1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty TNHH minh hòa thừa thiên huế

120 23 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

 Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu đánh giá công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại Công ty TNHH Minh Hòa qua các khoản mục: kế toánkhoản phải thu của khách hàng, kế t

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY

TNHH MINH HÒA – THỪA THIÊN HUẾ

NGUYỄN THỊ TÝ

KHÓA HỌC: 2016 - 2020

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY

TNHH MINH HÒA – THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện:

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Kinh tế - Đại họcHuế, dưới sự giảng dạy nhiệt tình của các quý thầy cô, đặc biệt là các quý thầy côKhoa Kế toán – Kiểm toán đã nhiệt huyết truyền tải những kiến thức vô cùng bổ íchkhông chỉ là những kiến thức lý thuyết suôn mà kèm theo đó là những kiến thức thựctiễn vô cùng quý giá Những kiến thức có được trong suốt quá trình học tập tại trườngkhông chỉ là nền tảng về chuyên ngành cho quá trình nghiên cứu làm bài khóa luận màcòn là hành trang bổ ích để tôi bước vào đời với cái ngành mình đã chọn Để tỏ lòngbiết ơn sâu sắc đến các quý thầy cô tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quýthầy cô trong suốt thời gian qua đã đồng hành, tận tình, dìu dắt chúng tôi

Đồng thời cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đặc biệt đến Thạc sĩ TrầnThị Thanh Nhàn đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thành bàikhóa luận này Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo Công tyTNHH Minh Hòa đã tạo điều kiện cho tôi được trải nghiệm thực tập tại Công ty trongsuốt ba tháng Đặc biệt là chú dì, anh chị phòng Kế toán, Kinh doanh đã tận tình dìudắt, chỉ bảo, hướng dẫn, tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để tôi tiếp cận thực tiễn,nghiên cứu, áp dụng những kiến thức đã học ở trường vào thực tế và dạy cho tôi nhữngkiến thức thực tế khác mà ở trường chưa được học; đồng thời biết được những nhượcđiểm để khắc phục, sửa đổi và hoàn thành tốt bài khóa luận này Tuy vậy, do thời gianhạn hẹp cũng như kiến thức chưa đủ chuyên sâu nên khó tránh khỏi những sai sót vàhạn chế nhất định

Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ dạy, đóng góp ý kiến của quý thầy cô đểtôi có điều kiện bổ sung, chỉnh sửa và cung cấp thêm kiến thức phục vụ cho công việcsau này Cuối cùng, tôi chúc các quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế Huế nói chung,quý thầy cô Khoa Kế toán- Kiểm toán nói riêng dồi dào sức khỏe và thành công trong

sự nghiêp Đồng kính chúc Ban lãnh đạo Công ty cùng các chú dì,anh chị dồi dào sứckhỏe, thành công và chúc Công ty ngày càng phát triển

Huế, tháng 01 năm 2020

Sinh viênNguyễn Thị Tý

Trang 4

Trách nhiệm hữu hạn Tài sản cố định

Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn Xây dựng cơ bản

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ kế toán phải thu khách hàng 15

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán phải trả người bán 19

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán phải trả người lao động 21

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 33

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 35

Sơ đồ 2.3: Tổ chức chứng từ kế toán 38

Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy tính 39

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Hệ thống tài khoản sử dụng của Công ty TNHH Minh Hòa 37

Bảng 2.2: Tình hình lao động của Công ty qua 03 năm 2016-2018 40

Bảng 2.3: Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty từ năm 2016 – 2018 43

Bảng 2.4: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2016-2018 .45

Bảng 2.5: Thực trạng tình hình hình công nợ của Công ty TNHH Minh Hòa qua 03 năm 2016-2018 85

Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của công ty qua 88

03 năm 2016-2018 88

Bảng 2.7: Phân tích khả năng thanh toán của Công ty qua 3 năm 2016-2018 91

Trang 7

DANH MỤC BIỂU MẪU

Biểu mẫu 2.1: Hóa đơn GTGT bán hàng 50

Biểu mâu 2.2: Sổ chi tiết tài khoản 131 53

Biểu mâu 2.3: Sổ chi tiết tài khoản 51111 54

Biểu mẫu 2.4: Hóa đơn GTGT bán hàng 55

Biểu mẫu 2.5: Phiếu thu 56

Biểu mẫu 2.6: Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt 1111 57

Biểu mấu 2.7: Lệnh thanh toán- Lệnh Có 60

Biểu mấu 2.8: Sổ tiền gửi ngân hàng 61

Biểu mẫu 2.9: Sổ chi tiết tài khoản 131 62

Biểu mẫu 2.10: Sổ chi tiết tài khoản 632 63

Biểu mẫu 2.11: Sổ cái tài khoản 131 64

Biểu mấu 2.12: Hóa đơn GTGT mua hàng 66

Biểu mẫu 2.13: Sổ chi tiết tài khoản 331 69

Biểu mẫu 2.14: Hóa đơn dịch vụ viễn thông (GTGT) 71

Biểu mẫu 2.15: Phiếu chi 72

Biểu mẫu 2.16: Giấy Ủy nhiệm chi 73

Biểu mẫu 2.17: Sổ tiền gửi ngân hàng 75

Biểu mẫu 2.18: Số chi tiết tài khoản 331 76

Biểu mẫu 2.19: Số cái tài khoản 331 77

Biểu mẫu 2.20: Bảng thanh toán tiền lương 80

Biểu mẫu 2.21: Phiếu chi 82

Biểu mẫu 2.22: Sổ cái tài khoản 334 83

Trang 8

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i

DANH MỤC SƠ ĐỒ ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU iii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

I.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

I.2/ Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 2

I.3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

I.3.1/ Đối tượng nghiên cứu 3

I.3.2/ Phạm vi nghiên cứu 3

I.4/ Phương pháp nghiên cứu 4

I.5/ Kết cấu của khóa luận 5

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TRONG DOANH NGHIỆP 7

1.1/ Một số lý luận chung về kế toán công nợ 7

1.1.1/ Một số khái niệm về công nợ 7

1.1.2/ Nguyên tắc hạch toán kế toán công nợ 9

1.1.3/ Vai trò và nhiệm vụ của kế toán công nợ 10

1.1.4/ Mô tả công việc chung của kế toán công nợ 11

1.2/ Nội dung kế toán công nợ phải thu, phải trả trong doanh nghiệp 11

1.2.1/ Kế toán nợ phải thu của khách hàng 11

1.2.2/ Kế toán khoản phải trả cho người bán 16

1.2.3/ Kế toán phải trả người lao động 20

1.3/ Cơ sở lý luận về phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp 22

1.3.1/ Khái niệm phân tích tình hình công nợ 22

1.3.2/ Một số chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ 22

Trang 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG

NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH MINH

HÒA 30

2.1/ Tổng quan về Công ty TNHH Minh Hòa 30

2.1.1/ Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Minh Hòa 30

2.1.2/ Chức năng, nhiệm vụ , lĩnh vực hoạt động của công ty 31

2.1.3/ Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 32

2.1.4/ Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 34

2.1.4.1/ Tổ chức bộ máy kế toán 34

2.1.4.2/ Chế độ, chính sách kế toán áp dụng tại Công ty 36

2.1.5/ Tình hình lao động, tài sản, nguồn vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 03 năm 2016-2018 40

2.1.5.1/ Tình hình lao động của Công ty qua 03 năm 2016-2018 40

2.1.5.2/ Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty 41

2.1.5.3/ Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2016-2018: 44 2.2/ Thực trạng công tác kế toán công nợ tại Công ty TNHH Minh Hòa 47

2.2.1/ Thực trạng công tác kế toán khoản phải thu của khách hàng 47

2.2.2/ Thực trạng công tác kế toán khoản phải trả cho người bán 65

2.2.3/ Thực trạng công tác kế toán phải trả cho người lao động 78

2.3/ Phân tích tình hình công nợ của Công ty qua 3 năm 2016-2018 84

2.3.1/ Thực trạng tình hình công nợ của Công ty TNHH Minh Hòa qua 03 năm 2016-2018 84

2.3.2/ Phân tích tình hình công nợ của Công ty 87

2.3.3/ Phân tích tình hình thanh toán của Công ty 91

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101

III.1/ Kết luận 101

III.2/ Kiến nghị 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

Trang 10

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển, nắm bắt

xu hướng và dần dần từng bước tham gia hội nhập nền kinh tế thị trường trong khuvực và thế giới Chính vì thế, một thành phần đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh

tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP) đó là doanh nghiệp.Không những thế doanh nghiệp còn góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất,huy động và phát triển nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, tăng thu ngân sách vàtham gia giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xóa đói, giảmnghèo… Để đạt được điều đó thì mỗi doanh nghiệp đều phải tự thân vận động, tự mìnhphấn đấu không ngừng trên tất cả mọi hoạt động để tồn tại và phát triển Trong đó,công tác kế toán đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp

Tổ chức tốt công tác kế toán thì sẽ phát huy đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ kếtoán và giảm được chi phí đạt mức thấp nhất Tuy nhiên, để đạt được điều đó thì doanhnghiệp cần có một số vốn nhất định và điều quan trọng là việc quản lý số vốn đó saocho hợp lý để đạt hiệu quả cao

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng tồn tại khoản vốn từ những khoản nợ của kháchhàng và đối tác, nhà cung cấp, có công nợ đơn giản, có công nợ phức tạp và cần có kếtoán công nợ Sự tăng hay giảm các khoản phải thu, các khoản phải trả có tác động rấtlớn đến việc bố trí cơ cấu nguồn vốn sao cho đảm bảo tình hình hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp được diễn ra bình thường cũng như tác động đến hiệu quả kinhdoanh Việc bố trí cơ cấu nguồn vốn cho ta thấy được sức mạnh tiềm năng tài chínhcủa doanh nghiệp Khi tỷ lệ nợ cao thì có nghĩa là mọi hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp chịu sự tác động bởi các nguồn lực từ bên ngoài, phụ thuộc vào cácchủ nợ Đối với các khoản phải thu cao thì vốn của doanh nghiệp bị các đối tác chiếmdụng lớn sẽ gây khó khăn cho việc chi trả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Còn đối với các khoản phải trả cao thì doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn với các đối tác

Trang 11

khả năng thanh toán các khoản nợ cũng như uy tín của doanh nghiệp Việc nắm rõ tìnhhình công nợ phải thu, phải trả thì sẽ biết được tình hình hoạt động của doanh nghiệp

về khả năng thanh toán, khả năng huy động vốn, tình hình chiếm dụng vốn và đi chiếmdụng vốn Để từ đó các nhà quản trị sẽ có những chính sách, chiến lược, kế hoạch điềuchỉnh tài chính hợp lý và đưa ra các biện pháp hiệu quả nhất để thu hồi công nợ, hạnchế nợ quá hạn, nợ khó đòi tăng cao

Hoạt động kinh doanh thương mại, sản xuất nói chung và nói riêng trên địa bànThừa Thiên Huế của các doanh nghiệp không ngừng phát triển và cạnh tranh mạnh

mẽ Chính vì thế, Công ty TNHH Minh Hòa phải chịu sự cạnh tranh cao trên thịtrường, đặc biệt là về vấn đề hàng nội thất, đòi hỏi doanh nghiệp cần chú trọng đếncông tác kế toán công nợ Việc phân tích tình hình công nợ có vai trò quan trọng đốivới các nhà quản lý và chủ sở hữu

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán công nợ đến tình hình hoạt

động của doanh nghiệp nên tôi đã chọn đề tài: “Thự c trạ ng công tác kế toán công nợ

và phân tích tình hình công nợ tạ i Công ty TNHH Minh Hòa- Thừ a Thiên Huế ”

làm khóa luận tốt nghiệp

I.2/ Mục tiêu của đề tài nghiên cứu

Đề tài thực hiện nhằm đạt được 02 mục tiêu chính sau đây:

- Nắm rõ thực trạng công tác kế toán công nợ tại Công ty TNHH Minh Hòa

- Nắm được tình hình công nợ của Công ty TNHH Minh Hòa

Để đạt được 02 mục tiêu chính đó thì cần phải lần lượt làm rõ 03 mục tiêu cụ thểsau:

Một là, tổng hợp các vấn đề, cơ sở lý luận liên quan đến kế toán công nợ phải

trả, phải thu và phân tích tình hình công nợ của công ty

Hai là, tìm hiểu thực trạng công tác kế toán công nợ tại công ty:

- Đầu tiên là phải nắm rõ tổng quan về công ty như: quá trình hình thành và

phát triển; chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động; tổ chức bộ máy quản lý; đặc điểmcông tác kế toán; tình hình hoạt động của công ty

Trang 12

- Thứ hai là tìm hiểu về thực trạng công tác kế toán công nợ của công ty qua

các khoản phải thu, phải trả như: tài khoản sử dụng, chứng từ kế toán, sổ sách kế toán,quy trình luân chuyển chứng từ; cách hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

- Thứ ba là phân tích tình hình công nợ của công ty qua việc làm rõ tình hình

công nợ và khả năng thanh toán của công ty

Ba là, trên cơ sở đó thì so sánh, tổng hợp, đối chiếu để thấy được những ưu

điểm, nhược điểm về phần hành kế toán cũng như tình hình công nợ của công ty Từ

đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác kế toán công nợ và tình hình công

nợ tại Công ty TNHH Minh Hòa

I.3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

I.3.1/ Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:

 Đi sâu tìm hiểu và đánh giá nội dung, phương pháp, đặc điểm quy trình kếtoán công nợ các khoản phải thu, phải trả tại Công ty TNHH Minh Hòa

Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu để thấy được tình hình công nợ tại Công

ty TNHH Minh Hòa

I.3.2/ Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: Số liệu thu thập từ phòng kế toán của Công ty TNHH

Minh Hòa

Phạm vi về thời gian: Khái quát tình hình tài chính của Công ty qua 03 năm

2016-2018, đặc biệt chú trọng nghiên cứu phần kế toán công nợ vào năm 2018 và phântích tình hình công nợ qua 03 năm

Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu đánh giá công tác kế toán công nợ và phân

tích tình hình công nợ tại Công ty TNHH Minh Hòa qua các khoản mục: kế toánkhoản phải thu của khách hàng, kế toán khoản phải trả cho người bán và kế toán khoảnphải trả người lao động

Trang 13

I.4/ Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành bài khóa luận tôi đã sử dụng 02 phương pháp nghiên cứu chínhsau:

Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập, tìm hiểu các thông tin liên quan đến

đề tài như: Thông tư 133/2016/TT-BTC; giáo trình “Kế toán tài chính của PGS.TS Võ Văn Nhị (2010), Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội”; giáo trình “Kế toán tài chính của

Nguyễn Tấn Bình (2011), Nhà xuất bản Tài chính Tổng hợp TP.HCM”; giáo trình

“Phân tích báo cáo tài chính của GS.TS Nguyễn Văn Công (2010), Nhà xuất bản Đại

học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội”; internet về trang thông tin công ty… nhằm hệ thốnghóa cơ sở lý luận về công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại côngty

 Phương pháp quan sát, phỏng vấn trực tiếp: Trong quá trình thực tập tại

công ty, tôi đã phỏng vấn để biết được tình hình nhân sự của công ty, quan sát quytrình làm việc, tổ chức công tác kế toán; các hóa đơn, chứng từ, sổ sách; cách thức thuthập và lập hóa đơn chứng từ, cách xử lý khi hóa đơn sai, cách hạch toán các nghiệp

vụ phát sinh vào phần mềm và lưu giữ chứng từ Ngoài ra, trực tiếp hỏi các cán bộphòng kế toán là dì Nguyễn Thị Huê, chị Đặng Thị Quý và phòng kinh doanh là chú

Lê Xuân Hải về những vấn đề còn thắc mắc liên quan đế kế toán công nợ cũng nhưtình hình công nợ tại công ty

 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sau khi thu thập được tài liệu thì nghiên

cứu nhằm hệ thống hóa lại các cơ sở lý luận về công tác kế toán công nợ, từ đó để thấy

sự khác biệt giữa cơ sở lý thuyết với thực tế tại công ty

Phương pháp phân tích xử lý số liệu:

 Phương pháp so sánh: Để đánh giá sự biến động tăng, giảm của các chỉ tiêu

trong giai đoạn 03 năm 2016- 2018 như biến động tài sản, nguồn vốn, biến động vềcác khoản phải thu, phải trả

 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu: Dựa vào bảng Báo cáo tài chính công ty

qua 03 năm 2016- 2018, tôi đã tổng hợp và xử lý số liệu để lập thành bảng tình hình tàisản, nguồn vốn, tình hình công nợ và khả năng thanh toán Từ đó, phân tích số liệu để

Trang 14

thấy rõ tình hình hoạt động của công ty thông qua bảng tình hình hình tài sản, nguồnvốn, đặc biệt là tình hình cộng nợ, khả năng thanh toán và rút ra nhận xét, kết luận.

 Phương pháp thống kê, mô tả: Thống kê, sắp xếp những chứng từ, số liệu theo

một trình tự hợp lý của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để tiện hiểu rõ, so sánh và phântích

I.5/ Kết cấu của khóa luận

Khóa luận gồm có 03 phần:

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ trongdoanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợtại Công ty TNHH Minh Hòa

Chương 3: Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao công tác kế toán công nợ

và tình hình công nợ tại Công ty TNHH Minh Hòa

Phần III: Kết luận và kiến nghị

I.6/ Các đề tài nghiên cứu trước:

Đề tài “Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ” làmột đề tài không phải quá xa lạ, được nhiều sinh viên, các anh chị khóa trước lựa chọnlàm đề tài khóa luận tốt nghiệp Một số đề tài khóa luận trong trường Đại học Kinh tếHuế gần đây như:

Khóa luận “Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ

tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế” của tác giả Nguyễn Trần Minh Thư

(năm 2018) Trong quá trình tìm hiểu thì đề tài này đã nêu đầy đủ, chi tiết các cơ sở lýluận cơ bản, sự cần thiết của công tác kế toán công nợ cũng như tình hình công nợ tạidoanh nghiệp, qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác công nợ vàtình hình hình công nợ Tuy nhiên theo nghiên cứu của đề tài này thì công ty áp dụngchế độ chính sách kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày22/12/2014 của Bộ Tài chính, còn đối với công ty hiện tại của tôi thực tập thì lại áp

Trang 15

Do đó, việc nghiên cứu công tác kế toán công nợ tại Công ty TNHH Minh Hòa đượcxem là có sự khác biệt về chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp Ngoài ra, đối vớibài khóa luận của tác giả Nguyễn Trần Minh Thư thì thực trạng công tác kế toán công

nợ chưa nêu rõ quy trình hạch toán nghiệp vụ trên phần mềm máy tính diễn ra như thếnào, trong khi đề tài tôi nghiên cứu sau đây thì lại đề cập đến vấn đề đó

Khóa luận “Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại Công ty Cổ phần

Tư vấn xây dựng số 1 Thừa Thiên Huế” của tác giả Trương Thị Thanh Thảo (năm

2018) Đề tài này cũng nêu ra được các cơ sở lý luận, sự cần thiết, quy trình hạch toáncủa kế toác công nợ cũng như tình hình công nợ Đề tài này cũng áp dụng chế độ chínhsách kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, trình bày được quy trình hạch toán trênphần mềm máy tính Misa Tuy nhiên, ở đề tài này tác giả đã nêu các nghiệp vụ kinh tếphát sinh liên quan đến việc trả tiền sau để ghi nhận vào tài khoản công nợ Còn đốivới đề tài tôi thực hiện thì có trình bày thêm quy trình hạch toán nghiệp vụ kinh tế muahàng, bán hàng theo hình thức trả tiền ngay Tuy thực chất hình thức thanh toán ngaynày sẽ không ghi nhận vào công nợ nhưng tôi muốn đưa vào để hiểu rõ hơn về phầnmua hàng, bán hàng sẽ có những hình thức thanh toán nào, hình thức nào sẽ ghi nhậncông nợ, hình thức nào sẽ không ghi nhận công nợ Đây cũng có thể được xem là tínhmới của đề tài

Hai khóa luận mà tôi dẫn chứng trên cho thấy đề tài này rất nhiều người đã lựachọn Tuy vậy tính mới của đề tài không chỉ đề cập đến số lượng nhiều hay ít ngườilựa chọn mà thể hiện ở mức độ quan trọng đối với doanh nghiệp, sự cần thiết ở thờiđiểm và sự khác biệt về đề tài nghiên cứu trong doanh nghiệp Việc đề cập tôi nói ởđây là đề tài thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ đã cũ,tuy nhiên tại công ty mà tôi thực tập – Công ty TNHH Minh Hòa đã từng có ngườithực tập ở vị trí kế toán nhưng chưa ai đi sâu tìm hiểu về đề tài công nợ này Cho nênviệc nghiên cứu đề tài này vừa là tính mới trong doanh nghiệp, vừa giúp tôi hiểu biếtthêm nhiều kiến thức cũng như các kỹ năng xử lý chứng từ

Trang 16

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG

NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ

TRONG DOANH NGHIỆP

1.1/ Một số lý luận chung về kế toán công nợ

1.1.1/ Một số khái niệm về công nợ

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn luôn phát sinh nhiềumối quan hệ khác nhau từ quá trình mua sắm các loại vật tư, hàng hóa, công cụ dụng

cụ, TSCĐ đến quá trình thực hiện các kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm haycung cấp dịch vụ… Đặc biệt là các mối quan hệ thanh toán giữa người mua và ngườibán, thanh toán với cơ quan quản quản lý Nhà nước, thanh toán với công nhân viên,….Căn cứ vào nội dung kinh tế, các nghiệp vụ thanh toán trong doanh nghiệp được chiathành 02 loại: các khoản phải thu và các khoản phải trả Kế toán các khoản phải thu vàcác khoản phải trả gọi chung là kế toán công nợ

Như vậy, “Công nợ là một thuật ngữ kinh tế thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ củadoanh nghiệp đối với các khoản vốn đang chiếm dụng và bị chiếm dụng bởi các đối

tượng bên ngoài doanh nghiệp.” (PGS.TS Võ Văn Nhị, 2010) Kế toán công nợ là một

phần hành kế toán có nhiệm vụ hạch toán các khoản nợ phải thu, nợ phải trả diễn ra

liên tục trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Nguyễn Tấn

Bình, 2011).

a/ Kế toán các khoản phải thu

Trong quá trình SXKD, khi doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho kháchhàng mà khách hàng chưa thanh toán thì sẽ phát sinh khoản phải thu Các khoản phảithu trong doanh nghiệp xác định quyền lợi của doanh nghiệp về một khoản tiền, hànghóa, dịch vụ…mà doanh nghiệp sẽ thu về trong tương lai Các khoản phải thu là mộtloại tài sản của công ty tính dựa trên tất cả các khoản nợ, các giao dịch chưa thanh toánhoặc bất kỳ nghĩa vụ tiền tệ nào mà các con nợ hay khách hàng chưa thanh toán cho

Trang 17

công ty Các khoản phải thu được kế toán của công ty ghi lại và phản ánh trên bảngcân đối kế toán, bao gồm tất cả các khoản nợ công ty chưa đòi được, tính cả các khoản

nợ chưa đến hạn thanh toán (Ngô Thế Chi, Trường Thị Thủy, 2010).

Theo điều 17 Thông tư 133/2016/TT – BTC về “Nguyên tắc kế toán các khoản

phải thu” thì các khoản phải thu được hạch toán chi tiết theo đối tượng, từng nội dungphải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi Việc phân loại các khoản phải thu thì chiaphân loại theo 02 cách sau:

- Phân loại theo thời hạn thanh toán, khoản phải thu chia làm 02 loại: khoản phải

thu ngắn hạn (khoản thu dưới một năm) và khoản phải thu dài hạn (khoản thu trên mộtnăm)

- Phân loại theo nội dung, khoản phải thu bao gồm: phải thu của khách hàng,

phải thu nội bộ, phải thu khác Trong đó, khoản phải thu của khách hàng thường phátsinh nhiều nhất và chịu nhiều rủi ro nhất

b/ Kế toán các khoản phải trả

Theo VAS 01- Chuẩn mực chung (2002), nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của

doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua như mua hàng hóa chưa trảtiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hóa, cam kếtnghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả khác mà doanh nghiệpphải thanh toán từ nguồn lực của mình

Khoản phải trả được định nghĩa là trách nhiệm hiện tại của doanh nghiệp đối cácđơn vị khác và trách nhiệm đó là kết quả của những nghiệp vụ kinh tế phát sinh trongquá khứ của doanh nghiệp Nghĩa vụ của doanh nghiệp là sẽ dùng tài sản của mìnhđơn vị mình để hoàn thành trách nhiệm đối với tổ chức khác Các doanh nghiệpthường vay vốn ngân hàng, các nhà cung cấp vì nhu cầu huy động vốn cũng như khigặp khó khăn về tài chính Trên Bảng cân đối kế toán, khoản phải trả được gọi làkhoản nợ của doanh nghiệp

Dựa vào thời hạn thanh toán mà phân loại nợ phải trả thành 02 loại : nợ ngắn hạn

và nợ dài hạn

Trang 18

 Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thanh toántrong vòng 12 tháng kể từ ngày lập BCTC như: nợ vay, phải trả người bán, thuế và cáckhoản phải nộp Nhà nước,…

Nợ dài hạn: là các khoản nợ mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thanh toán trênmột năm, bao gồm các khoản: vay dài hạn, phát hành trái phiếu, nhận ký quỹ, ký cượcdài hạn,…

c/ Quan hệ thanh toán

Theo PGS.TS Võ Văn Nhị, 2010, quan hệ thanh toán là mối quan hệ kinh doanh

mà khi doanh nghiệp thực hiện các mối quan hệ mua bán và có sự trao đổi về một sốkhoản vay nợ tiền vốn cho kinh doanh Và trong mọi mối quan hệ thanh toán này luôntồn tại những cam kết vay nợ giữa chủ nợ và con nợ về một số khoản tiền theo thỏathuận giữa hai bên và có hiệu lực trong một khoảng thời gian vay nợ nhất định

Quan hệ thanh toán có rất nhiều loại khác nhau nhưng chung quy lại thì có 2 hìnhthức thanh toán chính, đó là: thanh toán trực tiếp và thanh toán trung gian

 Thanh toán tr ực tiếp: Khi phát sinh các hoạt động mua bán thì người mua và

người bán thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trực tiếp đối với cáckhoản nợ phát sinh đó

 Thanh toán trung gian: Là việc thanh toán giữa người mua và người bán

không diễn ra trực tiếp với nhau mà phải thông qua một bên thứ ba ( ngân hàng hay tổchức tài chính khác) đứng ra để thanh toán các khoản nợ phát sinh đó thông qua ủynhiệm thu, ủy thu chi, séc, thư tín dụng,…

1.1.2/ Nguyên tắc hạch toán kế toán công nợ

Kế toán công nợ gồm kế toán các khoản phải thu và khoản phải trả được theo dõichi tiết theo từng đối tượng, thường xuyên tiến hành đối chiếu, kiểm tra, đôn đốc việcthanh toán các khoản phải thu, khoản phải trả kịp thời

Phải kiểm tra, đối chiếu theo định kỳ hoặc cuối mỗi niên độ từng khoản phải thu,phải trả phát sinh; số đã thu, đã trả; số còn phải thu, số còn phải trả Đặc biệt là đối vớicác đối tượng có quan hệ mua bán thường xuyên, đối tượng tiềm năng thì có số dư

Trang 19

xuyên các khoản phải thu, phải trả để có kế hoạch thu và thanh toán kịp thời, tránhtrường hợp trở thành nợ khó đòi.

Phải phân loại các khoản nợ phải thu, phải trả theo thời gian thanh toán cũng nhưtheo từng đối tượng để có biện pháp thu hồi hay thanh toán Phải chi tiết theo cả chỉtiêu giá trị và hiện vật đối với các khoản nợ bằng vàng, bạc, đá quý Cuối kỳ, phải đốichiếu số dư theo giá thực tế

Đối với các khoản công nợ có gốc ngoại tệ cần theo dõi cả nguyên tệ và quy đổitheo đồng tiền Việt Nam Cuối mỗi kỳ đều phải điều chỉnh số dư theo tỷ giá hối đoáithực tế Phải căn cứ vào số dư chi tiết bên Nợ (hoặc bên Có) các tài khoản phải thu,phải trả để lấy số liệu ghi vào các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán, tuyệt đối khôngđược bù trừ số dư giữa hai bên Nợ, Có với nhau Cuối kỳ, đối chiếu lập bảng thanhtoán bù trừ Nếu có chênh lệch phải tìm ra nguyên nhân và điều chỉnh ngay

1.1.3/ Vai trò và nhiệm vụ của kế toán công nợ

 Vai trò của kế toán công nợ

Trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp thì kế toán công nợ là một phầnhành kế toán khá quan trọng liên quan đến các khoản nợ phải thu và phải trả, ảnhhưởng trực tiếp đến tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp Vì vậy, việc quản

lý công nợ tốt không chỉ là yêu cầu mà còn là vấn đề cần thiết ảnh hưởng đến sự tồntại và phát triển của doanh nghiệp Ngoài ra, việc tổ chức tốt các công tác kế toán công

nợ góp phần rất lớn trong việc lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp.Nếu các khoản nợ phải thu và nợ phải trả được theo dõi một cách chặt chẽ, hợp lý nó

sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được tình trạng ứ đọng, chiếm dụng vốn và đồng thờitranh thủ chiếm dụng tối đa vốn của các doanh nghiệp, các tổ chức khác nhưng vẫnđảm bảo một khả năng thanh toán hợp lý, góp phần quan trọng trong việc giữ uy tíntrong sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp

 Nhiệm vụ của kế toán công nợ

Nhiệm vụ của kế toán công nợ là theo dõi, phân tích, đánh giá và tham mưu vớinhà quản trị để nhà quản trị có những quyết định đúng đắn trong hoạt động của doanhnghiệp Cụ thể:

Trang 20

 Phản ánh và ghi chép kịp thời, đầy đủ, chính xác và rõ ràng các nghiệp vụthanh toán phát sinh theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán có kết hợp với thờihạn thanh toán, đôn đốc việc thanh toán, tránh chiếm dụng vốn lẫn nhau.

 Đối với những khách hàng nợ có quan hệ giao dịch mua bán thường xuyênhoặc có dư nợ lớn thì định kỳ hoặc cuối niên độ kế toán, kế toán cần tiến hành kiểm trađối chiếu từng khoản nợ phát sinh, số đã thanh toán và số còn nợ Nếu cần có thể yêucầu khách hàng xác nhận số nợ bằng văn bản

 Giám sát việc thực hiện chế độ thanh toán công nợ và tình hình chấp hành kỷluật thanh toán…

1.1.4/ Mô tả công việc chung của kế toán công nợ

 Phải theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng,thường xuyên tiến hành đối chiếu kiểm tra, đôn đốc việc thu và thanh toán một cáchkịp thời

Phải kiểm tra đối chiếu theo định kỳ hoặc cuối tháng từng khoản nợ phát sinh,

số phải thu, phải trả và số còn phải thu, số còn phải trả

 Phải chi tiết theo cả chỉ tiêu giá trị và hiện vật đối với các khoản nợ phải thubằng vàng, bạc, đá quý Cuối kỳ phải điều chỉnh số dư theo giá thực tế

 Phải phân loại các khoản nợ phải thu, phải trả theo thời gian thanh toán cũngnhư theo từng đối tượng

Phải căn cứ vào số dư chi tiết bên nợ của một số tài khoản thanh toán như 131,331 để lấy số liệu ghi vào các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán

Báo cáo tình hình công nợ theo định kỳ và chủ động nhắc nhở thanh toán công nợ

 Đề xuất mức thanh toán và lịch thanh toán công nợ đối với khách hàng, nhàcung cấp, cũng như đề xuất các trường hợp thanh toán khi có vướng mắc

1.2/ Nội dung kế toán công nợ phải thu, phải trả trong doanh nghiệp

1.2.1/ Kế toán nợ phải thu của khách hàng

a/ Khái niệm:

Trang 21

đã được cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa thanh toán tiền Đây làkhoản nợ phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất, phát sinh thường xuyên và cũng gặp nhiều

rủi ro nhất trong các khoản nợ phải thu phát sinh trong doanh nghiệp (PGS.TS Võ Văn

về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành Không phản ánh vào tài khoản này cácnghiệp vụ thu tiền ngay

 Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đốitượng, từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi (trên 12 tháng haykhông quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo) và ghi chép theo từng lần thanh toán Đốitượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sảnphẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tàichính

 Bên giao ủy thác xuất khẩu ghi nhận trong tài khoản này đối với các khoảnphải thu từ bên nhận ủy thác xuất khẩu về tiền bán hàng xuất khẩu như các giao dịchbán hàng, cung cấp dịch vụ thông thường

 Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại cáckhoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thuhồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biệnpháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được Khoản thiệt hại về nợ phải thukhó đòi sau khi trừ dự phòng đã trích lập được ghi nhận vào chi phí quản lý doanhnghiệp trong kỳ báo cáo Khoản nợ khó đòi đã xử lý khi đòi được, hạch toán vào thunhập khác

Trang 22

 Trong quan hệ bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo thỏa thuận giữadoanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm hàng hóa, BĐSĐT đã giao, dịch vụ đãcung cấp không đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêucầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao.

c/ Chứng từ kế toán sử dụng

- Hợp đồng kinh tế ( Hợp đồng bán háng)

- Biên bản giao nhận hàng/ Biên bản nghiệm thu – thanh lý hợp đồng

- Biên bản thừa thiếu hàng, Biên bản giảm giá hàng bán, Biên bản hàng bán trảlại

- Hóa đơn GTGT

- Phiếu xuất kho

- Phiếu thu/ Giấy báo Có của ngân hàng

- Biên bản bù trừ công nợ/ Biên bản xóa nợ

d/ Tài khoản kế toán sử dụng

Kế toán sử dụng TK 131 “ Phải thu khách hàng” để theo dõi nợ phải thu kháchhàng Tài khoản này được sử dụng để phản ánh số tiền phải thu, đã thu, còn phải thuhoặc số tiền khách hàng ứng trước cho doanh nghiệp

Ngoài ra, kế toán có thể sử dụng thêm các tài khoản liên quan khác như: TK 511,

TK 711, TK 111, TK 112, TK 3331,… để hỗ trợ tốt hơn cho việc theo dõi trên TK 131

- Số tiền phải thu của khách hàng phát

sinh trong kỳ khi bán sản phẩm, hàng hoá,

BĐSĐT, TSCĐ, dịch vụ, các khoản đầu

tư tài chính;

- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng;

- Đánh giá lại các khoản phải thu của

Trang 23

ngoại tệ tại thời điểm lập BCTC (trường

hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá ghi

sổ kế toán)

Số dư Nợ:

- Số tiền còn phải thu của khách hàng

Số dư Có:

- Số tiền nhận trước của khách hàng

- Số đã thu nhiều hơn số phải thu củakhách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụthể

Tùy vào số dư Nợ hay số dư Có mà phản ánh vào phần Tài sản hay Nguồn vốncủa Bảng cân đối Kế toán

e/ Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng

- Sổ Cái TK 131

- Sổ chi tiết bán hàng

- Sổ chi tiết các tài khoản 131

- Sổ chi tiết thanh toán người mua

f/ Phương pháp hạch toán

Trang 24

Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ kế toán phải thu khách hàng

TK 131 – Phải thu của khách hàng

Doanh thu Tổng giá Chiết khấu thanh toán

chưa thu tiền phải thanh toán

Thu nhập do Tổng số tiền khách Thuế GTGT

thanh lý, hàng phải thanh toán (nếu có)

TSCĐ chưa thu tiền Khách hàng ứng trước

hoặc thanh toán tiền

Bù trừ nợ với người bán ( cùngCác khoản chi hộ khách hàng một đối tượng khách hàng)

Chênh lệch tỷ giá tăng khi đánh giá Khách hàng thanh toán nợ

các khoản phải thu của khách hàng bằng hàng tồn kho

bằng ngoại tệ cuối kỳ 133

Chênh lệch tỷ giá giảm khi đáng giá các khoản Thuế GTGT

phải thu của khách hàng bằng ngoại tệ cuối kỳ (nếu có)

Trang 25

g/ Trình bày trên BCTC

Chỉ tiêu Phải thu khách hàng nằm ở mục Phải thu ngắn hạn của khách hàng (Mã

số 131) trên Bảng cân đối kế toán và được lấy số liệu từ:

- Số dư Nợ trên Sổ Cái TK 131

- Hoặc Số dư Nợ cuối kỳ TK 131 trên Bảng cân đối phát sinh

- Hoặc Số phải thu của khách hàng trên Sổ theo dõi công nợ phải thu

1.2.2/ Kế toán khoản phải trả cho người bán

a/ Khái niệm

Theo Điều 40 Thông tư 133/2016/TT- BTC thì khoản phải trả cho người bán

phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho ngườibán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người bán TSCĐ, BĐSĐT, các khoảnđầu tư tài chính theo hợp đồng kinh tế đã ký kết

b/ Nguyên tắc hạch toán

 Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp cần đượchạch toán chi tiết theo từng đối tượng phải trả Trong chi tiết từng đối tượng phải trả,tài khoản này phản ánh cả số tiền đã ứng trước cho người bán, người cung cấp, ngườinhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hóa dịch vụ, khối lượng xâylắp hoàn thành bàn giao

 Bên giao nhập khẩu ủy thác ghi nhận trên tài khoản này số tiền phải trả ngườibán về hàng nhập khẩu thông qua bên nhận nhập khẩu ủy thác như khoản phải trảngười bán thông thường

 Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối tháng vẫnchưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tếkhi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán

 Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rànhmạch các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán củangười bán, người cung cấp nếu chưa được phản ánh trong hóa đơn mua hàng

c/ Chứng từ kế toán sử dụng

Trang 26

d/ Tài khoản kế toán sử dụng

Để theo dõi tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả, kế toán sử dụng TK 331

“Phải trả người bán” Tài khoản này cũng được theo dõi chi tiết theo từng khách hàng

- Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng hóa,

người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp;

- Số tiền ứng trước cho người bán, người cung

cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận

được vật tư, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng sản

phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao;

- Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng hóa

hoặc dịch vụ đã giao theo hợp đồng;

- Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại

được người bán chấp thuận cho doanh nghiệp

giảm trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán;

- Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất

khi kiểm nhận và trả lại người bán;

- Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính lớn

hơn giá thực tế của sổ vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã

nhận, khi có hóa đơn hoặc thông báo giá chính

thức;

- Đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán là

khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (trường hợp tỷ

- Số tiền phải trả cho người bánvật tư, hàng hoá, người cung cấpdịch vụ và người nhận thầu xâylắp;

- Điều chỉnh số chênh lệch giữagiá tạm tính nhỏ hơn giá thực tếcủa số vật tư, hàng hoá, dịch vụ đãnhận, khi có hoá đơn hoặc thôngbáo giá chính thức;

- Đánh giá lại các khoản phải trảcho người bán bằng ngoại tệ(trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng sovới tỷ giá ghi sổ kế toán)

Trang 27

giá ngoại tệ giảm so với tủ giá ghi sổ kế toán).

Số dư Nợ (Nếu có)

- Phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán

hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho người

bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể Khi

lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết

của từng đối tượng phản ánh ở tài khoản này để

ghi 2 chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”

Số dư Có:

Số tiền còn phải trả cho ngườibán, người cung cấp, người nhậnthầu xây lắp

e/ Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng

Sổ chi tiết TK 331

Sổ cái TK 331

f/ Phương pháp hạch toán

Trang 28

TK 331 – Phải trả cho người bán 151,152,

111, 112, 341 153,156,611,…

Ứng trước tiền cho người bán Mua vật tư, hàng hóa nhập kho

Thanh toán các khoản phải trả 133

Thuế GTGT

Chiết khấu thanh toán Mua TSCĐ

152,153, 152,153, 157, 211

156, 211, 611… Giá trị của hàng nhập khẩu

Giảm giá, hàng mua trả lại,

chiết khấu thương mại đươc hưởng 333

Trả trước tiền ủy thác mua hàng cho Thuế GTGT (nếu có)

đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu

632

Trả tiền hàng nhập khẩu và các chi Nhà thầu chính xác định

phí liên quan đến hàng nhập khẩu giá trị khối lượng xây lắp

cho đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu phải trả cho nhà thầu phụ

Chênh lệch tỷ giá giảm khi cuối Chênh lệch tỷ giá tăng khi cuối kỳ

kỳ đánh giá các khoản phải trả kỳ đánh giá các khoản phải trả

người bán bằng ngoại tệ người bán bằng ngoại tệ

Trang 29

g/ Trình bày trên BCTC

Chỉ tiêu khoản phải trả cho người bán nằm ở mục Phải trả người bán ngắn hạn(Mã số 311) trên Bảng cân đối kế toán và được lấy số liệu từ :

Số dư Có trên Sổ cái TK 331

Sổ chi tiết TK 331 cho từng đối tượng người bán

1.2.3/ Kế toán phải trả người lao động

a/ Khái niệm

Theo Điều 42 Thông tư 133/2016/ TT- BTC thì phải trả người lao động phản ánh

các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động củadoanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phảitrả khác thuộc về thu nhập của người lao động

d/ Tài khoản kế toán sử dụng

Tài khoản sử dụng để hạch toán tổng hợp tiền lương, tiền thưởng và tình hìnhthanh toán với người lao động là TK 334 “Phải trả người lao động” TK 334 có 2 TKcấp 2, đó là: TK 3341 “Phải trả công nhân viên” và TK 3348 “Phải trả người lao độngkhác”

Trang 30

Bên Nợ Tài khoản 334 “ Phải trả người lao động” Bên Có

- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền

thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và

các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước

cho người lao động;

- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công

của người lao động

- Các khoản tiền lương, tiền công,tiền thưởng có tính chất lương,BHXH và các khoản khác phải trả,phải chi cho người lao động;

Số dư Nợ (Nếu có)

- Nếu có phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số

phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng

và các khoản khác cho người lao động

Số dư Có:

- Các khoản tiền lương, tiền công,tiền thưởng có tính chất lương vàcác khoản khác còn phải trảcho người lao động

Các khoản phải khấu trừ vào Lương và các khoản

lương và thu nhập của NLĐ phụ cấp pải trả cho NLĐ

Ứng và thanh toán tiền lương Phải trả tiền lương nghỉ phép

và khoản khác cho NLĐ của CNSX ( nếu DN trích trước)

Khi chi trả lương, thưởng và các khoản Tiền thưởng phải trả

khác cho NLĐ bằng SP, HH NLĐ từ Quỹ KT-PL

Thuế GTGT đầu ra (nếu có) BHXH phải trả CNV

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán phải trả người lao động

Trang 31

1.3/ Cơ sở lý luận về phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp

1.3.1/ Khái niệm phân tích tình hình công nợ

Phân tích tình hình công nợ tại doanh nghiệp sẽ cung cấp thông tin cần thiết chocác nhà quản lý trong việc đánh giá được tình hình tài chính, sức mạnh tài chính và anninh tài chính hiện tại của Doanh nghiệp cũng như nắm được việc chấp hành và tôn

trọng kỳ hạn thanh toán (PGS TS Nguyễn Văn Công, 2010).

Phân tích công nợ được hiểu là phân tích mối quan hệ giữa các khoản phải thu vàkhoản phải trả, nếu các khoản phải thu lớn hơn khoản phải trả thì có nghĩa là doanhnghiệp đang bị chiếm dụng vốn và ngược lại thì doanh nhiệp đang đi chiếm dụng vốnngười khác Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải phân tích tình hình công nợ để biếtkhoản nào hợp lý và khoản nào không hợp lý, từ đó đưa ra được những biện pháp thíchhợp đem lại hiệu quả tốt cho việc quản lý công nợ của doanh nghiệp Đồng thời hoànthiện cơ chế tài chính, cơ chế thu chi, nội bộ phù hợp với đặc điểm kinh doanh củadoanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển

1.3.2/ Một số chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ

Tình hình công nợ của doanh nghiệp là một trong những nội dung quan trọng màcác nhà quản trị quan tâm Thông qua tình hình công nợ, các nhà quản trị sẽ nắm đượctình hình tài chính của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra các chính sách, biện pháp nhằmcải thiện tình hình doanh nghiệp cũng như giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển Đểphân tích tình hình công nợ, nhà phân tích thường dùng các chỉ tiêu cơ bản sau:

 Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả (ĐVT: % hoặc lần)

Trang 32

ỷ ệ á ℎ ả ℎả ℎ

ớ á ℎ ả ℎả ả

= ổ á ℎ ả ℎả ℎ

ổ á ℎ ả ℎả ả

(Nguồn: PGS.TS Nguyễn Văn Công, 2010)

Chỉ tiêu này phản ánh phần vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng so với phần vốn

mà doanh nghiệp đi chiếm dụng, được tính trên cơ sở so sánh tổng các khoản phải thu

và tổng các khoản phải trả tại thời điểm báo cáo

Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả lớn hơn 1 phản ánh tình hìnhtài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn, không mấy khả quan, doanh nghiệp bịchiếm dụng vốn lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng được Đây là một dấuhiệu không được tốt Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì tình hình tài chính củadoanh nghiệp tương đối ổn định, số vốn của doanh nghiệp chiếm dụng lớn hơn số vốncông ty bị chiếm dụng Điều này được xem là một dấu hiếu tốt Trên thực tế, tỷ lệ nàycao hay thấp còn phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, hình thức sở hữuvốn của doanh nghiệp; số đi chiếm dụng lớn hay nhỏ đều thể hiện tình hình tài chínhthiếu lành mạnh, dễ ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

 Hệ số vòng quay các khoản phải thu ( ĐVT: vòng)

ệ ố ò á ℎ ả ℎả ℎ = ℎ ℎ ℎ ầ

á ℎ ả ℎả ℎ ì ℎ â

(Nguồn: PGS.TS Nguyễn Văn Công, 2010)

Hệ số vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phảithu thành tiền mặt của doanh nghiệp Tức là xem trong thời kỳ kinh doanh các khoảnphải thu quay được mấy vòng và được xác định bằng mối quan hệ tỷ số giữa doanh thuthuần và các khoản phải thu bình quân Trong đó, số dư các khoản phải thu bình quânthường được tính bằng cách cộng số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ rồi chia cho 2 Chỉtiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc đithu hồi nợ

Trang 33

Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoảnphải thu càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản phải thu sang tiền của doanhnghiệp cao, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất.Ngược lại, nếu hệ số này càng thấp thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngàycàng nhiều, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưuđộng trong sản xuất Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao sẽ làm cho kì hạn thanh toánngắn và do đó ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ.

 Kỳ thu tiền bình quân (ĐVT: ngày)

ỳ ℎ ề ì ℎ â = ố à ă (360 à )

ố ò á ℎ ả ℎả ℎ

(Nguồn: PGS.TS Nguyễn Văn Công, 2010)

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân của một chu kỳ nợ, từ khi bán hàng chođến khi thu tiền Chỉ tiêu này có ý nghĩa nhiều hơn nếu biết kỳ hạn bán chịu của doanhnghiệp

Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ tốc độ thu tiền hàng càng nhanh, doanh nghiệp ít

bị chiếm dụng vốn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong nguồn vốn, đảmbảo quá trình sản xuất kinh doanh Ngược lại, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độthu tiền hàng càng chậm, thời gian doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn càng dài

 Hệ số vòng quay các khoản phải trả (ĐVT: vòng)

ệ ố ò á

ℎ ả ℎả ả

á ℎ ả ℎả ả ì ℎ â

(Nguồn: PGS.TS Nguyễn Văn Công, 2010)

Hệ số vòng quay các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn củadoanh nghiệp đối với nhà cung cấp Các khoản phải trả bình quân thường được tínhbằng cách cộng số dư đầu kỳ với số dư cuối kỳ rồi chia cho 2

Chỉ tiêu này cao chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, ít đi chiếmdụng vốn, uy tín doanh nghiệp được nâng cao Ngược lại chỉ tiêu này thấp chứng tỏ

Trang 34

tốc độ thanh toán tiền hàng chậm, doanh nghiệp chiếm dụng vốn nhiều, ảnh hưởng đến

uy tín của doanh nghiệp

Thời gian quay vòng các khoản phải trả (ĐVT: ngày)

á ℎ ả ℎả ả

ố ò á ℎ ả ℎả ả

(Nguồn: PGS.TS Nguyễn Văn Công, 2010)

Thời gian quay vòng các khoản phải trả càng ngắn chứng tỏ khả năng thanh toántiền càng nhanh, doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn của các đối tác Ngược lại, thờigian quay vòng các khoản phải trả càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán chậm, sốvốn doanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu trênthương trường

 Hệ số nợ (ĐVT: lần)

ệ ố ợ = ợ ℎả ả

ổ à ả

(Nguồn: PGS.TS Nguyễn Văn Công, 2010)

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các khoản nợ,cho nên chỉ tiêu này được dùng để đánh giá mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanhnghiệp vào chủ nợ

Trong đó nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn và nợ khác Hệ số nàycho biết trong một đồng kinh doanh bình quân mà doanh nghiệp đang sử dụng có baonhiêu đồng được hình thành từ các khoản nợ

 Hệ số nợ càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợcàng lớn và khả năng huy động tiếp nhận các khoản nợ vay càng khó khi doanh nghiệpkhông có khả năng thanh toán kịp thời các khoản nợ và hiệu quả hoạt động kém Đốivới các chủ nợ thì tỷ suất này càng cao thì khả năng họ thu hồi vốn cho vay càng kém

Do vậy các chủ nự thường thích những doanh nghiệp có hệ số nợ thấp

Trang 35

 Hệ số nợ mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít Điều này có thể hàm ýdoanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao Song nó cũng có thể hàm ý là doanhnghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằnghình thức đi vay

 Hệ số tự tài trợ (ĐVT: lần)

ệ ố ự à ợ = ồ ố ℎủ ở ℎữ

ổ à ả

(Nguồn: PGS.TS Nguyễn Văn Công, 2010)

Cùng với chỉ tiêu hệ số nợ, chỉ tiêu này cũng dùng để đánh giá mức độ tự chủ vềtài chính của doanh nghiệp với đơn vị tính là lần Hệ số này càng cao chứng tỏ nguồnvốn tự có của doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp có tính độc lập cao về tài chính, ít

bị sức ép của các chủ nợ và có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản tín dụng từ bên ngoài

 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (ĐVT: lần)

ệ ố ℎả ă ℎ ℎ á ℎ ệ ℎ à ℎ = à ả ắ ℎạ

ợ ắ ℎạ

(Nguồn: PGS.TS Nguyễn Văn Công, 2010)

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành cho biết khả năng của công ty trong việcdùng tài sản ngắn hạn như: tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trảcho các khoản nợ ngắn hạn của mình Số liệu dùng để phân tích chỉ tiêu trên lấy từBảng cân đối kế toán, tổng tài sản và nợ phải trả lấy bên nguồn vốn ở khoản mục nợngắn hạn và nợ dài hạn Hệ số này thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản và nợphải trả Hệ số khả năng thanh toán hiện hành cho biết cứ một đồng nợ phải trả đượcđảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản Hệ số ngày càng cao chứng tỏ công ty càng cónhiều khả năng sẽ hoàn trả được hết các khoản nợ Hệ số này nhỏ hơn 1 chứng tỏ công

ty đang trong tình trạng tài chính tiêu cực, gánh nặng cho việc thanh toán các khoản nợđến hạn, có khả năng không trả được các khoản nợ khi đáo hạn Tuy nhiên, điều nàykhông có nghĩa là công ty sẽ phá sản bởi vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn.Mặt khác, nếu hệ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không phải là dấu hiệu tốt bởi

vì cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản chưa được hiệu quả

Trang 36

Ta có các mức của hệ số thanh toán hiện hành như sau:

(Nguồn: PGS.TS Nguyễn Văn Công, 2010)

Hệ số khả năng thanh toán nhanh thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng cáctài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền (TS nhanh) Chỉ tiêu này phản ánhkhả năng thanh toán các khoản nợ trong khoảng thời gian ngắn

 Nếu Hnhanh = 0.5 – 1: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá làkhả quan Tuy nhiên để kết luận hệ số này là tốt hay xấu thì cần phải xem xét đến bảnchất và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp đó

 Nếu Hnhanh < 0.5: Doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ

và để trả nợ thì doanh nghiệp có thể bán gấp hàng hóa, tài sản để trả nợ

Nếu hệ số này quá cao thì cũng không tốt bởi vì tiền mặt tại quỹ nhiều hoặc cáckhoản phải thu lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn

Việc loại bỏ hàng tồn kho khi tính toán khả năng thanh toán nhanh là do hàngtồn kho sẽ phải mất thời gian hơn để chuyển chúng thành tiền mặt hơn các TSNHkhác

 Hệ số khả năng thanh toán tức thời (ĐVT: lần)

ệ ố ℎả ă ℎ ℎ á ứ ℎờ = ề à ươ đươ ề

ợ ắ ℎạ

(Nguồn: PGS.TS Nguyễn Văn Công, 2010)

Hệ số khả năng thanh toán ngay là một tỷ số tài chính dùng nhằm đo khả năng

Trang 37

ngắn hạn của doanh nghiệp này.

Hệ số này nói lên tình trạng tài chính ngắn hạn của một doanh nghiệp có lànhmạnh hay không Về nguyên tắc, hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán công nợcàng cao và ngược lại

 Nếu Htt ≥ 1, cho thấy khả năng đáp ứng thanh toán ngay các khoản nợ ngắnhạn cao Doanh nghiệp không gặp khó khăn nếu cần phải thanh toán ngay các khoản

nợ ngắn hạn

 Nếu Htt< 1, doanh nghiệp sẽ không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn

bộ khoản nợ ngắn hạn hay nói chính xác hơn, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn nếuphải thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn

Phân tích sâu hơn, nếu hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn hệ số thanh toán hiện thờirất nhiều cho thấy, tài sản ngắn hạn phụ thuộc rất lớn vào hàng tồn kho Trong trườnghợp này, tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn là tương đối thấp Tất nhiên, với tỷ lệnhỏ hơn 1, doanh nghiệp có thể không đạt được tình hình tài chính tốt nhưng điều đókhông có nghĩa là doanh nghiệp sẽ bị phá sản vì có nhiều cách để huy động thêm vốncho việc trả nợ Ở một khía cạnh khác, nếu hệ số này quá cao thì vốn bằng tiền quánhiều, vòng quay vốn lưu động thấp, hiệu quả sử dụng vốn cũng không cao

Trang 38

TÓM TẮT CHƯƠNG 1:

Trong chương này, tôi đã đưa ra được các vấn đề mang tính chất cơ sở lí luận vềcông tác kế toán công nợ như: khái niệm, nguyên tắc hạch toán, vai trò và nhiệm vụcủa kế toán công nợ, đặc biệt làm rõ cơ sở lý luận các khoản phải thu, phải trả Ngoài

ra còn phân tích tình hình công nợ thông qua việc phân tích các chỉ số tài chính Đây lànền tảng để tôi tìm hiểu, nghiên cứu, so sánh với thực tế trong quá trình thực tập Từ

đó tôi có thể biết được thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công

nợ của công ty để đưa ra những đánh giá, nhận xét và một số biện pháp nâng cao côngtác kế toán cũng như tình hình công nợ tại Công ty TNHH Minh Hòa

Trang 39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG

NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI

CÔNG TY TNHH MINH HÒA

2.1/ Tổng quan về Công ty TNHH Minh Hòa

2.1.1/ Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Minh Hòa

* Tên giao dịch: Công ty TNHH Minh Hòa

* Logo:

* Địa chỉ: 18 Hà Nội, Phường Phú Nhuận, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

* Tên viết tắt: MINH HOA CO., Ltd

* Người đại diện: Ông PHAN VĂN DŨNG

* Mã số thuế: 3300350579

* Vốn điều lệ: 7.900.000.000 đồng Đến đầu năm 2019 thì vốn điều lệ thay đổi

lên tới 15.000.000.000 đồng

* Địa chỉ:

- CS1: 18 Hà Nội, Phường Phú Nhuận, Thành Phố Huế, tỉnh TT Huế

- CS2: 27 Hà Nội, Phường Phú Nhuận, Thành Phố Huế, tỉnh TT Huế

- CS3: 89 Phạm Văn Đồng, Phường Vỹ Dạ, TP Huế, TT Huế

Trang 40

* Ngành nghề kinh doanh: mua bán hàng nội thất, hàng mỹ nghệ

* Điện thoại: 0234.3823989 ( 18 Hà Nội)- 0234.3866866 ( 27 Hà Nội)

0234 3813789 (Phạm Văn Đồng)

* Website:http://noithatminhhoa.com

Công ty TNHH Minh Hòa là tiền thân của cửa hàng nội thất Minh Hòa đượcthành lập vào năm 2002 tại Thành phố Huế, theo giấy phép đăng ký kinh doanh cấplần đầu số 3102000138 ngày 12/11/2002 và được đăng ký thay đổi theo giấy phépđăng ký kinh doanh số: 3300350579 cấp ngày 24/2/2009 do Sở kế hoạch và đầu tưThừa Thiên Huế cấp

Công ty TNHH Minh Hòa được thành lập năm 2002 tại Thành Phố Huế Công tyTNHH Minh Hòa đến nay đã trải qua 17 năm hoạt động đầy khó khăn và thách thức về

cở sở vật chất cũng như thị trường cạnh tranh khốc liệt, nhưng cán bộ, nhân viên công

ty vẫn không ngừng phấn đấu vươn lên

Khi mới thành lập, công ty TNHH Minh Hòa là một đơn vị non trẻ, lực lượngquản lý thiếu năng lực, sản xuất kinh doanh còn yếu, các mặt hàng kinh doanh củacông ty chưa được biết đến nhiều cũng như chưa có uy tín trên thị trường Đến nay,công ty có thể khẳng định với người tiêu dùng trên thành phố Huế nói chung và kháchhàng các Tỉnh Thừa Thiên Huế về vị thế và sản phẩm của mình Để khẳng định đượcmình công ty TNHH Minh Hòa đã không ngừng phát triển nhân lực từ 4-5 người nay

đã hơn 25 người; từ 1 cở sở bán hàng đã phát triển thành 3 cơ sở rộng rãi, đầy đủ cở sởvật chất

2.1.2/ Chức năng, nhiệm vụ , lĩnh vực hoạt động của công ty

Công ty muốn hoạt động và không ngừng phát triển thì trước tiên cần phải xácđịnh chức năng, nhiệm vụ và nắm rõ về lĩnh vực hoạt động của công ty

a/ Chức năng:

Công ty TNHH Minh Hòa hoạt động theo luật của doanh nghiệp, có tư cách pháp

Ngày đăng: 25/04/2021, 08:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài chính (2016), Chế độ kế toán doanh nghiệp ( ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, ngày 28/06/2016 của Bộ tài chính) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ kếtoán doanh nghiệp
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2016
2. PGS.TS Võ Văn Nhị (2010), Kế toán tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kếtoán tài chính
Tác giả: PGS.TS Võ Văn Nhị
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2010
3. Nguyễn Tấn Bình (2011), Kế toán tài chính, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kếtoán tài chính
Tác giả: Nguyễn Tấn Bình
Nhà XB: Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM
Năm: 2011
4. PGS.TS Nguyễn Văn Công (2010), Phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích báo cáo tài chính
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Văn Công
Nhà XB: Nhà xuất bảnTrường Đại học Kinh tếquốc dân
Năm: 2010
5. GS.TS Ngô Thế Chi, TS. Trương Thị Thủy, Kế toán tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán tài chính
Nhà XB: Nhà xuất bảnTài chính
6. Tham khảo các bài khóa luận cùng đề tài của các anh chị khóa trước như Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w