1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu PT NỖI THƯƠNG MÌNH -KIỀU

2 669 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 39,5 KB

Nội dung

Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bôg trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bun Đó chính là hình ảnh của Kiều trong những năm tháng vương bụi hồng trần. Sống trong cảnh trụy lạc, nhuốc nhơ nhưng ở nàng vẫn toát lên nét đẹp thanh cao đến lạ kì. Đóa sen trắng ấy đã sống dù trong tủi hờn, vẫn không mảy may chút bùn tanh hôi. Sau khi theo họ Mã về Lâm Tri, Kiều mới chua xót biết rằng mình đã bị lừa. Nàng không phải được mua về để làm vợ lẽ mà được bán choo nhà chứa của Tú Bà. Đau đớn tột cung, Nàng tìm đến cái chết như ko thành . Tú bà lập mưu cho Kiều ra ở lầu Ngưng Bích và lập mưa lừa nàng. Sau nhữg trận đòn :Uốn lưng thịt đổ, dập đầu máu sa, Kiều đành thốt lên “thân lương bao quản lấm đầu-Chút lòng tring bạch từ sau xin chừa”. Kiều đã bước vào lầu xanh từ ấy. Bao nhiêu nhục nhã, đau đớn tủi hớn trong những ngày đầu tiếp khách được gửi hết vào “nỗi thương mình”. Biết bao bướm lả ong lơi Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm Dập dìu lá gió cành chim Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh. Đó là những cảnh thường ngày của Kiều, lần đầu tiên trong đời nàng buộc phải tiếp khách, phải sống trong những ái ân, cợt nhã, trong những “cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm”.Nghệ thuật trần thuật của Ng Du ở đây rất tài tình. Ông dùng lời kể nửa trực tiếp làm cho lời thơ trở thanh đa chủ thể: vừa là lời trần thuật của tac 1giả, vừa là tiếng thở dài đến não ruột của Kiều. Ngày qua ngày Kiều luôn sống trong đọa đày nào “Bướm lả ong lơi”, “cuộc say”, “Lá gió cành chim”. Tác giả đã tài tình lấy nhửng cái nhu, cái nhã để ẩn dụ nhửng cảnh sống sượng, xấu xa chốn lầu xanh nhơ nhuốc. “Biết bao”, than ôi! Nàng đã sống trong cảnh ái ân, trăng gió bao nhiêu lần? Đã say, đã cười cợt bao nhiêu phen? Để rồi khi giật mình tỉnh giấc chợt nhận thấy bàng hoàng trước số phần hẩm hiu: Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh Giật mình mình lại thương mình xót xa Chỉ có giây phút này Kiều mới thật sự sống với chính mình. Nàng giật mình, như một người vừa tỉnh giấc sau cơn mê dài, chợt thấy nhói đau trước thân phận hảm hại của mình: nàng xót xa thương cho thân mình bị vùi dập; nàng đau đớn trước sự thay đổi ngôi bậc, giá trị của con người. Các từ ngữ “giật mình”, “thương mình xót xa”, “khi sao”, giờ sao” chứa đầy tâm trạng. Nghĩ về nhưng ngày “Êm đềm trướng rủ mà che” bên cha mẹ mà Kiều đau đớn thương cho thân phận phài đem nhan sắc ra làm món hàng cho khách làng chơi. Các điệp ngữ, các so sánh ẩn dụ và nghệ thuật đối đã nói lên nỗi xát xa đau đớn của Kiều sau những ngày “Bướm lả ong lơi” ấy: “Khi sao phong gấm rủ là Giờ sao tan tác như hoa giữa đường Đã có “khi sao”, “giờ sao” , tiếp theo lại “mặt sao”, “thân sao”, lời cảm thán cất lên cất lên tê buốc , như nhừng nhát dao cứa sâu vào trái tim đang rướm máu: “mặt sao dày gió dạn sương Thân sao bướm chán ong chường bấy thân” Biện pháp tu từ ẩn dụ (gió, sương, bướm ong) và phép đối: “dày gió dạn sương”, “bướm chán ong chường” để cực tả nỗi nhục của người con gái bị đẩy vào cảnh lầu xanh nhơ nhuốc. Lúc nào Kiều cũng tự ý thức về nhân phẫm cũa mình. Các từ ngữ “mặt người”, “nào biết” đã thể hiện rõ ý thức ấy: “Mặc người mưa Sở mây Tần Những mình nào biết có xuân là gì” Đối với khách làng chơi. những người phong lưu “quen thói bốc trời” như Thúc Sinh thì chốn lầu xanh, cõi yên hoa là cảnh thần tiên, là cảnh mộng truy hoan: “Đòi phen gió tựa hoa kề Nửa rèm tuyết ngậm, bốn bề trăng thâu” Không chỉ có phong, hoa, tuyết, nguyệt mà còn có kầm kì thi họa: “Đòi phen nét vẽ câu thơ, Cung cầm trong nguyệt, nước cờ dưới hoa” Trái lại, Kiều vẫn dửng dưng vì nàng đau khổ, tê tái. Mọi cảnh vật đều nhuốm vẻ sầu thương vì lòng nàng đau đớn tủi nhục: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ? Kiều sống cô đơn vì nàng ý thức nhân phẩm của mình. Giữa chốn thanh lâu tìm đâu ra “tri âm” nên nàng lúc nào cũng sống trong tâm trạng “vui gượng”. Đó là tâm trạng của một giai nhân “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”: “Vui là vui gượng kẻo là Ai tri âm đó mặn mà với ai” Cấu trúc tứ bình (phong, hoa, tuyết, nguyện , cầm kì, thi , họa) với nghệ thuật tương phản và câu hòi tu từ, nhà thơ đã làm nổi bật tâm trạng đau khổ, tủi nhụt, cô đơn của người con gái tài sắc đang vùng vẫy chóng chọi lại cảnh đời trụy lạc. Ý thức cao về nhân cách, nhân phẩm của Kiều đã được nhà thơ thiên tài ND cảm thông và trân trọng. Những vần thơ đẹp đã tôn lên giá trị nhân bản đoạn thơ “nổi thương mình”. Giữa chốn lầu xanh mà Kiều vẫn vượt qua mọi cám dỗ, cố vượt lên cảnh ngộ để gi7ũ lấy nhân phẩm. Vì thế sau bao năm lưu lạc< dù “thanh lâu hai lượt”, nhưng Kim Trọng vẫn hiểu cho nàng: “Như nàng lấy Hiếu làm Trinh Bụi nào cho đục được mình ấy vay” . Để rồi khi giật mình tỉnh giấc chợt nhận thấy bàng hoàng trước số phần hẩm hiu: Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh Giật mình mình lại thương mình xót xa Chỉ có. chính mình. Nàng giật mình, như một người vừa tỉnh giấc sau cơn mê dài, chợt thấy nhói đau trước thân phận hảm hại của mình: nàng xót xa thương cho thân mình

Ngày đăng: 29/11/2013, 18:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w