1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC- 2009 VIỆN KỸ THUẬT VẬT LIỆU

69 39 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 843,83 KB

Nội dung

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT 1 Mô hình và chương trình đào tạo Mô hình và chương trình đào tạo của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội áp dụng từ các khóa nhập học năm 200

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC- 2009

VIỆN KỸ THUẬT VẬT LIỆU

(Phiên bản 2012, áp dụng cho các khóa từ K57)

NĂM 2014

Trang 2

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT

1 Mô hình và chương trình đào tạo

Mô hình và chương trình đào tạo của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội áp dụng từ các khóa nhập học năm

2009 (K54) được đổi mới một cách cơ bản, toàn diện theo những chuẩn mực quốc tế, chú trọng tính thiết thực của nội dung chương trình và năng lực làm việc của người tốt nghiệp, đồng thời có tính mềm dẻo và tính liên thông cao, phát huy tối đa khả năng cá nhân của mỗi sinh viên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học và nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao của xã hội trong xu thế nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa

Các bậc học được cấu trúc lại theo mô hình 4-1-1 (Cử nhân-Kỹ sư-Thạc sĩ) kết hợp 4-2 (Cử nhân-Thạc sĩ), phù hợp với mô hình của các trường đại học trên thế giới

Cử nhân

Kỹ thuật

Kỹ sư

1 năm 1-1,5 năm

4 năm

Cử nhân Công nghệ

người học những kiến thức khoa học-kỹ thuật nền tảng và năng lực nghề nghiệp cơ bản để có khả năng thích ứng với những công việc khác nhau trong lĩnh vực ngành rộng được đào tạo Khối lượng chương trình cử nhân tối thiểu 130 tín chỉ và tối đa 134 tín chỉ Sau khi hoàn thành bằng cử nhân, người học có thể đi làm hoặc học tiếp lên chương trình kỹ sư (≈1 năm đối với các ngành kỹ thuật) hoặc thạc sĩ (≈2 năm) Chương trình cử nhân được chia làm 3 loại:

 Chương trình Cử nhân kỹ thuật (Bachelor of Engineering, BEng), áp dụng cho các ngành thuộc khối kỹ thuật, đào tạo theo định hướng tính toán, thiết kế và phát triển hệ thống, sản phẩm kỹ thuật, công nghệ Người tốt nghiệp Cử nhân kỹ thuật của Trường ĐHBK Hà Nội được xét tuyển để học tiếp chương trình Kỹ sư cùng ngành rộng

 Chương trình Cử nhân khoa học (Bachelor of Science, BS)/Cử nhân quản trị kinh doanh (Bachelor of

phạm, ngôn ngữ Người tốt nghiệp Cử nhân khoa học (và các tên gọi tương đương khác) muốn học chương trình kỹ sư phải phải hoàn thành chương trình chuyển đổi theo quy định học văn bằng thứ hai

 Chương trình Cử nhân công nghệ (kỹ thuật) (Bachelor of Technology, BTech), áp dụng cho các ngành thuộc khối Công nghệ (kỹ thuật), đào tạo định hướng ứng dụng và vận hành hệ thống, thiết bị công nghệ Cử nhân công nghệ muốn học tiếp chương trình Kỹ sư thuộc cùng lĩnh vực đào tạo phải hoàn thành chương trình chuyển đổi để đạt yêu cầu tương đương với chương trình Cử nhân kỹ thuật

ngành kỹ thuật, định hướng nghề nghiệp, đào tạo ngành hẹp (chuyên ngành), bổ sung cho người học những kiến thức kỹ thuật nâng cao và năng lực nghề nghiệp chuyên sâu để có thể sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của thực tế công việc Chương trình kỹ sư có khối lượng tối thiểu 156-164 tín chỉ đối với người học thẳng hoặc 34-38 tín chỉ đối với người đã có bằng cử nhân cùng ngành học Người tốt nghiệp kỹ sư cũng có thể học tiếp lên chương trình thạc sĩ (≈ 1-1,5 năm), trong trường hợp xuất sắc có thể được xét tuyển để làm thẳng nghiên cứu sinh

Trang 3

2 Cấu trúc chương trình khối kỹ thuật

Cấu trúc chung cho khung chương trình các ngành kỹ thuật được thiết kế dựa trên các chuẩn mực quốc tế (ABET, CDIO), đảm bảo đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra của các ngành, đồng thời đảm bảo tính linh hoạt, liên thông giữa các bậc học và ngành đào tạo

Toán và khoa học cơ bản: ≥ 32 TC

(26 chung khối ngành + 6 riêng từng ngành)

Cơ sở và cốt lõi của ngành: 36 - 48 TC

Tiếng Anh

TOEIC: 6 TC

ĐATN: 6 TC

Lý luận CT, Pháp luật ĐC

12 TC

∑ 124-128 TC ( Chứng chỉ CTCN)

Tự chọn ≥ 26 TC

TT kỹ thuật:

2 TC

∑ 158-166 TC

2.1 Cấu trúc chương trình cử nhân

TT Phần chương trình Số tín chỉ

1.1 Toán và khoa học cơ bản Bắt buộc toàn khối ngành Từng ngành bổ sung

Tổng khối lượng chương trình 130-134

2.2 Cấu trúc chương trình kỹ sư

TT Phần chương trình Số tín chỉ

1 Chương trình môn học cử nhân (bao gồm các mục 1.1-2.3 của chương trình cử nhân)

12

Trang 4

Tổng khối lượng chương trình 158-166

2.3 Chuẩn trình độ tiếng Anh

Để có đủ năng lực học tập và làm việc trong môi trường quốc tế, sinh viên ĐHBK Hà Nội phải đạt trình độ tiếng Anh tối thiểu tương đương 450 điểm theo chuẩn TOEIC trước khi được làm khóa luận hay đồ án tốt nghiệp Để tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên, Trường tổ chức các lớp tiếng Anh tương ứng với các trình độ khác nhau cho sinh viên lựa chọn (theo kết quả kiểm tra phân loại đầu khoá) Những sinh viên đã có chứng chỉ tiếng Anh tương đương 450 TOEIC sẽ được miễn học

Để sinh viên có kế hoạch học tập đạt yêu cầu chuẩn đầu ra này, Nhà trường quy định yêu cầu chuẩn trình độ tiếng Anh theo trình độ năm học của sinh viên như sau:

 Sinh viên trình độ năm thứ hai: 300 điểm

 Sinh viên trình độ năm thứ ba: 350 điểm

 Sinh viên từ trình độ năm thứ tư: 400 điểm

 Trước khi làm đồ án/khóa luận tốt nghiệp: 450 điểm

Sinh viên không đạt yêu cầu chuẩn trình độ tiếng Anh theo từng học kỳ sẽ bị Nhà trường hạn chế đăng ký học tập chuyên môn xuống mức tối thiểu (12TC) để có thể bố trí thời gian học cải thiện trình độ tiếng Anh

3 Chương trình giáo dục đại cương

SSH1110 Những NL cơ bản của CN

SSH1120 Những NL cơ bản của CN

Mác-Lênin II 3(3-0-0-6) 2 SSH1050 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2(2-0-0-4) 3-4

SSH1130 Đường lối CM của Đảng

SSH1170 Pháp luật đại cương 2(2-0-0-4) 1 PE1010 Giáo dục thể chất A x(0-0-2-0) 1 PE1020 Giáo dục thể chất B x(0-0-2-0) 2 PE1030 Giáo dục thể chất C x(0-0-2-0) 3 PE201x Giáo dục thể chất D x(0-0-2-0) 4 PE202x Giáo dục thể chất E x(0-0-2-0) 5

Trang 5

MIL1110 Đường lối QS của Đảng x(3-0-0-6) 1 MIL1120 Công tác QP-AN x(3-0-0-6) 2

MIL1130 QS chung và kỹ chiến thuật

Lưu ý:

 Chương trình Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo có cấp chứng chỉ riêng, không xét trong tổng khối lượng kiến thức cho một ngành đào tạo Điểm từng học phần cũng không được tính trong tính điểm trung bình học tập của sinh viên, không tính trong điểm trung bình tốt nghiệp

 Hai học phần tiếng Anh được tính vào tổng khối lượng của chương trình toàn khóa, nhưng do đã có quy định riêng về chuẩn trình độ từng năm học và chuẩn trình độ đầu ra nên không dùng để tính điểm trung bình học tập, không tính trong điểm trung bình tốt nghiệp của sinh viên

3.2 Danh mục các học phần tự chọn

Các học phần thuộc khối kiến thức Toán và khoa học cơ bản do ngành chọn bổ sung hoặc do sinh viên tự chọn

để đảm bảo khối lượng tối thiểu 32 TC theo chuẩn ABET

MI2020 Xác suất thống kê 3(2-2-0-6)

CH1010 Hóa đại cương 3(2-1-1-6) ME2015 Đồ họa kỹ thuật cơ bản 3(3-1-0-6) ME2040 Cơ học kỹ thuật 3(3-1-0-6)

3.3 Mô tả tóm tắt nội dung học phần

MI1110 Giải tích I

4(3-2-0-8)

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hàm số một biến số và nhiều biến số Trên cơ sở đó, sinh viên có thể học tiếp các học phần sau về Toán cũng như các môn học kỹ thuật khác, góp phần tạo nên nền tảng Toán học cơ bản cho các ngành kỹ thuật, công nghệ và kinh tế

MI1120 Giải tích II

3(2-2-0-6)

Học phần học trước: MI1110 (Giải tích I)

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Tích phân phụ thuộc tham số, Tích phân bội hai và bội ba, Tích phân đường và mặt, Ứng dụng của phép tính vi phân vào hình học, Lý thuyết trường Trên cơ sở đó, sinh viên có thể học tiếp các học phần sau về Toán cũng như các môn học kỹ thuật khác, góp phần tạo nên nền tảng Toán học cơ bản cho các ngành kỹ thuật và kinh tế

MI1130 Giải tích III

3(2-2-0-6)

Học phần học trước: MI1110 (Giải tích I)

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Chuỗi số, Chuỗi hàm, Chuỗi lũy thừa, Chuỗi Fourier, cùng với những kiến thức cơ sở về Phương trình vi phân cấp một, Phương trình vi phân cấp hai và phần tối thiểu về Hệ phương trình vi phân cấp một Trên cơ sở đó, sinh viên có thể học tiếp các học phần sau về Toán cũng như các môn học kỹ thuật khác, góp phần tạo nên nền tảng Toán học cơ bản cho các ngành kỹ thuật, công nghệ và kinh

tế

Trang 6

MI1140 Đại số

4(3-2-0-8)

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Lý thuyết ma trận, Định thức và Hệ phương trình tuyến tính theo quan điểm tư duy cấu trúc và những kiến thức tối thiểu về logic, Tập hợp, Ánh xạ, Trường số phức và các ý tưởng đơn giản về đường bậc hai, mặt bậc hai Trên cơ sở đó, sinh viên có thể học tiếp các học phần sau về Toán cũng như các môn học kỹ thuật khác, góp phần tạo nên nền tảng Toán học cơ bản cho các ngành kỹ thuật, công nghệ và kinh tế

MI2020 Xác suất thống kê

3(2-2-0-6)

Học phần học trước: MI1110 (Giải tích), MI1140 (Đại số)

Mục tiêu: Cung cấp cho học sinh những kiến thức về xác suất là các khái niệm và quy tắc suy diễn xác suất cũng như về biến ngẫu nhiên và các phân phối xác suất thông dụng (một và hai chiều); các khái niệm cơ bản của thống kê toán học nhằm giúp sinh viên biết cách xử lý các bài toán thống kê trong các mô hình ước lượng, kiểm định giải thiết và hồi quy tuyến tính Trên cơ sở đó sinh viên có được một phương pháp tiếp cận với mô hình thực tế và có kiến thức cần thiết để đưa ra lời giải đúng cho các bài toán đó

Nội dung: Sự kiện ngẫu nhiên và phép tính xác suất, đại lượng ngẫu nhiên, phân phối xác suất, véc tơ ngẫu nhiên, lý thuyết ước lượng thống kê, lý thuyết quyết định thống kê

Thuyết động học phân tử sử dụng thống kê giải thích và tính các lượng: nhiệt độ, áp suất, nội năng (khí lý tưởng) Vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng vào các quá trình chuyển trạng thái nhiệt Xét chiều diễn biến của các quá trình nhiệt, nguyên lý tăng entrôpi

PH1120 Vật lý II

3(2-1-1-6)

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Vật lý đại cương (điện từ)

Nội dung: Các loại trường: Điện trường, từ trường; các tính chất, các đại lượng đặc trưng (cường độ, điện thế, từ thông, ) và các định lý, định luật liên quan Ảnh hưởng qua lại giữa trường và chất Quan hệ giữa từ trường và điện trường, trường điện từ thống nhất Vận dụng xét dao động và sóng điện từ

PH1130 Vật lý III

3(2-1-1-6)

Học phần học trước: PH1110 (Vật lý I), PH1120 (Vật lý II)

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Vật lý đại cương (quang học, vật lý lượng tử) làm cơ

sở cho sinh viên học các môn kỹ thuật

Nội dung: Các tính chất của ánh sáng: Tính sóng (giao thoa, nhiễu xạ ), tính hạt (bức xạ nhiệt, Compton), sự phát xạ (tự nhiên, cảm ứng) và hấp thụ ánh sáng, laser

Vận dụng lưỡng tính sóng- hạt của electron (vi hạt) để xét năng lượng và quang phổ nguyên tử, trạng thái và nguyên lý Pauli, xét tính chất điện của các vật liệu (kim loại, bán dẫn), spin và các loại thống kê lượng tử

CH1010 Hóa học đại cương

3(2-1-1-6)

Trang 7

Mục tiêu: Sinh viên nắm được các kiến thức cơ bản về nguyên tử, cấu tạo phân tử và liên kết hoá học tạo cho phương pháp luận đúng đắn trong tư duy học tập và chuẩn bị nghiên cứu sau này; cung cấp cho sinh viên những khái niệm, quy luật cơ bản của hóa học trong lĩnh vực nhiệt động hóa học, động hóa học, điện hóa học và dung dịch, tạo điều kiện để sinh viên có thể học tốt và biết vận dụng những kiến thức cơ bản về lý thuyết hóa học khi học các môn học khác, giải quyết các bài toán cụ thể trong nhiều lĩnh vực

Nội dung: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu tạo nguyên tử, phân tử và liên kết hoá học, thuyết Lewis, nắm được những nội dung của các phương pháp hoá học hiện đại: phương pháp liên kết hoá trị (phương pháp VB) và phương pháp obitan phân tử (phương pháp MO); Cung cấp cho sinh viên những kiến thức

cơ sở về sự tạo thành liên kết trong các phân tử phức; Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các loại tinh thể (ion, nguyên tử, phân tử, kim loại); Nhiệt động hóa học: nghiên cứu sự biến đổi các đại lượng nhiệt động như ∆U, ∆H, ∆S, ∆G… của các quá trình hóa học hoặc các phản ứng hóa học, từ đó biết được chiều hướng của quá trình, điều kiện cân bằng của hệ hóa học; Ứng dụng các nguyên lý cơ bản của nhiệt động học vào nghiên cứu các phản ứng và cân bằng trong dung dịch: cân bằng axit – bazơ, cân bằng của chất điện ly và chất điện ly ít tan, cân bằng tạo phức…; Động hóa học: nghiên cứu tốc độ phản ứng và cơ chế phản ứng; Nghiên cứu quan hệ qua lại giữa phản ứng oxi hóa khử và dòng điện: pin ganvanic và điện phân; Sau mỗi phần học là phần bài tập bắt buộc để sinh viên nắm vững kiến thức đã học

ME2015 Đồ họa kỹ thuật cơ bản

ME2040 Cơ học kỹ thuật

3(3-1-0-6)

Mục tiêu: Sinh viên nắm được kiến thức về xây dựng mô hình lực, lập phương trình cân bằng của hệ lực, hai bài toán cơ bản của động lực và các phương pháp cơ bản để giải chúng, phương trình chuyển động của máy

Nội dung: Phần 1 Tĩnh học: Xây dựng mô hình lực, thu gọn hệ lực phẳng, thành lập phương trình cân bằng của

hệ lực phẳng tác dụng lên vật rắn và hệ vật rắn Thu gọn hệ lực không gian Phương trình cân bằng của hệ lực không gian.Trọng tâm vật rắn Phần 2 Động học: Các đặc trưng động học của vật rắn và các điểm thuộc vật Công thức tính vận tốc và gia tốc đối với chuyển động cơ bản của vật rắn Tổng hợp chuyển động điểm, chuyển động vật Phần 3 Động lực học: Động lực học chất điểm và cơ hệ Các định luật Newton, các định lý tổng quát của động lực học, nguyên lý Đalămbe, phương pháp Tĩnh hình học - Động lực, phương trình chuyển động của máy

IT1110 Tin học đại cương

4(3-1-1-8)

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu trúc và tổ chức máy tính, lập trình máy tính và cơ chế thực hiện chương trình, kỹ năng cơ bản để sử dụng máy tính hiệu quả trong học tập, nghiên cứu và làm việc trong các ngành kỹ thuật, công nghệ

Nội dung: Tin học căn bản: Biểu diễn thông tin trong máy tính Hệ thống máy tính Hệ điều hành Linux Lập trình bằng ngôn ngữ C: Tổng quan về ngôn ngữ C Kiểu dữ liệu, biểu thức và cấu trúc lập trình trong C Các kiểu dữ liệu phức tạp: con trỏ, mảng và xâu trong C Mảng Cấu trúc Tệp dữ liệu

EM1010 Quản trị học đại cương

2(2-0-0-4)

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và một phần kỹ năng về quản lý hoạt động của doanh nghiệp

Trang 8

Nội dung: Bản chất, nội dung và vai trò của quản lý doanh nghiệp; phương pháp thực hiện từng loại công việc và cán bộ quản lý doanh nghiệp

4 Quy trình đào tạo và thang điểm

Trường ĐHBK Hà Nội áp dụng quy trình đào tạo theo học chế tín chỉ Sinh viên được chủ động lập kế hoạch và đăng ký học tập, tích lũy từng phần kiến thức theo tiến độ phù hợp với điều kiện và năng lực của bản thân Với sự

hỗ trợ của cố vấn học tập, sinh viên chọn đăng ký môn học, lớp học thuận lợi nhất cho kế hoạch học tập của mình Mọi quy trình thực hiện thuận lợi, dễ dàng qua mạng Quy chế đào tạo theo tín chỉ của Trường có thể xem

và tải về tại trang Web dtdh.hust.edu.vn

Điểm chữ (A, B, C, D, F) và thang điểm 4 quy đổi tương ứng được sử dụng để đánh giá kết quả học tập chính thức Thang điểm 10 được sử dụng cho điểm thành phần (điểm tiện ích) của học phần

Đối với chương trình song ngành, người tốt nghiệp được cấp một bằng đại học ghi tên chung hai ngành, ví dụ Kỹ thuật Cơ khí và Hàng không, Kỹ thuật Máy tính và Phần mềm, Kỹ thuật Điện tử và Máy tính, Kỹ thuật Hóa học và Sinh học, Theo quy định, để nhận được một bằng song ngành sinh viên cần hoàn thành kiến thức cơ sở và cốt lõi của cả hai ngành, như vậy khối lượng kiến thức toàn khóa sẽ tăng thêm khoảng 24-32 tín chỉ so với chương trình đơn ngành, tương đương với 1-2 học kỳ Hiện tại, Trường đưa ra một danh mục gồm 38 chương trình song ngành để sinh viên lựa chọn

Trong khi các chương trình song ngành hạn chế về khả năng kết hợp ngành học và bằng tốt nghiệp, thì đối với các chương trình song bằng sinh viên có thể lựa chọn học thêm một ngành bất kỳ thuộc khoa, viện khác để khi tốt nghiệp được cấp hai bằng cử nhân, hai bằng kỹ sư, hoặc một bằng cử nhân và một bằng kỹ sư Theo quy định, khối lượng kiến thức toàn khóa của các chương trình song bằng sẽ tăng thêm khoảng 54-64 tín chỉ so với thông thường, tương đương với 3-4 học kỳ Ví dụ, sinh viên các ngành kỹ thuật có thể học để lấy thêm bằng cử nhân của một ngành thuộc khoa kinh tế, quản lý với khối lượng kiến thức tăng thêm là 55 tín chỉ Một ưu điểm của quy trình đào tạo theo tín chỉ là sinh viên có thể đăng ký học và tích lũy tín chỉ của ngành thứ hai ngay từ năm thứ hai theo kế hoạch của bản thân (có thể học thêm cả học kỳ hè), qua đó những sinh viên học tốt có thể rút ngắn đáng kể thời gian học toàn khóa

Cấu trúc các chương trình song ngành và song bằng được quy định cụ thể trong bảng dưới đây

Chương trình Khối kiến thức

Song ngành

Song bằng

Trang 9

Thực tập kỹ thuật Thực tập tốt nghiệp CN, KS CN, KS

Thực tập kỹ thuật Thực tập tốt nghiệp - -

Đồ án/khóa luận TN - CN, KS

Trang 10

CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN KỸ THUẬT VẬT LIỆU

Ngành đào tạo: Kỹ thuật Vật liệu

Bằng tốt nghiệp: Cử nhân Kỹ thuật

1 Mục tiêu chương trình

Mục tiêu của Chương trình Cử nhân Kỹ thuật Vật liệu là trang bị cho người tốt nghiệp:

(1) Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành Kỹ thuật Vật liệu

(2) Kiến thức cơ sở về các thiết bị thực nghiệm, thiết kế kỹ thuật, đo lường, thu thập và phân tích, giải thích

dữ liệu

(3) Ý thức tự giác tham gia một cách tích cực, sáng tạo vào các lĩnh vực công nghệ mới

(4) Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

(5) Kỹ năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế hóa để thành công trong nghề nghiệp

2 Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi

Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Kỹ thuật Vật liệu của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:

1 Khả năng phát hiện, xác lập và giải quyết những vấn đề kỹ thuật Cụ thể:

1.1 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, hóa học để mô tả, tính toán và mô phỏng các hệ thống, quá trình, sản phẩm kỹ thuật trong lĩnh vực vật liệu

1.2 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật về điện, điện tử, cơ khí, máy tính để nghiên cứu và phân tích các hệ thống, quá trình, sản phẩm kỹ thuật trong lĩnh vực vật liệu

1.3 Khả năng áp dụng kiến thức hiện đại về vật lý, hóa học, luyện kim, vật liệu cấu trúc nano, mô hình hóa

và mô phỏng, các phương pháp phân tích và đo lường; kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế, chế tạo, vận hành và đánh giá các giải pháp hệ thống, quá trình và sản phẩm kỹ thuật

2 Có khả năng làm việc một cách chuyên nghiệp trong các tập đoàn, hãng công nghiệp ứng dụng vật liệu như các công ty thép, cơ khí chế tạo, điện tử, vật liệu xây dựng, công nghệ nano,

3 Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:

3.1 Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật

3.2 Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức

3.3 Tư duy hệ thống và tư duy phê bình

3.4 Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc

3.5 Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp

3.6 Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời

4 Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:

4.1 Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành)

4.2 Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại

4.3 Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450

5 Có hiểu biết rộng để nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội

và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:

5.1 Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trang 11

5.2 Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3 Nội dung chương trình

3.1 Cấu trúc chương trình đào tạo

1.1 Toán và khoa học cơ bản 32 26 chung khối ngành kỹ thuật-6 bổ

sung

Bộ Giáo dục và Đào tạo

1.5 Giáo dục quốc phòng-an ninh (165 tiết)

phê duyệt 2.4 Thực tập kỹ thuật 2 Đăng ký thực hiện 4 tuần trong thời

gian hè từ trình độ năm thứ 3 2.5 Đồ án tốt nghiệp cử nhân 6 Thực hiện khi chỉ còn thiếu không quá

10 TC tự chọn Tổng khối lượng chương trình 133

3.2 Danh mục học phần chi tiết của chương trình đào tạo

LƯỢNG

KỲ HỌC THEO KH CHUẨN

1 2 3 4 5 6 7 8

1 CH1010 Hóa đại cương 3(2-1-1-6) 3

2 ME2015 Hình họa và vẽ kỹ thuật 3(3-1-0-6) 3

3 EE2016 Kỹ thuật điện, điện tử 3(3-1-0-6) 3

4 MSE2011 Nhập môn Kỹ thuật vật liệu 3(2-2-0-6) 3

5 MSE2031 Cấu trúc vật liệu 3(2-2-0-6) 3

6 MSE2021 Nhiệt động học 3(2-2-0-6) 3

7 MSE2022 Hóa học chất rắn 3(3-0-0-6) 3

8 MSE2041 Công nghệ vật liệu kim loại 3(3-0-0-6) 3

9 MSE2051 Cơ học vật liệu 3(2-2-0-4) 3

10 MSE3012 Truyền nhiệt và chuyển khối 3(2-2-0-4) 3

11 PH3380 Tính chất quang, điện, từ của vật liệu 3(3-0-0-6) 3

12 MSE3401 Hành vi cơ nhiệt vật liệu 3(2-2-0-6) 3

13 MSE3022 Chuyển pha trong vật liệu 3(3-0-0-6) 3

14 MSE3014 Đồ án 1 2(2-1-0-4) 2

Trang 12

CÁC MÔN HỌC TỰ CHỌN THEO ĐỊNH HƯỚNG

21 MSE3111 Cơ sở mô hình hóa và mô phỏng số 3(2-2-0-6) 3

27 PH4037 Thí nghiệm CN vật liệu điện tử 2(0-0-4-4) 2

28 PH4237 Vật liệu điện tử và quá trình chế tạo 3(3-0-0-6) 3

29 PH3190 Vật lý và linh kiện bán dẫn 3(3-0-0-6) 3

30 PH4070 Công nghệ vi điện tử 3(3-0-0-6) 3

31 PH3297 Vật liệu và công nghệ nano 3(2-2-0-6) 3

32 PH4317 Mô phỏng mức nguyên tử 3(2-1-1-6) 3

33 PH4327 Cơ học nano cho VL và VL sinh học 3(2-2-0-6) 3

34 CH4083 Thí nghiệm CN vật liệu Polyme 2(0-0-2-4) 2

35 CH4091 Hóa học chất tạo màng 3(2-1-0-4) 3

36 CH4095 Kỹ thuật xử lý bề mặt vật liệu 3(3-0-0-6) 3

37 CH4097 KT gia công vật liệu chất dẻo, cao su 3(3-0-0-6) 3

38 CH4099 KT gia công VL Polyme & Composit 3(3-0-0-6) 3

39 CH4101 Thiết bị gia công nhựa và cao su 3(3-0-0-6) 3

40 CH4013 VL gia cường trong Polyme-Composit 3(3-0-0-6) 3

41 CH4207 Thí nghiệm CN vật liệu Ceramic 2(0-0-2-4) 2

42 CH4211 Hóa lý Silicat 3(3-1-0-6) 3

43 CH4214 Lò Silicat 3(3-1-0-6) 3

44 CH4213 Thiết bị Silicat 1 3(3-1-0-6) 3

45 CH4215 Thiết bị Silicat 2 3(3-1-0-6) 3

46 CH4217 Kỹ thuật vật liệu Silicat 1 3(3-1-0-6) 3

47 CH4219 Kỹ thuật vật liệu Silicat 2 3(3-1-0-6) 3

Trang 13

CỘNG 89 TC 0 0 12 15 16 18 17 11

Trang 15

Bắt buộc chung khối ngành Bắt buộc riêng của ngành

HP tiên quyết HP học trước HP song hành

Trang 16

4 Mô tả tóm tắt nội dung học phần

MSE2011 Nhập môn Kỹ thuật vật liệu - Introduction

to Engineering Materials

3(2-2-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Nhằm giúp sinh viên có cáii nhìn tổng quan

về ngành khoa học và kỹ thuật vật liệu

Nội dung: Tổng quan Khoa học và kỹ thuật vật liệu;

Cơ sở hiểu biết về quan hệ cấu trúc/tính chất/quá

trình công nghệ; Ứng dụng các khoa học khác toán,

lý, vi tính trong việc giải quyết các vấn đề khoa học

vật liệu đơn giản; Các loại vật liệu khác nhau/phân

loại và tiêu chuẩn, kỹ thuật luyện kim; Minh họa vai

trò vật liệu trong xã hội hiện tại; Các công nghệ vật

liệu tiên tiến/các từ chuyên ngành; Tổng quan tài liệu

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên ngành kỹ thuật, công

nghệ vật liệu những kiến thức cơ bản về vật liệu bao

gồm: cấu trúc, tính chất của các nhóm vật liệu, quan

hệ giữa cấu trúc và tính chất; sự hình thành và biến

đổi tổ chức phụ thuộc vào các điều kiện thành phần

hóa học, ứng suất hoặc của nhiệt độ Những kiến

thức này giúp sinh viên tiếp tục học những môn cơ sở

ngành và chuyên nghành vật liệu

Nội dung: Môn học nghiên cứu cấu tạo, liên kết

nguyên tử, cấu tạo mạng tinh thể của vật liệu, khuyết

tật trong cấu trúc mạng; giản đồ pha, cấu tạo pha hợp

kim, cấu tạo vật liệu ceramic, hữu cơ; nhận biết và

xác định cấu trúc và tổ chức pha bằng phương pháp

hiển vi quang học và nhiễu xạ rơn ghen Quan hệ

giữa cấu trúc với một số tính chất đặc trưng của vật

liệu

MSE2021 Nhiệt động học - Thermodynamics

3(2-2-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Qua môn học sinh viên nắm vững cơ sở lý

thuyết và ứng dụng nhiệt động học vào giải quyết

những vấn đề thực tiễn của công nghiệp hóa học,

công nghiệp luyện kim

Nội dung: Trình bày 3 vấn đề cơ bản của nhiệt động học: nhiệt động học kinh điển, nhiệt động học thống

kê và nhiệt động học bất thuận nghịch Phần nhiệt động học kinh điển, giới thiệu cho sinh viên các định luật, nguyên lý cơ bản và các khái niệm của nhiệt động học và ứng dụng các nguyên lý này vào giải quyết các vấn đề về cân bằng pha trong hệ thống, từ

hệ thống một cấu tử đến hệ hỗn hợp, phản ứng oxihóa và hệ thống điện hóa Nhiệt động học thống

kê được giới thiệu qua và nhiệt động học bất thuận nghịch được trình bày như các chuyên đề

MSE2022 Hóa học chất rắn – Solid chemistry

3(3-0-0-6) Học phần học trước: Hóa học đại cương

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hóa học chất rắn oxit kim loại và tổng hợp

Nội dung: Tính chất axit badơ của các ion trong dung dịch nước (2) Kết tủa từ dung dịch và động học hình thành chất rắn (3) Các poly cation, poly anion và pha rắn (4) Sự tạo phức, điều khiển sự phân bố cỡ hạt và hình dạng các hạt oxit, tổng hợp một số oxit phức hợp – các spinel, perovskit, ferit, cuprat siêu dẫn (5) Hóa học bề mặt các oxit: bề mặt dung dịch – oxit (6) Độ bền hệ phân tán keo (7) Phản ứng bề mặt và sự hấp phụ

MSE2041 Công nghệ vật liệu kim loại - Processing

of Metallic Materials

3(3-0-0-6) Học phần học trước:

Mục tiêu: Sinh viên nắm được nguyên lý của các quá trình công nghệ; Có khả năng đề xuất, thiết kế các lưu trình công nghệ chế tạo ra vật liệu và các sản phẩm chế biến từ các vật liệu đó Có kỹ năng thực hành một số dạng công nghệ phổ biến ở mức độ đơn giản (Nấu nhôm, đúc, cán; hàn; tiện; nhiệt luyện; làm gốm, compôzit, tiện)

Nội dung: Công nghệ xử lý làm giầu quặng; Các quá trình luyện kim; Lưu trình công nghệ sản xuất gang, thép, nhôm và đồng Khái quát về quá trình điền đầy

và đông đặc kim loại lỏng trong khuôn; Lưu trình đúc thỏi, đúc hình trong các loại khuôn một lần và khuôn vĩnh cửu ; Nguyên lý biến dạng dẻo và các lưu trình công nghệ gia công biến dạng; Các công nghệ chế tạo sản phẩm bằng hàn nối Đại cương về Phương pháp luyện kim bột; Về ăn mòn và bảo vệ kim loại;

Về vật liệu compozit và công nghệ chế tạo compôzit;

Về công nghệ xử lý nhiệt và bề mặt sản phẩm kim loại ; Về gia công kim loại bằng cắt gọt

Trang 17

MSE2051 Cơ học vật liệu - Mechanics of materials

3(2-2-0-4)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Sau khi học xong học phần, sinh viên có

kiến thức cơ sở về phân tích, tính toán hệ thống cơ

khí và nghiệm bền các chi tiết ở mức độ trung bình

Sinh viên cũng có thể hiểu những khái niệm cơ bản

về cơ học và nhiệt động học của môi trường liên tục

và là cơ sở để bước đầu tiếp cận nhận dạng và xây

dựng mô hình thuộc tính cơ học của vật liệu nói

chung

Nội dung: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về

tĩnh học như phân tích, tổng hợp lực, phân tích các cơ

cấu chịu tải trọng và xây dựng biểu đồ chịu lực, tính

toán cân bằng hệ thống cơ khí Các phương pháp

phân tích và tính toán ứng suất trong chi tiết dưới tác

động của các loại tải trong khác nhau như: tải trọng

dọc trục, xoắn, uốn, tải trọng phức hợp Một số khái

niệm của cơ học, nhiệt động học của môi trường liên

tục Các nguyên lý, phương trình cơ bản của cơ học

môi trường liên tục và cơ học chất lỏng

MSE3012 Chuyển khối, truyền nhiệt - Transport

Phenomena

3(2-2-0-4)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Nhằm xây dựng cho sinh viên cách nhìn

tổng quát nhất về các quá trình vật liệu dựa trên các

mô hình toán lý, trên quan điểm sự dịch chuyển các

phần tử vật chất, nhất là ở một khoảng cách lớn hơn

kích thước hạt

Nội dung: Các định luật và phương trình mô tả các

quá trình cơ bản trong vật liệu : khuếch tán, dẫn

nhiệt, bức xạ nhiệt, động học dòng, truyền nhiệt và

chuyển chất Tích hợp chúng để mô tả các quá trình

vật liệu trong thực tế

PH3380 Tính chất quang, điện, từ của vật liệu -

Electronic, optical and megneic properties of

materials

3(3-0-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức

về tính chất quang điện từ của vật rắn, bao gồm các

kiến thức từ phương trình Schroedinger đến vai trò

của cơ học lượng tử, liên kết hóa học để xác định các

tính chất của vật liệu

Nội dung: Sinh viên được trang bị các khái niệm và

phương pháp tính toán về trạng thái và năng lượng

của điện tử trong vật rắn; phân tích vai trò của điện tử trong việc quyết định các tính chất quang, điện, từ của vật liệu; các định luật cơ bản về hiện các tượng dẫn điện, phân cực điện, phân cực từ, sự lan truyền ánh sáng trong môi trường phân cực; và các ứng dụng của vật liệu

MSE3401 Ứng xử cơ nhiệt của vật liệu - Thermal and Mechanical behavior of materials

3(2-2-0-6) Học phần học trước: Cơ học vật liệu

Mục tiêu: Sinh viên được trang bị các kiến thức cơ sở

về ứng xử nhiệt (ứng suất nhiệt), ứng xử cơ học (ứng suất – biến dạng, mỏi, phá hủy ) của vật liệu Hiểu được các mối tương quan giữa quá trình, cấu trúc và tính chất của vật liệu Sinh viên có thể tính toán hành

vi cơ nhiệt cho các bài toán thực tế khác nhau Có khả năng áp dụng các mô hình lý thuyết và kinh nghiệm cho các vấn đề kỹ thuật mới

Nội dung: Cung cấp kiến thức cơ sở về tính chất đàn hồi, đàn-dẻo và biến dạng dẻo của vật liệu; đặc điểm ứng xử cơ bản của vật liệu kim loại, ceramic, polymer

và compozit; lý thuyết cơ bản về tĩnh và động học của lệch và cơ chế biến dạng; cơ chế hoá bền; dão, phá hủy, tính dẻo dai và cơ sở về ứng xử nhiệt (tiêu hao nhiệt, giãn nở nhiệt, dẫn nhiệt và các tác động của ứng suất nhiệt) Môn học còn đề cập các tác động đến tính chất và cho những hiểu biết chung về tính chất cơ học của vật liệu Nó kết nối các cơ chế vi mô

cơ sở đến ứng xử vật liệu vĩ mô với mục đích điều khiển hoặc làm chủ ứng xử của vật liệu

MSE3022 Chuyển pha - Phase transformation

3(3-0-0-6) Học phần học trước: Cấu trúc vật liệu

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về các quá trình động học trong kim loại và hợp kim (khuếch tán, tạo mầm và phát triển mầm, quá trình phát triển tinh thể, quá trình tiết pha v.v ); đồng thời phát triển khả năng suy luận trong nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn đối với các chuyển pha thường gặp trong vật liệu

Nội dung: Một số vấn đề về nhiệt động học quá trình chuyển pha Khuếch tán: hiện tượng khuếch tán, các định luật Fick, lý thuyết quá trình khuếch tán ở mức nguyên tử Tạo mầm đồng thể, dị thể và phát triển mầm Bề mặt và mặt phân cách: năng lượng bề mặt, biên giới hạt, biên giới pha, liền mạng Quá trình chuyển pha: cơ sở lý thuyết quá trình kết tinh và đông đăc; chuyển pha khuếch tán; chuyển pha martensit (phi khuếch tán) Quá trình chuyển pha trong vật liệu

Trang 18

phi kim Ứng dụng trong một số chuyển pha thường

gặp trong vật liệu

MSE3014 Đồ án 1 – Project 1

2(1-2-0-4)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về

đặc điểm của các loại vật liệu, các yếu tố ảnh hưởng

đến tính chất, các biện pháp cải thiện tính chất, biết

lựa chọn và thiết kế vật liệu đáp ứng với từng yêu cầu

sử dụng cụ thể đồng thời có chỉ tiêu hiệu năng cao

nhất

Nội dung: Các phương pháp phân loại vật liệu, các

nhóm vật liệu, đặc điểm của từng loại vật liệu, các

yếu tố ảnh hưởng đến tính chất, các công nghệ nhằm

cải thiện tính chất của vật liệu Lựa chọn vật liệu:

nguyên tắc lựa chọn vật liệu, chỉ tiêu hiệu năng, cách

xác định chỉ tiêu hiệu năng trong các trường hợp điển

hình Thiết kế vật liệu: thiết kế nhằm hoàn thiện các

tính chất và nâng cao chỉ tiêu hiệu năng khi sử dụng

vật liệu Thiết kế mới vật liệu theo các yêu cầu cho

trước Các bài tập vận dụng

MSE3015 Thí nghiệm 1 – Lab 1

2(0-0-2-4)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Sinh viên được củng cố các kiến thức đã

được học trên lớp và thực hành trên các thiết bị thí

nghiệm cơ bản về phân tích các tính chất cơ - nhiệt

của vật liệu Sau khi học xong học phần này sinh

viên có khả năng:

 Vận hành các thiết bị thí nghiệm: máy thử cơ tính

MTS, thiết bị phân tích nhiệt vi sai

 Phân tích các số liệu DTA và DSC Xác định các

đồ thị quan hệ Ứng suất biến dạng, Sự thay đổi

nhiệt và thời gian,

 Xác định được cơ tính: Modun đàn hồi, ứng suất

chảy dẻo, điểm chảy, điểm kết tinh lại,

Nội dung: Các phương pháp phân tích nhiệt TGA và

DSC Các phương pháp xác định các tính chất cơ học

của vật liệu: thử kéo, thử độ cứng, thử xoán, thử uốn,

đo độ mài mòn Học phần cũng sẽ cung cấp cho sinh

viên các kỹ năng sử dụng thiết bị cơ bản liên quan

CH3700 Vật liệu Ceramic – Ceramic materials

3(3-0-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Giúp sinh viên có được khái niệm chung về vật liệu Ceramic Sinh viên sẽ nắm được tính chất và định hướng ứng dụng của vật liệu Ceramic

Nội dung: Phân tích đặc điểm về bản chất thành phần hóa học, cấu trúc và tính chất của họ vật liệu ceramic Hệ thống hóa các loại vật liệu Ceramic: gốm

và vật liệu chịu lửa, thủy tinh và gốm thủy tinh, xi măng và bê tông

CH3500 Vật liệu Polyme – Polyme Materials

3(3-0-0-6) Học phần học trước:

Mục tiêu: Giúp sinh viên có được khái niệm chung về vật liệu polyme Sinh viên sẽ nắm được tính chất và định hướng ứng dụng của vật liệu polyme

Nội dung: Khái niệm chung về polyme Phân loại, tính chất và ứng dụng của vật liệu polyme Trạng thái vật lý của polyme vô định hình Tính chất cơ học, tính chất nhiệt của polyme Hiện tượng hồi phục của polyme

MSE3018 Đồ án 2 – Project 2

2(1-2-0-4) Học phần học trước:

Mục tiêu: Nhằm giúp sinh viên tiếp tục phát triển những ý tưởng từ việc thiết kế, tính toán và lựa chọn vật liệu

Nội dung: Thiết kế chế tạo vật liệu theo định hướng chuyên ngành

MSE3019 Thí nghiệm 2 – Lab 2

2(0-0-2-4) Học phần học trước: Thí nghiệm 1 Mục tiêu:

 Sinh viên được củng cố các kiến thức đã được học trên lớp và thực hành trên các thiết bị thí nghiệm

cơ bản về quan sát, phân tích cấu trúc và thành phần pha

 Sau khi học xong học phần này sinh viên có khả năng:

 Vận hành các thiết bị thí nghiệm: Kính hiển vi điện

tử SEM, TEM, và thiết bị nhiễu xạ rơnghen (XRD)

 Phân tích các ảnh tổ chức tế vi của vật liệu

 Phân tích các pha trong vật liệu từ các kết quả EDS, EDX, TEM, SEM và XRD

Nội dung: Các phương pháp tạo mẫu cho SEM, TEM Quan sát và phân tích bề mặt mẫu ở nhiệt độ thường trên các thiết bị hiển vi quang học, hiển vi điện tử

Trang 19

Quan sát và phân tích quá trình biến đổi của pha trên

kính hiển vi điện tử ở nhiệt độ cao Các phương pháp

phân tích và xác định: cỡ hạt tinh thể, thành phần pha

trên thiết bị nhiễu xạ rơnghen

MSE4016 Thí nghiệm chuyên ngành vật liệu kim

loại

2(0-0-2-4)

Học phần học trước: Thí nghiệm 1, 2

Mục tiêu: Sinh viên tiếp tục được làm quen và thực

hiện các thí nghiệm gắn liền với các định hướng

chuyên ngành

Nội dung: Các thí nghiệm về tổng hợp và chế tạo vật

liệu theo định hướng chuyên ngành

MSE3111 Cơ sở mô hình hóa và mô phỏng -

Fundamentals of modeling and simulation

3(2-2-0-6)

Học phần học trước: Ứng xử cơ nhiệt của vật liệu

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên phương pháp bổ trợ

cho cách tiếp cận lý thuyết và thực nghiệm truyền

thống dựa trên nền tảng của việc ứng dụng các

phương pháp số để giải các phương trình vật lý, hoá

học, cơ học phức tạp mô tả các tính chất, thuộc tính

của vật liệu Khả năng sử dụng các phần mềm để mô

phỏng số các quá trình tạo hình vật liệu

Nội dung: Được chia thành 3 phần chính: (i) Các

phương pháp môi trường liên tục (CM), (ii) Các

phương pháp phân tử và lượng tử (PM, QM) và (iii)

Phần mềm mô phỏng số và các ứng dụng

MSE3112 Quá trình đông đặc - Solidification

processing

3(3-0-0-6)

Học phần học trước: Chuyển pha

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ

bản về quá trình đông đặc và việc vận dụng các kiến

thức đó để điều khiển quá trình kết tinh và đông đặc

nhằm tạo được tổ chức mong muốn, qua đó cải thiện

các đặc tính và tính chất sử dụng của kim loại và hợp

kim Các quá trình đông đặc tiên tiến cũng được giới

thiệu nhằm làm cho sinh viên nhanh chóng tiếp cận

tiến bộ khoa học kỹ thuật

Nội dung: Các nguyên tắc kiểm soát cấu trúc, đặc

tính và hình thái trong các quá trình có liên quan đến

chuyển pha lỏng-rắn Úng suất, vận tải khối, phân bố

lại chất tan; liên quan giữa các thông số khác nhau

của quá trình với cấu trúc và đặc tính của hợp kim

Quá trình nguội nhanh và cấu trúc siêu mịn, cấu trúc

vô định hình Quá trình nguội chậm và việc chế tạo đơn tinh thể Tinh luyện Công nghệ bán lỏng

MSE4112 Kỹ thuật tạo hình vật liệu - Materials Forming Processes

3(2-2-0-6) Học phần học trước: Ứng xử cơ nhiệt của vật liệu

Mục tiêu: Nhằm giúp sinh viên hiểu được nguyên lý chung của quá trình biến dạng, có khả năng xây dựng qui trình thiết kế và tối ưu công nghệ tạo hình vật liệu

Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên

có khả năng:

 Vận dụng các nguyên lý chung để xác định các điều kiện biến dạng kim loại

 Xây dựng qui trình thiết kế tính toán và tối ưu các thông số công nghệ tạo hình vật liệu kim loại

 Thiết kế, tính toán được một số phương pháp tạo hình cụ thể: Cán, ép chảy, các phương pháp dập

Nội dung: Môn học căn cứ vào những nguyên lý cơ bản chung của quá trình biến dạng, xây dựng các qui trình thiết kế và tối ưu công nghệ tạo hình vật liệu; xem xét điều kiện biến dạng, đặc tính biến dạng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm Xác định trở lực biến dạng của kim loại đối với các quá trình tạo hình vật liệu nhằm mục đích xác định lực và công biến dạng Giới thiệu các phương pháp tạo hình vật liệu,

cụ thể tạo hình bằng phương pháp cán, ép chảy, các phương pháp dập nguội, rèn nóng và một số phương pháp tạo hình đặc biệt khác

MSE4113 Kỹ thuật luyện gang và thép - Iron and Steelmaking Engineering

3(3-0-0-6) Học phần học trước: Nhiệt động học, Quá trình đông đặc

Mục tiêu: Sau khi kết thúc môn học, sinh viên nắm được toàn bộ dây chuyền sản xuất gang thép từ quặng sắt và giải thích được nguyên lý hoạt động của từng giai đoạn cụ thể Ngoài ra, sinh viên có thể vận dụng được kiến thức môn học khi làm việc trong các

cơ sở sản xuất và nghiên cứu liên quan đến gang và thép

Nội dung: Giới thiệu tổng quan về toàn bộ dây chuyền công nghệ sản xuất gang thép từ quặng sắt Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các quá trình xảy ra trong luyện gang lò cao, luyện thép lò thổi ôxy và lò

Trang 20

điện hồ quang, xử lý trước gang lỏng và tinh luyện

thép ngoài lò, công nghệ đúc thép thỏi sẽ được trình

bày và so sánh với thực tế phát triển hiện nay Ngoài

ra, tình hình sản xuất gang thép ở Việt Nam cũng sẽ

được phân tích và đánh giá cho sinh viên

MSE4114 Luyện kim màu và Composite -

Nonferrous metal and composite technology

3(3-0-0-6)

Học phần học trước: Nhiệt động học, Quá trình đông

đặc

Mục tiêu: Nắm vững các phương pháp công nghệ và

nguyên lý của thiết bị luyện các kim loại màu cơ bản:

đồng, nhôm và kẽm Qua đó sinh viên có thể tiếp tục

nghiên cứu công nghệ luyện các kim loại khác Nắm

được công nghệ chế tạo và ứng dụng của vật liệu

compozit nền: kim loại và ceramic

Nội dung: Các công nghệ chủ yếu của quá trình

luyện các kim loại màu như: đồng, nhôm và kẽm

Công nghệ chế tạo các loại compozit nền: kim loại và

ceramic

MSE4115 Công nghệ xử lý nhiệt và bề mặt - Heat

and Surface Treatment Technology

3(2-1-1-6)

Học phần học trước: Cấu trúc vật liệu, chuyển pha

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên hệ cử nhân kiến

thức cơ bản về các chuyển biến xảy ra khi nung nóng

và làm nguội hợp kim Fe-C, tiết pha phân tán trong

hợp kim màu; Các quá trình cơ bản của hóa nhiệt

luyện và các phương pháp xử lý bề mặt nói chung;

Giới thiệu các công nghệ nhiệt luyện, hóa nhiệt luyện

và một số công nghệ bề mặt cơ bản để xử lý các vật

liệu kim loại kỹ thuật đạt được cơ tính mong muốn

Đây là cơ sở giúp cho sinh viên có thể dự đoán và lựa

chọn hợp lý công nghệ nhiệt luyện và xử lý bề mặt

cần thiết cho các chi tiết

Nội dung: Môn học trình bày các chuyển biến xảy ra

khi nung nóng, giữ nhiệt và làm nguội hợp kim Fe-C

trong điều kiện đẳng nhiệt và liên tục, giản đồ TTT,

giản đồ CCT của thép cacbon và một số thép hợp

kim; Công nghệ nhiệt luyện sơ bộ, nhiệt luyện kết

thúc cho thép, hóa già hợp kim màu; Các công nghệ

hoá nhiệt luyện, khái quát các công nghệ tiên tiến

(CVD, Plasma, PVD, Laser, cấy ion), đặc điểm và

phạm vi áp dụng của từng loại công nghệ

PH4037 Thí nghiệm chuyên ngành vật liệu điện tử

2(0-0-4-4)

Học phần học trước: Thí nghiệm 1, 2

Mục tiêu: Sinh viên tiếp tục được làm quen và thực hiện các thí nghiệm gắn liền với các định hướng chuyên ngành

PH4237 Vật liệu điện tử và quá trình chế tạo – Electronic materials and processing

3(3-0-0-6) Học phần học trước:

Mục tiêu: Học phần giới thiệu cho sinh viên về khoa học và kỹ thuật vật liệu, các quá trình xử lý vật liệu và ứng dụng

Nội dung: Vật liệu bán dẫn, dẫn điện và cách điện dùng trong mạch tích hợp; các quá trình chế tạo điển hình như: xử lý đánh bóng bề mặt, phủ kim loại, tạo màng mỏng bằng phún xạ, quang khắc, ăn mòn

PH3190 Linh kiện điện tử bán dẫn - Semiconductor solid state devices

3(3-0-0-6) Học phần học trước:

Mục tiêu: Học phần cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về bán dẫn, liên kết hóa học, vùng năng lượng…, bán dẫn ở điều kiện cân bằng và không cân bằng; chuyển tiếp p-n và ứng dụng, transistor hiệu ứng trường, lưỡng cực

Nội dung: Các ứng dụng của vật liệu trên cơ sở tính chất điện, từ; các linh kiện bán dẫn điển hình như: tiếp xúc ohmic và không ohmic, tế bào quang điện, các linh kiện trên cơ sở chuyển tiếp pn, chuyển đổi năng lượng điện từ; các linh kiện trên cơ sở sắt từ và mạch tích hợp

PH4070 Công nghệ vi điện tử 3(2-1-1-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Học phần cung cấp cho sinh viên hiểu biết

cơ bản về thiết kế và công nghệ chế tạo linh kiện vi điện tử

Nội dung: Sinh viên được trang bị các kiến thức về lý thuyết, thiết kế và chế tạo các linh kiện sử dụng trong mạch tích hợp; các tính chất điện tử của bán dẫn, các

kỹ thuật chế tạo linh kiện vi điện tử (epitaxy, ôxi hóa, quang khắc, khuyếch tán, cấy ion, phủ kim loại, xác định đặc tuyến) như điốt, transitor lưỡng cực, transistor hiệu ứng trường

PH3297 Vật liệu và công nghệ nano - Nanophysics and nanotechnology

3(2-1-1-6)

Trang 21

Học phần học trước:

Mục tiêu: Cung cấp các kiến thức cơ bản về tính

chất, các phương pháp chế tạo và khả năng ứng

dụng vật liệu có kích thước nano

Nội dung: Các tính chất hóa, lý của vật liệu có cấu

trúc nano và sự khác biệt so với vật liệu khối; cấu trúc

và đặc tính của một số vật liệu cấu trúc nano; tổng

hợp và chế tạo vật liệu bằng cách tiếp cận từ trên

xuống và từ dưới lên; ứng dụng của vật liệu cấu trúc

Mục tiêu: Học phần tập trung vào giới thiệu cho sinh

viên mối liên hệ giữa kết quả mô phỏng và tính chất

của vật liệu

Nội dung: Mô phỏng và tính toán số các hệ 2, 3

nguyên bằng phương pháp động học phân tử (cổ điển

và nguyên lý ban đầu), mô phỏng Monte-carlo (động

lực học và lượng tử), mô phỏng cấu trúc và tính chất

vật lý thông qua một một số mô hình được xác lập

PH4327 Cơ học nano cho vật liệu và vật liệu sinh

học - Nano mechanical for materials and biomaterials

3(3-0-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức

cơ bản về cơ học nano của vật liệu và vật liệu sinh

học có kích thước nano

Nội dung: Sinh viên được trang bị các kiến thức về vai

trò các lực và mối quan hệ ở mức nguyên tử; các kỹ

thuật thực nghiệm về phổ lực phân giải cao; các vấn

đề liên kết nguyên tử, xác định mức nano; mô tả chi

tiết về sự bẻ gãy liên kết, đưa ra hình ảnh về lực hóa

học, sự đàn hồi của chuỗi đơn phân tử, tương tác giữa

các phân tử trong polyme, độ cứng, góc quay của

liên kết phân tử sinh học

CH4083 Thí nghiệm chuyên ngành vật liệu

Polyme

2(0-0-2-4)

Học phần học trước: Thí nghiệm 1, 2

Mục tiêu: Sinh viên tiếp tục được làm quen và thực

hiện các thí nghiệm gắn liền với các định hướng

chuyên ngành

CH4091 Hóa học chất tạo màng - Chemistry of the binders

3(2-1-0-4) Học phần học trước:

Mục tiêu: Sau khi học xong, sinh viên sẽ nắm được bản chất của các chất tạo màng sử dụng để chế tạo sơn, hiểu rõ về bản chất hóa học của việc tạo màng phủ và có thể tính toán được thành phần , quá trình đóng rắn màng phủ

Nội dung: Khái niệm chung về hệ chất tạo màng Phân loại polyme và phản ứng tổng hợp Quá trình hình thành màng phủ từ hệ chất tạo màng Polyeste Phenolic Silicon Epoxy Polyuretan Hợp chất thiên nhiên

CH4095 Kỹ thuật xử lý bề mặt vật liệu - Technique

of surface preparation of materials 3(3-0-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Sinh viên sẽ nắm được các phương pháp xử

lý bề mặt các vật liệu thông dụng trong cuộc sống hàng ngày như: sắt thép, vchaats dẻo, gỗ…trước khi các vật liệu này được sơn phủ

Nội dung: Giới thiệu Xử lý bề mặt thép Các phương pháp cơ học Làm sạch bằng phun mài Làm sạch bằng lửa Xử lý bằng axit Làm sạch bằng kiềm Xử lý

bề mặt nhôm Xử lý bề mặt thép galvanic Xử lý bề mặt các vật liệu khác

CH4097 Kỹ thuật gia công vật liệu chất dẻo, cao

su - Plastic and rubber processing technique 3(3-0-0-6)

Học phần học trước: Vật liệu Polyme Mục tiêu: Giúp sinh viên nắm được các kỹ thuật gia công các loại nhựa nhiệt dẻo và cao su phổ biến hiện nay

Nội dung: Giới thiệu chung về các phương pháp gia công nhựa nhiệt dẻo Phương pháp ép phun, ép đùn, thổi màng, kéo sợi,… Các phương pháp gia công cao

su Các yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chất dẻo và cao su

CH4099 Kỹ thuật gia công vật liệu Polyme – Composite – Polyme - Composite processing

3(2-2-0-4) Học phần học trước: Vật liệu Polyme

Mục tiêu: Sinh viên sẽ nắm được các khái niệm về vật liệu polyme compozit và các phương pháp gia công vật liệu polyme compozit

Trang 22

Nội dung: Giới thiệu chung về vật liệu compozit Các

phương pháp chế tạo vật liệu polyme compozit: lăn

ép bằng tay, ép nóng trong khuôn, hút nhựa vào

khuôn, Các yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến chất

lượng sản phẩm compozit

CH4101 Thiết bị gia công nhựa và cao su -

Equipment for plastic and rubber processing

3(3-0-0-6)

Học phần học trước: Vật liệu Polyme

Mục tiêu: Sinh viên sẽ năm được nguyên lý hoạt động

và cấu tạo của các thiết bị được sử dụng trong gia

công nhựa và cao su

Nội dung: Giới thiệu chung Các thiết bị cán hai trục,

ba trục Các thiết bị trộn kín Các thiết bị lưu hóa Các

hệ thống ép phun, ép đùn Các thiết bị kiểm tra và

kiểm soát chất lượng sản phẩm Giới thiệu chung

Các loại máy ép phun, ép đùn Các hệ thống thổi

chai, thổi màng Các hệ thống kéo sợi Các hệ thống

tạo hình nhiệt Các hệ thống cán,…

CH4013 Vật liệu gia cường trong Polyme –

Composite - Reinforcement in polymer composite

3(3-0-0-6)

Học phần học trước: Vật liệu Polyme

Mục tiêu: Giúp sinh viên hiểu được các lý thuyết về

gia cường và các chất gia cường thông dụng hiện nay

ở Việt Nam và trên thế giới dùng cho vật liệu polyme

compozit

Nội dung: Giới thiệu về vật liệu gia cường Các lý

thuyết cơ bản về gia cường Các chất gia cường dạng

bột, dạng sợi Giới thiệu về một số chất gia cường

Mục tiêu: Sinh viên tiếp tục được làm quen và thực

hiện các thí nghiệm gắn liền với các định hướng

chuyên ngành

CH4211 Hóa lý Silicat

3(3-1-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Hệ thống hoá kiến thức về cấu trúc và tính

chất của các hệ vật chất vô cơ-silicat tồn tại ở các

trạng thái tập hợp khác nhau (tinh thể, thuỷ tinh, lỏng

nóng chảy và phân tán keo); về cân bằng pha và quá

trình chuyển pha dưới tác động của nhiệt độ và áp

suất ; về các quá trình hoá lý chủ yếu là cơ sở của

các quá trình công nghệ trong công nghiệp sản xuất vật liệu silicat

Nội dung: Cơ sở chung về trạng thái tập hợp của silicat, cấu trúc, cân bằng pha, chuyển pha và các quá trình chuyển đổi hóa lý của các hệ silicat kỹ thuật

CH4214 Lò Silicat - Heating Equipments in Silicate Industry

3(3-1-0-6) Học phần học trước:

Mục tiêu: Nắm vững Những định luật cơ bản về khí, các tính năng cơ bản của nhiên liệu, các định luật cơ bản về truyền nhiệt, trao đổi nhiệt trong lò silicat Nắm được nguyên tắc làm việc, cấu tạo của các lò nung gốm sứ, vật liệu chịu lửa; lò nấu thuỷ tinh; lò nung clanhke ximăng hiện đại

Nội dung: Nhiên liệu và quá trình cháy Nhiệt và các quá trình nhiệt Nguyên lý cấu tạo, hoạt động của các

lò công nghiệp sản xuất vật liệu silicat

CH4213 Thiết bị Silicat 1 - Processing Equipments in Silicate Industry 1

3(3-1-0-6) Học phần học trước:

Mục tiêu: Nắm vững lý thuyết các quá trình gia công

cơ học trong công nghiệp vật liệu silicát Nguyên lý cấu tạo, đặc trưng kỹ thuật và phạm vi sử dụng của tất cả các thiết bị trong các nhà máy silicát: xi măng, gốm sứ, vật liệu chịu lửa và thuỷ tinh

Nội dung: Cơ sở lý thuyết, nguyên lý cấu tạo và hoạt động của các thiết bị công nghiệp trong các nhà máy sản xuất vật liệu silicat: xi măng, gốm sứ, thủy tinh, vật liệu chịu lửa

CH4215 Thiết bị Silicat 2 - Processing Equipments in Silicate Industry 2

3(3-1-0-6) Học phần học trước:

Mục tiêu: Nắm vững lý thuyết các quá trình gia công

cơ học trong công nghiệp vật liệu silicát Nguyên lý cấu tạo, đặc trưng kỹ thuật và phạm vi sử dụng của tất cả các thiết bị trong các nhà máy silicát: xi măng, gốm sứ, vật liệu chịu lửa và thuỷ tinh

Nội dung: Cơ sở lý thuyết, nguyên lý cấu tạo và hoạt động của các thiết bị công nghiệp trong các nhà máy sản xuất vật liệu silicat: xi măng, gốm sứ, thủy tinh, vật liệu chịu lửa

Trang 23

CH4217 Kỹ thuật vật liệu Silicat 1 - Technology of

Silicate Material

3(3-1-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Nhằm giúp cho sinh viên nắm vững các

khâu trong công nghệ sản xuất xi măng, gốm sứ,

thủy tinh, vật liệu chịu lửa Trên cơ sở đó sinh viên có

những ý tưởng tốt để nâng cao chất lượng sản phẩm

và tìm tòi sản phẩm mới cũng như cải tiến công nghệ

Nội dung: Hóa học và công nghệ sản xuất các vật

liệu silicat: xi măng, gốm sứ, thủy tinh, vật liệu chịu

lửa

CH4219 Kỹ thuật vật liệu Silicat 2 - Technology of Silicate Material 2

3(3-1-0-6) Học phần học trước:

Mục tiêu: Nhằm giúp cho sinh viên nắm vững các khâu trong công nghệ sản xuất xi măng, gốm sứ, thủy tinh, vật liệu chịu lửa Trên cơ sở đó sinh viên có những ý tưởng tốt để nâng cao chất lượng sản phẩm

và tìm tòi sản phẩm mới cũng như cải tiến công nghệ Nội dung: Hóa học và công nghệ sản xuất các vật liệu silicat: xi măng, gốm sứ, thủy tinh, vật liệu chịu lửa

Trang 24

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH KỸ SƯ KỸ THUẬT VẬT LIỆU

Tên chương trình: Chương trình Kỹ sư Kỹ thuật vật liệu

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Kỹ thuật vật liệu

Bằng tốt nghiệp: Kỹ sư

(Ban hành tại Quyết định số /QĐ-ĐHBK-ĐTĐH ngày / / của Hiệu trưởng

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội)

1 Mục tiêu chương trình

Mục tiêu của chương trình Kỹ sư Kỹ thuật vật liệu là trang bị cho người tốt nghiệp:

(1) Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng đồng thời có kiến thức chuyên sâu của một chuyên ngành hẹp của ngành Kỹ thuật vật liệu

(2) Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp

(3) Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế

(4) Năng lực lập dự án, thiết kế, thực hiện và vận hành các thiết bị, quy trình công nghệ phù hợp bối cảnh kinh

tế, xã hội và môi trường

(5) Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Người tốt nghiệp chương trình Kỹ sư Kỹ thuật vật liệu có thể đảm nhiệm công việc với vai trò là

 Kỹ sư quản lý dự án

 Kỹ sư thiết kế, phát triển

 Kỹ sư vận hành, bảo dưỡng

 Kỹ sư kiểm định, đánh giá

 Tư vấn thiết kế, giám sát

 Kỹ sư bán hàng, tiếp thị

tại các công ty, cơ sở sản xuất, cơ quan quản lý,… liên quan đến vật liệu, cơ khí và chế tạo máy,…

2 Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi

Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư Kỹ thuật vật liệu của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:

1 Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau như nghiên cứu, phát triển, tư vấn, quản lý và sản xuất trong lĩnh vực rộng của ngành Kỹ thuật vật liệu:

1.1 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, cơ học, thống kê, hóa lý, quản trị để mô tả, tính toán và

mô phỏng các hệ thống/quá trình/sản phẩm Kỹ thuật vật liệu

1.2 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở Kỹ thuật vật liệu về nhiệt động học và động học các quá trình vật liệu, cơ học vật liệu, chế tạo và xử lý vật liệu, cấu trúc và tính chất của vật liệu để nghiên cứu và phân tích các hệ thống/quá trình/sản phẩm kỹ thuật vật liệu

1.3 Khả năng áp dụng kiến thức Kỹ thuật vật liệu về các quá trình chế tạo, gia công tạo hình, xử lý vật liệu;

và kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế và đánh giá các giải pháp hệ thống/quá trình/sản phẩm Kỹ thuật vật liệu

2 Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:

2.1 Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật

2.2 Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức

Trang 25

2.3 Tư duy hệ thống và tư duy phê bình

2.4 Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc

2.5 Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp

2.6 Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời

3 Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:

3.1 Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành)

3.2 Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại

3.3 Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450

4 Năng lực xây dựng/phát triển hệ thống/sản phẩm/giải pháp kỹ thuật vật liệu trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:

4.1 Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa;

4.2 Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án;

4.3 Năng lực tham gia thiết kế hệ thống/quá trình/sản phẩm/giải pháp kỹ thuật vật liệu;

4.4 Năng lực tham gia thực thi/chế tạo/triển khai hệ thống/quá trình/sản phẩm/giải pháp kỹ thuật vật liệu; 4.5 Năng lực vận hành/sử dụng/khai thác hệ thống/quá trình/sản phẩm/giải pháp kỹ thuật vật liệu

3 Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức toàn khóa

3.1 Chương trình chính quy

 Thời gian đào tạo theo thiết kế: 5 năm

 Khối lượng kiến thức toàn khoá: 164 tín chỉ (TC)

3.2 Chương trình chuyển hệ từ CNKT

Áp dụng cho sinh viên đã tốt nghiệp Cử nhân Kỹ thuật vật liệu (4 năm) hoặc các ngành gần Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức phụ thuộc định hướng sinh viên lựa chọn ở chương trình Cử nhân kỹ thuật:

 Thời gian đào tạo theo thiết kế: 1-1,5 năm

 Khối lượng kiến thức toàn khoá: 34-44 tín chỉ (TC)

4 Đối tượng tuyển sinh

4.1 Học sinh tốt nghiệp phổ thông trúng tuyển kỳ thi đại học vào nhóm ngành phù hợp của Trường ĐHBK

Hà Nội sẽ theo học chương trình 5 năm hoặc chương trình 4+1 năm

4.2 Người tốt nghiệp Cử nhân kỹ thuật vật liệu của Trường ĐHBK Hà Nội được tuyển thẳng vào học chương trình chuyển hệ 1 năm Người tốt nghiệp Cử nhân kỹ thuật luyện kim của Trường ĐHBK Hà Nội được tuyển thẳng vào học chương trình 1 năm nhưng phải bổ sung một số học phần để đạt yêu cầu tương đương chương trình Cử nhân kỹ thuật vật liệu

4.3 Người tốt nghiệp Cử nhân Kỹ thuật các ngành cơ khí, chế tạo máy, kỹ thuật động lực, vật lý, hóa học,… của Trường ĐHBK Hà Nội được xét tuyển vào học chương trình chuyển hệ 1 năm sau khi hoàn thành một học kỳ chuyển đổi, bổ sung

4.4 Người đang học chương trình Cử nhân hoặc Kỹ sư các ngành khác tại Trường ĐHBK Hà Nội có thể học chương trình song bằng theo Quy định về học ngành thứ hai hệ đại học chính quy của Trường ĐHBK

Hà Nội

4.5 Người tốt nghiệp đại học các ngành khác của Trường ĐHBK Hà Nội hoặc của các trường đại học khác

có thể học chương trình thứ hai theo quy chế chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo những quy định cụ thể của Trường ĐHBK Hà Nội

Trang 26

5 Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp áp dụng Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng chính quy theo học chế tín chỉ của Trường ĐHBK Hà Nội Những sinh viên theo học chương trình song bằng còn phải tuân theo Quy định về

Trang 27

7 Nội dung chương trình

7.1 Cấu trúc chương trình đào tạo (đối sánh với chương trình Cử nhân kỹ thuật)

I Giáo dục đại cương 50TC 50TC Yêu cầu chung cho khối kỹ thuật

1.1 Toán và khoa học cơ bản 32 32 26 chung khối kỹ thuật + 6 của ngành

1.2 Lý luận chính trị 10 10 Theo quy định chung của Bộ GD-ĐT GDTC

và GDQP-AN không tính vào tổng số tín chỉ toàn khóa

1.5 GD quốc phòng-an ninh (10) (10)

II Cơ sở và cốt lõi của ngành 47 47 Yêu cầu chung cho CNKT và KS

(ít nhất 3 TC được chọn từ danh mục do Viện phê duyệt)

Hóa học vật liệu và Công nghệ chế tạo; Vật

lý vật liệu và Công nghệ xử lý; Cơ học vật liệu và Công nghệ tạo hình

5.1 Định hướng chuyên ngành CN 20 20 Yêu cầu chung cho CNKT và KS

5.2 Bổ sung chuyên ngành KS - 17 Yêu cầu riêng của chương trình KS, khác

 Đối tượng tuyển sinh 4.1 học đầy đủ 164TC gồm toàn bộ các phần chương trình từ I-V

 Đối tượng tuyển sinh 4.2, 4.3 chỉ phải học phần V (chuyên ngành) và những học phần chuyển đổi cần thiết, riêng CNKT đã theo đúng định hướng chuyên ngành thì chỉ phải học 37 TC gồm các phần 5.2, 5.3, 5.4 và 5.5

Trang 28

7.2 Danh mục học phần chi tiết của chương trình đào tạo

KỲ HỌC THEO KH CHUẨN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

I Giáo dục đại cương

(xem chương trình Cử nhân kỹ thuật)

MSE3111 Cơ sở mô hình hóa và mô phỏng số 3(2-2-0-6) 3

MSE4211 Công nghệ và thiết bị luyện kim loại màu 3(3-0-0-6) 3

MSE4212 Công nghệ và thiết bị luyện kim loại quý,

MSE5611 Ăn mòn và bảo vệ vật liệu 2(2-1-0-4)

MSE5612 Tinh luyện kim loại và hợp kim 2(2-0-0-4)

MSE5613 Tái sinh vật liệu kim loại 2(2-0-0-6)

MSE5614 Cơ sở thiết kế nhà máy luyện kim 2(2-0-0-4)

MSE5615 Công nghệ và thiết bị đúc phôi thép 2(2-0-0-4)

MSE5616 Công nghệ và thiết bị luyện kim bột 2(2-0-0-4)

Cộng khối lượng toàn khoá 164TC 18 17 18 18 16 18 17 16 14 12 V-2 Nhóm chuyên ngành Vật lý vật liệu và 57TC 6 14 11 14 12

Trang 29

Công nghệ Xử lý

- VL học, Xử lý nhiệt và bề mặt

- VL và Công nghệ đúc (49 TC + 8 TC tự chọn bắt buộc)

MSE3111 Cơ sở mô hình hóa và mô phỏng số 3(2-2-0-6) 3

MSE5611 Ăn mòn và bảo vệ vật liệu 2(2-1-0-4)

MSE5711 Cơ sở thiết kế xưởng đúc và nhiệt luyện 2(2-0-0-4)

MSE5713 Mô hình hóa và mô phỏng quá trình đúc 2(2-0-0-4)

MSE5715 Lý thuyết hợp kim hóa và biến tính 2(2-0-0-4)

Cộng khối lượng toàn khoá 164TC 18 17 18 18 16 18 17 16 14 12

V-3 Chuyên ngành Cơ học vật liệu và công

nghệ tạo hình (49 TC + 8 TC tự chọn bắt

buộc)

MSE3111 Cơ sở mô hình hóa và mô phỏng số 3(2-2-0-6) 3

Trang 30

MSE5811 Cơ sở thiết kế xưởng cán 2(2-0-0-4)

MSE5812 Công nghệ và thiết bị ép chảy và kéo 2(2-0-0-4)

MSE5813 Công nghệ và thiết bị cán tấm và ống 2(2-0-0-4)

MSE5814 Mô phỏng số quá trình công nghệ 2(1-1-1-4)

MSE5815 Công nghệ và thiết bị rèn dập 2(2-0-0-4)

MSE5816 Tự động hóa quá trình cán 2(2-0-0-4)

Cộng khối lượng toàn khoá 162TC 16 17 18 18 16 18 17 16 14 12

Trang 31

CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN KỸ THUẬT LUYỆN KIM

Tên chương trình: Chương trình Cử nhân Kỹ thuật Luyện kim

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Kỹ thuật Luyện kim (MSE)

Loại hình đào tạo: Chính quy

Bằng tốt nghiệp: Cử nhân Kỹ thuật

(Ban hành tại Quyết định số /QĐ-ĐHBK-ĐTĐH ngày 2010 của Hiệu trưởng trường Đại học

Bách khoa Hà Nội)

1 Mục tiêu chương trình

Mục tiêu của Chương trình Cử nhân Kỹ thuật Luyện kim là trang bị cho người tốt nghiệp:

(1) Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành kỹ thuật Luyện kim

(2) Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp

(3) Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế

(4) Năng lực tham gia xây dựng/phát triển hệ thống/sản phẩm/giải pháp kỹ thuật luyện kim trong bối cảnh kinh

tế, xã hội và môi trường Kết hợp kiến thức liên ngành trong công nghệ chế tạo, xử lý, đánh giá và sử dụng vật liệu kim loại, hợp kim ứng dụng trong kết cấu, chịu tải, điện, truyền dẫn và các hệ thống chuyển động Xây dựng khả năng làm việc độc lập, triển khai nghiên cứu và giải quyết những vấn đề của ngành hoặc chuyên ngành

2 Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi

Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Kỹ thuật Luyện kim của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:

1 Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành kỹ thuật Luyện kim:

1.1 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, cơ học, thống kê, hóa lý, quản trị để mô tả, tính toán và

mô phỏng các hệ thống/quá trình/sản phẩm Kỹ thuật Luyện kim

1.2 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở Kỹ thuật Luyện kim về nhiệt động học và động học các quá trình luyện kim, cơ học vật liệu, luyện kim vật lý, cấu trúc và tính chất của kim loại-hợp kim để nghiên cứu và phân tích các hệ thống/quá trình/sản phẩm kỹ thuật luyện kim

1.3 Khả năng áp dụng kiến thức Kỹ thuật Luyện kim về các quá trình luyện kim, gia công tạo hình, xử lý nhiệt và bề mặt đối với vật liệu kim loại và hợp kim kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế và đánh giá các giải pháp hệ thống/quá trình/sản phẩm Kỹ thuật Luyện kim

2 Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:

2.1 Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật

2.2 Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức

2.3 Tư duy hệ thống và tư duy phê bình

2.4 Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc

2.5 Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp

2.6 Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời

3 Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:

3.1 Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành)

Trang 32

3.2 Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại

3.3 Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450

4 Năng lực xây dựng/phát triển hệ thống/sản phẩm/giải pháp kỹ thuật luyện kim trong bối cảnh kinh tế, xã hội

và môi trường:

4.1 Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa

4.2 Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án

4.3 Năng lực tham gia thiết kế hệ thống/quá trình/sản phẩm/giải pháp kỹ thuật luyện kim

4.4 Năng lực tham gia thực thi/chế tạo/triển khai hệ thống/quá trình/sản phẩm/giải pháp kỹ thuật luyện kim 4.5 Năng lực vận hành/sử dụng/khai thác hệ thống/quá trình/sản phẩm/giải pháp kỹ thuật luyện kim

3 Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức toàn khóa

 Thời gian đào tạo theo thiết kế: 4 năm (8 học kỳ chính) Theo quy chế đào tạo, để hoàn thành chương trình sinh viên có thể rút ngắn tối đa 3 học kỳ hoặc kéo dài tối đa 5 học kỳ

 Khối lượng kiến thức toàn khoá: 134 tín chỉ (TC)

4 Đối tượng tuyển sinh

 Học sinh tốt nghiệp phổ thông trúng tuyển kỳ thi đại học khối A vào nhóm ngành phù hợp của Trường ĐHBK Hà Nội theo quy chế chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo

 Người đã tốt nghiệp đại học các ngành khác có thể học chương trình thứ hai theo quy chế chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo những quy định cụ thể của Trường ĐHBK Hà Nội

5 Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp áp dụng Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng chính quy theo học chế tín chỉ của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Trang 33

7 Nội dung chương trình

7.1 Cấu trúc chương trình đào tạo

1.1 Toán và khoa học cơ bản 32 26 chung khối ngành kỹ thuật-6 bổ

sung

Bộ Giáo dục và Đào tạo

1.5 Giáo dục quốc phòng-an ninh (10 TC hay 165 tiết)

1.6 Tiếng Anh(TOEIC I và TOEIC II) 6 TC

2.1 Cơ sở và cốt lõi của ngành 48 Trong đó từ TC đồ án, mỗi kỳ thực hiện

Trang 34

7.2 Danh mục học phần chi tiết của chương trình đào tạo

LƯỢNG

KỲ HỌC THEO KH CHUẨN

1 2 3 4 5 6 7 8

14

MSE3030

Các phương pháp kiểm tra và đánh giá

17 MSE4011 Vật liệu kỹ thuật, lựa chọn và sử dụng 3(2-2-0-6) 3

Chuyên ngành kỹ thuật gang thép

Chuyên ngành vật liệu kim loại màu và compozit

Ngày đăng: 18/04/2021, 21:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w