Một số bàithuốc với cây sài đất Tháng Tám 13, 2009 hoachinh Để lại phản hồi Go to comments Để chữa viêm nhiễm phần mềm, đầu đinh, áp-xe, lấy sài đất tươi giã nát, đắp lên vùng tổn thương. Tuy nhiên, với viêm nhiễm đã hóa mủ, nếu chỉ đắp ngoài sẽ không có tác dụng. Sài đất còn có tên là húng trám, ngổ núi, cúc nháp, cúc giáp, hoa múc… thuộc họ cúc. Cây mọc hoang và được trồng làm thuốc. Dân gian thường dùng toàn cây sài đất tươi để làm thuốc, có thể dùng đến 100 g dưới dạng thuốc sắc (nếu dùng khô, liều có thể tới 50 g). Theo Đông y, sài đất vị ngọt, hơi chua, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm ho, mát máu; thường được dùng chữa cảm mạo, sốt, viêm họng, viêm phế quản phổi, ho gà, tăng huyết áp, trĩ rò, phòng sởi, mụn nhọt. Theo kinh nghiệm trong nhân dân và một số bệnh viện ở nước ta, sài đất có tác dụng chữa mụn nhọt, chốc, lở ngứa, đau mắt, viêm bàng quang, viêm tuyến vú, hạ sốt, giảm đau… Một số bàithuốcnam thường dùng: Chữa rôm sảy trẻ em: Sài đất vò nát, pha nước tắm cho trẻ. Chữa sốt cao: Sài đất 20-50 g, giã nát, pha với nước uống, bã đắp vào lòng bàn chân. Chữa sốt xuất huyết: Sài đất tươi 30 g, kim ngân hoa 20 g, lá trắc bá (sao đen) 20 g, củ sắn dây 20 g (có thể dùng lá sắn dây), hoa hòe (sao cháy) 16 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Nếu sốt cao, khát nhiều, thêm củ tóc tiên (mạch môn) 20 g. Chữa viêm cơ (bắp chuối): Sài đất tươi 50 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Kết hợp với sài đất tươi, giã nát, đắp tại chỗ sưng đau. Chữa viêm tuyến vú: Sài đất 50 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, thông thảo 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Chữa viêm bàng quang: Sài đất tươi 30 g, bồ công anh 20 g, mã đề 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Chữa nhọt: Sài đất 30 g, kim ngân hoa, lá 15 g, khúc khắc (thổ phục linh) 10 g, bồ công anh 20 g. Sắc uống ngày một thang. Chữa mụn, lở, chàm: Sài đất 30 g, kim ngân hoa, lá 15 g, khúc khắc 10 g, ké đầu ngựa 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Sài đất giã nát, đắp lên mụn lở cũng tốt. Chữa ung thư môn vị: Sài đất 30 g, bán chi liên 30 g, bạch hoa xà thiệt 30 g. Sắc uống ngày một thang. Cây bèo tây, một kháng sinh giảm đau rất quý Bèo tây còn có tên gọi: Bèo Nhật Bản, bèo Lộc Bình. Tên khoa học: Eichhornia crassipes thuộc họ: Bèo tây – PONTEDERIACEAE. Ở Việt Nam không có Bèo tây mà nó có xuất xứ từ nước ngoài nhập vào Việt Nam khoảng năm 1905. Đây là một loại bèo trồng chỗ nào cũng được, miễn là nơi ẩm ướt, nước ao tù vì loại cây này có đặc trưng là phát triển nhanh, nhanh hơn cả rau muống trồng dưới nước, lá bèo luôn xanh đậm, mọc thành hình hoa thị, bốn mùa có cuống mọc lên thành hình phao nổi xem giống như chiếc lộc bình, vì thế có nơi còn gọi là bèo Lộc bình tươi và đẹp. Gân lá hình cung, hoa mọc thành chùm ở ngọn bèo, hoa không đều, màu xanh nhạt hơi tím; đài và tràng hoa cùng màu, dính liền với nhau ở gốc, cánh hoa trên có một đốm màu vàng 6 nhị, 3 nhị dài và 3 nhị ngắn. Bầu thượng có 3 ô chứa nhiều noãn. Quả mang. Trong những tháng năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi chúng tôi công tác ở tiểu đoàn quân y F325 đánh Mỹ ở miền tây Khe Sanh (Bắc Quảng Trị), thấy có nhiều thương binh (TB) bị nhiều vết xây xước chẩy máu hoặc sưng tấy đỏ đau, nhiều anh chị em thanh niên xung phong hỗ trợ cáng khiêng thương bệnh binh nói ngay “Đi tìm cây Bèo tây ở khe suối, ruộng lầy về rửa sạch giã nát cho ít muối vào và đắp lên, hết viêm ngay” Kinh nghiệm trong nhân dân và các anh chị thanh niên xung phong đánh Mỹ đã giúp chúng tôi xử lý 100% số TB nhẹ do vết thương chợt da sưng viêm cục bộ bằng Bèo tây giã nát trộn với muối để đắp lên vết sưng đau. Nhờ có Bèo tây, những chỗ đang nung mủ thì thu nhỏ lại, chỗ nào sưng to có mủ thì vỡ mủ ra và chúng tôi tiết kiệm được một số thuốc kháng sinh Tây y, để dành cho điều trị thương bệnh binh nặng hơn. Sau này có điều kiện, chúng tôi nghiên cứu thêm tác dụng của Bèo tây trên lâm sàng chữa các vết viêm (sưng) lở loét trên da loại nhẹ như một kháng sinh kháng phổ rộng và kết quả thu được là khả quan. Liều lượng tuỳ thuộc nơi viêm (sưng) trên da của bệnh nhân. Nhưng phải rửa thật sạch bằng nước muối sinh lý 9 0 / 00 và khi giã nát nhỏ cũng phải có một ít muối sạch trộn thêm vào. Hiện nay, nhân dân ta ở vùng sâu, vùng xa còn rất nghèo, chưa mua nổi Bảo hiểm y tế. Việc sử dụng các cây, con thuốcNam như cây Bèo tây là rất có lợi, vừa rất ít tác dụng phụ lại không tốn tiền, ở đâu cũng có. Nó vừa là thức ăn nuôi heo (lợn), lại còn tác dụng như một kháng sinh chống viêm, giảm đau rất tốt. BS. Trang Xuân Chi Kinh giới - Thuốc quý của mọi nhà Kinh giới vừa là rau gia vị vừa là câythuốc dùng làm thuốc chữa bệnh thì lấy cả cây trừ rễ. Khi cây kinh giới bắt đầu nở hoa, nhổ cả cây, cắt bỏ rễ, đem phơi hoặc sấy khô. Toàn kinh giới Theo sách thuốc cổ, toàn kinh giới (dùng cành lá dài không quá 40cm tính từ ngọn) 12g phối hợp với sắn dây 24g, sắc uống chữa sốt nóng, nhức đầu, đau mình. Nước sắc toàn kinh giới uống nóng với nước ép măng tre và nước cốt gừng chữa trúng phong, cấm khẩu. Theo kinh nghiệm dân gian, toàn kinh giới để tươi nấu nước uống và tắm hằng ngày để phòng chống rôm sẩy, mẩn ngứa, mụn nhọt. Chữa cảm cúm, sốt, đau nhức: lấy toàn kinh giới 5g phối hợp với lá tía tô 3g, cam thảo đất 3g, sài hồ nam hoặc cúc tần 3g, kim ngân 4g, mạn kinh 2g, gừng 3 lát. Tất cả sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày; kết hợp lấy lá kinh giới tươi 50g, giã nát với gừng sống 10g, gói vào vải sạch, đánh dọc sống lưng. Hoặc toàn kinh giới, lá tre, cúc tần, bạc hà, tía tô, cát căn, mỗi thứ 20g; cúc hoa, địa liền, mỗi vị 5g; phơi khô, tán bột, rây mịn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 4 – 6g. Chữa cảm hàn ở trẻ em: toàn kinh giới, tía tô, hoắc hung, ngải cứu, mã đề, gừng, mỗi thứ 3 – 4g, sắc nước uống trong ngày. Chữa ban chẩn: toàn kinh giới, lá dâu, mỗi vị 6g; lá bạc hà, kim ngân, sài đất, mỗi vị 4g; sắc uống ngày một thang. Chữa chóng mặt, hoa mắt, nghẹt mũi, mắt đỏ: toàn kinh giới, cúc hoa, xuyên khung, cam thảo, bạch chỉ, phòng phong, khương hoạt, hương phụ, tế tân, bạch cương tàm. Các vị lượng bằng nhau, tán nhỏ, rây thành bột mịn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 4 – 6g với nước ấm, sau bữa ăn. Chữa sưng vú, mụn nhọt. toàn kinh giới, thương nhĩ tử, vòi voi, liên kiều, mỗi thứ 12g; kim ngân hoa, cỏ mần trầu, hạ khô thảo, mỗi thứ 10g; bồ công anh 8g. Tất cả sắc uống làm 2 lần trong ngày. Chữa ho, mất tiếng: toàn kinh giới, tang diệp, tang bạch bì, địa cốt bì, mỗi thứ 12g; tử tô, bán hạ chế, mỗi thứ 8g; trần Kinh giới. bì 4g. Sắc uống ngày một thang. Kinh giới tuệ Tên thuốc trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian là những cụm hoa kinh giới (hoa đã nở, bông còn xanh) kèm theo 1 – 2 lá ngọn. Dược liệu có dạng bông lệch (các hoa đều mọc hướng về một bên) dài 6 – 10cm, đường kính 0,5 – 0,6cm, tràng hoa phần lớn đã rụng, chỉ còn đài hoa màu lục hoặc tím nhạt, trong chứa hạt màu nâu đen. Chất nhẹ, giòn, dễ gẫy, vị hơi chát, cay và mát, mùi thơm. Thứ màu tím nhạt, cuống nhỏ, bông to nhiều hoa là loại tốt. Tùy theo cách chế biến mà tính vị, tác dụng của kinh giới tuệ thể hiện cụ thể như sau: Kinh giới tuệ để sống: Có tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, giải độc, tiêu viêm. Chữa cảm lạnh, nhức đầu, chảy nước mũi: kinh giới tuệ sống và rễ bạch chỉ với lượng bằng nhau phơi khô, tán bột; ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 – 8g với nước chè nóng cho ra mồ hôi. Chữa cảm, sốt, cúm: kinh giới tuệ sống, tía tô, hương nhu, ngải cứu, hoắc hương, lượng mỗi vị 20g, sắc với nước nhiều lần, rồi cô thành cao đặc, luyện với bột nếp làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần, người lớn mỗi lần 7 – 8 viên với nước sắc lá tre; trẻ em tùy tuổi, 2 – 4 viên. Thuốc còn chữa kiết lỵ (chiêu thuốc với nước sắc lá mơ lông). Chữa mụn nhọt: kinh giới tuệ sống 12g; mã đề, bồ công anh, kim ngân, thổ phục linh, ké đầu ngựa, cam thảo nam, mỗi thứ 10g; thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Chữa viêm họng, khản tiếng: Kinh giới tuệ sống 12g, nhân hạt gai dầu 12g, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật làm viên, ngâm làm nhiều lần trong ngày. Chữa trĩ: kinh giới tuệ sống, hoàng bá, ngũ bội tử, mỗi vị 12g; phèn phi 4g; sắc lấy 300 – 400ml nước, dùng ngâm hậu môn hằng ngày. Phòng chống bệnh sởi: kinh giới tuệ sống, vỏ quả bưởi, thanh hoa, mỗi vị 20g, đặt lên than đang đỏ hồng, dùng khói xông khắp người trong 15 phút. Kinh giới tuệ sao vàng: Dùng riêng, tán bột mịn, uống ngày hai lần, mỗi lần 6 – 8g chữa cảm, cúm, sốt, nhức đầu, viêm họng. Hoặc phối hợp với tía tô, lượng mỗi thứ 20g, sắc nước uống, rồi nằm nghỉ, đắp kín cho ra mồ hôi. Kinh giới tuệ sao đen (dược liệu sống đem rang nhỏ lửa đến khi có màu đen sém, không để cháy thành than). Có tác dụng cầm máu. Dùng riêng, mỗi ngày 12g, dưới dạng nước sắc hoặc thuốc bột. Dùng phối hợp, chữa băng huyết, rong huyết: kinh giới tuệ sao đen, gương sen (sao cháy), ngải cứu (sao đen), cỏ nhọ nồi (sao qua), bách thảo sương, mỗi thứ 12g; rau má 20g; sắc uống ngày một thang. Chữa tiêu chảy ra máu: kinh giới tuệ sao đen và lá trắc bá sao sém, với lượng mỗi thứ 15 – 20g, sắc uống trong ngày. Dùng 3 – 5 ngày. Chữa kinh nguyệt ra nhiều không dứt: kinh giới tuệ sao đen 12g, bồ hóng 8g, sao cho hết khói; trộn đều, uống với nước chè làm một lần trong ngày. Lá lốt chữa đau nhức xương khớp Cây lá lốt tên khoa học Piper lolot C.DC. thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae), là loại cây mềm mọc hoang ở nơi ẩm thấp trong rừng núi, và cũng được trồng ở nhiều nơi lấy lá làm gia vị và làm thuốc, lá hái quanh năm, có thể dùng thân, hoa, hay rễ. Lá lốt có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày. Chữa nôn mửa do bị khí lạnh bụng đầy đau. Chữa nhức đầu, đau răng, mũi luôn luôn chảy nước, đại tiện lỏng ra nước, ra máu. Trong nhân dân, lá lốt thường được dùng chữa các bệnh sau: Chữa đau nhức xương khớp: Bài 1: Dùng 5-10g lá lốt phơi khô, hay 15-30g lá tươi, sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày. Bài 2: Lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, liều lượng bằng nhau (khoảng 15g khô mỗi loại), sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Bài 3: Lá lốt 20g, thiên niên kiện 12g, gai tầm xoong 16g, tất cả sắc với 400ml, còn 100ml dùng uống trong ngày. Có thể dùng một trong các bàithuốc này, sắc uống liên tục 7-8 ngày sẽ có tác dụng tốt. Chữa bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư): Lá lốt 50g, nghệ 40g, phèn chua 20g, đổ nước ngập lên mặt thuốc 2 đốt ngón tay, đun sôi, bớt lửa giữ cho sôi lăn tăn 10-15 phút, chắt lấy 1 bát, gạn lấy nước trong dùng rửa âm đạo. Phần còn lại tiếp tục đun sôi dùng để xông hơi vào âm đạo, có thể xông nhiều lần. Chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân: Dùng 30g lá lốt tươi cho vào 1 lít nước nấu sôi, cho thêm ít muối, để nguội dần dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Chữa lỵ: Lấy 1 nắm nhỏ lá lốt, sắc với 300ml nước, dùng uống. Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay: Đồng bào Mường có kinh nghiệm lấy 1 nắm thật to lá lốt, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống làm một lần. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi vài lần rồi vớt bã để riêng. Khi nước âm ấm thì dùng rửa sạch tổ đỉa. Lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày là khỏi. Một số bài thuốctu qua đu đủ: Trị giun kim: Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, ăn liên tục 3-5 ngày. Lá lốt Chứng ít ngủ, hay hồi hộp: Đu đủ chín, chuối, củ cà rốt mỗi thứ 100g; xay trong nước dừa non. Thêm mật ong cho đủ ngọt, uống cách ngày. Làm lành các vết loét trên da: Trộn nước đu đủ chín với một chút bơ sau đó bôi lên vết loét. Cách làm này có tác dụng làm se bề mặt và nhanh chóng làm liền vết thương. Trị ho do phế hư: Đu đủ xanh 100g, đường phèn 20g hầm ăn, ngày ăn 2 lần vào trưa và tối, ăn trong 3-5 ngày. Chứng tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): Đu đủ xanh 30g, khoai mài 15g, sơn tra 6g, các thứ rửa sạch đem nấu cháo ăn trong ngày. Tạo sữa cho bà mẹ đang nuôi con bú: Một quả đu đủ non hầm với một cái móng giò, ăn vào các bữa ăn hàng ngày. Lưu ý: Phụ nữ có thai không nên ăn đu đủ xanh vì dễ gây sẩy thai. Táo tầu trong hộp mứt ngày xuân Nước ta không có cây Táo tầu. Một số cơ sở đã nhập cây của Trung Quốc về trồng thực nghiệm nhưng đến nay vẫn chưa thành công. Đây là bài toán cho các nhà di truyền tạo giống, các nhà nông học, dược học .……… Hộp mứt ngày xuân không thể thiếu vắng Táo tầu. Nhiều người cho rằng: Táo tầu chỉ là gia vị tô điểm cho hộp mứt xuân thêm phong phú, song có một điều mà có lẽ chỉ những ai làm trong nghề thuốc mới biết được, đó chính là công dụng của Táo tầu… Các nhà y học Trung Quốc phát hiện thấy nhiều tác dụng của Táo tầu: bổ dưỡng sức khoẻ, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, bổ gan, tăng cường cơ bắp, hạ huyết áp, an thần, hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư… Theo tài liệu cổ y học Trung Quốc, Táo tầu vị ngọt tính ôn, vào hai kinh tỳ và vị, có tác dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng vị, sinh tân dịch, điều hoà doanh vệ, hoá giải các vị thuốc khác. Những người đau răng, đờm, nhiệt, trung mãn (đầy trong) không nên dùng. Táo tầu cùng một số vị thuốc khác là những bàithuốc chữa bệnh rất hiệu quả: Lo lắng mất ngủ: Táo tầu 14 quả, Hành 7 củ, sắc uống. Tỳ vị hư nhược: Táo tầu bỏ hạt sấy khô, tán bột, trộn đều với Gừng sống; uống ngày 2 lần, mỗi lần 6g với nước lã đun sôi. Đau tim đột ngột: Ô mai 1 quả, Táo tầu 2 quả, Hạnh nhân 7 quả, tán nhỏ. Nam giới uống với rượu, nữ uống với giấm. Dị ứng da: Táo tầu 10 quả, ăn liên tục, ngày 3 lần. Tiểu cầu máu giảm: Hồng táo 120g, vỏ nhân Lạc 6g, sắc đặc uống ngày 3 lần. Viêm gan vàng da: Táo tầu 200g, Nhân trần 60g, Tiêu sơn chi 30g, sắc uống ngày 2 lần (sáng, chiều). Phù nề toàn thân: Hồng táo 1000g, Đại kích 500g, đổ nước ninh 1 ngày đêm. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15g. Ra mồ hôi trộm: Táo tầu, Ô mai, rễ Ma hoàng (mỗi loại 10g), sắc uống ngày 2 lần. Mẩn ngứa ở trẻ em: Hồng táo (vừa đủ dùng, bỏ hạt), Phèn chua sấy khô rồi tán thành bột, đắp lên chỗ mẩn ngứa. Trĩ chảy máu: Hồng táo 200g, Đường đỏ 60g, hoà nước uống, dùng trong nửa tháng. Chữa sau khi sốt khỏi, miệng khô, cổ đau, hay ngủ: Đại táo 20 quả, Ô mai 10 quả, giã nát, nhào mật, ngậm trong nhiều ngày. Phụ nữ có thai đau bụng: Đại táo 14 quả đốt ra than cho uống. Trẻ em cam tẩu mã: Đại táo 1 quả, Hoàng bá 6g, hai vị đốt thành than, tán nhỏ, sát vào răng. Cây sả - Sát khuẩn, chống viêm Sả được trồng khá phổ biến ở nông thôn, nhất là trong các vườn thuốc gia đình và trạm y tế xã, từ đồng bằng đến miền núi. Cây còn được phát triển ở quy mô nông trường tại Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Đăk Lăk, Tây Ninh để cất tinh dầu xuất khẩu. Trong thực phẩm, sả là một gia vị quen thuộc được dùng ăn sống hoặc tẩm ướp cho thơm các món ăn được chế biến từ thịt lợn, thịt chó. Trong y học, sả có hai tác dụng: phòng và chữa bệnh. Về phòng bệnh, nhân dân miền sơn cước thường lấy nõn sả muối dưa ăn để phòng ngừa sơn lam chướng khí, sốt rét ngã nước. Phụ nữ lại lấy lá sả nấu nước gội đầu làm thơm, sạch gàu, trơn tóc, tránh những bệnh về tóc và da đầu. Nhân dân trồng cây sả quanh nhà ngoài vườn, xung quanh nhà vệ sinh để xua đuổi ruồi, muỗi, dĩn, bọ chét vừa làm sạch môi trường, vừa có tác dụng phòng bệnh. Ngoài ra, tinh dầu sả còn khử mùi hôi trong công tác vệ sinh. Về chữa bệnh, trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, sả được dùng với tên thuốc là hương mao hay hương thảo. Dược liệu có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm. Lá: Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau: Chữa bụng trướng, chân tay gầy gò: Lá sả 12g; vỏ bưởi, hồi hương, trạch tả, mộc thông, cỏ bấc, mỗi vị 10g; quế 5g; bồ hóng, diêm tiêu, mỗi vị 2g; xạ hương 0,05g. Tất cả sắc cách thủy với 200ml nước trong 15-30 phút, rồi uống làm hai lần trong ngày. Kiêng ăn cơm nếp và muối mặn. Nên ăn vài khẩu mía trước khi uống thuốc để tránh khé cổ. Thuốc xông giải cảm: Lá sả, lá bưởi, lá chanh, cúc tần, hương nhu hoặc lá bạch đàn (có thể thêm tía tô, bạc hà, kinh giới), mỗi thứ 50g, cho vào nồi, đậy kín, đun sôi trong 5-10 phút. Lấy ra, mở vung, trùm chăn xông hơi cho ra mồ hôi, lau khô, rồi uống một bát nước thuốc, đắp chăn, nằm nghỉ. Chữa phù nề chân, tiểu ít, thấp thũng: Lá sả 100g, rễ cỏ xước, rễ cỏ tranh hoặc bông mã đề, mỗi thứ 50g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng 3-4 ngày. Rễ: Dùng riêng, lấy rễ tươi giã nát, xát vào vết chàm chữa chàm mặt ở trẻ em. Dùng phối hợp: Chữa tiêu chảy: Rễ sả 10g; củ gấu, vỏ rụt, mỗi vị 8g; vỏ quýt, hậu phác, mỗi vị 6g; sắc uống. Hoặc rễ sả 10g, búp ổi Cây sả. 8g, củ riềng già 8g, thái nhỏ, sao qua, sắc đặc uống. Chữa đau dạ dày - tá tràng: Rễ sả sao 10g; cám gạo rang cháy 10g; hương phụ sao 8g; hậu phác tẩm nước gừng, sao 6g; thạch xương bồ, củ riềng nướng, mỗi vị 4g; dạ dày lợn sấy khô giòn 1 cái. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 12g với nước ấm. Chữa ho: Rễ sả, trần bì, sinh khương, tô tử, mỗi vị 250g (4 vị này giã nát, ngâm rượu 40o vừa đủ để được 200ml); bách bộ bỏ lõi, thái nhỏ, sao khô 500g; mạch môn bỏ lõi 300g; tang bạch bì tẩm mật, sao vàng 200g (3 vị này sắc và cô đặc lại thành 300ml cao lỏng). Trộn lẫn cao lỏng và rượu thuốc. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10ml. Dùng ngoài, rễ sả thái nhỏ, phơi khô, tán bột trộn với phèn phi rồi bôi để chữa loét lợi, hôi nách. Tinh dầu: Chiết được từ lá và rễ sả được dùng uống, mỗi lần 3-6 giọt pha trong sữa và nước thành nhũ tương, có tác dụng thông trung tiện, chống nôn, giảm đau, chữa đầy bụng, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Ở một số nước châu Âu, nước sả có đường là một loại đồ uống giải khát, thanh nhiệt được nhiều người ưa thích. Dùng ngoài, tinh dầu sả phối hợp với nhiều loại tinh dầu khác để xoa bóp làm giảm đau xương, đau mình, nhức mỏi. Bôi trên da hoặc phun trong nhà, dầu sả là thuốc diệt muỗi, dĩn, bọ chét. Theo tài liệu nước ngoài, ở Ấn Độ, sả được dùng để làm thơm thức ăn, nước hãm lá sả để giải khát. Ở Indonesia, rễ sả phối hợp với nhiều vị thuốc khác chữa bệnh vàng da dưới dạng nước sắc; dùng nước này súc miệng hằng ngày để chữa đau răng. . Chi Kinh giới - Thuốc quý của mọi nhà Kinh giới vừa là rau gia vị vừa là cây thuốc dùng làm thuốc chữa bệnh thì lấy cả cây trừ rễ. Khi cây kinh giới bắt. thuộc họ cúc. Cây mọc hoang và được trồng làm thuốc. Dân gian thường dùng toàn cây sài đất tươi để làm thuốc, có thể dùng đến 100 g dưới dạng thuốc sắc (nếu