1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI NHẬP CƯ Ở LIÊN MINH CHÂU ÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU ÂU HỌC

110 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

Tình hình nghiên cứu trong nước: Vấn đề phản ứng chính sách như thế nào đối với tình trạng nhập cư vào Châu Âu đã được một số công trình nghiên cứu tập trung phân tích, với trọng tâm l

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ KIM OANH

GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI NHẬP CƯ Ở

LIÊN MINH CHÂU ÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU ÂU HỌC

Hà Nội, năm 2018

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ KIM OANH

GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI NHẬP CƯ Ở

LIÊN MINH CHÂU ÂU

Chuyên ngành: Châu Âu học

Người hướng dẫn khoa học

TS ĐINH MẠNH TUẤN

Hà Nội, năm 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, nội dung trình bày trong luận văn này là hoàn toàn hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định

về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Tôi xin chịu trách nhiệm về Luận văn nghiên cứu của mình

Tác giả luận văn

Lê Thị Kim Oanh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy đồng nghiệp và gia đình Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:

Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Đinh Mạnh Tuấn người hướng dẫn khoa học của em Thầy đã hết lòng hướng dẫn về chuyên môn cũng như động viên, khuyến khích và giúp đỡ em trong suốt thời gian làm và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các thầy, cô trong khoa Khoa học Quốc tế học, Chuyên ngành Châu Âu học, Học viện Khoa học xã hội Trong quá trình học tập, em đã nhận được sự giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi, của rất nhiều thầy,

cô trong khoa

Cuối cùng xin dành những lời cảm ơn chân thành nhất tới Lãnh đạo viện, bạn bè đồng nghiệp trong Viện Nghiên cứu Châu Âu, cũng như gia đình em Những người luôn tạo điều kiện, giúp đỡ và động viên để em có động lực hoàn thành luận văn của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 7

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 7

7 Kết cấu của luận văn 8

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP CƯ Ở LIÊN MINH CHÂU ÂU 9

1.1 Khái niệm về nhập cư 9

1.2 Các hình thức nhập cư 9

1.3 Sơ lược quá trình phát triển chính sách nhập cư của EU 10

1.4 Nguyên nhân của nhập cư ở Liên minh Châu Âu 16

1.5 Tác động của nhập cư đến EU 23

Tiểu kết chương 1 29

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI NHẬP CƯ Ở LIÊN MINH CHÂU ÂU 30

2.1 Tình hình nhập cư ở Liên minh Châu Âu 30

2.2 Giải pháp ứng phó với nhập cư của Liên minh châu Âu 35

2.2.1 Các giải pháp ngắn hạn: 36

2.2.2 Các giải pháp trung hạn 41

2 2.3 Các giải pháp dài hạn 52

2.3 Một số thành công và hạn chế của các giải pháp ứng phó với nhập cư ở Liên minh Châu Âu……… 57

2.3.1 Thành công 57

2.3.2 Hạn chế 58

Tiểu kết chương 2 63

Chương 3: DỰ BÁO TÌNH HÌNH NHẬP CƯ Ở LIÊN MINH CHÂU Â….64 3.1 Bối cảnh châu Âu hiện nay 64

3.2 Dự báo tình hình nhập cư ở Liên minh Châu Âu 69

3.3 Một số kinh nghiệm cho ASEAN 73

Tiểu kết chương 3 78

Kết luận 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN Association of Southeast Asian

châu Âu

EBCG European Border and Coast Guard Cơ quan châu Âu về bảo vệ

biên giới và bờ biển

EC European Commission Ủy ban châu Âu

EUTF Emergency Trust Fund for Africa Quỹ ủy thác châu Phi

EUROSTAT Statistical office of the Cơ quan thống kê EU

EUROPOL European Police Office Cảnh sát Châu Âu

EUROJUST EU agency dealing with judicial

cooperation in criminal matters

Đơn vị Hợp tác tư pháp EU

EUROSUR European Border Surveillance System Hệ thống giám sát biên giới FRONTEX Agency EU border control Cơ quan Kiểm soát biên giới

EU

ERF European Refugee Fund Quỹ tị nạn Châu Âu

IOM International Organization for

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Hình 2.1: Số lượng người di cư từ Syria đến các nước Châu Âu và láng giềng…33 Hình 2.2: Những tuyến đường chính của người di cư tới EU……… 35 Hình 2.3: Kế hoạch phân bổ hạn ngạch người tị nạn 46

Trang 8

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Liên minh Châu Âu có nguồn gốc từ Cộng đồng Than Thép châu Âu từ 6 quốc gia thành viên ban đầu vào năm 1951 Từ đó cho đến nay, Liên minh Châu Âu đã lớn mạnh hơn về số lượng cũng như chất lượng thông qua việc tăng cường thẩm quyền của Liên minh Châu Âu Vấn đề nhập cư đã trở thành vấn đề của toàn khu vực buộc các nước EU phải giải quyết ở cả hai cấp độ: liên minh và quốc gia EU

đã thông qua nhiều hiệp ước quan trọng như hiệp ước Schengen, hiệp ước Maastricht, hiệp ước Amsterdam, hiệp ước Lisbon… EU vẫn chưa đề ra được một chính sách nhập cư chung do các nước thành viên vẫn còn nhiều bất đồng về lợi ích và mục tiêu của chính sách này Mặc dù tồn tại quan điểm cho rằng, chính sách nhập cư của EU chưa thực sự thành công, song ở chừng mực nhất định, chính sách này hiện vẫn đang thúc đẩy một cách khá tích cực sự luân chuyển lao động trong nội khối; đang góp phần quan trọng vào việc ngăn chặn một cách hiệu quả dòng nhập cư bất hợp pháp đổ vào EU Nhập cư là một vấn đề nóng tại các nước EU, nhất là gần đây tình hình bất ổn ở một số nước Trung Đông và Bắc Phi như Libi, Tuynidi, … đã gia tăng áp lực nhập cư lên các nước thành viên của EU Theo thông báo của Cơ quan giám sát biên giới Liên minh châu Âu (FRONTEX), số người di cư trái phép vào EU trong 10 tháng đầu năm 2015 là 1,2 triệu người - con số kỷ lục trong lịch sử EU và có 2.887 người chết trên biển Địa Trung Hải Họ đến từ những quốc gia đang phải chịu xung đột như Syria, Afghanistan hay Libya hoặc từ những quốc gia nghèo đói Để đến được “miền đất hứa” châu Âu, theo đường biển qua Địa Trung Hải hoặc bằng tuyến đường Balkan qua Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp Sự bất đồng quan điểm giữa các nước Tây

Âu với Trung và Đông Âu ngày càng sâu sắc Trong khi các nước như Đức, Pháp, Thụy Điển,… sẵn sàng tiếp nhận người tị nạn thì các nước Đông Âu mà điển hình

là Hungary lại kiên quyết phản đối Những hàng rào thép gai dựng lên để ngăn cản người tị nạn cũng trở thành những bức tường ngăn cách các quốc gia trong

Trang 9

2

khu vực, đe dọa sự tồn tại của Hiệp ước Schengen mà 26 quốc gia thành viên đã

kí kết Kế hoạch phân bổ 120.000 người nhập cư theo hạn ngạch cũng lâm vào bế tắc do sự thiếu đồng thuận giữa các quốc gia Hungary chỉ trích hệ thống phân bổ hạn ngạch này sẽ khuyến khích sự gia tăng di cư tới châu Âu

Trên thực tế, để giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng di cư hiện nay thì việc

ổn định tình hình nội bộ của các quốc gia thuộc khu vực Trung Đông và Bắc Phi (đặc biệt là những quốc gia chịu những tác động từ nội chiến và phong trào Mùa xuân Arab như Iraq, Syria, Libya, Yemen hay Ai Cập) Mặc dù đã có nhiều nỗ lực đến từ các quốc gia đơn lẻ và cả các hành động phối hợp nhưng cho đến nay các quốc gia trên thế giới vẫn chưa tìm được một giải căn bản và có tính tổng thể cho vấn đề người nhập cư Kế hoạch phân chia hạn ngạch người tị nạn giữa các quốc gia thành viên dựa trên tiêu chí khách quan và định lượng cũng chưa thực sự được

áp dụng và còn đang gây tranh cãi Một số quốc gia như Italy, Hy Lạp vẫn tiếp tục phải đối mặt với làn sóng người nhập cư ồ ạt Nhiều quốc gia còn khá chậm chạp khi triển khai một số biện pháp nhằm tiếp nhận, đăng ký và phân chia người nhập cư

Vì vậy tác giả đã chọn đề tài: “Giải pháp ứng phó với nhập cư ở Liên minh Châu Âu” làm luận văn nghiên cứu của mình

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Cho đến nay, trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu Giải pháp ứng phó với nhập cư ở Liên minh Châu Âu:

2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước:

Vấn đề phản ứng chính sách như thế nào đối với tình trạng nhập cư

vào Châu Âu đã được một số công trình nghiên cứu tập trung phân tích, với trọng tâm là làm rõ những khác biệt và điều chỉnh chính sách của các quốc gia thành

viên mới, sau khi gia nhập EU Trong bài viết “Chính sách nhập cư của Liên minh Châu Âu và của một số nước thành viên mới Đông Âu” được đăng trên Tạp

chí Nghiên cứu Châu Âu số 3 (102), năm 2009 của tác giả Nguyễn An Hà đã đề

Trang 10

có nhiều thay đổi Tác giả tập trung nghiên cứu quá trình xây dựng chính sách nhập cư của EU, qua đó rút ra một số gợi mở cho ASEAN trong lộ trình hướng

tới Cộng đồng năm 2015 “Vài nét về chính sách nhập cư của Cộng hòa Séc”, tác

giả Đặng Minh Đức tập trung phân tích quá trình hoàn thiện chính sách nhập cư

và tỵ nạn của Cộng hòa Séc nhằm đáp ứng các quy định chung của EU như: xây dựng khung pháp lý về chính sách nhập cư, chính sách lao động “thẻ xanh”, chương trình chống nạn nhập cư bất hợp pháp, xây dựng và tăng cường thẩm

quyền cho cơ quan quản lý của Séc trong chính sách nhập cư và tỵ nạn

Các nghiên cứu đề cập đến tình hình, những tác động và giải pháp

trong vấn đề nhập cư ở Liên minh Châu Âu trong giai đoạn hiện nay “Nhập

cư ở Liên minh Châu Âu vấn đề và thách thức” của Đặng Minh Đức, “Vấn đề nhập cư ở EU hiện nay: Thực trạng và chính sách”, tác giả Trần Thị Hương đã

phân tích tình hình nhập cư ở EU những tác động trên nhiều mặt của làn sóng nhập cư vào các nước Châu Âu, chính sách và những giải pháp của EU và hiệu quả của các biện pháp này

2.2 Tình hình nghiên cứu của nước ngoài:

Về chính sách nhập cư của EU:

Bài báo “Illegal Immigration and Fight against Illegal Migration in Member States of the European Union”, của Kamilla SHERYAZDANOVA - đã

mô tả sự phát triển của các quy định của Liên minh Châu Âu về nhập cư và tị nạn,

Trang 11

4

đồng thời giải quyết các vấn đề chính sách nhập cư nhất định về pháp lý Kết luận của nó dựa trên các cuộc thảo luận về quy trình và các quy định pháp luật liên

quan đến tương lai của Châu Âu

Tác giả Tamara Jonjić and Georgia Mavro trong báo cáo về : “Immigration

in the EU: policies and politics in times of crisis 2007-2012 đã phân tích các hình

thức di cư như: đoàn tụ gia đình; di cư của học sinh; cư dân và hội nhập lâu dài;

di dân Chỉ ra tính liên kết giữa chính sách nhập cư, việc làm và kinh tế Qua đó các tác giả cũng trình bày các vấn đề về chính sách nhập cư

Vấn đề phản ứng chính sách di dân tại EU có bài viết “Queen’s Papers

on Europeanisation, No 4/2003, Still Beyond Fortress Europe? Patterns and Pathways in EU Migration Policy” của tác giả Andrew Geddes, đã chỉ ra phản

ứng chính sách di dân tại EU mức độ và cách thức mà địa điểm tổ chức mới của châu Âu hiện nay góp phần vào sự hình thành các chính sách di dân và chính trị của châu Âu

Vấn đề kiểm soát biên giới: tác giả Urszula Lisson “Border Management

and Human Rights” Nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ các nghĩa vụ đối với

quản lý biên giới và luật hàng hải Điều này bao gồm việc xử lý các nghĩa vụ về nhân quyền nói chung cũng áp dụng cho việc kiểm soát biên giới tại biên giới đất liền và sân bay Ngoài ra, nghiên cứu xem xét các câu hỏi đặc biệt về nhân quyền

và luật hàng hải phát sinh liên quan đến việc bảo vệ biên giới biển Các nghĩa vụ

về nhân quyền đối với các biện pháp kiểm soát di cư

Về vấn đề hội nhập của người di cư tại nơi đến và xung đột do nhập cư có:

“Illegal Immigration and Fight against Illegal Migration in Member States

of the European Union”, của Kamilla SHERYAZDANOVA đã mô tả sự phát

triển của các quy định của Liên minh Châu Âu về nhập cư và tị nạn, đồng thời giải quyết các vấn đề chính sách nhập cư nhất định về pháp lý Kết luận của nó dựa trên các cuộc thảo luận về quy trình và các quy định pháp luật liên quan đến

Trang 12

5

tương lai có thể của Châu Âu

Dancygier (2010), “Immigration and Conflict in Europe” Tác phẩm giới thiệu một lý thuyết giải thích cho việc tại sao chúng ta chứng kiến các cuộc xung đột giữa người nhập cư và người bản địa ở một số nơi trong khi lại không thấy ở những nơi khác và tại sao một số thành phố lại chứng kiến sự xung đột giữa người nhập cư và các nhân tố nhà nước trong khi những thành phố khác lại không xảy

ra Cuốn sách này xem xét các điều kiện kinh tế có tương tác như thế nào đối với các động lực bầu cử nhằm giải thích cho xung đột giữa người nhập cư và người bản địa, người nhập cư và nhà nước thông qua các nhóm và thành phố ở Anh, Đức và Pháp Tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của các thể chế nhập cư quốc gia và các nền kinh tế chính trị địa phương trong việc hình thành vị thế kinh tế và quan điểm chính trị của người nhập cư, làm rõ sức hút kinh tế và bầu cử, chứ không phải khác biệt về văn hóa, quyết định các đặc điểm của xung đột và hòa bình

Về vấn đề nhập cư bất hợp pháp vào EU:

Trong bài viết “Irregular Immigration in the European Union” các tác giả

Pia M Orrenius and Madeline Zavodny đã nêu lên tình trạng di dân trái phép đang tăng trở lại ở EU Mặc dù ước tính chính xác là khó có thể đi qua, gần gũi với các quốc gia trong hỗn loạn và hứa hẹn của một cuộc sống tốt đẹp hơn đã kéo hàng trăm ngàn người nhập cư bất thường vào EU trong năm 2014-2015 Bản tóm tắt chính sách này khảo sát tình trạng nhập cư bất thường vào EU và rút ra những bài học kinh nghiệm từ Mỹ Nó tập trung vào khía cạnh kinh tế của nhập cư trái phép Có những lợi ích về kinh tế đối với các quốc gia tiếp nhận cũng như đối với những người di cư trái phép, nhưng những lợi ích đó đòi hỏi người di cư có thể tiếp cận thị trường lao động và giá cả và tiền lương rất linh hoạt Trong khi đó, giảm chi phí tài chính đòi hỏi phải hạn chế tiếp cận các chương trình trợ giúp công cộng cho người mới đến Giải quyết thành công việc di dân không thường

Trang 13

6

xuyên có thể đòi hỏi sự phối hợp và chia sẻ chi phí đáng kể giữa các nước thành viên EU

Hợp tác với nước thứ ba để giải quyết vấn đề nhập cư EU: Trong bài

báo “EU’s Immigration Policy and EU-Turkey Relation” tác giả Elvan

ÖZDEMİR, Research Assistant , trước khi đặc biệt tập trung vào điều kiện hiện tại của Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến nhập cư bất hợp pháp, mối quan hệ của Thổ Nhĩ

Kỳ với EU sẽ được xem xét và các chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm chống lại nhập cư bất hợp pháp, việc áp dụng các chính sách của EU sẽ được nhắc đến Vấn

đề nhập cư bất hợp pháp của Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh quan hệ với EU Cuộc chiến chống lại sự nhập cư bất hợp pháp được coi là vấn đề an ninh quốc tế, đánh giá các mối quan hệ của Liên minh châu Âu Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến đường dây

an ninh toàn cầu

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu đề tài:

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về nhập cư ở Liên minh Châu

Âu, giải pháp ứng phó của Liên minh Châu Âu để giải quyết vấn đề nhập cư ngày càng gia tăng hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, nghiên cứu khái niệm về nhập cư, các hình thức nhập cư, sơ lược quá trình phát triển chính sách nhập cư, nguyên nhân, tác động của nhập cư đến

EU

Thứ hai, phân tích thực trạng và EU đã đưa ra các giải pháp gì để ứng phó với vấn nạn nhập cư

Thứ ba, dự báo triển vọng phát triển của tình hình nhập cư ở EU

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu các giải pháp ứng phó của Liên minh Châu Âu để giải quyết vấn đề nhập cư ở EU sau khủng hoảng nhập cư

Trang 14

7

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề nhập cư ở Liên minh Châu Âu giai đoạn sau khủng hoảng nhập cư ở EU (đặc biệt là làn sóng di cư từ Bắc Phi và Trung Đông sang Châu Âu)

Về không gian: Luận văn nghiên cứu các vấn đề nhập cư ở trong phạm vi địa lý của Liên minh Châu Âu

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn được trình bày trên cơ sở lý luận của quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và quan điểm Liên minh Châu Âu về vấn

đề nhập cư

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, nhiệm vụ chú ý phương pháp so sánh tổng hợp - phân tích thống kê về khủng hoảng nhập cư và các giải pháp của EU đối với vấn nạn nhập cư

Xử lý tài liệu và đánh giá, phân tích rút ra các kết luận khoa học về bản chất, đặc điểm của vấn đề

Về phương pháp thu thập tài liệu, nhiệm vụ sẽ tiếp cận với các nguồn tài liệu thứ cấp như sách, bài viết tạp chí, các bài viết nghiên cứu, tài liệu của các dự án nghiên cứu, số liệu thống kê chính thức và một số nguồn thông tin tin cậy trên internet

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Từ những phân tích, đánh giá thực trạng nhập cư ở Liên minh Châu Âu luận văn sẽ cho thấy thành công và hạn chế của EU trong việc đưa ra và thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế người nhập cư vào EU Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho học tập, nghiên cứu

Trang 15

8

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng chữ cái viết tắt, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu làm 3 phần, cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về nhập cư ở Liên minh Châu Âu

Chương 2: Thực trạng và giải pháp ứng phó với nhập cư ở Liên minh Châu Âu Chương 3: Dự báo tình hình nhập cư ở Liên minh Châu Âu

Trang 16

9

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP CƯ Ở LIÊN MINH CHÂU ÂU

1.1 Khái niệm về nhập cư

Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chung về “nhập cư” để có thể áp dụng một cách phổ biến trên toàn cầu

Nhập cư là hoạt động di chuyển chỗ ở đến vào một vùng hay một quốc gia mới Dân nhập cư là người dân di chuyển từ một vùng đến một vùng khác để định

cư hoặc tạm trú

Theo Cơ quan thống kê EU (Eurostat), người nhập cư là những người đến hoặc trở về từ nước ngoài để về sống ở một đất nước trong một thời gian nhất định, trước đó họ đã cư trú ở một nơi khác [82]

Theo định nghĩa trong từ điển tiếng Anh Oxford dân nhập cư là bộ phận những người chuyển đến định cư tạm thời, hoặc vĩnh viễn từ một khu vực, quốc gia tới một nơi khác sinh sống Có rất nhiều lý do để người ta di cư: lý do kinh tế, gia đình, học tập, việc làm - Bất kỳ ai khi rời bỏ một quốc gia để đến một quốc gia khác được xem là người nhập cư, ngoại trừ vì lý do chiến tranh hay đàn áp chính trị

Liên Hợp Quốc định nghĩa - “người nhập cư dài hạn là những người ở lại nước tiếp nhận trong thời gian hơn một năm, mặc dù họ không liên tục sinh sống tại nước đó trong vòng hơn một năm” [112]

1.2 Các hình thức nhập cư

Có nhiều loại hình nhập cư khác nhau tùy vào mục đích của người nhập cư

và nhu cầu của nước tiếp nhận có thể phân loại một cách tương đối như sau:

- Dựa vào tính pháp lý: có nhập cư hợp pháp và nhập cư bất hợp pháp Nhập cư hợp pháp là loại hình nhập cư được luật pháp của cả nước gốc và nước nhập cư cho phép Nhập cư bất hợp pháp là nhập cư trái với luật pháp của nước gốc hoặc nước tiếp nhận, hoặc trái với luật pháp của cả hai nước [7, tr.299]

- Dựa vào thời gian cư trú: có nhập cư dài hạn và nhập cư ngắn hạn

Trang 17

10

- Nhập cư với mục đích kinh tế: có các loại hình như nhập cư theo lực lượng lao động, nhập cư tị người tị nạn nhập cư, nhập cư theo diện đoàn tụ gia đình, học tập, kinh doanh, du lịch, chữa bệnh…

Có thể nói, các cách phân loại loại hình nhập cư như trên chỉ mang tính chất tương đối, tùy theo các vấn đề, tình hình, tính chất mỗi nước đưa ra những tiêu chí phân loại khác nhau Ở EU có bốn lý do khiến nhiều người mong muốn được nhập cư vào: vấn đề lao động nhập cư vào EU để làm việc, vấn đề đoàn tụ gia đình, tị nạn chính trị, học tập là những loại hình nhập cư chủ yếu, có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa của các nước thành viên Quyền di cư để làm việc hoặc học tập là một thực tế của nền kinh tế toàn cầu hóa Xét về lâu dài, tình trạng nhập cư sẽ ngày càng gia tăng chứ không giảm, xét xu hướng nhân khẩu học của châu Âu hiện nay Vì vậy, châu Âu phải tăng cường đoàn kết và cùng nhau hành động để giải quyết cuộc khủng hoảng di cư

1.3 Sơ lược quá trình phát triển chính sách nhập cư của EU

Ngay từ Hiệp ước Rome, Hiệp ước sáng lập EC vấn đề nhập cư và cư trú

đã được chú ý Điều 3(c) của Hiệp định Rome năm 1957 quy định “huỷ bỏ những trở ngại về việc đi lại tự do cá nhân giữa các nước thành viên” Tuy nhiên, đến năm 1993, sự ra đời của thị trường thống nhất và việc mở rộng liên minh sang các nước Trung và Đông Âu đã gia tăng áp lực lên toàn thể cộng đồng, đòi hỏi EU phải có một chính sách chung về nhập cư

Nhằm tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên và chống lại những ảnh hưởng bất lợi của các nhóm nhập cư bất hợp pháp, ngày 14/6/1985, 5 nước gồm Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Lucxemburg đã ký kết Hiệp ước Schengen với mục đích kiểm soát chặt chẽ dòng người di cư ngay tại cửa khẩu biên giới phía ngoài của cộng đồng Hiệp ước cũng kêu gọi xóa bỏ chế độ kiểm tra về hộ chiếu giữa các nước thành viên - Khu vực Schengen hiện nay với 22/28 nước là thành viên EU bao gồm: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thuỵ Điển, Phần Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Ba

Trang 18

11

Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta Đối với công dân các nước ngoài EU chỉ cần được cấp thị thực nhập cảnh của 1 nước trong khu vực Schengen là có thể đi lại tự do trong toàn khối

Năm 1993, Hiệp ước Masstricht khẳng định sự ra đời của Liên minh châu

Âu liên kết trên 3 trụ cột: kinh tế, an ninh đối ngoại và tư pháp nội vụ, hướng tới hoàn thiện thị trường thống nhất và Liên minh Kinh tế - Tiền tệ, thì chính sách di

cư và nhập cư trong khu vực mới thực sự chuyển biến Một nội dung quan trọng của Hiệp ước là đã đưa ra khái niệm công dân châu Âu, tạo nên cơ sở pháp lý quan trọng để người dân châu Âu có thể tự do di chuyển giữa các thành viên, đồng thời là cơ sở pháp lý cho các cơ quan của EU tham gia vào Hiệp ước Schengen, đảm bảo các quyền đi lại của công dân EU [3, tr.25]

Hiệp ước Amsterdam chính thức đưa Schengen vào khuôn khổ pháp lý của EU như là “Schengen acquis” Bộ luật Schengen bao gồm Hiệp ước Schengen 1985, Công ước Schengen 1990 cũng như các quyết định và thỏa thuận khác trong quá trình thực hiện Schengen Khi hiệp ước Amsterdam có hiệu lực năm 1999, quyền hạn gia quyết định của Schengen thuộc về Hội đồng Bộ trưởng EU như những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử, tư pháp và đối nội, chính sách xã hội và việc làm, chính sách đối ngoại và an ninh chung của EU Hiệp ước Amsterdam

có một số thay đổi căn bản trong hệ thống quản lý của EU như mở rộng phạm vi

áp dụng phương thức bỏ phiếu theo đa số; mở rộng phạm vi áp dụng thủ tục đồng quyết định; tạo ra thủ tục hợp tác tăng cường và nhấn mạnh đến 4 mục tiêu cơ bản

là coi việc làm và quy công dân là vấn đề trung tâm của EU, xóa bỏ những rào cản cuối cùng còn lại trong lưu chuyển tự do trên thị trường thống nhất, tạo một tiếng nói chung có trọng lượng hơn của EU trong các công việc quốc tế và làm cho thể chế EU hoạt động có hiệu quả hơn Tất cả nhằm bổ sung khuôn khổ pháp

lý đã được thông qua tại Maastricht về việc sử dụng đồng tiền chung châu Âu Euro với hai tiêu chuẩn rất quan trọng, đó là các nước thành viên Khu vực đồng tiền chung (Eurozone) phải đảm bảo nợ công không vượt quá 60% GDP và bội

Trang 19

12

chi ngân sách không vượt quá 3% GDP để xây dựng một Liên minh Kinh tế và tiền tệ châu Âu (EMU) được thực hiện từ 1/1/1999 với một đồng tiền chung duy nhất (đồng Euro) Mặc dù Schengen chính thức trở thành một nội dung liên kết của EU, nhưng không phải áp dụng cho tất cả các nước thành viên

Hiệp ước Tampere được thông qua ở Phần Lan đã thống nhất yêu cầu phải thiết lập Chính sách di cư chung và Cơ chế cư trú chính trị chung châu Âu Xây dựng các yêu cầu cần thiết cho chính sách nhập cư chung của EU, đó là [58]: 1) Chính sách nhập cư dựa trên phương pháp tiếp cận toàn diện của sự quản lý nhập cư 2) Chính sách bao gồm đối xử công bằng các nước thứ 3 nhằm trao các quyền và nghĩa vụ tương đương càng nhiều càng tốt cho các công dân đến từ các nước thứ 3 nhập cư ở các nước thành viên 3) Các chính sách quản lý phải là sự phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước bao gồm các chính sách hợp tác phát triển 4) Bất kỳ chính sách chung nào cho vấn đề tị nạn phải tôn trọng tuyệt đối các điều khoản của công ước Geneva và nghĩa vụ của các nước thành viên của các điều ước quốc tế

Đến tháng 11/2004, Hội nghị Brussel thông qua chương trình cho trụ cột tư pháp và nội vụ được gọi là chương trình Hague, đưa ra những điều kiện chính trị cho việc giải quyết các vấn đề nhập cư trong vòng 5 năm, nhưng đã ít tham vọng hơn so với Hội nghị Tampere Chương trình Hague nhấn mạnh sự cần thiết phải trao đổi thông tin và kinh nghiệm nhưng không động chạm tới quyền hạn của các nước thành viên, mà chỉ kêu gọi các nước thành viên và các thể chế của EU phát triển những nguyên tắc chung có chú trọng tới tính gắn kết trong khuôn khổ EU

về nhập cư [3] Cộng đồng chung châu Âu kêu gọi phát triển sâu rộng hơn nữa Chính sách di cư và cư trú chính trị của EU Năm 2004, các mục tiêu chính sách này đã được mở rộng theo Chương trình Hague, nhấn mạnh nhu cầu mạnh mẽ về chính sách toàn diện của EU trong tất cả các giai đoạn nhập cư, bao gồm xác định quyền con người và dân sự của người nhập cư và người xin tị nạn

Trang 20

13

Năm 2005, Hội đồng châu Âu đã thông qua những nguyên tắc cơ bản chung về Chính sách hội nhập người di cư trong EU (CBPs) và Chương trình chung cho Hội nhập tạo khung pháp lý cho việc hội nhập những người quốc tịch thứ ba tại EU

Năm 2007, EU soạn thảo hai chỉ thị là Chỉ thị về các điều kiện làm việc ở

EU của người lao động có trình độ cao và Chỉ thị về các quyền của người nhập cư hợp pháp trong lĩnh vực lao động Nội dung của hai bản chỉ thị này làm tăng tính hấp dẫn và đảm bảo tất cả lao động nhập cư được đối xử công bằng ở EU, tạo điều kiện cho họ có quyền cư trú dài hạn (Chỉ thị Hội đồng 2003/109/EC) Đặc biệt nhằm mở rộng số lượng người nhập cư có trình độ vào EU Ủy ban châu Âu

đã đưa ra đề xuất thiết lập hệ thống Thẻ Xanh EU (EU Blue Card) với mục đích

ưu tiên cấp giấy phép cư trú và làm việc theo thủ tục nhanh gọn cho các lao động trình độ cao từ các nước thứ 3 làm việc tại các nước thành viên EU

Tháng 10/2008, Hiệp ước châu Âu về di cư và cư trú chính trị được Ủy ban châu Âu thông qua Bằng Hiệp ước này, quan điểm của EU là hướng tới một nhận thức chung cho chính sách quản lý di cư hiệu quả của các nước thành viên EU Đồng thời khẳng định vị thế và vai trò của người di cư với tư cách là nhân tố phát triển và đối tác

Hiệp ước Lisbon có hiệu lực vào năm 2009 tiếp tục mở rộng phạm vi di cư

và luật tị nạn của EU Điều 67.1 Hiệp ước về chức năng của EU (TFEU) quy định rằng EU sẽ tạo thành một khu vực tự do, an ninh và công bằng đối với các quyền

cơ bản và các hệ thống pháp luật và truyền thống khác nhau của các nước thành viên

Các quốc gia thành viên chịu trách nhiệm chính về việc xác định các thủ tục cho người nhập cư vào lãnh thổ của họ và về số lượng người nhập cư lao động

họ sẽ thừa nhận Vai trò của EU là bổ sung và hài hòa các chính sách nhập cư quốc gia bằng cách tạo ra một khung pháp lý chung Điều này bao gồm các điều kiện nhập cảnh và cư trú đối với một số loại người nhập cư nhất định, chẳng hạn

Trang 21

14

như sinh viên, nhà nghiên cứu và công nhân (Ủy ban châu Âu 2014) Cơ sở pháp

lý cho các năng lực của EU được nêu trong các điều 79 và 80 trong Hiệp ước về chức năng của Liên minh châu Âu (TFEU) Hiệp ước Lisbon tiếp tục củng cố vai trò của Nghị viện châu Âu, quyền quyết định chung trong lĩnh vực tị nạn và Tòa

án Tư pháp châu Âu [87]:

- Điều 79.1 quy định rằng EU sẽ xây dựng một chính sách nhập cư chung nhằm đảm bảo, quản lý hiệu quả các luồng di cư, đối xử công bằng với các công dân nước thứ ba cư trú hợp pháp tại các quốc gia thành viên, tăng cường các biện pháp chống nhập cư trái phép và nạn buôn bán người [66] Hiệp ước Lisbon đã

mở rộng áp dụng thủ tục lập pháp thông thường đối với chính sách di cư của EU Điều 79 (2) TFEU tạo cơ sở pháp lý cho việc điều chỉnh các điều kiện về nhập cảnh và cư trú, bao gồm giấy phép cư trú dài hạn và thống nhất gia đình, cũng như các quyền của các công dân nước thứ ba cư trú hợp pháp tại EU, kể cả phong trào tự do của họ ở EU Điều 79 (5) TFEU làm rõ rằng các quốc gia thành viên chỉ chịu trách nhiệm về việc xác định khối lượng của các công dân nước thứ ba

mà họ thừa nhận cho mục đích làm việc Đối với các biện pháp liên quan đến việc nhập cư của người nhập cư hợp pháp, điều 79 (4) quy định năng lực của EU giới hạn trong việc hỗ trợ hành động của Quốc gia thành viên trong lĩnh vực này mà không có quyền hài hoà các quy định quốc gia về hội nhập các công dân nước thứ

ba (Điều 2 (5 ) TFEU) [58]

- Điều 80 TFEU yêu cầu nguyên tắc đoàn kết và chia sẻ trách nhiệm công bằng, bao gồm các tác động tài chính, chi phối tất cả các chính sách được ban hành theo điều 77-79 (kiểm tra biên giới, tị nạn và nhập cư)

Từ chương trình nghị sự xã hội của EU năm 2006 – 2010, EU đã tập trung vào 7 ưu tiên chính sách trong đó có đề cập đến: tăng cường tập trung ưu tiên cho người nhập cư, người khuyết tật Với mục đích nhằm vượt qua nạn phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử, tăng cường hợp tác hội nhập các nhóm yếu thế như người khuyết tật, người dân tộc thiểu số và nhóm người nhập cư

Trang 22

15

Chương trình Stockholm vạch ra chính sách và chương trình lập pháp cho

EU về di cư, hội nhập của người di cư, tị nạn và kiểm soát biên giới bên ngoài giai đoạn 2010-2014 và thực hiện các quy định mới về di cư và tị nạn theo Hiệp ước Lisbon Các ưu tiên bao gồm: cải thiện quản lý biên giới bên ngoài bằng cách tăng cường hợp tác giữa các quốc gia EU và tiến hành các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt hơn để chống lại nạn nhập cư bất hợp pháp và tội phạm xuyên biên giới; phát triển chính sách visa của EU để tạo thuận lợi cho việc tiếp cận pháp lý với châu Âu; đảm bảo rằng những người có nhu cầu bảo vệ quốc tế và những người dễ bị tổn thương được cấp quyền vào Châu Âu; tạo ra hệ thống tị nạn chung châu Âu; tăng cường Frontex và điều phối công việc của mình với Văn phòng Hỗ trợ tị nạn châu Âu (EASO); xây dựng quan hệ đối tác với các nước không thuộc EU; và thiết kế một chính sách di cư mang lại lợi ích cho các nước

EU, các quốc gia xuất xứ và người di cư và kết hợp cả hai sáng kiến hội nhập và chính sách hoàn trả [66]

Hơn nữa, Chương trình Stockholm công nhận sự cần thiết phải phát triển một chính sách di cư toàn diện và linh hoạt, tập trung vào sự đoàn kết và chia sẻ trách nhiệm, giải quyết tình hình di cư của EU Các chính sách đảm bảo quyền và

sự hòa nhập của người nhập cư cũng được đưa ra Một chính sách di cư chung phải bao gồm một chính sách hoàn trả hiệu quả và bền vững, trong khi công việc cần phải tiếp tục ngăn chặn, kiểm soát và chống nhập cư “bất hợp pháp” Tăng cường quan hệ hợp tác với các nước thứ 3 (cả về quá cảnh và xuất xứ) trong vấn

đề quyết người nhập cư, tăng cường quản lý biên giới và vai trò của Frontex nhằm tăng khả năng đáp ứng hiệu quả hơn trong việc thay đổi dòng chảy di cư Một kế hoạch hành động cung cấp một lộ trình cho việc thực hiện các ưu tiên chính trị được nêu ra trong Chương trình Stockholm

Có thể nói, cho đến nay, dù liên tục được điều chỉnh nhằm hướng tới một chính sách chung của cộng đồng nhưng về cơ bản chính sách nhập cư vẫn chịu sự điều chỉnh của những văn bản này Các hiệp ước là cơ sở pháp lý quan trọng nhất

Trang 23

16

mà các nước thành viên cam kết cùng nhau xây dựng Liên minh Châu Âu từ khi thành lập đến nay Sự phát triển của chính sách nhập cư chung của EU cũng gắn liền với các hiệp ước

1.4 Nguyên nhân của nhập cư ở Liên minh Châu Âu

1.4.1 Nguyên nhân bên ngoài:

- Thứ nhất, khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước khu vực Bắc Phi

- Trung Đông được coi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khủng hoảng nhập cư

châu Âu khiến EU phải điều chỉnh chính sách nhập cư Phong trào “Mùa xuân Arab” từ đầu năm 2011 đã kích hoạt các cuộc biểu tình ở Syria đòi chấp dứt gần 5 thập kỷ cầm quyền của Đảng Baath, cũng như yêu cầu Tổng thống Bashar al - Assad từ chức Tuy nhiên Chính phủ Syria không chấp nhận thất bại như các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi khác Syria đã triển khai quân đội để dập tắt các cuộc nổi dậy, binh sĩ được lệnh nổ súng vào thường dân Các cuộc biểu tình rầm rộ sau phát triển thành một cuộc nổi dậy bạo động, lực lượng đối lập thành lập các nhóm hoạt động có vũ trang và có tổ chức, đồng thời nhận được viện trợ quân sự từ một

số quốc gia bên ngoài Từ chỗ bắt đầu như một phong trào cải cách và dân chủ, cuộc khủng hoảng Syria đã mang một chiều hướng toàn cầu Bạo lực leo thang, đất nước rơi vào cuộc nội chiến triền miên Theo Liên hợp quốc, có hơn 250.000 người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột Syria Cuộc xung đột bây giờ không chỉ dừng lại là một trận chiến giữa Tổng thống Assad và các nhóm nổi dậy, mà chiến

sự xảy ra ở khắp nơi, trên mọi mặt trận, giữa các phe phái với nhau [91] Bạo lực, xung đột cũng diễn ra ở nhiều nước thuộc khu vực Trung Đông - Bắc Phi, khiến người dân phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn, tạo làn sóng di cư ồ ạt sang châu Âu và nhiều quốc gia khác trên thế giới Như hậu quả của hơn 5 năm chiến tranh, hơn 4 triệu người đã trốn khỏi Syria kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột, phần lớn là phụ nữ

và trẻ em, đến trú ẩn ở các trại tị nạn (trong số những người tị nạn có tới 1 triệu trẻ em) các nước láng giềng như Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Liban, Jordan và Ai Cập Các quốc gia thuộc khối Vùng Vịnh giàu mạnh không hề tiếp nhận dù chỉ 1 người tị

Trang 24

17

nạn Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Syria cho rằng nền kinh tế của Syria đã

“tan vỡ và phân mảnh” [104] Cuộc khủng hoảng người di cư Syria đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo mới tại châu Âu, ước tính có 12,2 triệu người cần trợ giúp nhân đạo ở Syria, bao gồm 5,6 triệu trẻ em [111]

- Thứ hai, sự can thiệp của các nước phương Tây núp dưới chiêu bài “cải cách dân chủ” cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn tới khủng hoảng Kể từ cuộc

Chiến tranh Iraq đến nay, dưới sự xúi giục của Mỹ, các nước EU liên tục lấy dân chủ làm chiêu bài để can dự vào công việc nội bộ của Trung Đông theo “Đề án Trung Đông lớn” của Mỹ [9] Trước khi Mỹ và châu Âu can thiệp vào cuộc xung đột nội bộ của thế giới Arab năm 2011, Syria đã ở trong tình trạng tốt hơn cả về kinh tế và xã hội, khiến nước này trở thành một nơi chào đón nhiều người tị nạn nhất Vào năm 2012, Mỹ đã chính thức thừa nhận ủng hộ phe đối lập Syria, Pháp cũng ủng hộ cho phe đối lập tại nước này và đồng thời thúc đẩy Liên minh Châu

Âu thống nhất lập trường chung đối với vấn đề Syria Bạo lực, xung đột đã diễn

ra ở nhiều nước khu vực Bắc Phi - Trung Đông khiến người dân nơi đây phải rời

bỏ nhà cửa, đất nước đi lánh nạn, tạo làn sóng di cư ồ ạt sang châu Âu và nhiều quốc gia khác trên thế giới Phong trào của các phần tử khủng bố xuyên quốc giam đã thành lập Nhà nước Hồi giáo (IS) - tự xưng, mâu thuẫn giữa chính phủ quân đội với các lực lượng dân chủ, mâu thuẫn giữa phi tôn giáo và tôn giáo, mâu thuẫn trong nội bộ các giáo phái, mâu thuẫn giữa các sắc tộc….diễn ra ở khắp nơi Ngày 2/8/2015, Tổng thống Cộng hòa Séc, Milos Zeman tuyên bố dòng người tị nạn đổ xô đến châu Âu thời gian gần đây là do việc các nước phương Tây triển khai can thiệp quân sự ở Iraq, Libya và Syria gây ra, những hành động này là nguyên nhân dẫn đến các hoạt động cực đoan của các tổ chức khủng bố tại các quốc gia nói trên Chính “Mùa xuân Arab” đã đẩy nhiều nước vào cảnh bạo loạn

và khiến người dân nơi đây phải rời bỏ nhà cửa, đất nước đi lánh nạn, tạo làn sóng

di cư ồ ạt sang châu Âu và nhiều quốc gia khác trên thế giới Trong bài trả lời phỏng vấn của giáo sư nổi tiếng chuyên nghiên cứu về Trung Đông của Học viện

Trang 25

18

chính trị Paris, Jean-Pierre Filiu vẫn cho rằng các nước phương Tây thúc đẩy “dân chủ hóa” đối với các nước Arab chưa triệt để mới dẫn đến các khu vực liên quan liên tục rối ren, cái kiểu “Chúa cứu thế bằng dân chủ” chính là điểm mấu chốt khiến họ đánh giá sai về thế giới Arab Đằng sau quá trình các nhà truyền giáo

“xuất khẩu dân chủ” là việc cương quyết dùng vũ lực để tiêu diệt các nước bị coi

là “thế lực gian ác” độc tài chuyên chế như ở Afghanistan, Iraq, Libya, song về khách quan các thế lực chính trị này lại tạo thành một bộ phận không thể thiếu của xã hội Hồi giáo truyền thống bản địa, một khi ở vào tình cảnh bị diệt trừ tận gốc, xã hội bất ổn, dân chúng lầm than, hoạt động khủng bố của các phần tử cực đoạn đương nhiên sẽ diễn ra ồ ạt, người tị nạn ắt sẽ trở thành gánh nặng lớn cho các nước châu Âu [4]

- Thứ ba, các tổ chức khủng bố lợi dụng trà trộn vào dòng người di cư để tới khủng bố châu Âu Hiện nay châu Âu đang phải đối mặt với một cuộc khủng

hoảng nhập cư nghiêm trọng, chủ yếu xuất phát từ các nước Trung Đông và Bắc Phi Làn sóng này đã và đang làm tăng thêm gánh nặng kinh tế và tiềm ẩn nguy

cơ an ninh cho EU Làn sóng người nhập cư đã bị tội phạm và khủng bố trà trộn nhằm tiến vào châu Âu Châu Âu không còn được coi là mảnh đất bình yên từ sau loạt vụ tấn công vào Pháp mà đỉnh điểm là vụ tấn công đẫm máu ở Paris ngày 13/11/2015, cướp đi sinh mạng của 130 người Loạt vụ đánh bom liều chết tại các địa điểm đông người ở Brussels của Bỉ vào tháng 3/2016, loạt vụ việc mới xảy ra

ở Pháp và Đức lại làm dấy lên mối lo ngại về những hình thức tấn công kiểu mới, khó đối phó và khó ngăn chặn hơn Thủ phạm các vụ tấn công đều là người gốc nhập cư, đang xin tị nạn và đa phần được các phần tử Hồi giáo cực đoan kích động Những nguy cơ về an ninh đe dọa làm vỡ kế hoạch nhất thể hóa châu Âu khi khiến nhiều đảng dân tộc cực đoan có tiếng nói lớn hơn trong chính quyền các nước Điều này một lần nữa thổi bùng những tranh cãi gay gắt về những vấn đề vốn đã gây chia rẽ lâu nay trong nội bộ Liên minh Châu Âu, gióng lên hồi chuông

Trang 26

hộ “Brexit” Tuy nhiên, thái độ cứng rắn trong việc xét duyệt hồ sơ xin tị nạn cũng có những nguy cơ riêng bởi Thủ tướng Cameron đang phải dựa vào các cường quốc như Đức, Pháp và Italy để tạo ảnh hưởng trong việc tái đàm phán quan hệ Anh-EU trước các cuộc bầu cử [5] Vấn đề nhập cư là một trong những quan ngại hàng đầu của các cử tri trong bối cảnh Chính phủ thay đổi mục tiêu ban đầu là cắt giảm số người nhập cư hàng năm xuống dưới mức 100.000 người Vào thời điểm Brexit và sự nổi lên của chủ nghĩa dân túy, chiến lược toàn cầu nêu rõ lịch trình biến đổi của EU Mặc dù, dựa trên các nguyên tắc truyền thống của chính sách đối ngoại châu Âu, tài liệu này mang lại một điều mới lạ thực sự bởi việc tái tập trung của nó vào các lợi ích thuần túy của EU và của công dân

EU, theo đó, cho phép vượt qua khái niệm quá hạn hẹp của “sức mạnh mềm” và gắn EU với khái niệm “sức mạnh thông minh”

1.4.2 Nguyên nhân bên trong của EU

- Thứ nhất, vấn đề kiểm soát biên giới, việc bảo vệ biên giới bên ngoài khu vực Schengen phụ thuộc vào các nước thành viên Tại khu vực Schengen, một số

quốc gia bất lực trong việc bảo vệ biên giới bên ngoài bởi thiếu năng lực quản lý hành chính và tài chính (Hy Lạp đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, Italia thiếu năng lực quản lý biên giới), cùng với những khó khăn về địa lý như đường bờ biển dài và hiểm trở đã làm xói mòn niềm tin trong việc

Trang 27

20

đương đầu với cuộc khủng hoảng người di cư [37] Bất chấp các quy định tự do đi lại của Hiệp ước Schengen, một số các nước thành viên trong khối EU đã đơn phương áp đặt các quy định thắt chặt kiểm soát biên giới nhằm ngăn chặn làn sóng người di cư Bỉ, Áo… cũng gia nhập nhóm các nước đơn phương kiểm soát biên giới sau khi tuyên bố tạm thời ngừng áp dụng các quy định của Hiệp ước Schengen đồng thời tăng cường sự hiện diện của lực lượng cảnh sát kiểm soát đường biên giới của họ Để đối phó với nhập cư ngày càng ồ ạt vào EU, các hàng rào kỹ thuật tạm thời và hàng rào chính sách đang được dựng lên ở một số nước thành viên EU cùng với đó là những bất đồng quan điểm trong nội bộ EU khi xử

lý vấn đề người nhập cư Trong khi một số nước, như Đức ủng hộ việc thực hiện phân bổ hạn ngạch người tị nạn cho các quốc gia thành viên EU thì một số quốc gia khác, như Latvia, Hungary, Romania, Séc và Slovakia lại kiên quyết phản đối Hungary, Romania, Séc và Slovakia bỏ phiếu trống, Phần Lan bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu thông qua hạn ngạch tiếp nhận người tị nạn tại cuộc họp của các Bộ trưởng Nội vụ các quốc gia thành viên EU Hàng trăm nghìn người tị nạn

từ các nước Syria, Afghanistan, Ethiopia, Sudan và Somali, thông qua cửa ngõ phía nam của EU để hướng tới các nước như Đức, Áo hay Thụy Điển, những nơi

mà họ nghĩ có thể hưởng một cuộc sống sung túc hơn Làn sóng người di cư khổng lồ này đã hướng về châu Âu với hy vọng có một cuộc sống tốt hơn, dẫn đến cuộc khủng hoảng nhập cư tồi tệ nhất tại lục địa này kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 Cuộc khủng hoảng nhập cư châu Âu đang ngày càng leo thang khi mà mỗi ngày có hàng ngàn người đổ về biên giới các nước thuộc EU

- Thứ hai, sức ép kinh tế của khủng hoảng nhập cư đối với EU, nhất là trong

bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công Khu vực Đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) chưa được hóa giải

Các nền kinh tế châu Âu sẽ phải gánh chịu những tác động tiêu cực trong việc giải quyết vấn đề người nhập cư trái phép làm gia tăng chi phí ngân sách công của

EU để cung cấp nhu yếu phẩm và nơi ở cho những người nhập cư cũng như xử lý

Trang 28

21

đơn xin tị nạn trong khi đa số các quốc gia thành viên của tổ chức này, đặc biệt là những nước ở vùng biên giới, cửa ngõ (Hy Lạp, Bungary, Síp, Italia…) đang đối diện với rất nhiều khó khăn về kinh tế Đó là, tốc độ tăng trưởng kinh tế của EU thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao, tỷ lệ nợ công ở một số quốc gia vẫn cao; tỷ lệ thâm hụt ngân sách ở nhiều quốc gia thành viên EU còn vượt ngưỡng cho phép, tỷ lệ lạm phát quá thấp (ở mức 0,3% so với mục tiêu đề ra là 2%) đe dọa có thể trở thành thiểu phát cụ thể:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017, GDP tăng 2,3% trong khu vực đồng euro và 2,4% trong EU28, so với 1,8% và 2,0% tương ứng trong năm 2016 GDP tăng mức cao nhất được ghi nhận ở Estonia (+ 2,2%), Slovenia (+ 2,0%) và Lithuania (+ 1,4%) so với quý III/ 2017, trong khi Hy Lạp và Croatia ghi nhận mức tăng thấp nhất (+ 0,1%), tiếp theo là Ý và Latvia (cả 0,3%) [61]

Tỷ lệ thất nghiệp khu vực đồng euro (EA19) là 8,4% trong tháng 5 năm 2018,

ổn định so với tháng 4 năm 2018 và giảm từ 9,2% trong tháng 5 năm 2017 Đây là

tỷ lệ thấp nhất được ghi nhận trong khu vực đồng Euro kể từ tháng 12 năm 2008

Tỷ lệ thất nghiệp EU28 là 7,0% trong tháng 5 năm 2018, ổn định so với tháng 4 năm 2018 và giảm từ 7,7% tháng 5 năm 2017 Đây là tỷ lệ thấp nhất được ghi nhận trong EU28 kể từ tháng 8 năm 2008 [62]

Trong số các nước thành viên, tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong tháng 5 năm

2018 được ghi nhận ở Cộng hòa Séc (2,3%) và Đức (3,4%) Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất được ghi nhận ở Hy Lạp (20,1% vào tháng 3 năm 2018) và Tây Ban Nha (15,8%) So với một năm trước, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm ở tất cả các quốc gia thành viên Mức giảm lớn nhất đã được đăng ký tại Síp (từ 11,4% đến 8,4%), Croatia (từ 11,3% đến 8,9%), Hy Lạp (từ 22,1% đến 20,1% giữa tháng 3/2017 và tháng 3 năm 2018) và Bồ Đào Nha (từ 9,2% đến 7,3%) [62]

Quý 3 năm 2017, nợ công so với GDP ở Khu vực đồng Euro (EA19) ở mức 88,1%, so với 89,0% vào cuối quý 2 năm 2017 Trong EU28, tỷ lệ này cũng giảm

từ 83,3% đến 82,5% so với quý 3 năm 2016 Tỷ lệ nợ công cao nhất so với GDP

Trang 29

và ngân sách quốc gia

- Thứ ba, sự xung đột lợi ích và chia rẽ trong nội bộ EU liên quan tới chính sách và việc giải quyết vấn đề người nhập cư Sự chia rẽ giữa các nước thành viên

ở Tây Âu và các nước Đông Âu đang làm phức tạp nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng di cư ngày càng trầm trọng Trong khi một số nước Tây Bắc Âu đã đóng góp rất lớn giúp người nhập cư thì các quốc gia EU thuộc khu vực Đông Âu và XHCN cũ như Cộng hòa Czech, Rumani, Hungary, Ba Lan… lại phản đối kế hoạch của EU, không đồng ý tiếp nhận người nhập cư và thậm chí không muốn các nước EU khác tiếp nhận người nhập cư Việc phân bổ hạn ngạch tiếp nhận người tị nạn cho các thành viên cũng như biện pháp cụ thể xử lý cuộc khủng hoảng khiến nội bộ EU chỉ trích lẫn nhau

Châu Âu chưa có chính sách thống nhất về giải quyết người tị nạn, mặc dù việc gia tăng người di cư vào châu Âu đã diễn ra từ ba năm nay và nhiều nước của châu lục này đã tham gia Công ước quốc tế về người tị nạn; thậm chí một số nước trong EU còn tham gia Hiệp ước Dublin về quy định trách nhiệm của các quốc gia thành viên trong việc thực hiện các thủ tục đăng ký tiếp nhận người tị nạn, nhưng trước áp lực mạnh mẽ của làn sóng người di cư, các quốc gia châu Âu đều bị động

và có quan điểm, chính sách xử lý rất khác nhau Làn sóng người nhập cư vào châu Âu đã và đang tạo ra thách thức không nhỏ đối với EU, buộc EU phải đề ra các giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ những nút thắt của khủng hoảng Theo đánh giá của các nhà phân tích, mặc dù có những bất đồng về một chính sách chung đối với người tị nạn, các nhà lãnh đạo của EU đang cố gắng xây dựng một cơ chế

Trang 30

23

phân bổ người tị nạn cho các nước thành viên Theo đó, các nước thuộc EU phải cùng nhau chia sẻ trách nhiệm tiếp nhận người nhập cư trên cơ sở điều kiện kinh

tế của mỗi nước Thậm chí, EU còn yêu cầu các nước chuẩn bị gia nhập EU chia

sẻ trách nhiệm tiếp nhận người di cư và coi đó như một điều kiện tiên quyết để gia nhập ngôi nhà chung châu Âu

Do hậu quả của quá trình già hóa dân số, một số nước, trước hết là Đức, sẵn sàng tiếp nhận người tị nạn, nhằm dễ dàng tuyển chọn nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước Trong khi đó, những quốc gia khác, như: Italia, Hy Lạp và các nước vùng Balkan (Serbia, Hungary, Croatia) lại không sẵn sàng tiếp nhận do lo ngại về an ninh và khó khăn kinh tế trong nước Thay vì thực hiện các quy định trong Hiệp ước Dublin, các nước “tuyến đầu” này đã kiên quyết đóng cửa biên giới dẫn đến hỗn loạn và bất ổn ngày càng gia tăng, thậm chí nhiều nơi đã xảy ra tình trạng bạo lực Mặt khác, việc các nước sở tại ngăn chặn trên đường bộ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp đẩy người di cư vượt Địa Trung Hải để đến miền đất hứa và các thảm cảnh trên biển đã xảy ra, khiến hàng nghìn người thiệt mạng Tuy nhiên, dòng người nhập cư muốn đến được các nước có nhu cầu tiếp nhận (để tăng cơ hội có việc làm và điều kiện phúc lợi cao hơn) phải đi qua những nước phản đối chính sách nhập cư Như vậy, do thiếu một chính sách nhất quán trong giải quyết vấn đề người di cư, các nước châu Âu đã làm cho cuộc khủng hoảng vốn đã phức tạp lại càng phức tạp hơn [9]

Chính sách nhập cư là công cụ quan trọng trong việc đảm bảo an ninh mỗi quốc gia Trong bối cảnh mới, để đối phó với khủng hoảng người nhập cư ngày càng tăng đòi hỏi EU và các quốc gia thành viên cũng phải điều chỉnh chính sách

và chiến lược quản lý nhập cư của mình nhằm hạn chế dòng người nhập cư ngày càng tăng vào EU

1.5 Tác động của nhập cư đến EU

Kể từ sau Thế chiến Thứ hai, khủng hoảng người di cư và người xin tị nạn

là một thách thức quan trọng nhất mà Liên minh châu Âu phải đối mặt kể từ khi

Trang 31

1.5.1 Nhập cư gây sức ép lên nền kinh tế EU:

Khủng hoảng di cư còn tạo ra gánh nặng kinh tế đối với hầu hết các quốc gia châu Âu, nhất là trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công trong khu vực đồng tiền chung châu Âu chưa được hóa giải Riêng nền kinh tế một số nước, như: Hy Lạp, Italia, Hungary,… không chỉ phải chia sẻ nguồn lực cho công tác cứu trợ nhân đạo về lương thực, y tế cho người tị nạn mà còn thiệt hại nặng nề về doanh thu ngành du lịch Ngoài ra, việc tiếp nhận số lượng lớn người tị nạn sẽ đặt

ra nhiều thách thức về giải quyết chỗ ở, việc làm trong khi nạn thất nghiệp ở hầu hết các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu chưa được khắc phục Mặc dù người di cư có thể thúc đẩy lực lượng lao động của nước tiếp nhận nhưng nhiều quan điểm thận trọng vẫn cho rằng với số lượng dân tị nạn lớn từ Trung Đông và châu Phi đổ về, nhiều người trong số đó không hề được đào tạo hay giáo dục, vì vậy họ có thể trở thành gánh nặng cho tình hình tài chính công Nhiều nước đang phải tiếp nhận dân nhập cư là những nước đang chịu hậu quả suy thoái kinh tế như Hy Lạp và Ý Nhóm chống nhập cư cho rằng dòng người nhập cư sẽ tạo thêm

Trang 32

25

áp lực lên các dịch vụ công cộng như hệ thống y tế, nhà ở và giáo dục Những quốc gia giàu có ở châu Âu như Đức đang là điểm đến hấp dẫn nhất với người di

cư, nhưng mặc dù những nước này có thể tiếp nhận nhiều người nhập cư hơn để

bổ sung nguồn lao động trong nước, động thái đóng cửa biên giới mới nhất của Đức cho thấy nước này cũng không muốn tiếp nhận quá nhiều người tị nạn Do vậy, cuộc khủng hoảng di cư lúc này thực sự trở thành thách thức lớn đối với EU Việc phối hợp chính sách giữa các nước thành viên trở nên không dễ dàng, khi mà những động thái như siết chặt đường biên giới ở các nước như Đức, Áo hay việc dựng hàng rào biên giới của Hungary, Hà Lan, ít nhiều đi ngược với Hiệp ước Schengen Trong khi đó, việc phân bổ số lượng người tị nạn giữa các nước EU cũng không đạt được sự đồng thuận do một số nước thành viên không hoan nghênh, như Hungary, Rumani, Cộng hòa Séc, Slovakia,…vì cho là xâm phạm quyền tự chủ của mỗi nước Cộng hòa Áo tuyên bố chỉ cho phép tối đa 6.000 người di cư được vượt qua biên giới mỗi ngày và sẽ dựng hàng rào dây thép gai dọc biên giới với Slovenia; Hungary đóng cửa biên giới với Croatia, khiến dòng người di cư từ Croatia chuyển về hướng Slovenia, và để đối phó lại, Slovenia bắt đầu dựng hàng rào dây thép gai tại biên giới với Croatia Ngược lên phía bắc, Phần Lan thông báo không chấp thuận 2/3 tổng số đơn xin tị nạn tại nước này; Đan Mạch cũng tuyên bố sẵn sàng siết chặt các quy định đối với những người xin

tị nạn; Thụy Điển - nước đầu tiên trong khối Schengen cho biết sẽ tạm thời khôi phục các biện pháp kiểm soát biên giới Quyết định này của Thụy Điển khiến EU quan ngại có thể dẫn tới hiệu ứng “domino” tại nhiều quốc gia khác Gánh nặng giải quyết vấn đề người nhập cư trái phép làm gia tăng chi phí ngân sách của EU trong khi đa số các quốc gia thành viên của tổ chức này, đặc biệt là những nước ở vùng biên giới, cửa ngõ (Hy Lạp, Bungari, Síp, Italy…) đang đối diện với rất nhiều khó khăn về kinh tế Đó là, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao, nhu cầu tiêu dùng nội khối yếu, tỷ lệ nợ công ở một số quốc gia vẫn cao; tỷ

lệ thâm hụt ngân sách ở nhiều quốc gia thành viên EU còn vượt ngưỡng cho phép,

Trang 33

EU sẽ phải tăng ngân sách khoảng 0.1 - 0,2% để bổ sung hỗ trợ người tị nạn [94]

Ủy ban Châu Âu, ngân sách cho khủng hoảng di cư và tăng cường quản lý người nhập cư trong giai đoạn 2015-2018 đã tăng lên gấp đôi con số 9.6 tỷ Euro, khoảng 22 tỷ Euro bao gồm các gói cứu trợ bên trong (9,6 tỷ Euro) và bên ngoài

EU (12,4 tỷ Euro)

1.5.2 Tác động đến hệ thống an sinh xã hội

Tại Bỉ, mức chênh lệch tỉ lệ việc làm giữa người bản xứ (68,6%) và người nhập cư (40,5%) được coi là cao nhất EU Báo cáo do Hội đồng cấp cao về việc làm của Bỉ công bố mới đây nêu rõ “kinh tế Bỉ có thể được hưởng lợi từ những kỹ năng của những người nhập cư” Tình trạng già hóa dân số ở Bỉ đang có chiều hướng tăng lên nhưng số người trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) thì tăng chậm lại Sự xuất hiện của người nhập cư sẽ góp phần đảo ngược xu hướng, giúp nước này giải quyết tình trạng thiếu lao động

Nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD) cho thấy số lượng người nhập cư nhận trợ cấp thất nghiệp cao hơn 1,4 lần người bản xứ, nhận

hỗ trợ về nhà ở cao hơn 1,5 lần và nhận trợ cấp gia đình cao hơn 1,3 lần Tuy nhiên theo nhà nghiên cứu Hippolyte d’Albis thuộc Trường Kinh tế Paris, người nhập cư không làm tăng chi phí xã hội của nước đón tiếp vì lực lượng lao động nhập cư thường trẻ hơn dân bản xứ, chưa cần đến quỹ an sinh xã hội về dịch vụ y

tế cũng như tiền hưu trí Về trợ cấp thất nghiệp, nhà nghiên cứu Hippolyte d’Albis phân tích người nhập cư không được nhận gì trước khi hoàn thành các điều kiện

Trang 34

Năm 2016, Ủy ban châu Âu đang cam kết đẩy nhanh tiến độ thực hiện

Cơ sở cho người tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách tăng thêm 47 triệu Euro cho các

dự án mới, nâng tổng số tiền hỗ trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ là gần 240 triệu Euro Trong

đó 20 triệu EU được cam kết theo đóng góp cho việc ổn định và hòa bình (ICSP) trong việc nâng cao năng lực của Cảnh sát biển Thổ Nhĩ Kỳ để thực hiện các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ 27 triệu Euro sẽ tài trợ cho cơ sở hạ tầng giáo dục, đào tạo kỹ năng và hỗ trợ xã hội cho người tị nạn Syria dưới sự quản lý của Quỹ Ủy thác khu vực của EU để ứng phó với khủng hoảng Syria Tài trợ mới cho Thổ Nhĩ

Kỳ tập trung vào hai ưu tiên chính của Tuyên bố chung EU-Thổ Nhĩ Kỳ: cung cấp học cho tất cả trẻ em và đầu tư vào sinh kế và gắn kết xã hội cho người tị nạn

và cộng đồng, đảm bảo sự ổn định và cung cấp cho những người tị nạn với hy vọng và quan điểm của một cuộc sống tốt hơn

1.5.3 Đe dọa an ninh EU

Ngoài sức ép về kinh tế, châu Âu còn đối mặt với những vấn đề an ninh, an toàn, phúc lợi xã hội nảy sinh, như giải quyết những bất đồng, thái độ nghi kỵ, quyền lợi,… giữa một bên là một bộ phận người dân nước sở tại với bên kia là những người mới đến; giảm thiểu sự khác biệt trong ngôn ngữ, văn hóa, lối sống, tôn giáo… khiến người nhập cư và người bản địa không thể dễ dàng, nhanh chóng thích nghi với nhau; đó là tình trạng hỗn loạn về an ninh tại các khu vực biên giới cũng như ở các thành phố của một số quốc gia EU Ngăn chặn những phần tử của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trà trộn trong dòng người di cư nhằm thực hiện các hoạt động khủng bố, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh của nhiều nước, nhất là

Trang 35

4 tháng trước đó Năm 2016, nước Đức phải hứng chịu 7 vụ tấn công

Trong bối cảnh khủng bố liên tiếp xảy ra, EU cần phải cam kết tăng cường hợp tác nội khối về an ninh quốc phòng để bảo vệ công dân cũng như đóng góp vào hòa bình và ổn định trong khu vực lân cận Dù vậy các cuộc tấn công khủng

bố vẫn chưa có dấu hiệu giảm đi mà ngày càng nghiêm trọng, tinh vi hơn Người

tị nạn đến từ nhiều quốc gia khác nhau, mang đến sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo,… tiềm ẩn nguy cơ xung đột văn hóa, căng thẳng sắc tộc và tôn giáo, nhất là thách thức đối với việc giữ gìn giá trị châu Âu Một số quốc gia còn xảy ra tình trạng kỳ thị, tẩy chay đặc biệt là ở Pháp và Bỉ Hiện nay, ở Châu Âu có khoảng hơn 50 triệu người Hồi giáo nhập cư đang sinh sống, phần lớn họ sống trong cảnh khó khăn về đời sống kinh tế, thất nghiệp, vô gia cư và nghèo đói IS tìm thấy một vùng đất mầu mỡ để tuyển mộ những thành phần bất mãn nhất trong

xã hội Châu Âu thành những phần tử khủng bố Những cuộc biểu tình chống người Hồi giáo, người Do Thái hay phân biệt sắc tộc biểu hiện rõ nét ở một số nước EU, dẫn tới sự hình hành và lớn mạnh của các nhóm cực đoan cánh hữu bài

di cư, như ở Đức

Trang 36

29

Tiểu kết chương 1

Có thể nói, quá trình hình thành chính sách nhập cư của EU gắn liền với một trong những nguyên lí cơ bản của EU, đó là quyền được tự do đi lại của công dân các nước thuộc EU Do vậy, chính sách mà EU đề ra trước hết là nhằm thúc đẩy sự tự do chu chuyển nội khối, từ đó tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế, sau đó

là nhằm chống lại những ảnh hưởng bất lợi của các nhóm nhập cư bất hợp pháp

Trong bối cảnh khủng hoảng nhập cư, các nước châu Âu cần thúc đẩy các

nỗ lực kinh tế, ngoại giao,… nhằm giúp các nước khu vực Bắc Phi - Trung Đông

ổn định tình hình, loại trừ khủng bố, chấm dứt xung đột, lập lại hòa bình Chỉ có như vậy mới có thể giải quyết cuộc khủng hoảng di cư hiện nay một cách căn bản, lâu dài, góp phần ổn định tình hình an ninh, kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân

ở khu vực đầy biến động này Chính sách nhập cư là công cụ quan trọng trong việc đảm bảo an ninh mỗi quốc gia Trong bối cảnh mới, để đối phó với khủng hoảng người nhập cư ngày càng tăng đòi hỏi chính sách và chiến lược quản lý nhập cư của EU và các quốc gia thành viên đưa ra các giải pháp ứng phó với nhập

cư nhằm hạn chế dòng người nhập cư ngày càng tăng vào EU Cuộc khủng hoảng chưa từng có và nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, đó là cách người ta nói về cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu hiện nay Thủ tướng Đức Angela Merkel gọi đây là vấn đề lớn nhất mà Liên minh châu Âu phải đối mặt và

nó còn khó khăn hơn cả cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp

Như vậy, có thể nói, sau hơn ba năm kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, làn sóng di cư vẫn tiếp tục để lại những tấm bi kịch trên con đường di cư và trong các trại tị nạn, gây nhiều tác động về an ninh, kinh tế và xã hội cho các nước phát triển, nhất là tại châu Âu

Trang 37

30

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI NHẬP CƯ Ở LIÊN MINH

CHÂU ÂU 2.1 Tình hình nhập cư ở Liên minh Châu Âu

Vấn đề nhập cư không phải là vấn đề mới phát sinh ở Châu Âu mà sự gia tăng đáng kể của nhập cư vào lục địa này đã bắt đầu từ sau chiến tranh thế giới thứ II Trong giai đoạn 1950 – 1990, tổng số người nước ngoài vào EU tăng gấp 4 lần từ 3,8 triệu (1,7% dân số) trong năm 1950 lên đến 10,9 triệu (3,3% dân số) vào năm 1970 và 15 triệu (4,5% dân số) vào năm 1990 Số lượng người nhập cư trong giai đoạn này tăng mạnh nhất ở Anh và Pháp vốn là hai Đế quốc với lãnh thổ thuộc địa rộng lớn và khi kết thúc chiến tranh, hai nước này đã đón nhận một lượng không nhỏ những người nhập cư, tị nạn đến từ các thuộc địa cũ [93]

Bước sang thế kỷ XXI, thực trạng nhập cư vào EU vẫn đang tiếp tục gia tăng chưa có dấu hiệu giảm Từ năm 2001 đến năm 2007, mỗi năm trung bình có khoảng 2 triệu người nhập cư vào EU Theo số liệu của Trung tâm cải cách châu

Âu, tính đến năm 2006, số lượng người nhập cư vào EU là khoảng 18,5 triệu người, chiếm 3,8% tổng dân số EU, nhiều nhất là từ Thổ Nhĩ Kỳ, Maroc, Albani Algérie [27, tr.59-60] Số lượng người nhập cư tăng do các nước ban hành hàng chục nghìn giấy phép nhập cư mỗi năm cho các mục đích đoàn tụ gia đình (gần 80% trong số 58.700 người đã được chấp nhận cho nhập cư tại Anh vào năm

2007 là phụ nữ và trẻ em) và các mục đích phục vụ lao động có tay nghề cao

Từ năm 2008 đến năm 2009, EU đón hàng nghìn người nhập cư từ châu Phi Theo số liệu từ cơ quan thống kê châu Âu (Eurosat), riêng năm 2008, EU đón khoảng 3,8 triệu người nhập cư, chủ yếu là từ các nước Bắc Phi Đến năm 2009 con số này tuy có giảm nhưng vẫn ở con số khá cao khoảng 3 triệu người nhập cư vào các nước thành viên của EU Từ năm 2010 đến nay dân số EU đã vượt qua ngưỡng 500 triệu người Riêng năm 2011, Eurostat cho biết dân số EU đã tăng 1,4 triệu người (từ 499,7 triệu người lên 501,1 triệu người) và 63% của việc tăng dân

Trang 38

là những quốc gia có số lượng người di cư nhiều nhất, được xem là “cửa ngõ” của châu Âu Tại Hy Lạp, con số 473.000 người di cư, tăng gần 10 lần so với cả năm

2014, quốc gia “đầu tàu” của EU là Đức đã tiếp nhận 500.000 người tị nạn [100] UNHCR công bố những con số kỷ lục: từ ngày 8 - 14/8/2015, gần 21.000 người nhập cư vào Hy Lạp, tức là gần bằng 1 nửa số người vượt Đại Tây Dương vào nước này trong cả năm 2014 Italia và Hungary cũng chung số phận khi cùng thời điểm này cũng phải tiếp nhận tới 20.000 và 34.000 người nhập cư mỗi nước Hơn 17.000 người di cư đã đến Croatia chỉ từ ngày 16/9 – 20/9/2015, thời điểm Hungary phong tỏa đường biên giới với Serbia, quốc gia cũng được xem là nơi trung chuyển để người di cư đi vào các nước Tây Âu Ngày 18/9/2015, Hungary

đã chặn đoàn tàu chở người di cư từ Croatia vào nước này sau vụ hơn 4.000 người vượt qua khu vực biên giới giữa hai nước Trong bối cảnh một loạt quốc gia thuộc khu vực Balkan tuyên bố đóng cửa biên giới, đồng nghĩa việc phong tỏa các lộ trình của dòng người di cư tìm cách vào các nước Tây Âu Khu vực biên giới Croatia - Hungary và Slovenia đang trở thành điểm nóng mới trong cuộc khủng hoảng người nhập cư Theo thống kê của Tổ chức di dân Quốc tế (IOM), đầu tháng 10/2015 có 541.297 người di cư tới châu Âu và có 2.887 người chết trên biển Địa Trung Hải

Trang 39

32

Hơn 31.000 người đã nhập cư vào châu Âu bằng đường biển thông qua Địa Trung Hải kể từ đầu năm 2016 với đa số người dân đến từ Syria, Afghanistan và Iraq, theo IOM số lượng người đổ về châu Âu trong tháng 1/2016 gấp 21 lần so với năm 2015 Tháng 5/2016, đã có khoảng 189.414 người tị nạn và nhập cư đến Châu Âu con số người chết trên đường di là 1357 người giảm so với người chết năm 2015 [79] Trong năm 2017, số người nhập cư bất hợp pháp vào EU giảm xuống còn khoảng 204.300 người, giảm 500.000 người trong năm 2016 [68]

Một thỏa thuận giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ đã cho phép “vô hiệu hóa” tuyến đường biển chính nối Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn lượng lớn người di cư tới châu Âu bằng đường biển Trên một tuyến đường biển khác, nối Bắc Phi với Italy, số người di cư sang châu Âu có giảm nhưng mức độ giảm ít hơn Theo số liệu của Bộ Nội vụ Italy, có 119.310 người di

cư đã tới châu Âu theo tuyến đường này trong năm 2017, giảm 1/3 so với con số ghi nhận trong năm 2016 [17]

Trang 40

33

Hình 2.1: Số lượng người di cư từ Syria đến các nước Châu Âu và láng giềng

Số lượng người Syria (triệu) Các nước Trung Đông và Bắc Phi

Ngày đăng: 28/04/2021, 00:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w