PHÒNG GD & ĐT DUY XUYÊN ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2009-2010 MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: Tiếng Việt (2 điểm) a, Đoạn thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì ? Phân tích tác dụng mà biện pháp tu từ đó mang lại: Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngà Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay. (Quê hương - Đỗ Trung Quân) b, Trong những câu sau, câu nào là câu tồn tại. Mùa thu đã tới rồi. Từ trên bầu trời xuất hiện những áng mây lơ lửng. Từng đàn cò trắng nhẹ bay như trôi trên bầu trời tĩnh mịch. Không còn cái nắng gay gắt của mùa hạ nữa. Những chiếc lá trên cây đã bắt đầu lìa cành tìm về với cội. Trên mặt ao lăn tăn những gợn sóng. Đâu đó vẳng lại những tiếng sáo diều ngân nga tha thiết. Khung cảnh êm đềm của mùa thu gợi cho ta bao nhiêu kỉ niệm về một thời thơ ấu. Câu 2: (2 điểm) Buổi trưa, không một sợi gió, mẹ vơ lấy cái nón cũ, bước vào trong nắng ra đồng . Hãy viết đoạn văn tả lại cảnh đó. Câu 3: (6 điểm) Những câu chuyện về mẹ luôn là những câu chuyện cảm động. Em hãy kể lại một câu chuyện cảm động về mẹ của em. -Hết- PHÒNG GD & ĐT DUY XUYÊN ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2009-2010 MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (1 điểm) Chỉ rõ tính mạch lạc trong văn bản sau: Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng, dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Câu 2: (1 điểm) Trong bài thơ Thăm lúa của Trần Hữu Thung có đoạn: Người ta bảo không trông Ai cũng nhủ đừng mong Riêng em thì em nhớ a, Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn trích trên. b, Chỉ ra các nét nghĩa của mỗi từ trong các từ đồng nghĩa mà em tìm được. Câu 3: (3 điểm) Cảm nghĩ của em về khổ thơ đầu bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh: Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục… cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ. Câu 4: (5 điểm) Khi bạn quan tâm đến những gì bạn cho đi, bạn mới là người hạnh phúc. (Trích Điều kì diệu từ cách nhìn cuộc sống) Hãy giải thích và nêu ý nghĩa của câu nói đối với bản thân em trong cuộc sống. -Hết- PHÒNG GD & ĐT DUY XUYÊN ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2009-2010 MÔN NGỮ VĂN, LỚP 8 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (1 điểm) Mẹ là món quà báu, là khu vườn ươm mát tuổi thơ con. Từ câu chủ đề trên, em hãy viết đoạn văn trình bày nội dung theo cách quy nạp. Câu 2: (1 điểm) a, Gạch chân các vế câu trong câu ghép sau: Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc. (Nam Cao) b, Xác định hành động nói của các câu nghi vấn sau: - Bài khó thế này ai mà làm được ? - Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ? (Ngô Tất Tố) Câu 3: (2 điểm) Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về quan niệm sau của M.Gorki: “Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời.” Câu 4: (6 điểm) Nhận định về lão Hạc, Hoàng Thị Thương trong Vẻ đẹp con người có viết: Tinh thần lão mới kiên định làm sao! Như thành trì kiên cố xây bằng LÒNG TỰ TRỌNG và TÌNH THƯƠNG . Đói khổ, đớn đau không khuất phục nổi. Nhà văn Kim Lân tặng lão từ “bất khuất”. Bất khuất trước kẻ thù còn dễ hiểu nhưng trước mình mới thật khó. Bằng hiểu biết về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. ------Hết ----- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 6, NH 2009-2010 Câu 1: Tiếng Việt (2 điểm) a, - Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh. (0,25 đ) - Nhờ biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận quê hương không trừu tượng xa lạ (0,25 đ) mà trở nên gần gũi, thân thiết với tuổi thơ (0,25 đ) cũng qua biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận tình yêu quê hương của tác giả chân thành, mộc mạc… (0.25 đ) b, - Học sinh xác định đúng các câu tồn tại trong đoạn văn: + Từ trên bầu trời xuất hiện những áng mây lơ lửng. + Trên mặt ao lăn tăn những gợn sóng. + Đâu đó vẳng lại những tiếng sáo diều ngân nga, tha thiết. Học sinh xác định đúng 3 câu ghi 1 điểm, 2 câu ghi 0,5 điểm, 1 câu ghi 0,25 điểm, (xác định sai không trừ điểm). Câu 2: (2 điểm) - Đề yêu cầu viết đoạn văn tả cảnh: mẹ ra đồng vào buổi trưa nắng, nóng. Đoạn văn phải đảm bảo các yêu cầu sau: tả khung cảnh chung (không gian, thời gian, nắng, gió, người mẹ bước ra đồng…) đồng thời người viết bộc lộ thái độ, cảm xúc về sự vất vả của mẹ. - Đoạn văn thể hiện được kĩ năng tưởng tượng, kĩ năng so sánh và kĩ năng nhận xét khi viết văn miêu tả. Người viết có ý thức dùng những từ ngữ giàu hình ảnh và có sức biểu cảm lớn. Biết sử dụng linh hoạt những kiểu câu khác nhau. * Biểu điểm: Đảm bảo các yêu cầu trên (2 đ), đảm bảo yêu cầu về nội dung nhưng còn mắc vài lỗi nhỏ (1,5 đ), đoạn văn đảm bảo tả được cảnh, biết tưởng tượng, so sánh nhưng chưa thể hiện thái độ, cảm xúc trước cảnh. (1 điểm), tả được cảnh nhưng thiếu tưởng tượng, so sánh, thiếu cảm xúc (0,5 đ). Câu 3: (6 điểm) 1/ Yêu cầu: a, Yêu cầu nội dung: kể lại câu chuyện cảm động về mẹ của chính em. b, Yêu cầu về cách kể: + Kể chuyện của chính mình nên phải tự nhiên, chân thật, cảm động. + Dùng ngôi kể thứ nhất. + Phải đảm bảo bố cục của một bài văn tự sự. + Lời văn kể phải mạch lạc, linh hoạt, sinh động và giàu cảm xúc. + Chú ý đến lỗi diễn đạt và chính tả. 2/ Biểu điểm: - Điểm 6: Cho những bài văn đảm bảo những yêu cầu trên, thể hiện khả năng kể chuyện tự nhiên, chân thật, cảm động. - Điểm 5: Cho những bài viết đảm bảo những yêu cầu trên nhưng còn vài lỗi nhỏ về diễn đạt và chính tả. - Điểm 4: Đảm bảo những yêu cầu trên, văn viết đôi chỗ chưa mạch lạc. Còn một vài lỗi về diễn đạt và chính tả. - Điểm 3: Tương đối đảm bảo những yêu cầu trên song lời văn chưa mạch lạc, còn mắc một số lỗi về chính tả và diễn đạt. - Điểm 2: Biết kể lại câu chuyện song không tự nhiên, thiếu chân thật và không bộc lộ được cảm xúc về mẹ. Lời văn chưa được mạch lạc, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt và chính tả. - Điểm 1: Biết kể chuyện nhưng lời kể còn sơ sài, kể chuyện mình mà như kể chuyện người. Văn viết khó theo dõi… * Lưu ý: + Điểm lẻ cho câu 2 và 3 là 0,5 điểm. + Đây là bài làm của học sinh giỏi nên phần tiếng Việt cần căn cứ theo hướng dẫn chấm để ghi điểm. + Riêng câu 2 và 3: Hướng dẫn chấm chỉ là gợi ý, GV cần có những nhìn nhận đúng mức về bài làm của học sinh; chú ý khuyến khích những học sinh thể hiện những sáng tạo riêng khi làm bài. Hết… Con cảm ơn thầy vì thầy… vì người đã không ngần ngại đối xử với học sinh như những con người chân chính. Con cảm ơn thầy… vì thầy đã tỏ thái độ đồng ý, tán thành với chúng con; vì những lời động viên, sự lưu tâm nhỏ nhoi… Đó là những món quà rất quan trọng trong sự phát triển của học sinh ! HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 7, NH 2009-2010 Câu 1: (1 điểm) a, Tính mạch lạc của văn bản được thể hiện : - Các câu trong văn bản đều đều hướng đến đề tài của văn bản là thể hiện nỗi nhớ của người xa quê. (0,25 đ) - Các câu được sắp xếp theo một trình tự hợp lý: mới đầu là nỗi nhớ quê nhà và sau đó là nhớ những cái cụ thể về quê nhà: đó là nhớ những món ăn dân dã của quê hương và tiếp theo là nhớ về những con người thân thiết của quê hương. (0,5 đ) - Từ nhớ được nhắc đi nhắc lại trong cả 4 câu của văn bản. (0,25 đ) Câu 2: (1 điểm) - Xác định từ đồng nghĩa: bảo, nhủ (0,25 đ) Chỉ ra nét nghĩa: bảo: nói cho biết để theo đó mà làm; nhủ: khuyên bảo người khác một điều gì đó. (0,25 đ) - Xác định từ đồng nghĩa: trông,mong, nhớ (0,25 đ) Chỉ ra nét nghĩa: mong: trông ngóng, đợi chờ điều gì, việc gì đó xảy ra; trông: tương tự như mong; nhớ: nghĩ đến với tình cảm tha thiết, muốn được gặp, được thấy. (0,25 đ) Câu 2: (3 điểm) a, yêu cầu: - Đây là câu yêu cầu học sinh vận dụng kĩ năng biểu cảm về một đoạn thơ. - Đề yêu cầu nêu cảm nghĩ về đoạn thơ đầu trong bài thơ Tiếng gà trưa của xuân Quỳnh. Đó là những cảm nhận về cảm xúc với bao kỉ niệm cảm động. Người lính trên đường hành quân chợt nghe tiếng gà trưa. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Tác giả đã dùng điệp từ "nghe" để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại Qua đoạn thơ, ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ, người lính ra đi chiến đấu bảo vệ quê hương mang theo mình hình ảnh quê hương, những kí ức tuổi thơ đó chính là tình cảm quê hương, tình yêu đất nước, đó chính là động lực cho tinh thần chiến đấu của người lính. - Bài viết có thể là một bài viết ngắn, một đoạn văn biểu cảm nhưng điều quan trọng là các em phải nêu cho được cảm nghĩ của mình về khổ đầu bài thơ đồng thời biết lấy dẫn chứng để minh họa cho cảm nghĩ (nhưng cũng cần tránh sa vào phân tích). - Dù là một bài văn ngắn hay một đoạn văn nhưng phải đảm bảo kết cấu của một bài văn biểu cảm. - Cảm nghĩ chân thành; lời văn trôi chảy, giàu cảm xúc. b, Biểu điểm: Đảm bảo các yêu cầu trên (3 đ), đảm bảo tương đối đầy đủ các yêu cầu trên nhưng lời văn ít cảm xúc, bài viết còn dàn trải, còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt và chính tả. (2 đ), bài viết chỉ mới nêu những cảm nghĩ về khổ đầu bài thơ song chưa biết phân tích cảm nghĩ, văn viết khô khan, còn mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. (0,5 - 1 điểm). Câu 3: (5 điểm) 1/ Yêu cầu: - Đây là đề văn nghị luận và đề văn nêu 2 yêu cầu rất rõ ràng: Hãy giải thích và nói rõ ý nghĩa của câu nói đối với bản thân các em. - Trước hết học sinh phải hiểu đúng ý nghĩa câu nói : hạnh phúc trong cuộc sống con người là đem cho chứ không phải nhận về. Câu nói khẳng định một quan niệm sống đẹp đó là sống biết quan tâm đến mọi người, biết cống hiến cho đời - Từ việc hiểu đúng ý nghĩa câu nói học sinh phải giải thích để làm rõ vấn đề. Để thuyết phục người đọc, các em phải biết nêu ra những câu hỏi và làm sáng tỏ vấn đề bằng cách kết hợp hài hòa giữa lí lẽ và các dẫn chứng cần thiết. - Sau khi giải thích để làm rõ vấn đề, các em phải nói rõ ý nghĩa câu nói trên với bản thân. Đây chính là phần rút ra bài học cho chính bản thân các em trong cuộc sống: sống là phải biết mình đã làm gì cho mọi người chứ không phải là mình đã nhận gì từ mọi người. - Bố cục bài văn chặt chẽ, phân chia đoạn hợp lý, lời văn trong sáng, dễ hiểu; giữa các phần cần có sự liên kết. * Dàn bài cụ thể như sau: + Mở bài: Dẫn dắt, nêu vấn đề. + Thân bài: - Tìm hiểu ý nghĩa câu nói. - Giải thích làm sáng tỏ vấn đề. - Nêu ý nghĩa của câu nói đối với bản thân các em. + Kết bài: khẳng định lại vấn đề. 2/ Biểu điểm: - Điểm 5: Cho những bài văn đảm bảo những yêu cầu trên, có khả năng lập luận tốt. - Điểm 4: Cho những bài viết đảm bảo những yêu cầu trên nhưng còn vài lỗi nhỏ về diễn đạt và chính tả. - Điểm 3: Đảm bảo những yêu cầu trên, văn viết đôi chỗ chưa mạch lạc. Còn một vài lỗi về diễn đạt và chính tả. - Điểm 2: Tương đối đảm bảo những yêu cầu trên, chưa kết hợp hài hòa giữa lý lẽ và dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề, lời văn chưa mạch lạc, còn mắc một số lỗi về chính tả và diễn đạt. - Điểm 1: Kĩ năng giải thích chưa tốt, lí lẽ, dẫn chứng sơ sài. Còn sai nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. * Lưu ý: + Điểm lẻ cho câu 3 và 4 là 0,5 điểm. + Đây là bài làm của học sinh giỏi nên câu 1 & 2 cần căn cứ theo hướng dẫn chấm để ghi điểm. + Riêng câu 3 và 4: Hướng dẫn chấm chỉ là gợi ý, GV cần có những nhìn nhận đúng mức về bài làm của học sinh; chú ý khuyến khích những học sinh thể hiện những cảm nhận, suy nghĩ riêng khi làm bài. Hết… Con cảm ơn thầy vì thầy… vì người đã không ngần ngại đối xử với học sinh như những con người chân chính. Con cảm ơn thầy… vì thầy đã tỏ thái độ đồng ý, tán thành với chúng con; vì những lời động viên, sự lưu tâm nhỏ nhoi… Đó là những món quà rất quan trọng trong sự phát triển của học sinh ! HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 8, NH 2009-2010 Câu 1: (1 điểm) - Đảm bảo yêu cầu viết đoạn văn quy nạp với câu chủ đề cho sẵn. - Với yêu cầu này, các câu đứng trước câu chủ đề phải hường đến nội dung câu chủ đề: mẹ là món quà báu, là khu vườn ươm mát tuổi thơ con. - Văn viết mạch lạc, có cảm xúc. (Tùy theo mức độ đoạn văn đáp ứng các yêu cầu trên ở mức độ nào mà ghi điểm từ 0,25 đến 1 điểm) Câu 2: (1 điểm) a, Gạch chân đúng 2 vế câu: lão ăn củ chuối và lão ăn sung luộc (xác định đúng 2 vế câu ghi 0,5 điểm, 1 vế câu ghi 0,25 điểm. Phải xác định đúng như trên, nếu xác định thừa không ghi điểm) b, Xác định đúng hành động nói của 2 câu nghi vấn: - Bài khó thế này ai mà làm được ? Hành động phủ định. (0,25 đ) - Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ? Hành động đe dọa. (0,25 đ) Câu 3: (2 điểm) - Đề yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ của mình về quan niệm người bạn tốt của Gorki. - Các em phải nêu được suy nghĩ của mình về quan niệm trên: tình bạn là cần thiết, là quý giá nhưng những người bạn đến với mình khi khó khăn, cay đắng mới là người bạn tốt vì những lúc khó khăn, cay đắng là những khi ta cần sự giúp đỡ, sẻ chia từ những người bạn. Bởi vậy quan niệm trên là hoàn toàn đúng đắn. - Thực chất là đề yêu cầu viết một đoạn văn nghị luận ngắn bởi ngắn mà thể hiện được quan điểm của mình với những lập luận chặt chẽ, giàu thuyết phục mới là giỏi ! - Đoạn văn nghị luận phải được viết bằng một lối văn trong sáng, lập luận chặt chẽ và nêu lên suy nghĩ của riêng mình về quan niệm tình bạn của Gorki. * Hướng dẫn chấm không nêu một biểu điểm cụ thể mà người chấm căn cứ vào những yêu cầu trên để đối chiếu với đoạn văn của học sinh để ghi điểm từ 0,5 đến 2 điểm. Khi đánh giá câu này cần tôn trọng những cách lập luận riêng của các em. Câu 3: (6 điểm) 1/ Yêu cầu: - Đây là đề văn yêu cầu học sinh bằng những hiểu biết của mình về truyện ngắn Lão Hạc của nam Cao làm sáng tỏ nhận định về lão Hạc của Hoàng Thị Thương. - Học sinh có thể đưa ra các luận cứ để làm sáng tỏ nhận định của Hoàng Thị Thương: Tinh thần kiên định của lão Hạc như là thành trì được xây bằng LÒNG TỰ TRỌNG và TÌNH THƯƠNG mà đói khổ, đớn đau không khuất phục nổi: lão đói nghèo mà hiền lành, nhân hậu (đối xử tốt với cậu vàng, với mọi người) đặc biệt là tình phụ tử bất diệt ở lão. Đói nghèo mà tự trọng (từ chối sự giúp đỡ của ông Giáo, để tiền lại làm ma cchay vì không muốn phiền lụy đến hàng xóm… Đói nghèo, có thể khiến lão theo gót Binh Tư nhưng không lão thà chết vì bả chó chứ không sống nhờ những con chó chết vì bả chó như Binh Tư… Trong dòng đời nghiệt ngã ngày ấy lão giữ cho mình lương thiện, cho đến chết vẫn không hề hoen ố, vẫn đẹp như ngọc bất chấp hoàn cảnh đúng là bất khuất. - Hiểu đúng vấn đề, bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dùng lý lẽ sắc sảo, dẫn chứng phong phú, cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề. - Có kĩ năng dựng đoạn văn nghị luận, quan tâm đến lỗi viết câu và lỗi chính tả. * Gợi ý bố cục như sau: + Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề. + Thân bài: Lần lượt nêu các lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến trên. (Phần thân bài phải gồm nhiều đoạn văn lần lượt làm sáng tỏ từng ý của nhận định trên). + Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, nêu lên suy nghĩ về nhân cách con người trong đói nghèo. * Cần lưu ý rằng để làm sáng tỏ nhận định trên, các em phải thể hiện sự hiểu biết của mình về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao một cách sâu sắc, phải thấy được nhân cách đáng kính và đặc biệt là ý nghĩa cái chết của lão Hạc. 2/ Biểu điểm: - Điểm 6: Cho những bài văn đảm bảo những yêu cầu trên, có khả năng lập luận tốt, thể hiện suy nghĩ riêng, vốn hiểu biết sâu sắc về truyện ngắn Lão Hạc. - Điểm 5: Cho những bài viết đảm bảo những yêu cầu trên nhưng còn vài lỗi nhỏ về diễn đạt và chính tả. - Điểm 4: Đảm bảo những yêu cầu trên, văn viết đôi chỗ chưa mạch lạc. Còn một vài lỗi về diễn đạt và chính tả. - Điểm 3: Tương đối đảm bảo những yêu cầu trên, thuyết phục người đọc; chưa kết hợp hài hòa giữa lý lẽ và dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề, lời văn chưa mạch lạc, còn mắc một số lỗi về chính tả và diễn đạt. - Điểm 2: Có kĩ năng làm bài nghị luận, song lí lẽ và dẫn chứng chưa thực sự thuyết phục người đọc. Còn sai một số lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 1: Kĩ năng làm bài nghị luận chưa tốt, luận điểm chưa thuyết phục; lí lẽ, dẫn chứng sơ sài. Còn sai nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. * Lưu ý: + Điểm lẻ cho câu 3 và 4 là 0,5 điểm. + Đây là bài làm của học sinh giỏi nên câu 1 & 2 cần căn cứ theo hướng dẫn chấm để ghi điểm. Hết… Con cảm ơn thầy vì thầy… vì người đã không ngần ngại đối xử với học sinh như những con người chân chính. Con cảm ơn thầy… vì thầy đã tỏ thái độ đồng ý, tán thành với chúng con; vì những lời động viên, sự lưu tâm nhỏ nhoi… Đó là những món quà rất quan trọng trong sự phát triển của học sinh ! PHÒNG GD & ĐT DUY XUYÊN ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2008-2009 MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: Tiếng Việt. (2 điểm) a, Phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong câu dưới đây: Nhân dân ta đang ngày đêm chăm lo kiến thiết xây dựng nước nhà. b, Xác định ý nghĩa số từ trong 2 câu thơ sau: Chúng bay chỉ một đường ra: Một là tử địa hai là tù binh. (Tố Hữu) c, Phát hiện lỗi và chữa lại cho đúng câu sai sau đây: Qua truyện Thạch Sanh thấy Lý Thông là kẻ độc ác. d, Phép so sánh trong câu ca dao sau có gì đặc biệt ? Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp mật, như đường mía lau. Câu 2: (2 điểm) Một em bé đang ngủ ngon trong tiếng ầu ơ ru hời của mẹ. Hãy viết đoạn văn tả lại cảnh đó. Câu 3: (6 điểm) Tìm cách kết thúc mới cho chuyện cây khế và thay lời người anh để kể lại câu chuyện này. -Hết- [...]... rộng muôn ngàn gian, Che khắp thi n hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan, Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn ! Than ôi ! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt, Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được ! Câu 3: (5 điểm) Nhà văn Lỗ Tấn đã nói: “Trên con đường đi đến thành công không có vết chân của kẻ lười biếng” Hãy giải thi ch và nói rõ ý nghĩa của... chân trời góc bể (Băng Sơn) b, Gạch chân tình thái từ trong 4 câu thơ sau: Trầu ơi hãy tỉnh lại Mở mắt xanh ra nào Lá nào muốn cho tao Thi mày chìa ra nhé ! c, Xác định kiểu câu (chia theo mục đích nói) cho hai câu sau đây Giải thi ch vì sao có sự khác nhau về kiểu câu của 2 câu này ? - Biết bao người lính đã xả thân cho tổ quốc ! - Vinh quang biết bao người...PHÒNG GD & ĐT DUY XUYÊN ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2008-2009 MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: Tiếng Việt (2 điểm) a, Chỉ ra ngôi của những đại từ trong các câu thơ sau: Mình(1) đi, mình(2) có nhớ mình(3) Tân Trào, Hồng . độ, cảm xúc trước cảnh. (1 điểm), tả được cảnh nhưng thi ́u tưởng tượng, so sánh, thi ́u cảm xúc (0,5 đ). Câu 3: (6 điểm) 1/ Yêu cầu: a, Yêu. cách kết hợp hài hòa giữa lí lẽ và các dẫn chứng cần thi ́t. - Sau khi giải thi ch để làm rõ vấn đề, các em phải nói rõ ý nghĩa câu