1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Gián án Bộ đề TNTHPT

14 247 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 100,5 KB

Nội dung

ĐỀ 1: ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT Thời gian : 150 phút(không kể thời gian giao đề) Phần I: Chung cho tất cả thí sinh (5,0 điểm) 1/CÂU :1 ( 2 điểm ): Nêu giá trị lịch sử và giá trị văn học của bản Tuyên Ngôn độc lập . 2/ CÂU: (3 điểm ): (Anh,Chị ) Viết đoạn văn không quá 400 từ. Nêu suy nghĩ của (Anh,Chị ) về tệ nạn nghiện ma tuý hiện nay? Phần II: Dành riêng cho thí sinh học chương trình cơ bản và cho thí sinh học chương trình nâng cao (5,0 điểm) 3/ CÂU 3a: (5điểm ): Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau đây sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu: Ta về mình có nhớ ta Ta về , ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung … (Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, trang109) 3/ CÂU 3b: (5điểm ): Phân tích nhân vật Chiến trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi. -----------------Hết----------------- Lưu ý: Thí sinh dược phép chọn một trong hai câu 3a hoặc 3b. Trường hợp thí sinh làm bài cả hai câu trong phần riêng cho mỗi ban thì phần bài làm này sẽ không được tính điểm . 1 GỢI Ý (ĐÁP ÁN) Những nội dung cơ bản cần đạt Phần I: Chung cho tất cả thí sinh (5,0 điểm) 1/ Câu 1:2 điểm : Giá trị lịch sử : - Chính thức tuyên bố với thế giới chấm dứt mối quan hệ thuộc địa trên 80 năm thuộc Pháp - Chấm dứt trên 1000 năm chế độ thực dân, phong kiến. -Mở ra một kỉ nguyên mới cho đất nước , giải quyết được nhiệm vụ độc lập cho DT , dân chủ cho nhân dân .→ Tư tưởng lớn , chân lí của thời đại. - Khẳng định VN có quyền và đủ tư cách hưởng độc lập , tự do. - Nhân dân VN quyết tâm giữ vững nền độc lập của dân tộc. Giá trị văn học: - Áng văn chính luận mẫu mực . - Lập luận chặt chẽ . - Luận điểm xác đáng , giàu sức thuyết phục. - Lời lẽ hùng hồn ,đanh thép , giọng văn hùng biện , trữ tình. 2/ Câu 2:3điểm :gợi ý GỢI Ý * Đặt vấn đề : - Cùng với sự phát triển của đất nước, có rất nhiều tệ nạn xã hội đã và đang gây tác hại không nhỏ cho cuộc sống của chúng ta. - Tệ nạn xã hội : nghiện ma tuý đang gay khủng hoảng ở nước ta và trên thế giới. * Giải quyết vấn đề : - Giải thích : + Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, gây hậu quả xấu về mọi mặt đời sống xã hội. + Ma tuý là tên gọi chung các chất kích thích, gây trạng thái ngây ngất, đờ dẫn, dùng quen thành nghiện như thuốc phiện, heroin . → Ma tuý là một tệ nạn xã hội cần được loại bỏ càng nhanh càng tốt. - Lý giải tại sao - bởi những tác hại ghê gớm : + Với người nghiện : sức khoẻ giảm, học tập và làm việc sa sút , mất đạo đức, nhân cách, chết do dùng quá liều . + Với gia đình người nghiện : mất yên ổn, hạnh phúc, tán gia bại sản . + Với xã hội : ảnh hưởng đến trật tự an ninh- tội phạm gia tăng, kéo sự phát triển của xã hội xuống. 2 + Với đất nước : ảnh hưởng đến sự phát triển, làm suy yếu thế hệ trẻ- thế hệ tương lai sẽ làm chủ đất nước. - Cần bài trừ tệ nạn này : + Thấy nguyên nhân để tránh : * Thất nghiệp * Thiếu sự quan tâm của gia đình * Ham vui, đua đòi, bạn bè rủ + Biện pháp : * Giáo dục, tuyên truyền - một số phim ảnh có tính giáo dục. * Xử phạt nghiêm khắc những kẻ buôn bán. * Kết hợp gia đình- nhà trường-xã hội. 3. Kết thúc vấn đề : - Hãy nói không với ma tuý. - Sống cần có ý chí, nghị lực và lý tưởng để vững bước vào tương lai. Ph ầ n II: Dành riêng cho thí sinh học chương trình cơ bản và cho thí sinh học chương trình nâng cao (5,0 điểm) - Câu 3a (5điểm): dành cho thí sinh ban cơ bản gợi ý a.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận và vận dụng khả năng đọc-hiểu để phát biểu cảm nhận về đoạn thơ trữ tình. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. b.Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu, thí sinh cần trình bày được những cảm xúc, ấn tượng về cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ. - Về nội dung: + Cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc với vẻ đẹp đa dạng trong thời gian, không gian khác nhau. + Con người Việt Bắc luôn gắn hài hòa với thiên nhiên thơ mộng. - Về nghệ thuật: + Hình ảnh đối xứng, đan cài, hòa hợp. + Thể thơ lục bát đậm đà màu sắc dân tộc. + Giọng điệu ngọt ngào, sâu lắng, thiết tha … - Giới thiệu về Tác giả, tác phẩm Việt Bắc và vị trí đoạn trích * Về nội dung: - Nỗi nhớ cảnh và người được diễn tả sâu sắc. Cảnh và người ở đây hoà quyện với nhau tạo nên cảnh sắc hữu tình + Cảnh thiên nhiên bốn mùa đủ màu sắc, âm thanh, ánh sáng -vẻ đẹp bức tranh tứ bình. + Vẻ đẹp con người:đó là những con người lao động bình dị, cần cù, giàu tình nghĩa ( người đi nương, cô gái đan nón, cô gái hái măng, tiếng hát ) 3  Thiên nhiên và con người trong nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi bao giờ cũng đẹp. * Về nghệ thuật: - Sử dụng thành công, nhuần nhuyễn thể lục bát, dùng đại từ xưng hô “mình- ta” ; Điệp từ nhớ được lặp lại nhiều lần, mỗi lần sắc thái khác nhau, từ ngữ giàu hình ảnh, âm thanh, màu sắc. * Đoạn thơ thể hiện phong cách thơ Tố Hữu mang đậm tính dân tộc: tư tưởng, tình cảm truyền thống dân tộc(hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc), sử dụng nhuần nhuyễn thơ dân tộc, chất liệu lấy từ đời sống nhân dân , Câu thơ lúc dung dị dân dã gần với ca dao, giọng điệu trữ tình sâu lắng, thiết tha ân tình - Đánh giá nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật đoạn thơ mang đậm tính dân tộc. - Câu 3b: Phân tích nhân vật Chiến trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi. - Yêu cầu về hình thức: Viết được một bài văn nghị luận về phân tích nhân vật, linh hoạt trong thao tác lập luận. - Yêu cầu về nội dung: Các ý chính cần đạt: 1. Vẻ đẹp của một cô gái đời thường: - Cô 18 tuổi, đôi lúc tính khí còn trẻ con (Tranh công bắt ếch, vết đạn bắn tàu giặc) song có cái duyên dáng của thiếu nữ mới lớn (Bịt miệng cười khi chú Năm cất giọng hò, chéo khăn hờ ngang miệng, thích soi gương - đi đánh giặc còn cái gương trong túi, .). - Thương em, biết nhường nhịn em; biết tính toán việc nhà. - Thương cha mẹ (tâm trạng cô khi khiêng bàn thờ má gửi trước ngày tòng quân .). - Chăm chỉ: đọc chưa thạo nhưng chăm chỉ đánh vần cuốn sổ gia đình. Chiến là hình ảnh sinh động của cô gái Việt Nam trong cuộc sống đời thường những năm chiến tranh chống Mỹ. 2. Vẻ đẹp của phẩm chất người anh hùng: - Gan góc: có thể ngồi lì suốt buổi chiều để đánh vần cuốn sổ ghi công gia đình của chú Năm. - Dũng cảm: cùng em bắn cháy tàu giặc. - Quyết tâm lên đường trả thù cho ba má: "Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: nếu giặc còn thì tao mất, vậy à". - Những phẩm chất đẹp đẽ của Chiến luôn được nghệ thuật miêu tả trong sự soi rọi với hình tượng người mẹ. Nhưng nếu câu chuyện của gia đình Chiến là một "dòng sông" thì Chiến là khúc sông sau - cô giống mẹ nhưng cũng rất 4 khác mẹ ở hành động quyết định vào bộ đội, quyết định cầm súng đi trả thù cho gia đình, quê hương. 3. Chiến mang trong mình vẻ đẹp người con gái Việt Nam thời chống Mỹ: trẻ trung, duyên dáng nhưng cũng rất mực anh hùng. Cô tiếp nối và làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc cứu nước của gia đình và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nghệ thuật thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật nữ anh hùng thời chống Mỹ. ĐỀ 2: 5 Phần I: Chung cho tất cả thí sinh (5,0 điểm) 1/CÂU :1 (2 điểm ): Nêu chủ đề (thông điệp) bao trùm vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”- Lưu Quang Vũ -Qua tác phẩm “Hồn Trương Ba da hàng thịt”, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp: được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi càng quý hơn. -Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. -Con người phải luôn biết đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý . 2/ CÂU: (3 điểm ): Nêu cảm nhận của em về bốn câu thơ sau trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm ? “Em ơi em Đất nước là máu xương của mình Phải biết gắn và san sẻ Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất nước muôn đời .” Đoạn thơ như một lời nhắn nhủ thiết tha. Mở đầu bằng tiếng gọi tha thiết: Em ơi em . khiến tính chính luận không mang màu sắc giáo huấn mà như một lời tự nhủ tự dặn chân thành: sự sống của mỗi cá nhân không phải là chỉ riêng của cá nhân mà còn là của đất nước, bởi mỗi cuộc đời đều được thừa hưởng những di sản văn hóa tinh thần vật chất của dân tộc, mỗi cá nhân phải có trách nhiệm gìn giữ, phát triển nó, truyền lại cho các thế hệ tiếp theo. Trách nhiệm của mỗi cá nhân không chỉ là bổn phận bảo vệ biên cư- ơng địa giới, tiếp nối truyền thống lịch sử, mà còn ở việc bảo lưu văn hóa phong tục, giữ gìn nét đẹp tâm hồn tính cách dân tộc. Quá khứ luôn có mặt trong hiện tại, lịch sử luôn hiện diện với hôm nay, trong miếng trầu của bà, búi tóc của mẹ là cả truyền thống 4000 năm tuổi. Hạt gạo một nắng hai s- ương hôm nay cũng là những hạt gạo nuôi dưỡng dân tộc Việt 4000 năm qua. Trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước trong hiện tại là sự trân trọng đối với quá khứ là xây dựng nền tảng cho tương lai, làm nên huyết mạch nuôi dưỡng có thể đất đai, tạo sức sống trường cửu của dân tộc. Có lẽ trong thơ ca chưa có ai nói một cách chân thành, xúc động và thấm thía đến thế về trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với dân tộc đất nước Nguyễn Khoa Điềm trong trích đoạn “Đất nước” này: Đất nớc không chỉ là một khách thể ở ngoài mỗi chúng ta mà tồn tại ngay trong cơ thể, sự sống 6 của mỗi con người. Sự sống của mỗi cá nhân chỉ có ý nghĩa trong sự trường tồn của đất nước. Phần II: Dành riêng cho thí sinh học chương trình cơ bản và cho thí sinh học chương trình nâng cao (5,0 điểm). Câu 3a:(5,0 điểm) Theo chương trình Chuẩn Cảm nhận của em qua đoạn thơ sau trong bài “ Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo. “…Tây Ban Nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lor-ca bị điệu về bãi bắn Chàng đi như người mộng du Tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy…” * Nội dung: Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor-ca - Người nghệ sĩ tài hoa có tiếng hát yêu đời, yêu tự do, tiếng ghi ta lá xanh biết mấy? - Định mệnh nghiệt ngã: bị bọn độc tài sát hại một cách dã man (điệu về bãi bắn, áo choàng bê bết đỏ…). Cái chết của Lor-ca là hiện thân cho cái đẹp bị sự hủy diệt của thế lực tàn bạo (tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy…) * Nghệ thuật: - Đối lập: hát nghêu ngao ↔ bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ. - Nhân hóa: tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy. - Ẩn dụ: nâu, xanh, tròn bọt nước, ròng ròng máu chảy. - Hoán dụ: Tiếng ghi ta, áo choàng → Lor-ca Tất cả đều mang màu sắc của chủ nghĩa siêu thực, câu thơ giàu nhạc điệu, cảm xúc mãnh liệt. • Đánh giá chung: Đoạn thơ thể hiện sự đồng cảm, sự tiếc thương sâu sắc của tác giả đối với Lor-ca, người nghệ sĩ tài hoa nhưng số phận nghiệt ngã của đất nước Tây Ban Nha. 3a Cảm nhận của em qua đoạn thơ sau trong bài Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm, có đoạn: 7 Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa ." mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó. Anh/ chị hãy phân tích hình tượng Đất Nước trong đoạn thơ trên, liên hệ với một số bài thơ trong chương trình văn học lớp 12 để thấy rõ đất nước luôn là nguồn cảm hứng dồi dào của thơ ca - Giới thiệu tác giả, về trường ca Mặt đường khát vọng và đoạn thơ trích. - Cảm nhận và sự thể hiện mới mẻ về đất nước :Đất nước không phải cái gì trừu tượng, trang trọng, kì vĩ mà được cảm nhận rất cụ thể. Đất nước có từ lâu đời, rất gần gũi, gắn đối với cuộc sống mỗi con người. + Đất nước hiện lên từ những huyền thoại, cổ tích + Đất nước hình thành từ lâu đời, Đất nước gắn liền với mĩ tục thuần phong, Đất nước gắn liền với lối sống tình nghĩa, gắn liền với truyền thống yêu nước, lao động cần cù của người dân. +Đất nướcở ngay trong cuộc sống hằng ngày, trong mỗi căn nhà, trong những vật dụng quen thuộc . - Sự khái quát đất nước trong cảm nhận của tác giả bằng các mệnh đề: + Đất nước có trong / Đất nước bắt đầu…/ Đất nước lớn lên…/ Đất nước có từ - Về nghệ thuật: + Lời thơ giàu chất liệu văn hóa dân gian, nhiều hình ảnh, ý thơ lấy từ ca dao, truyền thuyết một cách linh hoạt và sáng tạo, tạo một không gian vừa gần gũi thân quen vừa bay bổng sâu xa, làm nổi bậc tư tưởng Đất nước là của nhân dân + Lối thơ tự do, giọng thơ suy tư thường vẫn đặt ra các câu hỏi và tự trả lời, mang chất trữ tình chính luận sâu lắng -Liên hệ một số tác phẩm thơ: Việt Bắc-Tố Hữu, Bên kia sông Đuống- Hoàng Cầm, Đất nước - Nguyễn Đình Thi Đất nước trở thành nguồn cảm hứng vô tận của thơ ca. Mỗi nhà thơ có cách cảm nhận và thể hiện riêng về đất nước - Đoạn thơ là sự kết tinh đặc sắc giữa chất liệu văn hóa dân gian với hình thức thơ trữ tình-chính luận. - Lối định nghĩa riêng về Đất nước. Đất nước không siêu hình, trừu tượng mà gắn bó, thân thuộc với mỗi người, Đất nước của nhân dân. 8 ĐỀ 3 Câu 1: Anh chị hãy trình bày hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh. 9 Câu 2: Hãy viết một bài văn ngắn để trình bày suy nghĩ của mình về tình trạng ô nhiễm môi trường sống và trách nhiệm của mỗi công dân. Câu 3: Cảm nhận của anh (chị )về hai khổ thơ sau trong bài thơ Sóng của của Xuân Quỳnh: “Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể Ôi con sóng ngày xưa Và ngay sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ” Đáp án: Câu 1: a/ Hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn độc lập:(1 điểm) Cách mạng tháng Tám thành công, chủ tịch HCM từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lâp. Ngày 2/9/1945 tại Quảng Trường Ba Đình Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước VNDCCH đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước hàng vạn đồng bào. b/ Mục đích của bản TNĐL:(1 điểm) - Khẳng định quyền độc lập tự do. - Bác bỏ luận điệu sai trái của Pháp. - Tranh thủ sự viện trợ của nhân dân thế giới. Câu 2: - Môi trường là những điều kiện vật chất tự nhiên hay nhân tạo bao quanh con người: đất, nước, không khí,… - Thực trạng của môi trường bị ô nhiễm hiện nay. - Nguyên nhân của thực trạng trên. - Trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn sự trong sạch của môi trường. - Khẳng định tầm quan trọng của môi trường đối với sự sống. 10 [...]... hình tượng sóng để nói và suy nghĩ về tình yêu, nhà thơ bộc lộ khát vọng được yêu, được sóng hết mình trong tình yêu - Nghệ thuật: thể thơ ngũ ngôn, nhịp điệu linh hoạt, ngôn ngữ giản dị trong sáng, hình ảnh thơ giàu sức gợi ĐỀ 4: Câu 1: Giải thích hai câu thơ:“ Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong” để thấy rõ quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh Câu 2 : Ý kiến về nhận... binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành Gợi ý đáp án Câu 1: * Giải thích: + Chất thép trong thơ chính là tư tưởng tiến bộ, tinh thần cách mạng, là tính chiến đấu, là cảm hứng đấu tranh xã hội tích cực của thơ ca... Phê phán lối sống chạy theo vật chất, không chăm lo về đời sống tinh thần, - Bài học rút ra cho bản thân từ ý kiến trên, Câu 3 - Hình tượng tập thể người lính Tây tiến: là những anh hùng trận mạc nhưng cũng là những tâm hồn lãng mạn - Hình ảnh người lính Tây tiến chói ngời vẻ đẹp lí tưởng, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng Lời thơ nói về hi sinh, mất mát nhưng không bi luỵ mà mang đậm chất bi tráng -... đậm chất bi tráng - Nghệ thuật dùng từ Hán Việt, bút pháp lãng mạn Câu 1: ĐN được cảm nhận với sự thống nhất của 3 phương diện: chiều sâu văn hoá, chiều rộng của không gian, chiều dài về thời gian Anh chị hiểu điều đó như thế nào? Chiều sâu văn hoá: + ĐN là nơi sinh tồn của ông bà, tổ tiên, là nơi con người được sinh ra, là quê hương + ĐN gắn với phong tục tập quán, ca dao, cổ tích, sinh hoạt thường... cực của thơ ca + Nhà thơ, nhà văn có tinh thần xung phong như người chiến sĩ trên mặt trận, tiên phong trong công cuộc cách mạng, dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu * Hai câu thơ thể hiện rõ quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh: + Văn học là vũ khí đấu tranh cách mạng, Người xác định vị trí và vai trò to lớn của người nghệ sĩ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc + Thơ văn phục vụ cách mạng... tưởng: áo choàng đỏ gắt, áo choàng bê bết đỏ, chiếc ghi ta màu bạc Hình ảnh giàu sắc thái tượng trưng: ném lá bùa vào xoáy nước, ném trái tim mình vào lặng im Hệ thống ngôn ngữ giàu sắc thái tu từ: so sánh, nhân hoá 14 . ĐỀ 1: ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT Thời gian : 150 phút(không kể thời gian giao đề) Phần I: Chung cho tất cả thí sinh (5,0. chảy. - Hoán dụ: Tiếng ghi ta, áo choàng → Lor-ca Tất cả đều mang màu sắc của chủ nghĩa siêu thực, câu thơ giàu nhạc điệu, cảm xúc mãnh liệt. • Đánh giá

Ngày đăng: 29/11/2013, 03:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w