Cuộcsốngkhôngthểthiếutìnhyêu Sáng nay đi làm trong cái nắng e ấp đầu xuân nơi xứ người, tôi vừa đạp xe vừa nghe những bài nhạc Trịnh và chợt nhớ, chỉ vài ngày nữa thôi là tròn 9 năm Trịnh trở về với cát bụi. Hoàng Yến Anh (Viết kỉ niệm 9 năm ngày Trịnh từ giã cõi nhân gian) Giọng hát Khánh Ly vang lên ngay lúc đó: "Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi .". Trịnh - người nghệ sĩ nhân tài ấy trở về với cát bụi đã từ lâu nhưng con người ông, triết lý sống và những bản tình ca của ông vẫn sống mãi trong lòng bao thế hệ những người ở lại. Còn nhớ bài Nói với anh về Trịnh tôi viết hơn một năm trước đăng trên Ngoisao.net, tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi từ những thế hệ khác nhau. Những con người ấy cũng có một tìnhyêu nồng nàn dành cho Trịnh giống như tôi, có khác chăng họ đã khôngthể viết được thành lời, vậy nên họ đã khóc, khóc cho những điều tôi đã viết ra, bởi họ tìm thấy bóng dáng mình trong đó. Những giọt nước mắt yêu thương mà suốt bao năm qua cứ nghẹn mãi trong cổ họng và khôngthể cất lên được thành lời . Người ta thường nói những tâm hồn yêu nhạc Trịnh thường dễ xích lại gần nhau bởi đằng sau tất cả những bản nhạc của ông là cái tình. Cái tình ấy không hẳn là tìnhyêu lứa đôi mà là cái tình người nhân ái, thanh cao. Một cái tình thánh thiện! Khi xưa tôi nghe nhạc Trịnh mỗi lúc buồn, bởi những lúc buồn tôi cảm nhận được rõ nhất cái đau và cái buồn trong những bản nhạc của ông, bởi tôi thấy mình được hiểu, được cảm thông nơi đó. Nhưng tôi, cô gái 24 tuổi bây giờ đã biết nghe nhạc Trịnh ngay cả những lúc vui nhất, bình yên nhất. Những lúc như vậy tôi thường hát đi hát lại bàitình ca của Trịnh với đoạn: Tôi là ai, là ai, là ai mà yêu quá đời này! Ngay cả những lúc đớn đau và tuyệt vọng nhất, lời bài hát đó vẫn văng vẳng bên tôi, nhắc để tôi nhớ rằng: "Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng". Tôi lại như thấy mình được nâng lên và thoát ra khỏi những vũng bùn của những giọt nước mắt. Tôi học cách mỉm cười bởi tôi biết chắc chắn đó cũng là ước muốn thiết tha của ông, rằng: "Hãy yêu ngày tới dù quá mệt kiếp người, dù vắng bóng ai, dù vắng bóng ai". Và tôi cũng đã làm như thế sau khi chia tay với mối tình đầu của mình. Tôi đã yêu anh và đã chia tay anh theo đúng cái cách mà Trịnh đã dạy, bởi thế cho nên đến tận bây giờ, chưa một ngày tôi hối tiếc. Tôi đã yêu, đã cố gắng, đã cống hiến hết mình cho tìnhyêu và rồi cuối cùng vẫn phải buông tay, dẫu cái buông tay đó đã làm tôi phải rơi nhiều nước mắt. Có lần đâu đó tôi đọc trong blog của một cô bạn rằng: Có ba thứ trong đời không bao giờ nên hối tiếc: Một tìnhyêu đã ra đi; Một người bạn không xứng đáng. Và ngày hôm qua. Bởi vì đó là những điều đã không còn có thực, không còn có ý nghĩa và không còn tồn tại trong ngày hôm nay và ngày mai của ta. Vì thế, là những điều không nên làm vướng bận lòng ta, không nên làm u sầu trái tim ta và làm rơi nước mắt ta thêm nữa. Và tôi thấy bạn mình đã nói đúng, bởi thế người đàn ông đang ở cạnh tôi lúc này, dẫu chưa một lần tôi và anh nói với nhau về Trịnh, nhưng trong thẳm sâu chúng tôi đã đến, đã yêu thương nhau bằng cái cách mà Trịnh đã dạy. Tôi vẫn nhớ lời anh nói hôm nào, rằng dẫu sau này cuộcsống có ra sao, dẫu tôi và anh có thể sẽ đi trên hai con đường hoàn toàn khác nhau, thì anh vẫn sẽ luôn nâng niu và trân trọng những khoảnh khắc đã có cùng tôi, sẽ luôn dõi theo những bước đi của tôi ở một nơi nào đó trên thế giới này và nguyện cầu cho tôi được hạnh phúc. Tôi đã biết ơn anh vì tìnhyêu ấy đến vô bờ ấy. Bao nhiêu lần trong đời tôi ước giá mà Trịnh còn sống, để tôi có thể gặp được ông một lần trong đời, dẫu lúc đó có thể tôi sẽ chẳng biết nói gì nhưng tôi sẽ đứng nhìn ông từ phía xa, đứng nhìn cái dáng hanh hao gầy gò đến tội nghiệp ấy. Nhưng ước mơ ấy mãi mãi chỉ là giá như, mà giá như thì không bao giờ có thật ở trên đời. Chỉ có điều, những ý nghĩ của tôi, những trăn trở của tôi về ông vẫn không ngừng thôi thúc, chưa bao giờ tôi lý giải nổi điều gì đã ẩn chưa trong con người bé nhỏ kia một tìnhyêu vĩ đại đến như thế? Làm sao ông có thể vịn vào những hạnh phúc nhỏ nhoi để có thể tận hưởng cuộcsống đến cuối đời một cách than thản và bình yên đến thế? Dù tôi biết ông đã đau, đau nhiều chứ . Nhưng có lẽ, nếu không như thế, ông sẽ không là Trịnh nữa, ông sẽ lại giống như bao nhiêu nghệ sĩ khác, mà điều đó thì quá đơn giản. Cái khó ở một người nghệ sĩ là sự khác biệt và Trịnh đã làm được điều đó, không phải bằng một thứ gì đó bóng bẩy và hào quang, mà bởi vì chính tình yêu, sự giản dị và sự thật thà đến kì lạ toát ra trong con người và trong trái tim của ông. Nhờ có ông, tôi đã biết học yêucuộc sống, biết thứ tha, biết nhìn cuộc đời một cách sâu lắng hơn và quan trọng hơn cả là biết nâng niu, gìn giữ, trân trọng những cái đã có trong đời . Tôi tạ ơn trời và cũng tạ ơn ông, một con người mà dẫu chưa từng một lần tôi được gặp ông giữa đời thực, nhưng lại vẫn ở trong tôi theo một nghĩa nào đó. Cầu mong ở thiên đường mênh mông ấy, bình yên sẽ mãi mãi ở bên ông. Ớ chốn nhân gian này tôi biết, không chỉ có riêng tôi mà còn nhiều, nhiều lắm những thế hệ con người, mỗi lúc buồn, lúc đau khổ, lúc tuyệt vọng sẽ lại nhớ đến ông, sẽ lại nghe những bản tình ca của ông, để hiểu rằng không có gì là mãi mãi. Để rồi sau đó người ta sẽ học cách đứng dậy, học cách bước qua nỗi đau như ngày xưa ông từng làm như thế. . Cuộc sống không thể thiếu tình yêu Sáng nay đi làm trong cái nắng e ấp đầu xuân nơi xứ người, tôi vừa đạp xe vừa nghe những bài nhạc Trịnh. những bản nhạc của ông là cái tình. Cái tình ấy không hẳn là tình yêu lứa đôi mà là cái tình người nhân ái, thanh cao. Một cái tình thánh thiện! Khi xưa