“từ là từ phu tướng Bảo kiếm sắt phong lên đàng Vào ra luống trong tin nhạn Ôi gan vàng quặng đau í a…” Tôi xin mạn phép mượn những lời ai oán, thiết tha củangườiphụ nữ trong bài “dạ cổ hoài lang” để nói đến ngườichinhphụ tội nghiệp trong “Chinh phụ ngâm” của đại thi gia Đặng Trần Côn. Xã hội phong kiến nghiệt ngã đã vùi dập một cánh hoa đang thì xuân xanh. Bắt họ phải sống trong nỗi khắc khoải nhớ mong, muốn yêu mà chẳng được yêu, muốn hạnh phúc mà sao mong manh quá. Điều này càng được thể hiện rõ ở đoạn trích “Tình cảnhlẻloicủangườichinh phụ” - Bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm. Ngay từ những dòng đầu tiên, không gian cô đơn, lẻloi như bao trùm tất cả. Chồng ra trận, một mình nàng ở nhà vò võ chờ chồng. Đáng lẽ ra nàng đang đắm chìm trong hạnh phúc lứa đôi nhưng đằng này nàng đi đâu, làm gì cũng một mình đơn bóng. Trong phòng, ngoài hiên, ngày cũng như đêm, ở bất kì đâu, trong mọi khoảnh khắc ngườichinhphụ đều sống trong cô đơn, lẻ loi! “Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen Ngoài rèm thước chẳng mách tin Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng Đèn có biết dường bằng chẳng biết Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi! Buốn rầu nói chẳng nên lời Hao đèn kia với bóng người khá thương.” Sống trong cảnhlẻloi ấy, nàng thực sự rơi vào trạng thái bồn chồn. Đã bao lâu rồi nàng chưa một lần gặp chàng, được nghe chàng nói để thõa nổi nhớ mong. Than ôi! Nàng phải làm gì, làm gì để thôi không nhớ chàng nữa, thôi không nghĩ đến chàng. Hết loanh quanh ngoài hiên, nàng lại vào nhà…buông rèm xuống rồi kéo rèm lên. Nàng mong sao việc làm tưởng chừng vô nghĩa của mình sẽ làm thời gian ngắn lại hay ít ra là để thấy mình không quá trống trải trong khoảng không gian cô đơn đến nghẹt thở. Nàng hi vọng rằng một ngày nào đó, khi kéo tấm rèm kia lên nàng sẽ nhận được tin vui, điều tốt lành từ chú chim khách để lòng mình thôi bồi hồi, thôi không sống trong lo âu, sợ hãi. Thế nhưng, hi vọng ấy sao mà mong manh, xa vời quá, như một kẻ cùng đường, nàng khát khao một sự đồng cảm. Nàng chợt hỏi: đèn có biết chăng? Có hay không sự đồng cảm đến từ một chiếc đèn vô tri vô giác? Để rồi cuối cùng nàng xót xa nhận ra rằng cà nàng và cà chiếc đèn kia đều chung một cảnh đáng buồn: “Hoa đèn kia với bóng người khá thương”. Cả tám câu thơ trên như một khúc ca buồn gieo vào lòng người. Thể song thất lục bát đã hoàn thành tốt nhất việc miêu tả nội tâm nhân vật bởi cấu trúc đặc biệt của nó: đối xứng ở hai câu thất, tiểu đối trong câu lục và câu bát: Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen Ngoài rèm thước chẳng mách tin Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng Hơn thế, bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật bằng sự kết hợp tả gián tiếp và tả trực tiếp đã tạo nên nét đặc sắc riêng. Từ tả gián tiếp thông qua các hành động lặp đi lặp lại (đi đi lại lại ngoài hiên, rủ rèm rồi lại cuốn rèm) và tả ngoại cảnh (hoa đèn) đến lối tả trực tiếp qua lời bộc bạch củangườichinh phụ: “Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi” “buồn rầu nói chẳng nên lời.” Tám câu thơ tiếp theo đưa ta đến với hình ảnh ngườichinhphụ trong cảnh sầu tư vì khắc khoải chờ đợi: “Gà eo óc gáy sương năm trống Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên Khắc giờ đằng đẳng như niên Mối sầu dằg dặc tựa miền biển xa” Bất kì một ngườiphụ nữ nào cũng mơ ước rằng mình sẽ được sống hạnh phúc trọn đời bên người mà mình yêu thương. Nàng cũng vậy, đáng lẽ ra nàng đang vui vẻ ấm nồng với lang quân. Đằng này, bóng vẫn đơn côi, gối vẫn đơn chiếc. Đã bao đêm rồi nàng không chợp mắt được, phải bầu bạn với tiếng gà lạnh lẽo, lặng nhìn thời gian nhích từng bước thật chậm qua bóng hòe ủ dột. Tâm trạng cô đơn đến tột cùng được ngầm gửi qua cảnh vật thiên niên. Đối với những người đang yêu, được đợi, được chờ cũng là một thứ hạnh phúc nhưng đối với nàng đợi chờ sao mà khó khăn, sợ hãi quá. Bởi nàng đã đợi biết bao lâu rồi. Lâu đến đỗi giờ đây, thời gian thực sự là một con ác thú ngày ngày dày vò, cắn xé trái tim nàng. Mỗi phút mỗi giây trôi qua dài đằng đẵng như một năm. Mối sầu của nàng giờ “dằng dặc tựa miền biển xa”. Thời gian dài dài vô tận, không gian mênh mông vô cùng vì đợi hoài sao chằg thấy bóng chàng về, nỗi thất vọng cứ thế triền miên theo năm tháng. Hai từ dằng dặc và đằng đẵng có sức gợi tả và gợi cảm lớn: mối sầu cứ bám riết , đeo đẵng trong tâm hồn nàng không biết bao giờ đứt. Cô đơn, sầu muộn thật đáng sợ, nó gặm nhấm trái tim nàng ngày này qua tháng nọ. Nàng đã phải gắng gượng để thoát khỏi vòng vây của cảm giác cô đơn, nhưng không thoát khỏi: “Hương gượng đốt hồn đà mê mải Gương gượng soi lệ lại châu chan Sắt cầm gượng gãy ngòn đàn Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng” Đoạn thơ như vẽ lên hình ảnh ngườichinhphụ gượng đốt hương để mong tìm được cho mình sự thanh thản, nhẹ ngàng nơi đáy lòng. Để nó thôi không thổn thức nhưng tâm hồn lại như mê man. Gượng soi gương để trang điểm, để thấy mình luôn xinh đẹp tràn đầy sức sống như thởu nào. Song khi thấy dung nhan của mình trong gương thì lại bật khóc nghẹn ngào. Gương gãy đàn cho khuây khỏa mối sầu nhaưng càng sầu thêm. Bởi sắt cầm được ví cảnh vợ chồng thuận hòa hạnh phúc, tâm phúc tương tri. Còn nàng , nàng đang sống trong cô đơn, gãy đàn khác nào xát muối vào vết thương bao ngày qua. Hơn bao giờ hết, nàng sợ mình làm đứt dây đàn uyên ương. Nàng sợ định mệnh sẽ báo trước với nàng rằng hạnh phúc của nàng vốn đã mong manh nay càng trở nên xa vời hơn… Luôn phải sống trong cảm giác bốn chồn vì lẻ loi, sầu tư vì đợi vì chờ, nàng chợt nghĩ: nhờ gió mùa xuân mang nỗi nhớ, tình yêu tha thiết của nàng đến chồng nơi biên ải xa xôi: “Lòng này gửi gió đông có tiện Nghìn vàng xin gửi đến non Yên” Nhưng nàng chợ xót xa nhận ra rằng: khoảng cách giữa nàng và chồng nàng là một không gian quá xa xôi cách trở, nổi nhớ niềm thương vì thế mà trở nên quặng thắt: “Non Yên dù chẳng tời miền Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong” Hai câu thất tiếp theo nêu lên một sự tương phản sâu sắc: trời thì quá xa, nổi nhớ thương thì đau đáu. Vì thế mà Người nào đâu để ý, nào có thấu cho thân phận nữ nhi thường tình. Các từ láy thăm thẳm, đau đáu nghe sao mà xót xa quá. Nàng đang tự xót xa cho thân phận mình. Ôi! “Đau đớn thay phận đàn bà- Lời rằng bạt mệnh cũng là lời chung”. Nàng nào dám ước mơ vinh hoa phú quý, nhà cao cửa rộng. Ngay cả hạnh phúc nhỏ nhoi nhất là hàng ngày được nhìn thấy người mà mình yêu thương, được yêu được quan tâm, chăm sóc nàng cũng chẳng có được. Tuổi xuân của nàng không được sống trong tình yêu mà đó là những chuỗi ngày đợi chờ, dày xé. Than ôi! Nàng biết trách ai? trách mình phận bạc, trách số phận vô duyên hay đúng hơn là xã hội phong kiến nghiệt ngã tạo nên cảnh loạn lạc chiến tranh. Những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã tước đoạt của nàng và cũa rất ngườiphụ nữ khác niềm hạnh phúc trong tình yêu đôi lứa. Hai câu lục bát cuối đoạn trích không còn là nỗi buồn vì nhớ nhung nữa mà là nổi đau đang trào dâng lên trong lòng ngườichinh phụ. Ý thơ ở đây được gửivào trong cành: Cảnh buồn người thiết tha lòng Cành cây sương đệm tiếng trùng mưa phun. Thiết tha ở đây có nghĩa là đau đớn, cảnh vật như thấm đẫm cả nỗi buốn củangườichinh phụ. Ngay cả cỏ cây - những vật vô tri vô giác cùng đồng cảm với nàng . Câu thơ này gới nhớ đên câu thơ nổi tiếng của Ng Du trong Truyện Kiều: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” Xã hội phong kiến nghiệt ngã tạo nên bao cảnh trái ngang. Những ngườiphụ nữ yếu mềm, vốn chẳng được coi trọng lại bị tước đoạt đi cái quyền yêu, quyền hạnh phúc, bắt họ phải sống trong cô đơn cùng cực. Tất cả tất cả đều là hệ quả của chiến tranh phi nghĩa. Chính sự đồng cảm đó đã mang đến cho Chinhphụ ngâm giá trị nhân đạo sâu sắc vì nó đề cao quyền sống con người, trân trong hạnh phúc lứa đôi. . ở đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm. Ngay từ những dòng đầu tiên, không gian cô đơn, lẻ loi như bao trùm. lời ai oán, thiết tha của người phụ nữ trong bài “dạ cổ hoài lang” để nói đến người chinh phụ tội nghiệp trong Chinh phụ ngâm” của đại thi gia Đặng Trần