1-Truyen kieu Là con gái một gia đình trung lưu lương thiện, Thuý Kiều sống bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong ngày hội Đạp Thanh, gần nấm mồ Đạm Tiên - một hình ảnh báo hiệu định mệnh oan nghiệt sau này của nàng- Thuý Kiều gặp Kim Trọng. Mối tình đầu chớm nở. Nhân nhặt được chiếc thoa rơi của Thuý Kiều, Kim Trọng bày tỏ nỗi lòng với Kiều và hai bên đính ước. Khi Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Kiều bị vu oan, cha và em bị bắt. Kiều phải bán mình chuộc cha. Lần lượt bọn buôn người Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà dùng mọi thủ đoạn lừa gạt, dồn Thuý Kiều vào cuộc sống ô nhục. Nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng, yêu thương và cứu vớt ra khỏi cuộc sống ở lầu xanh. Vợ cả Thúc Sinh là Hoạn Thư bày mưu bắt Kiều về hành hạ và đày đoạ nàng. Kiều trốn đến nương nhờ Sư Giác Duyên ở nơi cửa Phật. Sợ bị liên luỵ, Giác Duyên gửi nàng cho Bạc Bà, không ngờ Bạc Bà lại lừa bán nàng cho một chủ lầu xanh. Ở đây, nàng gặp người anh hùng Từ Hải. Từ Hải chuộc nàng về làm vợ. Khi sự nghiệp thành, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, tên đại thần tráo trở, Từ Hải bị giết. Kiều bị nhục phải hầu rượu, đánh đàn trong tiệc mừng công của quân triều rồi lại bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử nhưng lại được Giác Duyên cứu. Lần thứ hai, Kiều nương nhờ nơi cửa Phật. Kim Trọng sau khi hộ tang chú, chàng trở lại tìm người yêu. Hay tin thảm khốc, Kim Trọng vô cùng đau đớn. Theo lời dặn của Kiều, cha mẹ Kiều cho Thuý Vân kết duyên với Kim Trọng. Không nguôi tình xưa, Kim Trọng lặn lội tìm kiếm và chàng đã gặp lại Kiều, cả gia đình đoàn tụ. Trong ngày đoàn viên vui vẻ, để bảo vệ “ danh tiết” và tỏ lòng kính trọng người yêu, Kiều đổi tình vợ chồng thành tình bạn. 2-Truyen Luc van tien Lục Vân Tiên quê ở quận Đông Thành, khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ. Nghe tin triều đình mở khoa thi, Vân Tiên từ giã thầy xuống núi đua tài, giữa đường chàng đã đánh tan bọn cướp Phong Lai, cứu được Kiều Nguyệt Nga. Cảm ân đức ấy, Nguyệt Nga tự nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên và tự hoạ bức chân dung chàng giữ luôn bên mình. Còn Vân Tiên tiếp tục cuộc hành trình, gặp và kết bạn với Hớn Minh, một sĩ tử khác. Sau khi về nhà thăm cha mẹ, Vân Tiên cùng tiểu đồng lên đường đi thi, ghé thăm Võ Công, người đã hứa gả con gái là Võ Thể Loan cho chàng. Từ đây, Vân Tiên có thêm người bạn đồng hành là Vương Tử Trực, tới kinh đô lại gặp Trịnh Hâm, Bùi Kiệm. Thấy Vân Tiên tài cao, Hâm, Kiệm sinh lòng đố kị, ghen ghét. Lúc sắp vào trường thi, Vân Tiên nhận được tin mẹ mất, liền bỏ thi trở về quê chịu tang. Dọc đường về, Vân Tiên đau mắt nặng, rồi bị mù cả hai mắt, lại bị Trịnh Hâm lừa đẩy xuống sông. Nhờ giao long dìu đỡ đưa vào bãi, Vân Tiên được gia đình ông ngư cưu mang. Sau đó chàng lại bị cha con Võ Công hãm hạo đem bỏ vào hang núi Thương Tòng. Được Du thần và ông tiều cứu ra, Vân Tiên may mắn gặp lại Hớn Minh (vì trừng trị công tử Đặng Sinh ỷ thế làm càn mà Hớn Minh phải bỏ thi, sống lẩn lút trong rừng). Hớn Minh đón Vân Tiên về am dưỡng bệnh. Khoa thi năm ấy Tử Trực đỗ thủ khoa, trở lại nhà họ Võ hỏi thăm tin tức Vân Tiên. Võ Công ngỏ ý muốn gả Thể Loan, bị Tử Trực cự tuyệt và mắng thẳng vào mặt, Võ Công hổ thẹn ốm chết.Nghe tin Lục Vân Tiên đã chết, Kiều Nguyệt Nga thề sẽ thủ tiết suốt đời. Thái sư đương triều hỏi nàng cho con trai không được, đem lòng thù oán, tâu vua bắt Nguyệt Nga đi cống giặc Ô Qua. Thuyền đi tới biên giới, nàng mang theo bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự tử. Phật Bà Quan Âm đưa nàng dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Công nhận nàng làm con nuôi, nhưng Bùi Kiệm lại nằng nằng đòi lấy nàng làm vợ. Nguyệt Nga phải trốn khỏi nhà họ Bùi, vào rừng nương tựa một bà lão dệt vải.Lục Vân Tiên ở với Hớn Minh, được tiên cho thuốc, mắt lại sáng, liền trở về nhà thăm cha, viếng mộ mẹ, thăm cha của Kiều Nguyệt Nga. Đến khoa thi, chàng đỗ Trạng nguyên và được nhà vua cử đi dẹp giặc Ô Qua. Hớn Minh được tiến cử làm phó tướng. Đánh tan giặc, Vân Tiên một mình lạc trong rừng và gặp lại Nguyệt Nga. Chàng về triều tâu hết sự tình, kẻ gian ác bị trừng trị, người nhân nghĩa được đền đáp, Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga sum vầy hạnh phúc. Nhµ v¨n: NguyÔn Thµnh Long vµ hai c« con g¸i. Nhµ v¨n: NguyÔn Thµnh Long. -lang le sa pa trên chuyến xe từ Hà Nội đến Lào Cai, bác lái xe, ông họa sĩ lão thành và cô kĩ sư nông nghiệp trẻ vui vẻ trò chuyện. Chiếc xe dừng lại 30 phút để hành khách nghỉ ngơi. Nhân dịp đó, bác lái xe giới thiệu với mọi người anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn. Anh thanh niên mời ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Mặc dù chịu nhiều gian khổ nhưng anh vẫn tích cực làm việc góp phần vào công việc lao động sản xuất và chiến đấu. Ông họa sĩ cảm nhận được nét đẹp của người lao động mới qua hình ảnh anh thanh niên. Ông định vẽ chân dung anh nhưng anh từ chối và giới thiệu 2 người khác xứng đáng hơn, đó là ông kĩ sư trồng rau và người cán bộ nghêin cứu sét. Ông họa sĩ và cô gái chia tay anh để tiếp tục cuộc hành trình với bao tình cảm lưu luyến. -lang Làng là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Kim Lân viết về làng quê và những người dân Việt Nam. Truyện ngắn này được sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và được đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Tóm tắt Ông Hai là một người dân làng Chợ Dầu (tên chữ là làng Phù Lưu), Bắc Ninh. Trong kháng chiến chống Pháp, ông và gia đình phải đi tản cư mặc dù ông muốn ở lại làng chiến đấu. Ông thường tỏ ra bực bội vì nhớ làng mà không về được . Sau một thời gian sống ở nơi tản cư, ông nghe được tin làng mình theo giặc, ông Hai vô cùng đau khổ , tủi nhục , chỉ biết tâm sự với thằng con út Rồi một hôm có người ở làng lên cải chính lại tin đồn đó, ông Hai được tận nơi chứng kiến và nghe kể chuyện chiến đấu của làng mình. Ông hết sức vui mừng vì biết làng mình ko theo giặc,Ông đã đi khoe với mọi người là giặc đốt nhà ông và đốt nhẵn Ch©n dung nhµ v¨n NguyÔn Quang S¸ng. Mét sè t¸c phÈm cña NguyÔn Quang S¸ng. 3-tuyen nguoi congai nx 1/- Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, thùy mị, nết na lấy chồng là Trương Sinh, một người có tính đa nghi cả ghen. Biết tính chồng, nàng ăn ở khuôn phép nên gia đình êm ấm thuận hòa. - Buổi giặc giã nhiễu nhương, triều đình bắt Trương Sinh đi lính. Vũ Thị đã có mang. Chồng ra trận, nàng ở nhà nuôi mẹ gìa, sinh con trai đặt tên là Đản. Chẳng may mẹ chồng qua đời, nàng lo toan cho mẹ mồ yên mả đẹp. - Chồng đi xa, thương con nàng chỉ cái bóng trên tường bảo cha. Trương Sinh về nghi ngờ vợ. Không phân giải được, nàng nhảy xuống sông tự vẫn. Cảm động vì tấm lòng của nàng, Linh Phi (vợ vua Biển) cứu vớt và cho nàng ở lại Thủy cung. - Mãi về sau chàng Trương mới biết sự thật, bèn lập đàn giải oan cho nàng. Mặc dù vậy nàng chẳng bao giờ có thể trở về trần gian để có thể sống hạnh phúc bên chồng con được nữa. 4-hoang le ntc Hoàng Lê nhất thống chí là một cuốn tiểu thuyết lịch sử bằng chữ Hán gồm 17 hồi. Chắc chắn Ngô Thời Chí viết bảy hồi đầu, sau nữa có Ngô Thời Du, còn ai nữa thì chưa biết. Ngô Thời Chí và Ngô Thời Du đều là con cháu họ Ngô Thời, một dòng họ có tiếng đỗ đạt cao và có tài văn thơ ở làng Tả Thanh Oai, tỉnh Hà Đông ( nay là Hà Nội ). Hoàng Lê nhất thống chí viết vào những năm cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX và bao quát những biến cố lớn lao xảy ra trong lòng chế độ vua Lê chúa Trịnh, từ thời Trịnh Sâm lên ngôi đến lúc Quang Trung đuổi quân Mãn Thanh. Hai nét căn bản của thời đại đã được làm nổi bật: Sự sụp đổ không gì cưỡng nổi của chế độ phong kiến Lê-Trịnh và khí thế sấm chớp vũ bão của phong kiến Tây Sơn. Lê Hiển Tông suốt bốn mươi năm làm vua, biết mình là bù nhìn, nhưng vẫn thích thú với thân phận bù nhìn ấy. Trịnh Sâm thì “ xa xỉ, kiêu căng”, hoang dâm vô độ. Lê Chiêu Thống thì đúng là hiện thân của sự bất tài và sự hèn hạ, nhất là sự phản bội. Không câu nói nào xứng đáng với y bằng lời kết án của một người trong truyện “ Nước Nam ta từ khi có đế Vương đến giờ không thấy có vua nào hèn hạ đến thế !”. Vua chúa đã vậy, văn thần võ tướng cũng không hơn gì. Danh tướng như Đinh Tích Nhữơng, gia đình mười tám đời quận công, khi nghe quân Tây Sơn ra Bắc, liền vội vàng bỏ trốn. Văn quan làm đến chức tham tụng như Bùi Huy Bích, mà lúc nước nhà rối ren, vua hỏi đến, không dám nói một câu, chỉ một mực xin lui về vườn, lẩn trốn trách nhiệm. Kiêu binh là chỗ dựa của nhà chúa từ xưa, hồi này, lại lưu manh hoá, trở thành một lực lượng phá hoại từ bên trong, làm cho cơ nghiệp nhà chúa xiêu đổ. Phản ánh tất cả sự suy sụp, rối ren ấy vào trong ý thức con người là sự rời rã của các giường mối xã hội. Quan hệ vua tôi chẳng còn gì là thiêng liêng nữa khi Nguyễn Cảnh Thước lột áo Lê Chiêu Thống : Quan hệ thầy trò cũng chẳng còn sức mạnh gì đối với lương tâm một kẻ như tuần huyện Trang. Tình nghĩa cha con, vợ chồng, anh em trong gia đình Trịnh Sâm chỉ là một trò cười não nuột. Một chế độ mục ruỗng từ trên chí dưới như thế nhất định phải diệt vong. Phong trào Tây Sơn sẽ thổi lên cơn lốc lật nhào chế độ đó. Sự thật về phong trào này và vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ chưa được hiểu đúng đắn và dựng lên đầy đủ. Nhưng một chân lí vĩ đại không ai chối cãi nổi đã được ghi lại một cách thích đáng, đó là cái khí thế mãnh liệt phi thường của đoàn quân chính nghĩa và lãnh tụ của nó. Chúa Trịnh mấy trăm năm lấn hiếp vua Lê, nắm cả quyền hành trong tay, làm mưa làm gió ở Đàng ngoài, Tây Sơn chỉ một lần tiến quân ra Bắc là ngôi Chúa sụp đổ ngay và nhà Chúa cũng không tránh được cái chết nhục nhã. Xứ Bắc mấy năm lùng nhùng với loạn kiêu binh, với phe đảng đánh nhau không ngớt, Tây Sơn kéo quân ra một lần là quét sạch. Hai mươi vạn quân Thanh hống hách, chỉ mấy ngày đã bị dẹp tan. Dưới mắt tác giả, chiến dịch này là một bản anh hùng ca bất diệt và hình ảnh Quang Trung đẹp như một hình ảnh thần kì. Hoàng Lê nhất thống chí kể rất nhiều chuụên của rất nhiều người. Chuyện rất sát sự thực nhưng vẫn đầy đủ tính chân thực của nghệ thuật. Người thì chưa mấy ai được xây dựng thành những tính cách thật đặc sắc, nhưng mỗi người đều một hành động, một tâm lí riêng, khá sinh động. Nhiều chỗ ngòi bút lại pha chất hài hước kín đáo, có chỗ lại có không khí trang trọng của anh hùng ca. Hoàng Lê nhất thống chí không khỏi có những hạn chế do tư tưởng phong kiến của tác giả gây ra. Tuy nhiên, nó vẫn mãi mãi là bức tranh hài hước về sự tàn lụi của chế độ phongkiến cũng như mãi mãi nó vẫn là tiếng vang hồ hởi của một phong trào tiêu biểu cho sức mạnh của nông dân và sức mạnh của dân tộc, phong kiến Tây Sơn. ( Theo : Văn học lớp Mười một - in lần thứ 13 ) 5-bo cua simon Cậu bé Xi-mông khoảng 7-8 tuổi lần đầu tiên đến trường. Em bị lũ bạn chế giễu vì không có bố. Xi-mông đã đánh nhau và tấn công vào những kẻ đã chế nhạo mình. Nhưng em vô cùng đau khổ vì sự thật em không có bố Xi-mông ra bờ sông định tự tử. - Cảnh vật ở bờ sông làm em nguôi ngoai đôi chút .Nhưng nghĩ đến nhà, đến mẹ, em lại khóc. - Một bác thợ ( Phi-líp) gặp, an ủi và đưa em về nhà - Phi-líp đã nhận làm bố của em - Hôm sau Xi-mông đến trường, lũ bạn xấu giễu cợt nhưng Xi-mông dám chống lại vì em tự tin rằng mình có bố là Phi-líp 6-co huong Nhân vật tôi về thăm quê cũ sau hơn 20 năm xa cách. Mục đích là chuyến về quê cuối cùng để chuyển nhà đi nơi khác. Nhìn cảnh vật thay đổi, không còn được như xưa, nhân vật tôi rất buồn. Ông nhớ lại những kỉ niệm về quá khứ với Nhuận Thổ. Gặp lại Nhuận Thổ, anh ta tàn tạ, mụ mị đến đau lòng. Mọi người ở quê đều bị cái nghèo đói làm cho khổ sở hơn trước. "Tôi" ra đi mà không luyến tiếc với hy vọng về một tương lai tươi sáng cho quê hương. 7-chi em thuy kieu Thúy Kiều là cô gái tài sắc vẹn toàn, nhưng số phận đầy bi kịch. Vì cứu cha và em, nàng phải bán thân làm lẽ cho Mã giám sinh, chấm dứt mối tình với Kim Trọng. Mã giám sinh bán nàng cho Tú bà, sau đó còn bị mắc lừa Sở khanh, trở thành kỹ nữ. Tại lầu xanh nàng gặp Thúc sinh, chàng chuộc Kiều về làm thiếp. Không ngờ vợ Thúc Sinh là Hoạn thư nổi cơn ghen, cho ng đi bắt Kiều về làm nô tỳ phục vụ vợ chồng Thúc sinh. Kiều trốn khỏi nhà họ Thúc lại rơi vào tay Bạc Hạnh, Bạc bà, lại tiếp tục trở về lầu xanh. May đc Từ Hải cứu ra, giúp nàng báo ân báo oán. Kiều mắc lừa Hồ Tôn Hiến, khiến Từ Hải chết đứng giữa sa trg. Hồ Tôn Hiến ép Kiều lấy quan thổ ty. Giữa đg, Kiều nhảy sông Tiền Đường tự tử, đc sư Giác Duyên cứu mạng Gia đình Kiều cùng Kim Trọng biết tin, liền đón nàng trở về đoàn tụ. Thúy Vân khuyên nàng nối lại tình xưa, nhưng Kiều chỉ đồng ý làm tri âm với Kim Trọng, nhường lại duyên tình cho em. 8-lang le sa pa trên chuyến xe từ Hà Nội đến Lào Cai, bác lái xe, ông họa sĩ lão thành và cô kĩ sư nông nghiệp trẻ vui vẻ trò chuyện. Chiếc xe dừng lại 30 phút để hành khách nghỉ ngơi. Nhân dịp đó, bác lái xe giới thiệu với mọi người anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn. Anh thanh niên mời ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Mặc dù chịu nhiều gian khổ nhưng anh vẫn tích cực làm việc góp phần vào công việc lao động sản xuất và chiến đấu. Ông họa sĩ cảm nhận được nét đẹp của người lao động mới qua hình ảnh anh thanh niên. Ông định vẽ chân dung anh nhưng anh từ chối và giới thiệu 2 người khác xứng đáng hơn, đó là ông kĩ sư trồng rau và người cán bộ nghêin cứu sét. Ông họa sĩ và cô gái chia tay anh để tiếp tục cuộc hành trình với bao tình cảm lưu luyến. 9-lang Làng là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Kim Lân viết về làng quê và những người dân Việt Nam. Truyện ngắn này được sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và được đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Tóm tắt Ông Hai là một người dân làng Chợ Dầu (tên chữ là làng Phù Lưu), Bắc Ninh. Trong kháng chiến chống Pháp, ông và gia đình phải đi tản cư mặc dù ông muốn ở lại làng chiến đấu. Ông thường tỏ ra bực bội vì nhớ làng mà không về được . Sau một thời gian sống ở nơi tản cư, ông nghe được tin làng mình theo giặc, ông Hai vô cùng đau khổ , tủi nhục , chỉ biết tâm sự với thằng con út Rồi một hôm có người ở làng lên cải chính lại tin đồn đó, ông Hai được tận nơi chứng kiến và nghe kể chuyện chiến đấu của làng mình. Ông hết sức vui mừng vì biết làng mình ko theo giặc,Ông đã đi khoe với mọi người là giặc đốt nhà ông và đốt nhẵn 10-truyen cu trong phu chua Trinh Bài tùy bút ghi lại cuộc sống xa hoa vô độ của triều đình phong kiến thời vua Lê chúa Trịnh suy tàn. Chúa( Trịnh Sâm) chỉ thích đi chơi ngắm cảnh đẹp, ngự ở các li cung . nên việc xây dựng đình đài, phục dịch tốn kém, lãng phí vô cùng. Bao nhiêu vật quý ở chốn dân gian, Chúa đều sức lấy. Bọn hoạn quan cung giám" mượn gió bẻ măng", nhũng nhiễu và dọa nạt, cướp bóc lương dân. Đến nỗi bà mẹ của tác giả cũng phải chặt đi những cây cảnh quý trong nhà để khỏi vạ lây. 11-lang Ông Hai là người nông dân tha thiết yêu làng Chợ Dầu của mình. Do yêu cầu của uỷ ban kháng chiến, ông Hai phải cùng gia đình tản cư lên làng Thắng. Xa làng, ông nhớ làng da diết nên thường kể về làng mình một cách đầy tự hào Nhưng rồi một hôm, một tin đồn quái ác- làng Chợ Dầu làm Việt gian theo Tây- khiến ông Hai vô cùng buồn khổ, tủi nhục suốt mấy hôm, không dám bước chân ra ngoài, chỉ biết tâm sự với thằng con út. Ông Hai nhất định không muốn quay về làng vì theo ông : "làng thì yêu thật nhưng làng đã theo Tây rồi thì phải thù". Sau đó, có người ở làng lên kể chuyện chiến đấu anh dũng của làng mình, cải chính lại tin đồn thất thiệt đó, ông hết sức vui mừng vì biết làng mình không theo giặc, ông đã hồ hởi đi khoe tin này cho mọi người, dù nhà ông đã bị Tây đốt cháy. 12-chiec luoc ga Ông Sáu từ chiến khu về thăm nhà với hi vọng gặp lại đứa con sau 8 năm xa cách, hai bố con chưa hề được gặp mặt - Mấy ngày đầu, bé Thu kiên quyết không nhận bố, giận ông, bỏ về quê ngoại - Được bà ngoại giải thích, bé Thu hiểu ra, ra về nhận ba cũng là lúc ông Sáu chia tay mọi người để lên đường - Ở căn cứ, ông dồn hết tình cảm nhớ thương, yêu quý con vào việc làm cho con một chiếc lược ngà - Chưa kịp trao cho con, ông đã bị thương nặng; trước khi mất, ông đã nhờ ông ba, chuyển cho con kỉ vật . luyến. 9- lang Làng là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Kim Lân viết về làng quê và những người dân Việt Nam. Truyện ngắn này được sáng tác vào. của cuộc kháng chiến chống Pháp và được đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 194 8. Tóm tắt Ông Hai là một người dân làng Chợ Dầu (tên chữ là làng Phù Lưu),