Gián án HSG HÓA-HUYỆN HƯƠNG TRÀ 2008-2009

6 245 0
Gián án HSG HÓA-HUYỆN HƯƠNG TRÀ 2008-2009

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG TRÀ ----------------- ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2008-2009 MÔN: HÓA HỌC 9. PHẦN TRẮC NGHIỆM (Thời gian làm bài: 30 phút) ––––––––––––––––––– Họ và tên thí sinh . Học sinh trường THCS . Số báo danh Đề số 1 Họ và tên, chữ kí giám thị 1 Họ và tên, chữ kí giám thị 2 . Mã phách . . Điểm Người chấm 1 . Người chấm 2 . Đề số 1 Mã phách . PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B C D Trong các câu hỏi sau, hãy chọn phương án trả lời đúng, chính xác nhất và đánh dấu X vào ô tương ứng với phương án mà em lựa chọn. Câu 1: Để oxi hóa hoàn toàn một kim loại R (có hóa trị trong khoảng I đến III) thành oxit phải dùng một lượng oxi bằng 40% lượng kim loại đã dùng. R là kim loại nào sau đây? A. Fe B. Al C. Mg D. Ca Câu 2: Đốt cháy 10 cm 3 khí hiđro trong 10 cm 3 khí oxi. Thể tích chất khí còn lại sau phản ứng là: A. 5 cm 3 khí oxi B. 8 cm 3 khí hiđro C. 5 cm 3 khí hiđro D. Chỉ có 10 cm 3 hơi nước Câu 3: Cacbon và oxi phản ứng theo phương trình hóa học: 22 COOC o t →+ . Nếu cho1,2g cacbon phản ứng với 1,68 lít khí oxi (đktc) thì lượng cacbon đioxit được sinh ra là: A. 1,8 lít B. 1,68 lít C. 2,52 lít D. 1,86 lít Câu 4: Cho hỗn hợp Al và Fe tác dụng với hỗn hợp dung dịch chứa AgNO 3 và Cu(NO 3 ) 2 thu được dung dịch B và chất rắn D gồm 3 kim loại. Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư, thấy có khí bay lên. Thành phần chất rắn D gồm: A. Al, Fe và Cu B. Fe, Cu và Ag C. Al, Cu và Ag D. Tất cả đều sai. Câu 5: Nhúng một lá nhôm vào dung dịch CuSO 4 . Sau một thời gian, lấy lá nhôm ra khỏi dung dịch thì thấy khối lượng của dung dịch giảm 1,38g. Khối lượng của nhôm đã tham gia phản ứng là: A. 0,27g B. 0,81g C. 0,54g D. 1,08g Câu 6: Cho 12,7g muối sắt clorua vào dung dịch NaOH có dư trong bình kín, thu được 9g một chất kết tủa. Công thức hóa học của muối sắt clorua là: A. FeCl 2 B. FeCl 3 C. FeCl D. FeCl 4 Câu 7: Một nguyên tố X tạo được các hợp chất XH 3 , X 2 O 5 . Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X cùng nhóm với: A. Agon B. Nitơ C. Oxi D. Flo ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Câu 8: Cho biết công thức hóa học hợp chất của nguyên tố X với nhóm (SO 4 ) là X 2 (SO 4 ) 3 và công thức hóa học hợp chất của nhóm nguyên tử Y với H là H 3 Y. Công thức hóa học đúng cho hợp chất của X và Y là: A. XY B. X 2 Y 2 C. XY 2 D. Y 2 X Câu 9: Một oxit của photpho có thành phần: P chiếm 43,4%; O chiếm 56,6%. Biết phân tử khối bằng 142. Công thức của oxit đó là: A. P 2 O 3 B. PO C. P 2 O 5 D. PO 2 Câu 10: Nồng độ phần trăm của dung dịch cho biết: A. Số g chất tan trong 100g dung môi B. Số g chất tan trong 1 lít dung dịch C. Số g chất tan trong 1 lít dung môi D. Số g chất tan trong 100g dung dịch Câu 11: Trong các chất khí: cacbon đioxit, hiđro, hiđro clorua, lưu huỳnh đioxit, khí nào nặng nhất? A. Cacbon đioxit B. Hiđro C. Hiđro clorua D. Lưu huỳnh đioxit Câu 12: Khối lượng của một hỗn hợp khí gồm: 1,5 N phân tử oxi + 2,5 N phân tử hidro + 0,02 N phân tử nitơ bằng bao nhiêu gam? A. 53,56g B. 43,56g C. 56,53g D. 53,65g Câu 13: Về khối lượng, oxit của một nguyên tố có hóa trị (II) chứa 20% oxi. Công thức hóa học của oxit đó là: A. FeO B. CaO C. ZnO D. CuO Câu 14: Trường hợp nào sau đây chứa một khối lượng hidro ít nhất? A. 6.10 23 phân tử H 2 B. 0,6g CH 4 C. 1,5g NH 4 Cl D. 3.10 23 phân tử H 2 O Câu 15: Trong phòng thí nghiệm khi đốt cháy sắt trong oxi ở nhiệt độ cao được oxit sắt từ Fe 3 O 4 . Số gam sắt và khí oxi cần dùng để điều chế được 2,32g Fe 3 O 4 lần lượt là: A. 0,95g và 0,74g B. 0,84g và 0,32g C. 2,52g và 0,96g D. 1,68g và 0,64g Câu 16: Cho 6,5g muối sắt clorua tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thu được 17,22g kết tủa. Hãy xác định công thức phân tử của muối sắt clorua, biết hiệu suất của phản ứng đạt 100%. A. FeCl 2 B. FeCl 3 C. FeCl D. FeCl 4 Câu 17: Kim loại M tác dụng với dung dịch HCl sinh ra khí hiđro. Dẫn khí này đi qua oxit của kim loại N nung nóng, oxit này bị khử cho kim loại N. Hỏi: M và N có thể là cặp kim loại nào sau đây: A. Đồng và bạc B. Chì và kẽm C. Kẽm và đồng D. Đồng và chì Câu 18: Người ta điều chế được 24g đồng bằng cách dùng hiđro khử đồng (II) oxit. Khối lượng đồng (II) oxit bị khử là: A. 15g B. 30g C. 60g D. 45g Câu 19: Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt được hai dung dịch Na 2 SO 4 và Na 2 CO 3 ? A. HCl B. BaCl 2 C. Pb(NO 3 ) 2 D. NaOH Câu 20: Cho 1,35g nhôm tác dụng với dung dịch chứa 7,3g HCl. Khối lượng muối tạo thành là: A. 10,775g B. 3,375g C. 6,675g D. 7,775g ---------------------------------------------------------- HẾT ---------- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG TRÀ ----------------- ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2008-2009 MÔN: HÓA HỌC 9. Thời gian làm bài: 90 phút ––––––––––––––––––– Câu 1: (2 điểm) a.- Những điểm giống nhau, khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm. b.- Vì sao sự cháy của một chất trong không khí và trong oxi có điểm khác nhau? Câu 2: (2 điểm). Biết A, B, C, D, E, F, G, I, J, L, M là những chất khác nhau. Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng sau: FeS 2 + O 2 → A↑ + B A + H 2 S → C↓ + D C + E → F F + HCl → G + H 2 S↑ G + NaOH → I↓ + J I + O 2 + D → L↓ L → B + D B + M → E + D Câu 3: (2 điểm) Hòa tan 6,4g hỗn hợp bột Fe và oxit sắt chưa biết hóa trị vào dung dịch HCl dư thấy có 2,24 lít khí H 2 (đktc). Nếu đem một nữa hỗn hợp trên khử bởi khí H 2 thì thu được 0,1 gam nước. Hãy xác định công thức của oxit sắt đó. Câu 4: (3 điểm) Hòa tan 14,4g Mg vào 400cm 3 dung dịch axit HCl chưa rõ nồng độ thì thu được V 1 cm 3 (đktc) khí H 2 và một phần chất rắn không tan. Cho hỗn hợp gồm phần chất rắn không tan (ở trên) và 20g sắt tác dụng với 500cm 3 dung dịch axit HCl (như lúc đầu) thì thu được V 2 cm 3 (đktc) khí H 2 và 3,2g chất rắn không tan. Tính V 1 , V 2 . Câu 5: (3 điểm) Trộn 100 ml dung dịch Fe 2 (SO 4 ) 3 1,5M với 150 ml dung dịch Ba(OH) 2 2M thu được kết tủa A và dung dịch B. Nung kết tủa A trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu được chất rắn D. Thêm BaCl 2 (dư) vào dung dịch B thì tách ra kết tủa E. a.- Tính khối lượng chất rắn D và khối lượng kết tủa E. b.- Tính nồng độ mol của chất tan trong dung dịch B (coi thể tích thay đổi không đáng kể khi xảy ra phản ứng). –––––––––––––––––– PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG TRÀ ----------------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2008-2009 MÔN: HÓA HỌC 9. ––––––––––––––––––– I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM) : Mỗi phương án trả lời đúng, chấm 0,25 điểm. PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỀ 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A X X X X X B X X X X X C X X X X X D X X X X X PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỀ 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A X X X X X B X X X X X C X X X X X D X X X X X PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỀ 3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A X X X X X B X X X X X C X X X X X D X X X X X PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỀ 4 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A X X X X X B X X X X X C X X X X X D X X X X X II. PHẦN TỰ LUẬN (15 ĐIỂM) Câu 1: (3 điểm) a.- (1 điểm) Những điểm giống nhau, khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm: + Điểm giống nhau: Đều là sự oxi hóa có tỏa nhiệt. + Điểm khác nhau: Sự cháy có phát sáng còn sự oxi hóa chậm không có sự phát sáng. (mỗi ý đúng, chấm 0,5 điểm) b.- (2 điểm) Điểm khác nhau giữa sự cháy của một chất trong không khí và trong oxi là: sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn, tạo ra nhiệt độ thấp hơn. (0,5 điểm) Nguyên nhân: +Trong không khí, thể tích khí nitơ gấp 4 lần thể tích khí oxi, diên tích tiếp xúc của chất cháy với các phân tử oxi ít hơn nhiều lần nên sự cháy diễn ra chậm hơn. (0,75 điểm) + Nhiệt độ đạt được thấp hơn vì một phần nhiệt tỏa ra bị tiêu hao để đốt nóng khí nitơ (0,75 điểm). Câu 2: (3 điểm). 4FeS 2 + 11O 2 → 8SO 2 ↑ + 2Fe 2 O 3 SO 2 + 2H 2 S → 3S↓ + 2H 2 O S + Fe → FeS FeS + 2HCl → FeCl 2 + H 2 S↑ FeCl 2 + 2NaOH → Fe(OH) 2 ↓ + 2NaCl 4Fe(OH) 2 + O 2 + 2H 2 O → 4Fe(OH) 3 ↓ Fe(OH) 3 → Fe 2 O 3 + 3H 2 O Fe 2 O 3 + 3H 2 → 2Fe + 3H 2 O (Nếu chưa hoàn chỉnh thì hoàn thành đúng một phương trình hóa học, chấm 0,25 điểm). Câu 3: (2 điểm) Giả sử công thức của oxit sắt cần tìm là Fe x O y . Từ phương trình hóa học: Fe + 2HCl = FeCl 2 + H 2 ↑ tính được khối lượng Fe và Fe x O y trong hỗn hợp lần lượt bằng 5,6g và 0,8g. Do đó, khi đem một nữa hỗn hợp khí ban đầu khử bởi khí H 2 thì khối lượng Fe x O y tham gia phản ứng là 0,4g. Từ: Fe x O y + yH2 → xFe + yH 2 O 56x + 16y 18y 0,4 0,1 Lập luận suy ra được x = y Vậy công thức của oxit sắt là FeO. Câu 4: (3,5 điểm) Gọi n 1 là nồng độ mol/l của axit HCl và x là số mol của Mg tham gia phản ứng. Tính được n HCl = 0,4n 1 ; n Mg = 0,6mol + Lúc đầu, khi hòa tan 14,4g Mg vào 400cm 3 dung dịch axit HCl: Mg + 2HCl→ MgCl 2 + H 2 ↑ Chất rắn không tan là Mg và n Mg (không tan) = 0,6 – x + Tiếp theo, khi cho hỗn hợp gồm Mg và 20g sắt tác dụng với 500cm 3 dung dịch axit HCl (như lúc đầu) thì thu được V 2 cm 3 (đktc) khí H 2 và 3,2g chất rắn không tan. Lập luận chỉ ra được chất rắn không tan lúc này là Fe và số mol HCl, Fe tham gia phản ứng trong trường hợp này n HCl = 0,5n 1 ; n Fe = 0,3 mol Từ: Mg + 2HCl→ MgCl 2 + H 2 ↑ Fe + 2HCl→ FeCl 2 + H 2 ↑ Lập luận, tính toán suy ra được nồng độ của axit HCl là 2M. Tính đúng V 1 = 8,96 lít; V 2 = 11,2 lít. Câu 5: (3,5 điểm) n Fe2(SO4)3 = 0,15 mol; n Ba(OH)2 Fe 2 (SO 4 ) 3 + Ba(OH) 2 → 3BaSO 4 + 2Fe(OH) 3 0,1 mol0,3 mol 0,3 mol 0,2 mol Kết tủa A gồm 0,3 mol BaSO 4 và 0,2 mol Fe(OH) 3 ; dung dịch B là lượng dung dịch Fe 2 (SO 4 ) 3 dư (0,05mol) Khi nung kết tủa A gồm 0,3 mol BaSO 4 và 0,2 mol Fe(OH) 3 thì BaSO 4 không thay đổi và ta có phản ứng: 2Fe(OH) 3  → 0 t Fe 2 O 3 + 3 H 2 O 0,2 mol 0,1 mol Chất rắn D gồm 0,1 mol Fe 2 O 3 và 0,3 mol BaSO 4 → m D = . = 85,9g Cho BaCl 2 dư vào dung dịch B: 3BaCl 2 + Fe 2 (SO 4 ) 3 → 3BaSO 4 + 2FeCl 3 0,05mol 0,15mol Kết tủa E là BaSO 4 và m E = . = 34,95g + Thể tích dung dịch sau phản ứng V = . = 250ml Nồng độ Fe 2 (SO 4 ) 3 trong dung dịch B: . = 0,2M. * Chú ý: + Điểm tối đa ở mỗi phần chỉ chấm với những bài làm có chữ viết rõ ràng, trình bày sạch, đẹp. Điểm tổng cộng của toàn bài được làm tròn. +Biểu điểm chi tiết cho từng câu, từng phần tổ chấm thảo luận để thống nhất. –––––––––––– . C D Trong các câu hỏi sau, hãy chọn phương án trả lời đúng, chính xác nhất và đánh dấu X vào ô tương ứng với phương án mà em lựa chọn. Câu 1: Để oxi hóa. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG TRÀ ----------------- ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2008-2009 MÔN: HÓA HỌC 9. PHẦN TRẮC NGHIỆM (Thời

Ngày đăng: 28/11/2013, 22:11

Hình ảnh liên quan

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  HƯƠNG TRÀ - Gián án HSG HÓA-HUYỆN HƯƠNG TRÀ 2008-2009
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG TRÀ Xem tại trang 1 của tài liệu.
Câu 7: Một nguyên tố X tạo được các hợp chất XH3, X2O5. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X cùng nhóm với: - Gián án HSG HÓA-HUYỆN HƯƠNG TRÀ 2008-2009

u.

7: Một nguyên tố X tạo được các hợp chất XH3, X2O5. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X cùng nhóm với: Xem tại trang 1 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan