1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hồ Chí Minh vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc vào thực tiễn cách mạng Việt Nam

9 66 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 531,59 KB

Nội dung

Trong bài viết, tác giả tập trung góp phần làm rõ một số nội dung cơ bản của sự vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc vào thực tiễn cách mạng Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trang 1

HỒ CHÍ MINH VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ VẦN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG

DÂN TỘC VÀO THỰC TIỄN CÁCH MẠNG VIỆT NAM

ThS Vũ Thị Bích Hạnh

Trường Đại học Nha Trang

Tóm tắt

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vần đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là bộ phận tư tưởng hạt nhân, mấu chốt trong hệ thống tư tưởng của Người

Đó là di sản vô cùng quý báu của dân tộc ta Trong bài viết, tác giả tập trung góp phần làm rõ một số nội dung cơ bản của sự vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc vào thực tiễn cách mạng Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh Qua đó góp phần khắc họa

rõ nét chân dung, tầm vóc tư tưởng, công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc

Từ khóa: Hồ Chí Minh, vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, cách

mạng Việt Nam

I MỞ ĐẦU

“Hồ Chí Minh nghiên cứu, tiếp thu, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin không phải theo lối giáo điều, kinh viện, mà có sự phát triển, làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện lịch sử mới Người không bao giờ coi chủ nghĩa Mác - Lênin là

“cái gì đã xong xuôi hẳn”, là “đơn thuốc vạn năng”, mà như Người nói: “Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu

Âu Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại”1

Và thành công vang dội của cách mạng Việt Nam là minh chứng rõ nét nhất cho sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh

1

Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.509-510

Trang 2

II NỘI DUNG

2.1 Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn

đề dân tộc

Thứ nhất, giải quyết hài hòa, nhuần nhuyễn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp

Khi xác định đối tượng cách mạng, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy sự phân hóa giai cấp ở các nước thuộc địa nói chung, ở Việt Nam nói riêng có những điểm khác với các nước phương Tây Mâu thuẫn chủ yếu ở các nước phương Tây là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, mâu thuẫn chủ yếu ở xã hội thuộc địa phương Đông lại là giữa dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân; do vậy, cuộc đấu tranh giai cấp không giống như các nước phương Tây Đối tượng cách mạng mà các dân tộc thuộc địa cần tập trung đánh đổ không phải là giai cấp tư sản bản xứ, càng không phải là giai cấp địa chủ nói chung, mà là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động

Nhận thức đầy đủ, đúng đắn đặc điểm xã hội Việt Nam, xác định đúng đối tượng chính của cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo trong giải quyết mối quan

hệ dân tộc và giai cấp Nếu như chủ nghĩa Mác - Lênin đề cao đấu tranh giai cấp thì Nguyễn Ái Quốc đặt ưu tiên hàng đầu cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giành độc lập, tự do cho đất nước

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề giai cấp với vấn

đề dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng dân tộc Người cho rằng giải quyết vấn

đề dân tộc phải đặt trên lập trường giai cấp tiến bộ, cách mạng; song với điều kiện cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa Việt Nam phải “đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích giai cấp, lấy mục tiêu độc lập dân tộc làm mục tiêu hàng đầu” Khẳng định tính dân tộc nổi trội hơn tính giai cấp là tư tưởng đúng đắn, sáng tạo phản ánh đúng tình hình thực

tế Việt Nam cũng như các nước thuộc địa nói chung Đó là một trong các sáng tạo nổi bật của Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam

Thứ hai, xác định cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa là độc lập dân tộc, đặt vấn

đề giành độc lập dân tộc là mục tiêu quan trọng hàng đầu

Chủ nghĩa Mác - Lênin tập trung đến đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, đấu tranh giai cấp; Hồ Chí Minh tập trung đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng thuộc địa Người quan tâm vạch ra thực chất của vấn đề dân tộc ở

Trang 3

bóc lột của nước ngoài, giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập

Dưới ánh sáng chủ nghĩa Lênin, Hồ Chí Minh đã nhận định: Thứ nhất, khi phân chia các loại cách mạng, nếu lấy tư tưởng làm tiêu chí thì có ba loại: tư bản cách mạng, dân tộc cách mạng, giai cấp cách mạng; nếu lấy mục tiêu của từng dân tộc và nhân loại thì có hai loại: dân tộc cách mạng và thế giới cách mạng Thứ hai, lý luận do phân tích kinh nghiệm cách mạng ở các nước và trong nước ta từ trước đến nay kết luận thành

Vì vậy, “Học chủ nghĩa Mác - Lênin không phải nhắc như con vẹt “Vô sản thế giới liên hiệp lại” mà phải thống nhất chủ nghĩa Mác - Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam Chủ nghĩa Mác - Lênin không phải ở đâu người ta cũng làm cộng sản, cũng làm Xô viết”2 Nếu thấy người ta làm thế nào mình cũng bắt chước một mực làm theo thế ấy, thì đó vừa là lý luận suông, vô ích, vừa chưa biết khéo lợi dụng kinh nghiệm: “nghe người ta nói giai cấp đấu tranh, mình cũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh, mà không xét hoàn cảnh nước mình như thế nào để làm cho đúng”3

Những nhận thức trên giúp chúng ta hiểu vì sao đối với dân tộc Việt Nam thì trước hết phải giành cho kỳ được độc lập dân tộc; là phải làm dân tộc cách mạng chứ không phải giai cấp cách mạng như Cách mạng Pháp năm 1789 hay Cách mạng Nga năm 1917 Tư bản cách mạng thì phải có tư bản ở thành phố (tư bản mới) và tư bản ở hương thôn (địa chủ) Việt Nam chưa đủ những điều kiện này Đó là câu chuyện của Pháp năm 1789, Mỹ năm 1776, Nhật năm 1864 Giai cấp cách mạng nổ ra khi giai cấp công nhân và nông dân bị áp bức không chịu nổi, đoàn kết đánh đuổi giai cấp áp bức mình (tư bản) Đó là câu chuyện của cách mạng Nga năm 1917 Dân tộc cách mạng là khi “bọn cường quyền này bắt dân tộc kia làm nô lệ, như Pháp với An Nam Đến khi dân nô lệ ấy không chịu nổi nữa, tỉnh ngộ lên, đoàn kết lại, biết rằng thà chết được tự

do hơn sống làm nô lệ, đồng tâm hiệp lực đánh đuổi tụi áp bức mình”4

Từ thực tiễn cách mạng, Hồ Chí Minh khẳng định chúng ta phải làm dân tộc cách mạng là vì mâu thuẫn dân tộc giữa một bên là toàn thể dân tộc Việt Nam sống thân phận nô lệ với một bên là bọn cướp nước là mâu thuẫn vừa cơ bản vừa chủ yếu của xã hội Việt Nam thuộc địa Giải quyết mâu thuẫn ấy để giành lại độc lập, tự do là nhiệm

vụ hàng đầu, không giành được độc lập dân tộc thì không có gì hết

2

Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.368-369

3

Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.312

4

Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.286

Trang 4

2.2 Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển sáng tạo về cách mạng giải phóng dân tộc

Thứ nhất, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản

Tận mắt chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, nhân dân đói khổ lầm than, ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc Mang trong mình khát vọng giải phóng dân tộc, qua nhiều năm bôn

ba ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã đi và sống ở nhiều nước thuộc châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ, chứng kiến cuộc sống bị bóc lột, bị đàn áp của nhân dân các nuốc thuộc địa và Người cũng đã trực tiếp tìm hiểu đời sống của nhân dân lao động các nước

tư bản Người cũng đã khảo sát và tìm hiểu cuộc cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ, tham gia Đảng Xã hội Pháp (1919), tìm hiểu cách mạng tháng Mười Nga Năm 1920, đọc Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và các vấn đề thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cách mạng đúng đắn - con đường cách mạng vô sản và Người đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”5

Trong quá trình vận dụng lý luận cách mạng vô sản vào Việt Nam, Hồ Chí Minh

đã kiên trì khắc phục những trở ngại của khuynh hướng giáo điều, nhấn mạnh một chiều đấu tranh giai cấp trong nửa sau những năm 20 và nửa đầu những năm 30 của thế

kỷ XX, làm cho lý luận cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản có sức sống mạnh mẽ, thâm nhập trong đông đảo quần chúng nhân dân Đi theo con đường cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh sớm xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”6 Sau khi giành độc lập, phải tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Bên cạnh đó, Người dành nhiều tâm trí vào sự nghiệp cách mạng XHCN và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, hình thành nên những quan điểm hết sức cơ bản về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước thuộc địa, với những tàn tích phong kiến nặng nề; xác định những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội, mục tiêu và bước đi để đạt tới chủ nghĩa xã hội Đó là một quá trình cải biến cách mạng lâu dài, gian khổ, phải trải qua nhiều chặng đường khác nhau, tất cả vì sự nghiệp giải phóng con người, làm cho con người phát triển toàn diện, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc

5

Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.30

Trang 5

Thực tiễn đó cho thấy, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường của cách mạng vô sản là một trong những sáng tạo nổi bật về mặt lý luận của Hồ Chí Minh Chính theo con đường cách mạng vô sản, nhân dân Việt Nam đã làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 “long trời lở đất”, dẫn tới sự ra đời của nước

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945) Trong Tuyên ngôn độc lập đọc trước quốc

dân đồng bào vào ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố: “Nước Việt Nam

có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập”7

Với

Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã tuyên bố với toàn thế giới về quyền độc lập dân

tộc, thống nhất đất nước, toàn vẹn lãnh thổ và quyền dân tộc tự quyết của dân tộc Việt Nam Trong đó, độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ vừa là tiền đề, vừa

là điều kiện tiên quyết của chế độ dân chủ, cho việc xác lập và bảo vệ quyền con người

Thứ hai, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo

Đây là một sáng tạo của Hồ Chí Minh về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc

Hồ Chí Minh cho rằng, “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị

áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”8 Đảng đó phải được xây dựng theo nguyên tắc đảng kiểu mới của V.I Lênin, được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác - Lênin Nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng Cộng sản là: Xác định mục tiêu của cách mạng, xây dựng đường lối cách mạng giải phóng dân tộc; thông qua cương lĩnh, tổ chức vận động, tập hợp các lực lượng cách mạng, xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất Đối với cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: chống đế quốc và chống phong kiến, giành độc lập dân tộc, đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân

V.I Lênin đưa ra quan điểm Đảng Cộng sản ra đời là sự kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học và phong trào công nhân Hồ Chí Minh khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam

ra đời là sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam Người nói: “Đảng kết hợp phong trào cách mạng Việt Nam với chủ

7

Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.3

8

Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.289

Trang 6

nghĩa Mác - Lênin”9; “Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930”10 Từ nhận thức đó, sau này Người khẳng định: “Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị”11 Sự sáng tạo của Hồ Chí Minh so với chủ nghĩa Lênin không chỉ bổ sung yếu tố phong trào yêu nước vào sự ra đời của Đảng Cộng sản mà còn cho thấy phong trào yêu nước có khả năng kết hợp với phong trào công nhân, vì cả hai phong trào cùng một nhiệm vụ và mục tiêu trước mắt là chống xâm lược, giành độc lập dân tộc Sự xuất hiện một yếu tố mới là phong trào yêu nước không những không hạ thấp vai trò của chủ nghĩa xã hội khoa học, ngược lại tỏ rõ rằng ở các nước thuộc địa như Việt Nam, chủ nghĩa Mác - Lênin có một mảnh đất màu

mỡ, “lực lượng vật chất” không chỉ là phong trào công nhân mà còn có cả phong trào yêu nước Ngược lại, phong trào yêu nước phải được tiếp nhận lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin mới thành phong trào yêu nước triệt để Sáng tạo ở vế “đồng thời là Đảng của dân tộc” ở chỗ: Cơ sở xã hội của Đảng không chỉ là giai cấp công nhân mà là toàn thể dân tộc; Đảng không chỉ vì lợi ích của giai cấp công nhân mà vì lợi ích cả dân tộc; Đảng không chỉ trong tim của người đảng viên đảng cộng sản, mà phải

“gần gũi tận trong lòng của mỗi đồng bào ta”

Thứ ba, cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân trên

cơ sở liên minh công nông

Hồ Chí Minh chỉ rõ: Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết toàn dân, trên cơ sở liên minh công nông làm nòng cốt Trong đó, “thực hiện cho được liên minh công nông vì đó là sự bảo đảm chắc chắn nhất những thắng lợi của cách mạng”12

Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, V.I Lênin nêu khẩu hiệu “Giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!” Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”13

Khẩu hiệu đoàn kết của Hồ Chí Minh chứa đựng ba tầng đoàn kết: đoàn kết trong Đảng, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế và tỷ lệ thuận giữa sức mạnh đoàn kết và khả năng thành công Người chỉ rõ: “Vì bị áp bức mà sinh ra cách mệnh, cho nên ai mà bị

9

Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.275

10

Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.406

11

Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.275

12

Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.391

Trang 7

áp bức càng nặng thì lòng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết”14 Khái niệm “dân tộc cách mệnh” trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh chứa đựng một hàm lượng khoa học, sáng tạo lớn trong việc tổ chức lực lượng cách mạng, chính xác là xây dựng chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc Toàn thể dân tộc Việt Nam bị áp bức đồng tâm hiệp lực đánh đuổi thực dân Pháp, “thà chết được tự do hơn sống làm nô lệ”15

Người cũng luôn khẳng định tinh thần “bốn phương vô sản đều là anh em”16

Từ thực tiễn Việt Nam, với tuyệt đại đa số dân số là nông dân, Hồ Chí Minh cho rằng, nông dân là những người chịu nhiều tầng áp bức, bị bần cùng hóa nên họ luôn có

ý thức phản kháng, sẵn sàng tham gia cách mạng Do đó, cách mạng giải phóng dân tộc phải có sự tham gia của giai cấp nông dân và là sự nghiệp của toàn dân Đánh giá cao vai trò, sứ mệnh của giai cấp nông dân, nhưng Hồ Chí Minh luôn khẳng định, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng và Đảng phải lãnh đạo xây dựng khối liên minh công - nông làm nòng cốt cho Mặt trận Dân tộc thống nhất Hồ Chí Minh chủ trương vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân Việt Nam, những người dân mất nước, đang phải chịu thân phận nô lệ, tham gia vào Mặt trận Dân tộc thống nhất, nhằm huy động sức mạnh của toàn dân tộc vào cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do Đây là luận điểm rất mới, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc Đó là sự bổ sung kịp thời vào kho tàng

lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin

Thứ tư, cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực, nhân văn, hòa bình, kết hợp đấu tranh chính trị của quần chúng với đấu tranh vũ trang

Trên cơ sở nắm vững những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh

đã nhận thức sâu sắc bản chất của chế độ thực dân: “Chế độ thực dân, tự bản thân nó,

đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi”17,“ Lũ giặc cướp nước, chết thì chết, nết không chừa Càng gần thất bại thì chúng càng hung ác Do đó, càng gần thắng lợi thì ta càng gặp nhiều khó khăn”18 Người khẳng định: Độc lập tự do không thể cầu xin mà có được” Vì vậy, để thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân

14

Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.288

15

Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.286

16

Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.670

17

Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.114

18

Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.254

Trang 8

tộc, cũng như cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ chủ nghĩa xã hội, tất yếu phải “… đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”19

Quan điểm bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh không hề đối lập với tinh thần yêu chuộng hòa bình và chủ nghĩa nhân đạo của dân tộc Việt Nam mà là sự tiếp nối truyền thống nhân nghĩa của cha ông ta Đối với Hồ Chí Minh, trong cuộc đấu tranh chính nghĩa để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, việc sử dụng bạo lực cũng nhằm mục đích hòa bình: “Vẫn biết dụng binh là việc nhân nghĩa, muốn cứu dân, cứu nước”20 Theo Người, hòa bình phải là nền hòa bình thật sự, gắn liền với độc lập, chủ quyền của Tổ quốc và tự do, dân chủ của nhân dân Nếu mục tiêu đó không được đáp ứng, phương thức tiến hành chiến tranh tất yếu là bạo lực cách mạng Đó chính là nghệ thuật khéo léo dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng của Người Quan điểm trên đã thể hiện tư duy độc lập, tự chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong vận dụng sáng tạo quan điểm cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, kinh nghiệm cách mạng thế giới, truyền thống dân tộc vào xác định phương pháp cách mạng Việt Nam Thực tiễn của cách mạng Việt Nam, đã chứng minh quan điểm của Hồ Chí Minh về phương pháp cách mạng là đúng đắn, sáng tạo

III KẾT LUẬN

Sự vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc vào thực tiễn cách mạng Việt Nam đã phản ánh nguyện vọng được sống trong độc lập, tự do và công bằng, bình đẳng của không chỉ dân tộc Việt Nam mà còn là ý chí, nguyện vọng của mọi dân tộc bị áp bức, bóc lột trên thế giới, như

Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”21 Có thể nói, giải phóng dân tộc là nguyện vọng cháy bỏng hơn bất cứ yêu cầu nào khác Nó là điều kiện tiên quyết cho mọi quyền tự do, dân chủ của con người

Hồ Chí Minh không chỉ là người xây dựng cơ sở lý luận cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam mà còn là người tổ chức và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc Trong quá trình tổ chức và lãnh đạo sự nghiệp cách

19

Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.391

20

Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.286

Trang 9

mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã thể hiện trách nhiệm của người đứng đầu

Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, xác định con đường cứu nước theo khuynh hướng chính trị vô sản, nhưng Hồ Chí Minh không áp dụng rập khuôn, máy móc những nguyên lý có sẵn

Lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng thuộc địa: Vận dụng phương pháp làm việc biện chứng của học thuyết Mác - Lênin, Người đã phân tích thực tiễn xã hội thuộc địa, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện lịch sử cụ thể, xây dựng nên lý luận cách mạng giải phóng dân tộc và truyền bá vào Việt Nam

Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, yêu cầu khách quan của cách mạng ổ thuộc địa không phải là chống chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chống chủ nghĩa thực dân và tay sai của nó

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 và 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam đã chứng minh tinh thần độc lập, tự chủ, tính khoa học, tính cách mạng và sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về con đường giải phóng dân tộc vào thực tiễn cách mạng Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập (15 tập), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

2 Vũ Đình Hòe - Bùi Đình Phong (2010) Hồ Chí Minh với sự nghiệp độc lập

dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội

3 Đoàn Sỹ Tuấn, Trần Trọng Đạo, Tưởng Thị Thắm (2018), Hướng dẫn nghiên

cứu Giáo trình môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

4 PGS.TS Nguyễn Thanh Tuấn (2011), Triết lý phát triển trên cơ sở chủ nghĩa

Mác - Lênin phù hợp với Việt Nam ngày nay, Nxb Học viện Chính trị - Hành

chính Quốc gia Hồ Chí Minh

5 www.hcma.vn; www.lyluanchinhtri.vn

Ngày đăng: 28/04/2021, 03:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w