PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANHCHƯƠNG KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG 2 CẤP HUYỆN VÀ CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH Năm học 2010 – 2011 Môn thi: Giáo dục công dân 9 Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề) Câu 1 (6.0 điểm): Trong giờ sinh hoạt lớp, bàn về kế hoạch đi tham quan, có nhiều bạn trong lớp tranh nhau nói ý kiến của mình. Lớp trưởng yêu cầu: - Cả lớp trật tự, ai muốn phát biểu thì giơ tay. Hoa bĩu môi: - Thế mà cũng gọi là dân chủ à? Phải để mọi người được phát biểu thoải mái chứ, lúc nào cũng giơ tay với chỉ định như vậy thì còn gì là dân chủ nữa. a) Em có tán thành với ý kiến của Hoa không ? Vì sao ? b) Theo em, để phát huy dân chủ cần phải làm gì ? c) Em hãy phân biệt sự khác nhau giữa dân chủ và kỷ luật. Câu 2 ( 3.5 điểm) : Em hãy đóng vai trò là ‘‘ sứ giả’’ hòa bình, viết một bức thư kêu gọi bạn bè trên toàn thế giới bảo vệ hòa bình cho nhân loại. Câu 3 ( 4.5 điểm) : Trong một buổi họp lớp cuối tháng, bạn lớp trưởng đề nghị mọi người phát huy quyền tự do ngôn luận, đóng góp nhiều ý kiến hay để xây dựng trường, lớp mình. Có mấy bạn trong lớp mạnh dạn phát biểu nhiều ý kiến hay, được mọi người tán thành và cổ vũ. Linh muốn phát biểu lắm, nhưng rồi lại ngại, vì không biết mình có quyền góp ý với cô chủ nhiệm và các thầy, cô dạy các môn khác không. Khi ấy, bạn Chung lại nói : Học sinh mà có ý kiến gì với thầy, cô giáo là hỗn đấy. Linh cứ băn khoăn mãi ! a) Em có thể giúp Linh giải quyết nỗi băn khoăn của mình không ? b) Là học sinh THCS, em thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình như thế nào ? Câu 4 ( 3.0 điểm) : Em hãy chỉ rõ mối quan hệ giữa hiến pháp với các văn bản pháp luật khác từ một ví dụ cụ thể. Câu 5 ( 3.0 điểm) : Trình bày các biểu hiện của tính tự chủ và thiếu tự chủ trong cuộc sống. Ý nghĩa của tự chủ. ……………………………………hết………………………………………. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANHCHƯƠNG KỲ TH THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG 2 CẤP HUYỆN VÀ CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2010 – 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN ĐỀ CHÍNH THỨC ( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang ) Câu 1 ( 6.0 điểm ): a) - Không tán thành ý kiến của Hoa =>0.5 điểm. - Giải thích: + Dân chủ không có nghĩa là muốn nói gì, làm gì cũng theo ý của mình một cách tùy tiện => 0.5 điểm. + Nếu ai cũng nói một cách tùy thích theo ý mình thì không còn là cuộc họp nữa => 5.0 điểm. + Dân chủ phải gắn liền với kỷ luật và pháp luật => 0.5 điểm. b) + Nêu khái niệm dân chủ => 0.5 điểm. + Nêu khái niệm kỷ luật => 0.5 điểm. + Trình bày mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật : - Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình… ( nêu ví dụ chứng minh) => 0.5 điểm. - Kỷ luật là điều kiện để đảm bảo cho dân chủ được thực hiện… ( nêu ví dụ chứng minh) => 0.5 điểm. - Dân chủ và kỷ luật là sức mạnh của tập thể. =>0.5 điểm. c) Phân biệt được: + Dân chủ là quyền thuộc về nhân dân, quyền làm chủ thuộc về nhân dân lao động … ( quyền là những gì nhân dân được làm, được hưởng) => 0.75 điểm. + Kỷ luật là những quy định, chuẩn mực mà con người có nghĩa vụ phải tuân theo. => 0.75 điểm. Câu 2 ( 3.5 điểm): Hình thức: Bài viết tham luận => 0.5 điểm. Yêu cầu cần đạt: + Nêu được khái niệm hòa bình, bảo vệ hòa bình => 0.5 điểm. + Giá trị của hòa bình => 0.5 điểm. + Nêu được những hậu quả của chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh hạt nhân; liên hệ với cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai; liên hệ với chiến tranh Việt Nam… => 0.5 điểm. + Sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh = >0.5 điểm. + Trách nhiệm của nhân loại, học sinh …=> 0.5 điểm. Có thái độ phê phán, lên án các hành vi đi ngược lại hòa bình =>0.5 điểm. Câu 3 ( 4.5 điểm): a) Yêu cầu nêu được: - Khái niệm ngôn luận => 0.5 điểm. - Quyền tự do ngôn luận => 0.5 điểm. - Các biểu hiện của quyền tự do ngôn luận: + Phát biểu ý kiến trong các cuộc họp… Lấy ví dụ => 0.5 điểm. + Viết bài gửi đăng các báo …. Lấy ví dụ => 0.5 điểm. + Kiến nghị với các đại biểu thông qua tiếp xúc cử tri… Lấy ví dụ => 0.5 điểm. - Nêu được các biểu hiện của lạm dụng quyền tự do ngôn luận ( …) gây hậu quả xấu => 0.5 điểm. - Liên hệ thực tế => 0.5 điểm. b) Học sinh nêu được 2 biểu hiện của tự do ngôn luận mà học sinh THCS thực hiện được: + Phát biểu ý kiến => 0.5 điểm. + Viết thư, bài gửi đăng báo => 0.5 điểm. Câu 4 ( 3.0 điểm): - Lấy được một số ví dụ cụ thể => 0.5 điểm ( Ví dụ: Điều 65 Hiến pháp năm 1992: “ Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội chăm só, bảo vệ, giáo dục.” Điều 27 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: “ Nhà nước có chính sách phát triển sự nghiệp y tế, đa dạng các loại hình dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.”….). - Chỉ ra mối quan hệ giữa Hiến pháp và các điều luật: + Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước ( HS giải thích được vì sao đó là đạo luật cơ bản….) => 1.0 điểm. + Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam ( giải thích được vì sao có giá trị pháp lý cao nhất) => 0.75 điểm. + Các văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp … ( giải thích vì sao phải phù hợp) => 0.75 điểm. Câu 5 ( 3.0 điểm): - Khái niệm ự chủ => 0.5 điểm. - Những biểu hiện của tính tự chủ , lấy ví dụ ….=> 1.0 điểm. - Những biểu hiện thiếu tự chủ, lấy ví dụ …… => 1.0 điểm - Ý nghĩa của tự chủ => 0.5 điểm. ……………………………………. Hết ……………………………………… . PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG 2 CẤP HUYỆN VÀ CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI. của tự chủ. ……………………………………hết………………………………………. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG KỲ TH THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG 2 CẤP HUYỆN VÀ CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC