu thị trường với các báo cáo nghiên cứu kể trên ít được thực hiện tại chi nhánh - Hoạt động cổ động truyền thông của chi nhánh hiện nay được chú trọng và đa dạng, tuy nhiên chủ yếu nhất vẫn là treo băng rôn, các hoạt động quảng bá khác chưa thường xuyên, chưa mở rộng việc kết hợp với các cơ quan Nhà nước trong việc tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, gặp gỡ khách hàng CNKD để quảng bá, trao đổi và tháo gỡ khó khăn cho khách hàng CNKD trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng hiện nay Chi nhánh chưa quan tâm đến công tác chăm sóc khách hàng quả Các biện pháp kiểm soát rủi ro chưa thực sự hiệu Về mục tiêu hoạt động: Các căn cứ xây dựng mục tiêu hoạt động còn chưa khách quan và đầy đủ Về công tác tổ chức quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh: - Bộ máy quản lý không có sự chuyên môn hóa cao - Quy trình cho vay còn nhiều hạn chế Về các chỉ tiêu đánh giá về cho vay khách hàng CNKD cho thấy: - Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay khách hàng CNKD có xu hướng gia tăng từ 0,87% (2017) lên 1,04% (2019) Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn cũng gia tăng từ 0,31% (2017) lên 0,38% (2019) Tỷ lệ trích lập dự phòng cũng gia tăng nhanh qua các năm vay Kết quả khảo sát cho thấy, chất lượng dịch vụ cho 20 CNKD tại chi nhánh không được đánh giá cao, mức độ hài lòng đối với đội ngũ cán bộ nhân viên, sự tin cậy, sự thuận tiện, cơ sở vật chất không cao b Nguyên nhân hạn chế Các nhân tố bên trong - Chi nhánh chưa xây dựng được chiến lược cụ thể để phát triển hoạt động cho vay khách hàng CNKD tại chi nhánh - Chính sách tín dụng được áp dụng tại Agribank chi nhánh Tuyên Hóa còn rất cứng nhắc Năng lực quản trị điều hành của đội ngũ lãnh đạo còn hạn chế - Số lượng CBTD của Chi nhánh còn hạn chế trong khi khối lượng công việc phải giải quyết trong quy trình khá nhiều nên thời gian xét duyệt hồ sơ kéo dài - Cơ sở vật chất còn lạc hậu, chưa hiện đại và đầy đủ Nguyên nhân bên ngoài - - Nhận thức của các khách hàng còn hạn chế - Điều kiện tài sản thế chấp còn hạn chế - Đạo đức của một số khách hàng không tốt Khả năng quản lý kinh doanh của khách hàng cá nhân kinh doanh: năng lực quản lý và trình độ điều hành hoạt động còn hạn chế - Quảng Bình là một tỉnh miền Trung với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh, mất mùa - Sự cạnh tranh của các NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung và trên địa bàn huyện Tuyên Hóa nói riêng ngày càng gay gắt 21 CHƢƠNG 3 KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN TUYÊN HÓA BẮC QUẢNG BÌNH 3.1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TUYÊN HÓA BẮC QUẢNG BÌNH 3.1.1 Định hướng phát triển chung 3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh 3.2 KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN TUYÊN HÓA BẮC QUẢNG BÌNH 3.2.1 Hoàn thiện hoạt động xây dựng mục tiêu cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh - Xây dựng riêng các mục tiêu cụ thể theo năm, giai đoạn riêng trong hoạt động cho vay cá nhân tại chi nhánh - Cần phải xây dựng các căn cứ khoa học trong việc xác định mục tiêu cho vay khách hàng CNKD tại chi nhánh ngoài việc dựa vào các chỉ tiêu được áp xuống từ Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình - Các mục tiêu cho vay khách hàng CNKD phải đảm bảo được các điều kiện như cụ thể, nhất quán, tính khả thi Các mục tiêu cho vay khách hàng CNKD cũng cần được điều 22 chỉnh theo từng giai đoạn, từng thời kỳ nhằm đảm bảo được tính phù hợp, khả thi với thực tiễn 3.2.2 Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh a Bộ máy tổ chức quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh Chi nhánh có thể thực hiện phân tổ các nhóm cán bộ tín dụng khác nhau Các nhóm cán bộ tín dụng này thực hiện các hoạt động kiểm tra, kiểm soát chéo lẫn nhau Ngoài ra, chi nhánh cũng cần phải nâng cao vai trò của bộ phận kiểm soát nội bộ tại chi nhánh b Hoàn thiện quy trình cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh phù hợp với đặc điểm khách hàng CNKD trên địa bàn huyện Tuyên Hóa - Thẩm định thu thập thông tin khách hàng về tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực pháp lý, khả năng và tình hình tài chính của khách hàng trước khi cho vay - Thực hiện theo các quy định hiện hành của Agribank về giao dịch bảo đảm và quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện giao dịch bảo đảm Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm tài sản đối với tài sản bảo đảm - Chấp hành đúng quy trình thẩm định khách hàng trước khi quyết định cấp tín dụng - Kiểm tra giám sát khách hàng và khoản vay 3.2.3 Hoàn thiện các hoạt động triển khai cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh a Nghiên cứu thị trường, củng cố và phát triển khách hàng CNKD ... THƠN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN TUN HĨA BẮC QUẢNG BÌNH 3.1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH... ngũ cán nhân viên 2.2.4 Kết hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Tun Hóa Bắc Quảng Bình a Quy mô cho vay khách hàng. .. kết hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh ngân hàng thương mại a Quy mô cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh - Số lượng khách hàng cá nhân vay vốn - Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân kinh

Ngày đăng: 28/04/2021, 14:26

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan