Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
137 KB
Nội dung
HIỆN THỰC VÀ MỘNG ẢO TRONG CÔBÉBÁNDIÊM ∗ CỦA ANĐECXEN Đào Duy Hiệp Rất nhiều năm sau này khi đứa trẻ trong ta đã lớn lên, già đi thì kỉ niệm đầu đời về những lời văn êm ái, đầy chất thơ âu yếm buồn rầu của H.C.Anđecxen (1805-1875) từ xứ sở Đan Mạch vùng Bắc Âu xa xôi kia vẫn ám ảnh sống động, vẹn nguyên trong ta cái thế giới diệu kì với những Nàng tiên cá bơi lượn dưới thủy cung cùng những tiếng hát mê li trong những đêm trăng sao huyền bí, thơ mộng và xót xa; với những cuộc “phiêu lưu” đầy kì thú của Chú lính chì dũng cảm để cuối cùng rơi vào lò sưởi tan chảy, kết thành một trái tim yêu nhiều mộng ảo, buồn phiền; với Nữ thần Băng Giá tàn hại; với Bầy chim Thiên nga vượt qua bao thử thách để trở về tổ ấm ngày xưa . Văn chương Anđecxen sáng trong, giản dị, “cổ xưa”, hiền từ và hóm hỉnh. Một thế giới lung linh sắc màu, động đậy, âm vang bao niềm thương cảm, hứa hẹn biết bao điều bên cạnh một thế giới khác phũ phàng, thờ ơ, nhiều chua chát . Cổ tích cho trẻ thơ đã đến với đôi mắt trong veo đầy tin cậy của các em và cổ tích cho người lớn trong muộn màng thời gian với những giọt lệ thầm lén khi mùa đông của cuộc đời đang về. Mộng ảo và hiện thực trong chất liệu “cổ tích” hiện đại bằng giọng kể tài hoa và chậm rãi của con trai người thợ giày nghèo khổ-một đứa con dài ngoẵng và vụng về - sớm xa gia đình lên đường lập nghiệp văn chương sẽ in dấu không thể phai mờ trong mỗi truyện rất đẹp và rất buồn của Anđecxen. Pautovski đã viết về nơi Anđecxen sinh trưởng như sau: “Thành phố Ôđenzê nằm ở một trong những thung lũng giữa những quả đồi thấp trên đảo Fiun. Trong những thung lũng trên đảo hầu như lúc nào cũng có sương mù lẩn quất, còn trên đỉnh những quả đồi thì lại nở hoa thạch thảo” 2 . Thơ và Mộng, ánh sáng và Sắc màu đã chắp cho ông đôi cánh và đã kết tụ lại trong ông để làm nên một người kể chuyện không biết mệt mỏi về xứ sở và con người thời đại mình bằng cái nhìn trẻ thơ cùng những triết lí kín đáo, thâm trầm. Ông hay kể về đêm đông, về những tình thương yêu không bao giờ đạt được, những đêm tối của những số phận cô đơn, những loài vật giống như trong ngụ ngôn, cổ tích . như dấu ấn tâm linh, như hình bóng cuộc đời con người lận đận và gian khó của ông đổ rợp lên những trang văn xuôi thấm đượm tình nhân ái, lòng vị tha, nỗi xót thương con người . Một thứ “phản cổ tích” trong cả kết cấu, nội dung, nhưng lại rất “cổ tích” trong những lời văn chất chứa niềm thương yêu, cảm mến, những dẫn dắt và những ước mơ đến với cuộc đời nhân hậu, biết yêu thương và biết xót xa . Cô bébándiêm đã vụt bay đi như một Thiên sứ trần gian trong một đêm đông lạnh lẽo, một đêm Giao thừa rét mướt bốn bề sau những que diêm lần lượt sáng lên và tắt đi những mộng ảo vừa được chấp nhận vừa bị chối bỏ. Linh hồn bé nhỏ, đáng thương đó đã bay lên trời với bà nội hiền hậu để đến với “Thượng đế chí nhân” mà trên gương mặt em vẫn còn “đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười” với những người lại qua bên đường đời vào sáng Mồng Một Tết như tha thứ, như cầu mong sự Cứu rỗi mới cho hết thảy mọi người, như một niềm mãn nguyện thơ ngây, trong sạch . I-Hiện thực: thời gian và không gian truyện Thời gian cốt truyện của Côbébándiêm chỉ trong khoảng từ chập tối đêm Giao thừa cho đến sáng hôm sau Mồng Một đầu năm. Bắt đầu truyện với: “Rét dữ dội, tuyết rơi. Trời đã tối hẳn. Đêm nay là đêm giao thừa” và kết thúc truyện bằng: “Ngày mồng một đầu năm hiện lên H.C.Anđecxen, Truyện, Nxb. Đà Nẵng, 1986, Nguyễn Văn Hải, Vũ Minh Toàn dịch. 1 trên tử thi em bé .”. Còn trật tự truyện kể vẫn tuân theo thứ tự trước sau của thời gian tự nhiên như trong truyện cổ tích thuần túy. Trong suốt thời gian cốt truyện những cụm từ “rét dữ dội”, “giá rét”, “tím bầm lại vì rét”, “trời rét quá”, “rét buốt”, cùng các câu, chữ khác phụ hoạ thêm cho cái rét: “gió vẫn thổi rít”, “những bông tuyết bám đầy trên mái tóc dài xoã”, “gió bấc thổi vun vút”, “dày đặc, lạnh lẽo”, “tuyết phủ trắng xoá” . ngoài đường phố, trên các mái nhà, cây cối . được nhắc đi nhắc lại tới gần hai mươi lần trong một thiên truyện không tới bốn trang dịch in trong sách giáo khoa Văn lớp bảy. Đối lập với cảnh giá rét đó là một thế giới khác với những xe song mã chạy qua, những người đi đường đến nơi hò hẹn ăn mặc sang trọng đều “rảo bước nhanh”, rồi “cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay” . Ở giữa hai cảnh đó, trong một không-thời gian như vậy là một “em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất đang dò dẫm trong đêm tối”. Không khăn, không giầy, bụng đói và trời thì lạnh. Người đời thờ ơ, lãnh đạm với em, cha em chửi rủa, trách mắng em vì sự thất bại, tàn lụi của chính ông. Thiên nhiên và lòng người hắt hủi em. Em cô đơn tuyệt đối và cả tuyệt vọng nữa. (Không bán được diêm em cũng không dám về nhà. Vả chăng, “ở nhà cũng rét thế thôi”). Tất cả như cùng phụ hoạ bủa vây em trong một đêm như thế . Cái rét ở ngoài trời thấm vào cõi lòng non nớt, thơ dại của em trong quang cảnh của một thực tại ướt át, tăm tối bên ngoài và náo nhiệt, ấm áp, rực rỡ ánh đèn nến, thức ăn ngon, những gói quà lung linh sắc màu, những bài hát Chúc mừng năm mới cùng những bài Thánh ca vang lên quanh gốc cây thông . ở trong mỗi ngôi nhà đã đôi lúc len vào tâm trí bé bỏng của em kỉ niệm về cái ngày xưa ấy khi bà nội vẫn còn: Thời gian đã mất của thiên đường thủa ấu thơ. “Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng Thần chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa”. (Có lẽ cái đêm côi cút Codette phải đi xách nước cho nhà hàng cơm của Thénardier; nỗi cô đơn đằng đẵng của Hai đứa trẻ trong văn Thạch Lam cứ hằng đêm chờ chuyến tàu cuối cùng chở đầy ánh sáng từ Hànội lên . cũng không buồn bằng hoàn cảnh đáng thương của Cô bébán diêm). Một đoạn văn thoáng qua đan lẫn giữa lời tự sự của người kể chuyện với độc thoại, hồi ức của nhân vật. Thiên đường quá khứ với ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, với bà nội hiền hậu . nay còn đâu. (Về cuối truyện sự liên kết văn bản sẽ kéo Thiên đường đã mất này trở lại thêm một lần nữa để cùng nhân vật vĩnh viễn bay lên với “đôi môi đang mỉm cười” trong bàn tay ấm áp, hiền hậu của người bà). Dung lượng dành cho hồi tưởng quá khứ êm đẹp của em chỉ có vẻn vẹn trong mấy dòng ngắn ngủi trên như chứng tích về niềm vui thật ngắn ngủi thủa xưa và cũng sẽ ngắn ngủi như cuộc đời chẳng mấy ngọt ngào của em. Nhưng trước khi đến lúc đó vẫn là một hiện tại đầy giá rét, lạnh lẽo ngoài trời và trong lòng người đang bước đi, lướt qua cuộc đời em đang “ngồi nép trong góc tường ( .) thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng cảm thấy rét buốt hơn”. Và cũng chẳng còn nữa một tương lai cho em. Đêm nay với em sẽ là một đêm “đặc biệt” như cái đêm “đặc biệt” chuyển giao hai thế kỉ cách đây một trăm năm mà Pautovski đã gọi như thế khi ông “gặp” Anđecxen bên thềm một thiên niên kỉ mới qua những trang sách kì lạ của Anđecxen-quà mừng năm mới cho chú bé Pautovski khi đó mới lên bảy tuổi. (Giờ đây cũng chỉ còn vài ngày nữa sẽ lại có một đêm “đặc biệt” như thế. Thế kỉ Hai mươi đang qua nhanh. Sẽ có bao 2 nhiêu cô bé, chú bé bảy tuổi hạnh phúc sẽ lại được “gặp” Anđecxen để cùng cười vui hóm hỉnh với ông trước Bộ quần áo mới của hoàng đế và cùng khóc bên ông trước những số phận thiếu nhi không may mắn như Cô bébándiêm có lẽ cũng chạc tuổi các em?). Chất thơ nhiều thương cảm của Anđecxen cũng còn nằm ở khả năng thanh sạch hoá, hướng tới sự cái thiện trong tâm hồn con người. II-Mộng ảo: ánh sáng và Bóng tối “Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ? .” Câu đầu tiên của lớp-tạm gọi là “ánh sáng và Bóng tối” đầy mộng ảo từ những lần quẹt diêm của em-sẽ chiếm gần 2/3 dung lượng truyện. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của phần này. Tên truyện Cô bébándiêm mang hai thông báo: nhân vật và “nghề nghiệp”. “Sinh ư nghệ .”. Em đã mang ánh sáng và sự ấm áp đến cho mọi người, nhưng cả trong quá trình truyện cũng như kết thúc lại “phản cổ tích” một cách thấm thía. “Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Nếu như ở phần đầu chỉ có cái rét, sự thờ ơ, lãnh đạm của người đời, những ánh sáng từ xa .thì đến đây, ánh sáng và sự ấm áp đã xích lại gần, nhưng mỗi lần đều ngắn ngủi để ngay sau đó nhường chỗ cho bóng tối, ảm đạm, sự rét mướt. Que diêm đầu tiên cho em đỡ rét, cho em “lò sưởi”, thì ngay khi lửa tàn em đã lo: “Đêm nay về nhà thế nào cũng bị cha mắng”. Que diêm thứ hai cho em “no” với một bữa ăn thịnh soạn với “bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá và có cả con ngỗng quay. Nhưng điều kì diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phóng sết, cắm trên lưng tiến về phía em bé”. Chi tiết ngỗng chạy cắm cả dao, nĩa trên lưng ngay khi ảo ảnh vẫn đang còn lung linh trước mắt nhân vật cho thấy hai điều: sự hóm hỉnh thấm đẫm lối hình dung sinh động của cổ tích dân gian của người kể chuyện; nhưng lại “phản cổ tích” theo kiểu rất Anđecxen là không thể có một hạnh phúc hoàn hảo trong đa phần trường hợp truyện kể của ông - ông đã “chơi ác” em bé đang đói, ông không để cho em “ăn” dẫu đó chỉ là mộng ảo. “Rồi . que diêm vụt tắt: trước mặt em chỉ còn là những bức tường dày đặc và lạnh lẽo”. Và một đoạn dài gần năm dòng sau đó là: “Thực tế đã thay cho mộng mị” thật tàn nhẫn trong cái đêm “hoang vắng và phẫn nộ” (Chính Hữu) đó. Que diêm thứ ba cho em cây thông Noởl-một đêm rực rỡ và chói lọi ánh sáng, rực rỡ bao sắc màu với “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên các cành xanh tươi ( .) Em với đôi tay về phía cây . nhưng diêm tắt”. Diêm tắt là bóng tối. “Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời”. Mỗi ngôi sao đổi ngôi gắn với một linh hồn bay về với Chúa theo quan niệm của bà em. ánh sáng của những ngọn nến đó đã cho em nhớ tới bà nội hiền hậu xưa kia sau khi em đã “đỡ rét”, “đã no”-một nghệ thuật dẫn chuyện kín đáo hợp với sự phát triển lôgic của tâm lí nhân vật Cô bébándiêm đang phải chịu cái lạnh, cái đói, sự ghẻ lạnh của đời . Hình ảnh về người bà hiền hậu, “to lớn và đẹp lão” chưa bao giờ em từng thấy-cái thiên đường ngày xưa ấy-ở phần đầu truyện nay lại trở về “cầm lấy tay em . bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế” trong ánh sáng của những que diêm cuối cùng em quẹt . Câu cuối cùng vừa trích dẫn ngắn, cộc lốc như ghìm nén sự xót xa, nhiều thương cảm nhưng cũng không khỏi mai mỉa cho số phận bị đầy ải bất công của họ trước những cảnh đời ngựa xe sang trọng lãnh đạm vẫn đang lướt qua . Trong truyện có một phát ngôn duy nhất có âm thanh với tính cách là đối thoại của nhân vật vào những dòng gần cuối truyện (những lời “reo lên cho cháu đi với” của em bé với bà nội chúng tôi cho có lẽ vẫn chỉ là những độc thoại trong tâm tưởng của em, em “reo lên” trong tâm trí khi đang hướng tới người bà): Mọi người bảo 3 nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm” khi họ nhìn thấy tử thi em bé và bao diêm đã đốt hết. Câu này mang tính chất tập thể, “biểu quyết” nhất quán nhận định về một hiện tượng mà không cần tìm hiểu bản chất. Một câu ngắn, khách quan không thêm bất cứ một lời bình giá nào lại gây hiệu quả lớn: trĩu nặng tâm lí xót xa ở người đọc và tiềm tàng sự phê phán nhân sinh của tác giả. “Sưởi cho ấm” thì làm sao mà có thể chết được? “Sự trục trặc nhân quả” của phát ngôn trên càng chỉ tố giác thêm sự thờ ơ, thói ích kỉ trong thiên truyện “cổ tích” về lòng người mà dường như Anđecxen muốn gửi gắm thông điệp qua gần hai thế kỉ nay. Về hình thức, những lần bật/tắt, sáng/tối của diêm giống trong các truyện cổ tích thuần tuý. ánh sáng ở đây mang chức năng cứu tinh, hộ mệnh. Mỗi lần ánh sáng đến là mỗi cảnh sắc mới hiện lên để em thoát khỏi bóng tối, âm ti, địa ngục . Có điều, nghệ thuật của Anđecxen đã khiến cho cấp độ của “địa ngục”, sự tăm tối ngày càng đáng sợ hơn: lần đầu sợ cha mắng (người ruột thịt chí ít cũng không thể tàn nhẫn như người đời); lần thứ hai là “những bức tường dày đặc và lạnh lẽo” tượng trưng cho sự cùng đường, hết tự do, cho lòng người; lần thứ ba là những ngôi sao tương ứng với cái chết. Song, những người như em thì cái chết lại là giải thoát (giác ngộ và vô minh là ánh sáng và bóng tối-em đã đi từ vô minh đến miền giác ngộ một cách bất tự giác trong đói nghèo): người bà xuất hiện mang chức năng ông Bụt, cô Tiên, người cứu trợ trong truyện cổ tích. Sự “phản cổ tích” ở đây là người cứu trợ lại “giúp” cho em chết chứ không phải giúp cho em sống. Những ngọn lửa từ que diêm em thắp lên tựa như những ngọn lửa tinh thần, nhận thức trực giác về cảnh ngộ hiện tại thông qua một đường vòng bằng những mộng ảo. “Ngọn lửa tinh thần hoá này gắn với những nghi lễ hoả táng, với mặt trời, với những dạng lửa của sự lên cao và sự thăng hoa .” 3 . Nên chăng có thể hiểu rằng đằng sau bi kịch của em bébándiêm là hình bóng tâm linh một quá khứ và hiện tại nhiều cay đắng của Anđecxen - người “bà con nghèo” trong nền văn học Đan Mạch như ông bị coi như thế lúc đương thời-, là trái tim e thẹn, rớm máu, tấm lòng nhân hậu của ông trước bao số phận trẻ thơ, trước những con người bình dị trong cái xã hội trưởng giả Đan Mạch lúc bấy giờ? Cái xã hội mà xa xưa, trước bi kịch của em bébándiêm rất lâu đã tồn tại một câu nói đầy dao động bi kịch của chàng hoàng tử Hamlet: “To be or not to be”. Dẫu cho có nhiều cay đắng, nhiều buồn tủi trong những thiên truyện tuyệt vời của Anđecxen, thì chất thơ, giọng kể hiền hậu, hóm hỉnh, niềm cảm thông và sự ái ngại sâu xa về biết bao điều nhân sinh qua mỗi trang sách vẫn day dứt, ám ảnh, đọng lại bền lâu một thứ “cổ tích” cho trẻ thơ và một “phản cổ tích” cho người lớn trên cùng một văn bản trong mỗi chúng ta. Anđecxen là một kiểu ông già Noởl về tinh thần-“cái con người kì quặc đáng yêu, đồng thời là nhà thơ” đó. Anđecxen vẫn như đang đứng bên cửa sổ trong căn nhà thanh sạch của gia đình trên quê hương Đan Mạch, với một bông hồng bạch to trên ve áo đuôi tôm đang nheo mắt vẫy vẫy tay cười với các em nhỏ đang đứng bên dưới nhìn ông. Phong cảnh quê hương thấm đượm chất thơ, cổ kính và tươi đẹp sẽ đi vào những trang sách của ông: “Những bông hoa tuylip đã nở lên trong các chậu đất ấy. Mùi hương như trộn lẫn với tiếng chuông nhà thờ vọng lại, tiếng búa đóng giày của bố, tiếng nhịp trống gõ đều đều vang ra từ trại lính đóng gần đó, tiếng sáo của người hát rong, những bài ca với giọng khàn khàn của những người thủy thủ đưa những con phà kềnh càng theo kênh đào ra vịnh biển gần đấy .” 4 . Hànội, Những Ngày Sắp Bước Vào Năm 2000 Ý NGHĨA NGỤ NGÔN TRONG 4 TRUYỆN NGẮN DỌN ĐẾN NHÀ MỚI ∗ CỦA ALPHONSE DAUDET Đào Duy Hiệp Vào nửa sau thế kỷ XIX trên bầu trời văn học Pháp đã xuất hiện một ngôi sao phương Nam, xứ Provence, lặng lẽ toả sáng như một hồn thơ dịu dàng và trong trẻo: A.Daudet (1841-1897). ánh sáng, màu sắc, hương thơm; nắng vàng trong rực rỡ với những ngọn gió mixtran khô và lạnh; những phong tục địa phương; sự va chạm của thời gian xưa và nay-cái bi kịch muôn đời; cổ tích, dân gian thấm đẫm trong những lời văn âu yếm buồn bã, thấp thoáng trào lộng, hóm hỉnh hiện đại khiến tập truyện ngắn “Những bức thư từ cối xay gió của tôi” của Daudet như một phòng trưng bày những chứng tích hoang phế của một thời êm đẹp đã rời xa ta mãi chẳng thể nào trở về trên nền một thiên nhiên phóng khoáng, chuyển động, giàu sức sống, hồn thơ . cùng với những con người, loài vật như ngụ ngôn mong mỏi về một đời sống thanh bình, êm ả. “Dọn đến nhà mới” là “bức thư” mở đầu “từ cối xay gió của tôi” - có thể coi như một “tuyên ngôn” của người kể chuyện về thiên nhiên, về một đời sống phóng khoáng, giản dị, trong sáng của một trái tim đầy nắng gió của “miền Nam thôn dã” nước Pháp. I-Truyện ngụ ngôn: Ngụ ngôn là ngụ ý, gửi gắm ý nghĩa răn đời, luân lý, triết lý nhân sinh về những quan hệ người trong xã hội. ý nghĩa triết lý hiện diện rất sâu đậm trong truyện ngụ ngôn. Nó là những “vở kịch nhỏ” mang tính kịch cao: “Phần cụ thể là truyện kể, phần trừu tượng là ý niệm rút ra từ truyện đó, có thể gọi là lời quy châm” 2 . Truyện ngụ ngôn có thể lấy loài vật, thực vật, vật vô tri vô giác . hoặc con người, thần tiên . để nói chuyện về chính con người. “Nhưng dù là loại gì thì nhân vật của truyện ngụ ngôn cũng chỉ là phương tiện giúp cho tác giả gián tiếp nêu lên những điều muốn gửi gắm mà thôi ( .). Cần phân biệt truyện ngụ ngôn với truyện cổ tích loài vật. Hai loại truyện này có thể cùng chung nguồn gốc, nhưng chức năng và đặc điểm thể loại thì hoàn toàn khác nhau. Truyện cổ tích loài vật hướng về loài vật, coi loài vật là đối tượng thẩm mỹ trực tiếp, đối tượng trực tiếp của sự nhận thức và lý giải. Còn truyện ngụ ngôn chỉ dùng loài vật làm phương tiện để nhận thức và lý giải những vấn đề của con người và xã hội loài người mà thôi” 3 . Truyện ngụ ngôn đã cótừ thời Cổ đại ở nhiều nơi trên thế giới như Hi Lạp, La Mã, Trung Hoa . Ban đầu nó là phương tiện giáo dục, răn đời, sau trở thành vũ khí đấu tranh giai cấp chống lại những kẻ áp bức qua những lời nói bóng gió, kín đáo của những người lao động, những người không có quyền lực. Các tác giả nổi tiếng về ngụ ngôn có thể kể: ésope, Phèdre, Trang tử, Liệt tử . Vào nửa sau thế kỷ XII thời Trung cổ Pháp có “Truyện Con Cáo” của Chrétien de Troyes, sang thế kỷ XVII có La Fontaine với quan niệm: “Một thứ luận lý trần trụi làm người ta chán nản, truyện kể làm cho điều luân lý lọt tai cùng với nó” (Dẫn theo Đinh Gia Khánh, theo chú thích 2, tr. 349). Nghệ thuật truyện ngụ ngôn bao hàm cái nhìn trẻ thơ kết hợp với những suy nghĩ nghiêm trang của người lớn về cuộc sống, xã hội, con người. Đó là “cách biểu hiện tư tưởng bằng tỷ dụ”. Con vật hay sự vật đều phải là những tỷ dụ dễ hiểu, được công nhận ở mọi nơi (cáo tinh ranh, lừa ngu ngốc, con giơi hai mặt .). Tuy có thể có cái nhìn hơi khác nhau về đặc tính của các tỷ dụ ở các dân tộc khác nhau trên thế giới, nhưng nhìn chung ngụ ngôn thường sử dụng những tỷ dụ “có ý nghĩa phổ biến toàn nhân loại”. Ngoài tính kịch, ngụ ngôn mang chứa A.Đôđê, Những vì sao, Nxb. Văn học, 1981, Trần Việt, Anh Vũ dịch. 5 nhiều chất thơ qua cách nói ví von như đă được nhiều nhà nghiên cứu dân gian khẳng định. Chúng tôi nghĩ nhân vật của ngụ ngôn thường là các loài vật có lẽ do sự sống động của chúng. Trong kho tàng ngụ ngôn của ta đã từng có Trê cóc, Lục súc tranh công, Trinh thử, Con hổ, con trâu và người đi cày . hoặc trộn lẫn giữa ngụ ngôn và trào phúng như Xẩm xem voi, Mèo vẫn hoàn mèo. Phải chăng, ngoài lí do sống động, hoạt động khiến cho các loài vật trở thành nhân vật trung tâm của ngụ ngôn, còn có nguyên nhân khác nữa là chúng không cãi lại được con người khi họ gọi ra bản năng thật của chúng, phê phán chúng, từ đó gửi gắm những ý nghĩa sâu xa hơn về luân lý, đạo đức ra ngoài loài của chúng. Từ ngụ ngôn nguyên thủy (hay dân gian) theo nghĩa gốc đó về loài vật, chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa ngụ ngôn hiện đại qua thế giới loài vật của A.Daudet. II-Dọn đến nhà mới: Câu chuyện được kể ở ngôi tôi và hoàn toàn không có đối thoại giữa người kể chuyện với loài vật. (Khác hẳn cách xử lý của M.Aymé trong tập Con mèo ú tim). Có thể coi độc thoại (hay quan sát, lời nói bên trong) của người kể chuyện ở đây cũng là một dạng của đối thoại trong im lặng, hiền từ và tràn ngập niềm cảm mến với các con vật. Cả một thế giới loài vật xôn xao lên, sinh động lên, có hồn lên bởi cái hồn của người chứng kiến kết hợp với cái nhìn “trẻ thơ” trong sáng từ ngụ ngôn nguyên thủy. “Bầy thỏ quả là đã sửng sốt!” là câu mở đầu của truyện chỉ một thái độ đang yên lành của bầy thỏ bỗng chuyển đột ngột sang kinh hoảng khi bất ngờ có kẻ đột nhập vào nơi chốn thanh bình của chúng. Tính kịch trong ngụ ngôn đã biến thái thành sự khơi gợi tò mò, hấp dẫn đưa độc giả bước vào thế giới của truyện. Cối xay gió là “đại bản doanh”, là “trung tâm hoạt động chiến lược” của chúng, bởi “thỏ ta cứ ngỡ cái giống người xay bột thế là đã tuyệt diệt, chẳng còn ai”; đó cũng là không gian tượng trưng mà từ đó “Những bức thư từ cối xay gió của tôi” của A.Daudet ra đời. Nó mang ý nghĩa như một chứng nhân, phế tích của sinh hoạt xa xưa vùng nắng, gió phương Nam quê hương tác giả giờ đây đang nằm im lìm không còn hoạt động nữa. Như một ca sỹ của đồng quê, Daudet hát lên những lời ca êm ái về một quá khứ đẹp đẽ thôn dã thanh bình, một “không gian ngào ngạt hương thơm và ấm áp, cách xa hàng ngàn dặm với báo chí, với ngựa xe, với sương mù .”, cách xa với một “Paris ầm ĩ và tối tăm”. Trước Daudet hàng thế kỷ, các nhà văn, nhà triết học Pháp như Rousseau, Bernardin de Saint Pierre . và sau đó là văn học lãng mạn đã ca ngợi vẻ đẹp của thôn quê thanh bình, êm ả đối lập với sự “xâm lăng” của đô thị, với công nghiệp sắt thép và xi măng cũng là một sự nuối tiếc thời dĩ vãng xưa không bao giờ trở lại nữa. Bi kịch của thời gian, của sự phát triển máy móc cơ giới thấm vào từng trang văn xuôi Daudet trong trẻo như những cánh hoa kỷ niệm đầu đời ép trong trang vở giờ đây đã trở nên xa xôi. Chất thơ của một thiên nhiên đầy hương thơm ngân vang và thấm thía. Trong sự im ắng của không gian, sự lặng lẽ trôi chảy của thời gian, bọn thỏ “cứ ngỡ” là không ai quấy rầy chúng nữa; nhưng “đám quân đồn trú” đó đã bỏ chạy “tán loạn”, “cong đuôi . biến vào bụi rậm” bởi một sự khác thường. Huy động một loạt các từ ngữ quân sự để gán cho một loài vật vốn rất nhát, “Nhát như thỏ đế”, trước hết là cái nhìn âu yếm của người kể chuyện với lũ thỏ do cách nói ngược với “tỷ dụ” vốn quen thuộc với mọi người, cũng là ngầm nói đến “chủ quyền” ngang nhiên của chúng ở một nơi đã quá lâu không có người lai vãng. Thời gian đã trôi qua cùng với sự quên lãng của con người nằm trong hình ảnh hoạt động náo nhiệt vui vầy của bọn thỏ. Chúng đã bỏ chạy và “Tôi rất mong chúng quay lại”. Người đến cũng không mong mình mang lỗi đến, kẻ chạy đi cũng đã chẳng hiểu rằng mình đã mang theo cả “chủ quyền” để chạy. Tình thế trở nên thật trớ trêu, hài hước. 6 Khác với thái độ hoảng hốt của bầy thỏ, gã cú “ở thuê trên tầng thứ nhất” “cũng hết sức sững sờ khi thấy tôi”: “Một con cú già hiểm độc, đầu cúi xuống, trầm tư như một nhà tư tưởng đã thường trú tại cối xay này hơn hai chục năm nay”; “Gã trợn tròn mắt ngó tôi một lát, rồi hốt hoảng vì không nhận ra tôi là ai, gã cất tiếng kêu: “Hu! Hu!” và uể oải rũ đôi cánh xám bụi. Những nhà tư tưởng kỳ quái , có bao giờ họ chải chuốt! . Cũng chẳng sao! ( .) gã ở thuê lầm lì này lại làm tôi ưa hơn ai khác và tôi vội gia hạn hợp đồng thuê nhà cho gã”. Hình ảnh gã cú khôn ngoan, triết nhân, “lầm lì” trái ngược hẳn với lũ thỏ nháo nhào, hoảng hốt được người kể chuyện gán cho một loạt các cụm từ giàu ý nghĩa tĩnh tại, chủ quyền và hết sức gần gũi với con người: “ở thuê”, “thường trú”, “gã ở thuê lầm lì”, “gia hạn hợp đồng”. Nếu cái nhìn bên trên đối với lũ thỏ là cái nhìn “nghiêm trang”, “quân sự” do tình thế ở một người đã từng trải, phảng phất thái độ bề trên độ lượng; thì với cú, cái nhìn lại thơ trẻ, thân tình, ngang bằng, thậm chí còn hơi “vì nể” đối với “chủ nhà” qua thái độ thăm dò và sau đó là hành động: “tôi vội gia hạn hợp đồng thuê nhà cho gã”. Không khí truyện ở phần trên là hiện đại qua các cụm từ ngữ quân sự; không khí truyện phần dưới lại trở lui về với thời đại của các truyện cổ tích dân gian, ngụ ngôn xa xưa khi con người giao hoà cùng loài vật. ở đó, chính loài vật là chủ nhân, con người thì “bình đẳng” với chúng. Trong biểu tượng văn hoá trên thế giới, cú và thỏ trái ngược nhau như Dương với Âm. Cú đại diện cho bóng tối, giá lạnh, buồn phiền, ẩn dật và sầu muộn, không tiếp xúc với ánh sáng ban ngày. Trong truyện cổ nó còn đại diện cho sự khôn ngoan và kinh nghiệm, là Dương, đôi lúc là hung bạo và ác hại. Nhìn chung, biểu tượng về cú là Xấu. Dân gian ta nói: “Hôi như cú” theo ý nghĩa trên. Ngược lại, thỏ đại diện cho Âm, dính với Mặt trăng, với nước là nguyên lí sống của muôn loài. Thỏ là con vật “nguyệt tính”, sinh sôi nảy nở mạnh. Có truyện ngụ ngôn kể rằng: một chú thỏ con nhìn xuống giếng. Nó nhăn mặt, con ở dưới cũng nhăn mặt doạ lại; nó quát, con ở dưới cũng quát lại . Thỏ ta chạy về mách mẹ. Mẹ thỏ dịu dàng bảo con cứ thử ra cười với bạn ấy xem sao . Thỏ làm y lời rồi phấn khởi chạy về kể lại cho mẹ nghe bạn đã vui với nó. Cuộc đời, một phần nào đó, là tấm gương phản chiếu lại một thái độ từ chủ quan chủ thể. Biểu tượng thỏ còn trực tiếp chỉ trăng. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã từng có: “Trải bao thỏ lặn ác tà”; “Lần lần thỏ bạc ác vàng” đều hàm nghĩa chỉ thời gian “vò võ” trôi qua. Trong truyện ngụ ngôn thuần tuý hay nguyên thủy, ý nghĩa luân lý răn đời được rút ra trực tiếp, rõ ràng. “Ngụ ngôn” của Daudet phải chăng nằm trong mạch văn hồn hậu, ân tình mang nhiều tính thơ, tính kịch hóm hỉnh, kín đáo, ẩn sâu trong giọng kể, thái độ của người kể chuyện: Đó là sự “chung sống hoà bình” giữa con người và loài vật, giữa các con vật khác xa nhau về “ngôn ngữ”, tính tình, nếp sống . III-Đàn gia súc trở về: “Từ sáng sớm, cổng trang trại đã mở toang hai cánh đón chờ, chuồng nào chuồng nấy ăm ắp rơm tươi”. Đàn cừu sau năm, sáu tháng trời ở trên núi đang trở về trong sự đón tiếp hân hoan, long trọng của mọi người và các bạn gia súc của chúng. Một bức tranh thật sinh động, âm vang được miêu tả từ xa đến gần, rõ nét dần qua lời kể của nhân vật “tôi”. Buổi tường thuật thật “đa thanh”, dân dã: “Chốc chốc người ta lại kháo nhau: “Lúc này họ đã tới Âyghie, lúc này họ đã tới Parađu”. Rồi thình lình vào buổi chiều, vang lên một tiếng reo to: “Họ kia rồi!” và từ xa, chúng tôi thấy đàn cừu tiến lại trong đám bụi mù rạng rỡ”. Trong thiên truyện đây cũng là những âm thanh, lời nói duy nhất của con người. Con 7 người bị lùi lại khiêm nhường trước vẻ đẹp của thiên nhiên và những hoạt động náo nhiệt, sinh động của thế giới loài vật. “Đi đầu là những con cừu đực già, sừng gương ra phía trước, vẻ hoang dã; đằng sau chúng là đông đảo họ nhà cừu, những cừu mẹ dáng hơi mệt nhọc, cừu con chạy quấn dưới chân, những con la cái cài hoa bông đỏ đung đưa theo nhịp bước những chiếc giỏ đựng các chú cừu non mơí đẻ, rồi đến các con chó đẫm mồ hôi, lưỡi lè sát đất .” “Những con công lớn màu xanh lam và vàng óng, mào như vải lưới, đậu ngất nghểu trên cây sào cao .” “Nhà gà đang ngủ giật mình thức giấc. Hết thảy đều bật dậy: nào chim câu, nào vịt, nào gà tây, gà Nhật Bản. Cả đàn gia cầm như hoá rồ dại; đám gà mái bàn nhau thức suốt đêm! .”. Cả một lễ hội của màu sắc, “hương vị hoang dã . ngây ngất” và âm thanh tưng bừng, nhộn nhạo, vui vẻ. “Đàn cừu trở về chuồng giữa cảnh tưng bừng, náo nhiệt ấy”. Một bức tranh chuyển động “rình rịch”, “lắc lư”, “ùa vào cổng lớn, sầm sập như trời đổ mưa rào .”, đàn cừu mang theo “một chút khí trời lồng lộng của cao nguyên” . Hết thảy mọi vật đều có hồn, chạy nhảy, reo ca, hân hoan trong niềm vui trở về và niềm vui đón rước thân thương. Một thế giới đại đồng của tình thương yêu, cảm động. “Lũ cừu đực già xúc động gặp lại máng ăn cũ của mình”; “bầy cừu non . mới sinh ra trong chuyến đi . ngơ ngơ ngác ngác” khi lần đầu tiên nhìn thấy trang trại . “Nhưng cảm động nhất vẫn là nhìn đàn chó”, những con chó dũng cảm, trung thành và tận tụy được dành hẳn một đoạn kết dài thật đáng yêu và cảm động. “những con chó canh cừu dũng cảm đang còn bận tíu tít, ( .) bưng tai bịt mặt cho đến khi bầy gia súc vào hết trong chuồng, ( .) chỉ đến lúc ấy chúng mới chịu về cũi và tại đây vừa tợp tợp chậu xúp, chúng vừa kể cho lũ bạn ở nhà nghe chúng đã làm gì trên núi cao, ở một vùng âm u có chó sói và những bông hoa đèn lồng đại đoá đỏ thắm ứ đầy sương”. Con chó là: “anh hùng khai hoá”, “tổ phụ huyền thoại”, người bạn gần gũi với con người. Trong huyền thoại, chó còn mang chức năng dẫn hồn trong đêm tối của cái chết và là bạn đồng hành của người trong ánh sáng ban ngày của cuộc đời. Như vậy chó là con vật can thiệp vào đời sống con người cả ở thế giới bên này cũng như thế giới bên kia. Nó có khả năng thấu thị và tìm ra kẻ có tội trong đám đông. Nó còn là người anh hùng chiếm lĩnh lửa liên quan đến ánh sáng, dương tính bởi nó luôn nằm cạnh lửa và gầm gừ khi có kẻ lạ đột nhập. Vì là kẻ can thiệp vào đời sống con ngưòi cả bên này lẫn bên kia thế giới nên nó mang cả nguyệt tính và nhật tính. Có lẽ trên thế giới, chó là một trong những biểu tượng phong phú, đa diện nhất mang những tính cách cao quý và cả thấp hèn của người. Tính trung thành tuyệt đối của nó được đề cao. “Con không chê cha mẹ khó/Chó không chê chủ nghèo” là câu nói quen thuộc của dân gian ta. “Khi con người không có anh em, chó là đứa em của người ấy. Trái tim chó đập hoà nhịp với trái tim của chủ nó” 3 . Người Pháp có câu ngạn ngữ: “Hãy cho tôi xem con chó của anh, tôi sẽ biết anh là ai” chỉ để thêm rằng sự thông minh, trung thành và gần gũi của chó với con người như thế nào. Trong thiên truyện, Daudet đã dành cho chó những tính cách, tình cảm hệt như của những con người trung hậu, dũng cảm và tận tụy với công việc: “bận tíu tít”, “như chả cần biết đến ai”, “mặc cho . tiếng gọi” của bạn, “mặc cho . nước giếng . mát rượi”, chúng “vẫn như bưng tai, bịt mặt cho đến khi bầy gia súc vào hết trong chuồng” . chỉ đến lúc ấy chúng mới ăn, mới “kể cho lũ bạn ở nhà nghe chúng đã làm gì trên núi cao .”. Toàn bộ danh sách những con vật trong truyện mỗi con một việc, một tính nết, cách 8 sống . nhưng qua cái nhìn của nhân vật “tôi” đã hiện lên thật sinh động, đáng yêu. Chúng có một đời sống, tình cảm của con người và không phải ngẫu nhiên, con người ở đây đã bị đẩy lùi xuống hàng thứ yếu, mờ nhạt, thấp thoáng: qua các phát ngôn, “truyền thanh” trực tiếp từng bước đi của đoàn gia súc trở về của dân làng; qua hình ảnh đi sau cùng của đoàn gia súc là: “hai ông mãnh chăn cừu lực lưỡng trùm chiếc áo khoác bằng len thô màu đỏ hoe dài chấm gót như chiếc áo thụng”, để cuối truyện: “và những chàng chăn cừu yên vị đâu đây quanh chiếc bàn ăn ở một căn phòng thấp”. Họ không nói (âm thanh cũng là một cách tuyên bố về sự tồn tại, có mặt) thì đã đành, mà bao giờ cũng chỉ là sự hiện diện cuối cùng, sau rốt, “đâu đây” như một sự điểm tô, chấm phá cho bức tranh thêm hoàn thiện về màu sắc, về chuyển động trong thế giới thanh bình của đời sống loài vật. “Ngôn ngữ” phức tạp, “đa thanh”, giàu tính biểu đạt qua các động thái, các màu sắc rực rỡ, những hoạt động tươi vui . của các loài vật (cú, thỏ, gà, vịt, công, chó .) thật chan hoà, sinh động như thế giới cổ tích, thần tiên, như bao giấc mơ thủa thiếu thời thơ nhỏ trong ta. Nó cũng là “ngụ ngôn” hiện đại về tình đoàn kết, sự giao hoà giữa con người cùng thiên nhiên, loài vật, niềm yêu thương, cảm thông, lòng nhân ái. Văn xuôi Daudet là một bản nhạc của ánh sáng, màu sắc, hương thơm, của gió và nắng, nó mang đậm chất thơ êm dịu, phảng phất nỗi buồn nhẹ nhàng đến từ phương Nam xa xôi nước Pháp. Đi tìm ý nghĩa “ngụ ngôn” trong sáng tác của Daudet nghĩa là ta đã thêm một lần “Dọn đến nhà mới”, đến với một không gian hoà hợp và thơ mộng: “Một khu rừng thông xinh đẹp chói chang ánh sáng chạy thoai thoải trước mặt tôi đến tận chân đèo. Phía chân trời in hình những đỉnh nhọn dãy Alpi . Không một tiếng động . Xa xa văng vẳng tiếng sáo, tiếng chim mỏ nhát trong búi oải hương, tiếng nhạc la trên đường cái quan . Tất cả cảnh vật nên thơ xứ Prôvăngx này chỉ sống nhờ ánh sáng” 5 . Mỗi chúng ta đều sống nhờ ánh sáng của tình yêu, niềm cảm thông, tình thân ái giữa cuộc đời, giữa con người . Hànội, những ngày cuối năm Mậu Dần 98. NHÂN VẬT VÀ NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIẾNG GỌI NƠI HOANG DÃ ∗ Đào Duy Hiệp Nước Mỹ vào những năm cuối cùng của thế kỉ mười chín và đầu thế kỉ hai mươi từng đoàn từng đoàn người đã dùng chó kéo xe đổ xô về miền Bắc Cực giá lạnh tới âm năm mươi độ trong cuộc săn tìm khai thác vàng. Vùng Bắc Cực giá lạnh và nghiệt ngã đó sẽ để lại những âm hưởng không thể phai mờ trong tâm trí và trên những trang viết rất nhiều và rất hay của Jack London (1876-1916) 2 . Ông là một nhà văn tiêu biểu cho tính cách Mỹ chân chính: mạnh mẽ, dữ dội, kiên quyết, hào phóng, chân thật, đầy phiêu lưu và dũng cảm mà sau này ta sẽ còn gặp lại một “phiên bản” khác ở Hemingway ngay cả ở cái kết thúc cuộc đời của hai người, dẫu rằng phương pháp sáng tác cũng như cái nhìn thế giới của họ không giống nhau. Jack London làm đủ mọi nghề, bị tù tội vì lang thang và nói chuyện cách mạng, săn hải cẩu, Giắc Lănđơn, Tiếng gọi nơi hoang dã, Nxb. Lao động, 1983, Mạnh Chương, Nguyễn Tông Ái, Vũ Tuấn Phương dịch. 9 đi tìm vàng, đấu quyền Anh, vận động viên bơi lội, làm phóng viên, viết những bài báo tiến bộ, làm việc trong những nhà máy điện, nhà máy đồ hộp, nhà máy đay… Một cuộc đời lăn lộn tràn trề sinh lực nhưng ngắn ngủi bốn mươi năm đó đã để lại cho thế giới những tác phẩm lớn có giá trị, sâu sắc về “luật của dùi cui và răng nanh” trong thời đại ông, đồng thời cũng còn là tiếng vọng da diết về “Tình yêu cuộc sống”, ngợi ca sức mạnh tiềm tàng trong mỗi con người. Là một nhà văn tiến bộ, Jack London đã được độc giả Việt Nam biết đến qua những bản dịch các tập truyện Tiếng gọi nơi hoang dã, Sự im lặng màu trắng, Martin Iđơn một cuốn tiểu thuyết có tính chất tự thuật . Văn chương Jack London gọn, rõ, nhiều hành động. Thiên nhiên hoang vắng, đầy bất trắc, khốc liệt: “Tuyết cuồn cuộn xô tới, gió rét cắt da cắt thịt như những lưỡi dao nung trắng, và bóng đêm mù mịt .” trong cuộc hành trình đến nơi hoang dã như càng khiến cho những tính cách nhân vật bộc lộ rõ rệt hơn trong cuộc tồn sinh dữ dội và quyết liệt. I-Nhân vật: Cuộc phiêu lưu của Bấc Trong bản tiếng Việt, Tiếng gọi nơi hoang dã có độ dày 133 trang, bắt đầu từ trang 106 đến 239 gồm bảy chương, mỗi chương lại có tiêu đề riêng gắn chặt chẽ với từng bước phiêu lưu của nhân vật trung tâm - con chó Bấc: bắt đầu từ cuộc sống văn minh để cuối cùng trở về với đời sống bầy đàn, hoang dã, nguyên thủy. Mỗi chương gần như một câu chuyện độc lập về Bấc; nhưng các chương lại móc xích với nhau ngày càng hấp dẫn dệt nên toàn bộ số phận của nó. Trong truyện có nhiều nhân vật cả con người và lũ chó nhưng thực ra đó chỉ là những nhân vật phụ xoay xung quanh và làm nổi bật lên tính cách và số phận của nhân vật trung tâm. Không gian của truyện trải dài từ phương Nam chan hoà ánh nắng ấm áp cho đến tận phương Bắc lạnh lẽo, khắc nghiệt. Tuy nhiên, phương Nam chỉ có tính cách “lí lịch trích ngang” về quá khứ êm đẹp, nhàn nhã của con Bấc và nằm trọn vẹn trong chương I với tiêu đề “Vào cõi nguyên thủy”. Còn lại toàn bộ sáu chương là kể về cuộc hành trình dọc ngang và những thích nghi dần của nó với phương Bắc ngút ngàn màu trắng giá lạnh. Nhịp kể chậm rãi, cặn kẽ nhưng không kém phần mạnh mẽ, khốc liệt bắt đầu từ nơi sống chan hoà ánh sáng văn minh với rừng cây, hoa trái, bể bơi cùng các con cháu của ông Thẩm phán Milơ giàu có tiếp theo là những cuộc hành trình kéo xe thư, báo đầy gian khổ, bạo liệt của Bấc. “Thân thế” của Bấc được miêu tả cực kì tỉ mỉ: giống nòi, chủng loại, cha mẹ, đặc biệt là hình thức của nó. Nó bước đi oai vệ với thân hình một trăm bốn mươi pao tương đương với sáu mươi ba kilôgam rưỡi giữa cả bầy đàn chó các chủng loại khác trong khu vườn rộng rãi, mát mẻ của gia đình ông Thẩm. Nó là vua. “Vua của mọi sinh vật bò, lết và bay, kể cả con người nữa .”. Kiêu hãnh, đẹp mã và sạch sẽ là thế mà bỗng nhiên cuộc đời bốn tuổi của nó phải rẽ sang ngả khác. Một cuộc sống khác hung tàn, “lãnh địa của luật lệ nguyên thủy” không có nghỉ ngơi, không còn những ngày nhàn nhã tắm ánh nắng mơn man, không yên tĩnh, không một phút an toàn. “Tất cả đều là rối loạn và chiến đấu, và bất kì lúc nào tính mệnh cũng bị đe doạ. Thường xuyên cảnh giác là một nhu cầu bắt buộc, bởi vì chó và người ở đây không phải là chó và người của thị thành. Tất cả bọn chúng đều man rợ, chúng không tuân theo một luật lệ gì ngoài luật của dùi cui và răng nanh”. Bấc đã bị rơi vào một tình thế bắt buộc không còn con đường lựa chọn. Để thích nghi và sinh tồn nó phải chọn đúng cách sống rừng rú, nguyên thủy, luật của kẻ mạnh. Thuyết tiến hoá và chọn lọc tự nhiên của Darwin mà Jack London rất tâm đắc cùng với triết lí “siêu nhân” phải rèn luyện để trở thành thượng đẳng của Nietzsche ở đây phát huy hết tác dụng thông qua hình tượng nghệ thuật: nhân vật con chó Bấc. Một con chó thông minh, mạnh mẽ, dẻo dai, ngoan cường và kiêu hãnh như hội đủ tất cả những đức tính tốt đẹp nhất của tất cả các con chó trên thế gian này vào một mình nó. Giọng kể của người kể chuyện ở đây khách quan, trung tính nhưng tỏ rõ một khả năng quan sát và một tình yêu vô hạn đối với loài vật này. Một mặt, miêu tả kĩ ưu 10 [...]... cổ họng to lớn của gã phát ra âm thanh vang dội khi gã hát lên một bài ca của thế giới hoang sơ, bài ca của bầy sói” II-Người kể chuyện: vấn đề điểm nhìn Câu chuyện được kể ở ngôi thứ ba Người kể chuyện giấu mặt kể cho độc giả nghe về con chó Bấc Trừ những lúc kể lại các sự kiện (thân thế, giống nòi, chủng loại, bị bắt cóc đem bán, công việc kéo xe nặng nhọc, vất vả, miêu tả hình dáng, tính nết của... A.Daudet chỉ còn “biết nói” trong tâm tư ng và cái nhìn đầy âu yếm, cảm động của người kể chuyện Lũ chó ở đây tận tụy, trung thành và chỉ mang một chức năng canh gác và bảo vệ gia súc Con Bấc trong sáng tác của Jack London dường như là một thứ “anh hùng khai hoá”, “tổ phụ huyền thoại” tư ng trưng cho dương tính, tràn trề sinh lực và có chức năng thấu thị như biểu tư ng xa xưa trên thế giới Câu đầu tiên... ghét và “kể” lại những điều đó tư ng đương với khoảng 16 trang trên tổng số 133 trang truyện dịch Như vậy dung lượng là trên 1/10 Jack London tiến hành việc này một cách xen kẽ, tự nhiên Có ba kiểu giọng kể trong thiên truyện: lời kể tỉ mỉ, khách quan gần như tư ng thuật các sự kiện xảy ra là của người kể 13 chuyện (vụ bắt cóc Bấc, những cuộc đánh nhau giữa bầy chó, công việc lao động, hình dáng, cách... lệ, không thể bị đồng nhất với con người có thật (…) Vai trò và đặc trưng của nhân vật văn học bộc lộ rõ nhất trong phạm vi vấn đề “nhân vật và tác giả” Theo M.Bakhtin, tư ng quan “nhân vật-tác giả” tuỳ thuộc hai nhân tố: 1) lập trường (công nhiên hoặc che dấu) của tác giả trong quan hệ với nhân vật (lập trường đó có thể là: anh hùng hoá, mỉa mai, chế nhạo, đồng cảm, v.v); 2) bản chất thể loại của tác... như cả bầy đàn chó…), người kể chuyện luôn luôn linh hoạt thay đổi điểm nhìn sang đối tư ng miêu tả gần như một sự hoá thân vào nó “Khi nó tỉnh lại, nó lờ mờ cảm thấy đau ở lưỡi và nhận thấy mình đang bị đưa đi trong một loại xe cộ nào đó chạy xóc nảy lên Tiếng rít khàn khàn của chiếc còi đầu máy xe lửa đi qua ngã tư đã mách bảo cho nó hiểu là nó đang ở đâu Nó mở mắt Trong đôi mắt vụt bừng lên cơn... viễn nhận thấy; Bấc đã quan sát được tất cả bọn chúng; Bấc tự hỏi; nhưng bên trong Bấc canh một nỗi lo sợ cho tư ng lai, do đó mỗi lần không ai đả động gì đến nó thì nó lại mừng; Bấc nhìn thấy tiền trao qua đổi lại giữa hai người; Bấc nhận thấy rõ ràng là; Bấc nhìn thấy Xpit thè cái lưỡi đỏ tư i ra cười theo kiểu của hắn; kể từ lúc ấy, Bấc mãi mãi ghét cay ghét đắng Xpit Theo sự khảo sát của chúng... “Luật của dùi cui và răng nanh” là những bài học đầu tiên của nó “Chiếc dùi cui ấy là một phát hiện mới Đó là vật đưa nó vào lãnh địa của luật lệ nguyên thủy” và “một con người cầm dùi cui là một kẻ làm ra luật, một ông chủ phải được tuân lệnh” Những nhát dùi cui rất có nghề của những kẻ chuyên huấn luyện chó nện không thương tiếc đến làm nó choáng váng ngất đi sẽ là bài học in sâu vào trí óc khôn ngoan... còn lạ nước lạ cái chưa quen kỉ luật của đoàn Nhưng “vất vả vô cùng” thì lại hoà lẫn cảm giác của cả người thuật truyện lẫn đối tư ng được miêu tả Câu thứ hai vừa có thể là cái nhìn của người kể chuyện, lại vừa có thể là của chính Bấc vì lửa với chó gần gũi nhau (Chó trong biểu tư ng văn hoá thế giới mang nhiều ý nghĩa, nhưng “chó hay được hình dung như một anh hùng khai hoá, hoặc còn phổ biến hơn như... tia lửa của sự sống hay là nhiều khi trùng hợp với nó”5 ở Bắc Mỹ và một số huyền thoại của châu Đại dương cũng gắn biểu tư ng chó với người anh hùng sinh ra lửa hoặc là chủ của lửa vì nó luôn ngủ gần lửa và gầm gừ khi bị đuổi đi chỗ khác) Câu thứ ba, thì nửa câu đầu có vẻ như được tư ng thuật khách quan về hành động của Bấc, nhưng nửa câu còn lại là ai nói? “ấy là điều dĩ nhiên thôi” Điều “dĩ nhiên”... cả nhu nhược, hiền lành, nhút nhát cũng có Trong cuộc sinh tồn quyết tử giữa loài chó với nhau, kẻ khôn ngoan, mạnh mẽ và dũng cảm sẽ tồn tại Kẻ yếu ớt, vụng về sẽ bị khuất phục và bị giết Đó cũng là bài học mà nó đã nhanh chóng rút ra khi chứng kiến những thảm cảnh trên hành trình kéo xe của nó Nó đã tự điều chỉnh cho hợp với môi trường cừu địch “Giữa cái chết, chúng ta tìm ra sự sống” Sau khi tiêu . xót xa . Cô bé bán diêm đã vụt bay đi như một Thiên sứ trần gian trong một đêm đông lạnh lẽo, một đêm Giao thừa rét mướt bốn bề sau những que diêm lần. HIỆN THỰC VÀ MỘNG ẢO TRONG CÔ BÉ BÁN DIÊM ∗ CỦA ANĐECXEN Đào Duy Hiệp Rất nhiều năm sau này khi đứa trẻ trong