1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp kế toán kiểm toán thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần tổng công ty nông nghiệp quảng bình

89 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 849,95 KB

Nội dung

Về mặt lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát chi phísản xuất trong doanh nghiệp.Về mặt thực tế: Trên cơ sở tìm hiểu nghiên cứu thực tế, đánh giá thực trạngcông

Trang 1

KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CTCP TỔNG CÔNG TY NÔNG NGHIỆP

Trang 2

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CTCP TỔNG CÔNG TY NÔNG NGHIỆP

QUẢNG BÌNH

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:

Hồ Thị Diệu Linh Ths Phan Thị Hải Hà K46B Kiểm toán

Niên khóa: 2012-2016

Huế, tháng 5 năm 2016

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 3

Lời cảm ơn

Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ tận tình và chu đáo của các thầy

cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế trong suốt 4 năm qua đã truyền đạt cho em nhữngkiến thức bổ ích và cần thiết

Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến cô giáo Thạc sĩ Phan Thị Hải Hà đã giúp đỡ vàhướng dẫn em tận tình trong quá trình hoàn thành khóa luận này

Em cũng xin trân trọng cảm ơn anh Kế toán trưởng và các phòng ban của Công ty

cổ phần Tổng công ty nông nghiệp Quảng Bình đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trongsuốt quá trình nghiên cứu, điều tra, phỏng vấn và thu thập số liệu để hoàn thành khóaluận

Và cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã đóng góp ý kiếncũng như sự động viên, khích lệ trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện khóaluận

Mặc dù đã có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sótkhi thực hiện khóa luận này Kính mong các thầy giáo, cô giáo và bạn bè đóng góp ý kiến

để khóa luận ngày càng hoàn thiện hơn

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Hồ Thị Diệu Linh

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN……… i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC SƠ ĐỒ vi

DANH MỤC VIẾT TẮT vii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Các phương pháp nghiên cứu 2

5 Cấu trúc đề tài 3

6 Tính mới của đề tài 3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 4

1.1 Những vấn đề chung về kiểm soát nội bộ 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Bản chất của kiểm soát nội bộ 4

1.1.3 Chức năng của hệ thống kiểm soát trong doanh nghiệp 5

1.1.4 Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ 5

1.1.4.1 Môi trường kiểm soát 5

1.1.4.2 Hệ thống thông tin kế toán 6

1.1.4.3 Các thủ tục kiểm soát 6

1.1.4.4 Bộ phận kiểm toán nội bộ 7

1.1.5 Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống kiểm soát nội bộ 7

1.2 Kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp 7

1.2.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất 7

1.2.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất 7

1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 8

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

1.2.2 Kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 8

1.2.2.1 Sự cần thiết phải kiểm soát chi phí sản xuất 8

1.2.2.2 Khái niệm kiểm soát chi phí sản xuất 9

1.2.2.3 Các nguyên tắc về kiểm soát chi phí sản xuất 9

1.2.2.4 Tổ chức hệ thống thông tin phục vụ cho kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất10 1.2.3 Các thủ tục kiểm soát chi phí sản xuất .11

1.2.3.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 11

1.2.3.2 Chi phí nhân công trực tiếp 13

1.2.3.3 Chi phí sản xuất chung 14

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 15 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG CÔNG TY NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH 17

2.1 Tổng quan về công ty cổ phần tổng công ty nông nghiệp Quảng Bình 17

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 17

2.1.2 Đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh 19

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý: 19

2.1.4 Tình hình về nguồn lực của công ty trong 3 năm 2013 – 2015 22

2.1.4.1.Tình hình nguồn lao động 22

2.1.4.2 Tình hình tài sản, nguồn vốn 24

2.1.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 26

2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 29

2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán 29

2.1.4.2 Tổ chức chế độ kế toán 30

2.1.4.3 Các chính sách kế toán chủ yếu được áp dụng 32

2.2 Thực trạng kiểm soát chi phí sản xuất tại CTCP Tổng công ty Nông nghiệp Quảng Bình 32

2.2.1 Môi trường kiểm soát tại doanh nghiệp 32

2.2.2 Hệ thống thông tin kế toán tại doanh nghiệp 34

2.2.2.1 Tổ chức hệ thống tài khoản CPSX: 34

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

2.2.2.2 Hệ thống chứng từ chi phí sản xuất 34

2.2.2.3 Tổ chức hệ thống sổ sách về chi phí sản xuất 35

2.2.2.4 Các báo cáo kiểm soát chi phí sản xuất 35

2.2.3 Thủ tục kiểm soát chi phí sản xuất tại doanh nghiệp 35

2.2.3.1 Quy định và yêu cầu kiểm soát chi phí sản xuất tại đơn vị 35

2.2.3.2 Thủ tục kiểm soát chi phí sản xuất tại doanh nghiệp 36

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 62

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CTCP TỔNG CÔNG TY NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH 63

3.1 Nhận xét chung về công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty 63

3.1.1 Ưu điểm 63

3.1.2 Nhược điểm 64

3.2 Các giải pháp đề xuất góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty 65

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 67

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68

1 Kết luận 68

2 Kiến nghị 68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2013-2015 23

Bảng 2.2.Tình hình tài sản nguồn vốn công ty năm 2013-2015 25

Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2013 - 2015 28

Bảng 2.4 Phiếu nhập kho phân SA 38

Bảng 2.5 Phiếu đề nghị xuất vật tư phân SA 41

Bảng 2.6.Phiếu xuất kho phân SA 43

Bảng 2.7 Biên bản kiểm kê 46

Bảng 2.8 Bảng tổng hợp chi phí NVLTT 47

Bảng 2.9 Chứng từ ghi sổ NVLTT 48

Bảng 2.10 Bảng chấm công 51

Bảng 2.11.Bảng phân bổ lương nhà máy phân bón Sao Việt tháng 12/2015 52

Bảng 2.12.Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp 55

Bảng 2.13.Chứng từ ghi sổ Chi phí nhân công trực tiếp 55

Bảng 2.14.Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung 59

Bảng 2.15 Hóa đơn GTGT Tiền điện tháng 12 năm 2015 61

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1.Tổ chức bộ máy quản lý 22

Sơ đồ 2.2.Sơ đồ tổ chức kế toán 29

Sơ đồ 2.3.Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 31

Sơ đồ 2.4.Quy trình mua và nhập kho NVL 40

Sơ đồ 2.5 Quy trình xuất kho NVL 44

Sơ đồ 2.6.Quy trình kiểm soát chi phí NCTT tại công ty 53

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

DANH MỤC VIẾT TẮT

NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp

HTTT Hệ thống thông tin

CCDC Công cụ dụng cụĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lí do chọn đề tài

Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, bước đầu hội nhập sâu vào nền kinh

tế thế giới và các tổ chức kinh tế khu vực Đây là cơ hội và cũng là thách thức vìdoanh nghiêp muốn tồn tại và phát triển phải tự khẳng định được vị trí, chỗ đứng vữngchắc của mình trên nền kinh tế thị trường Như chúng ta đã biết, chỉ khi nào chi phísản xuất được quản lý tốt thì doanh nghiệp mới có thể kiểm soát tốt được giá thànhsản phẩm, để từ đó nâng cao đc khả năng cạnh tranh của mình so với đối thủ cùngngành cũng như gia tăng lợi nhuận Để có thể thực hiện được điều này thì việc thiết lậpmột hệ thống kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả là một trong những vấn đề cấp thiết đối vớicác doanh nghiệp, đặc biệt là hệ thống kiểm soát về chi phí Công tác kiểm soát về chiphí thường xuyên, chặt chẽ khoa học sẽ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh, nó là công cụ hữu hiệu để điều chỉnh các hoạt động của doanhnghiệp, cung cấp những thông tin hữu ích cho nhà quản lý đánh giá được hiệu quả hoạtđộng của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định quản lý đúng đắn nhằm đảm bảo

và tăng cường hiệu quả hoạt động, đảm bảo và tăng cường độ tin cậy của báo cáo tàichính cũng như sự tuân thủ luật pháp

Công ty cổ phần Tổng công ty Nông nghiệp Quảng Bình là một doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực hoạt động sản xuất Hơn bao giờ hết để vượt qua những tháchthức mang tính chất khốc liệt này đòi hỏi công ty không chỉ áp dụng công nghệ kỹthuật tiên tiến, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm mà còn phải sử dụng cácphương pháp để kiểm soát tốt chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình Trong đó việc kiểm soát chi phí chặt chẽ là một yêu cầu cấp thiếtnhất thiết đối với công ty Xuất phát từ nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểmsoát chi phí sản xuất, nhu cầu khách quan về mặt lý luận và thực tế thực tập tại Công

ty Cổ phần Tổng công ty nông nghiệp Quảng Bình, em đã lựa chọn đề tài“Thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Tổng công ty Nông nghiệp Quảng Bình”.

2 Mục tiêu của đề tài

Đề tài gồm các mục tiêu chính

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

Về mặt lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát chi phísản xuất trong doanh nghiệp.

Về mặt thực tế: Trên cơ sở tìm hiểu nghiên cứu thực tế, đánh giá thực trạngcông tác kiểm soát chi phí sản xuất trong Công ty Cổ phần Tổng công ty Nông nghiệpQuảng Bình, chỉ ra những tác động tích cực và những hạn chế cần khắc phục để xâydựng và hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí sản xuất tốt hơn trong công ty và pháthuy vai trò kiểm soát chi phí sản xuất trong việc ngăn chặn và phát triển mọi hành vilãng phí, góp phần bảo vệ tài sản của công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu về kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất và nghiêncứu thực trạng kiểm soát chi phí sản xuất sản phẩm tại công ty cổ phần Tổng công tyNông nghiệp Quảng Bình

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu công tác kiểm soát chi phí trong sảnxuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phísản xuất chung tại Nhà máy sản xuất phân bón Sao Việt thuộc Công ty cổ phần Tổngcông ty nông nghiệp Quảng Bình

Phạm vi thu thập tài liệu: Đề tài sử dụng những dữ liệu liên quan trong khoảngthời gian từ 2013-2015 và tập trung tại năm 2015 để hoàn thành nội dung chính

Thời gian hoàn thành: Đề tài được triển khai và hoàn thành trong 4 tháng, từ 18/1đến 15/5 năm 2016

4 Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu : được sử dụng để nghiên cứu số liệu liên quan

đến tài liệu từ giáo trình, sách báo, tạp chí, internet và những chứng từ sổ sách củacông ty Từ đó nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn công tác kiểm soát chi phí tạicông ty

Phương pháp quan sát phỏng vấn: Quan sát quy trình, cách thức tiến hành công

việc của nhân viên phòng kế toán của công ty, nhà máy và các phòng ban khác để tìmhiểu chức năng, nhiệm vụ và công việc cụ thể của từng phòng ban, cá nhân trong công

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

ty Xác minh những thông tin tự tìm hiểu bằng cách hỏi lại kế toán trưởng và các nhânviên kế toán trong công ty.

- Phương pháp xử lý số liệu:

Phương pháp phân tích số liệu: Các số liệu thô, những quan sát, phỏng vấn… đã

thu thập được xử lý và phân tích để xâu chuỗi chúng lại với nhau một cách logic vàchính xác

Phương pháp so sánh: Trên cơ sở tài liệu thu thập được, qua quá trình nghiên cứu,

so sánh rút ra những điểm giống và khác nhau giữa lý thuyết với thực tế tại công ty

5 Cấu trúc đề tài

Đề tài gồm 3 phần:

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu

Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Tổng công

ty nông nghiệp Quảng Bình

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí sản xuất

Phần III: Kết luận và kiến nghị

6 Tính mới của đề tài

Trong quá trình tìm hiểu về đề tài, em nhận thấy rằng đề tài về lĩnh vực kiểm soátnội bộ nói chung và kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất nói riêng là chưa phổ biến, chưađược đưa ra nghiên cứu sâu rộng trong phạm vi trường Đại học Kinh tế Huế bởi vì đềtài này khá phức tạp và khó thực hiện Qua tham khảo và nghiên cứu các bài luận văntrên thư viện trường Đại học kinh tế Huế kết hợp với trên internet, em thấy rằng cáctiền nghiên cứu trước đây chưa đi sâu vào việc đưa ra các giải pháp để khắc phụcnhững nhược điểm của công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại doanh nghiệp.Do đó,với việc thừa kế các tiền nghiên cứu trước và làm mới thêm bằng cách cập nhật thêmthông tư 200 của BTC – thông tư mới nhất hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp đểtìm hiểu công tác kiểm soát chi phí sản xuất một cách sâu sắc hơn đồng thời tìm hiểuthật kỹ để đưa ra các giải pháp kiến nghị phù hợp khắc phục các nhược điểm mà các

đề tài trước chưa đi sâu, đề tài “ Thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại

Công ty Cổ phần Tổng công ty Nông nghiệp Quảng Bình” được hoàn thành.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 13

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG

DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1 Những vấn đề chung về kiểm soát nội bộ

1.1.1 Khái niệm

Kiểm soát nội bộ là hệ thống gồm các chính sách, các tiêu chuẩn, các thủ tục kiểmsoát đặc thù do Ban lãnh đạo của đơn vị thiết lập nhằm kiểm tra, theo dõi mọi hoạt độngcủa đơn vị phục vụ cho nhu cầu quản lý, thực hiện các mục tiêu Đảm bảo công tác bảo vệtài sản của Đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của các thông tin, đảm bảo việc thực hiện các chế

độ pháp lý và bảo đảm hiệu quả của các hoạt động và hiệu lực quản lý [1]

Theo định nghĩa của COSO (committee of sponsoring organization) thuộc Hộiđồng quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian lận Báo cáo tài chính đưa ra vào năm 1992,kiểm soát nội bộ là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị, các nhân viêncủa đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý trong việcthực hiện các mục tiêu:

 BCTC đáng tin cậy

 Các luật lệ và quy định được tuân thủ

 Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả

1.1.2 Bản chất của kiểm soát nội bộ

Quá trình kiểm soát là cần thiết trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con ngườibên trong tổ chức cũng như toàn bộ xã hội Việc kiểm soát được hiểu là tổng hợpnhững phương sách để nắm lấy và điều hành đối tượng hoặc khách thể quản lý, nênbản chất kiểm soát được hiểu rõ trong các giai đoạn chủ yếu của quá trình quản lý.Nhà quản lý lập kế hoạch, xây dựng các mục tiêu và có những hoạt động rõ ràng đểthực hiện các mục tiêu Song những hoạt động nghiệp vụ đó tự nó chưa được coi làđầy đủ vì thế nhà quản lý cần đến những thủ tục kiểm soát để đảm bảo những hànhđộng thích hợp và ngăn ngừa những hành động không thích hợp.Chức năng kiểm soátchính là đem lại những biện pháp, hành động và thủ tục cần thiết đó

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

1.1.3 Chức năng của hệ thống kiểm soát trong doanh nghiệp

Theo TS Ngô Trí Tuệ (2006), Kiểm soát nội bộ là một chức năng thường xuyên

của đơn vị nhằm phát hiện các sai phạm có thể xảy ra trong từng giai đoạn công việc

để tìm ra biện pháp ngăn chặn, thực hiện có hiệu quả tất cả các mục tiêu đặt ra của đơnvị:

 Bảo vệ tài sản của đơn vị:

Tài sản của đơn vị bao gồm tài sản hữu hình và vô hình; tài sản về vật chất hayphi vật chất, chúng có thể bị đánh cắp, lạm dụng vào mục đích khác nhau hoặc bị hưhại ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị nếu không được bảo vệ bởi các hệ thống kiểmsoát Vì vậy, việc bảo vệ tài sản luôn là yêu cầu đặt ra đối với nhà quản lý

 Bảo đảm độ tin cậy của các thông tin:

Các thông tin kinh tế, tài chính phải đảm bảo tính kịp thời về thời gian, tính chínhxác, tin cậy cũng như phản ánh đầy đủ, khách quan các nội dung chủ yếu của mọi hoạtđộng kinh tế, tài chính của đơn vị là căn cứ quan trọng cho việc hình thành các quyếtđịnh của nhà quản lý

 Bảo đảm việc thực hiện các chế độ hợp lý:

Hệ thống kiểm soát nội bộ phải đảm bảo các quyết định và chế độ pháp lý liênquan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

 Đảm bảo hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý:

Các quá trình kiểm soát trong đơn vị được thiết kế nhằm giảm thiểu sự lãng phítrong hoạt động và kém hiệu quả các nguồn lực trong doanh nghiệp

Tuy nằm trong một hệ thống song bốn mục tiêu trên đôi khi cũng có mâu thuẫnvới nhau như giữa tính hiệu quả hoạt động với mục đích bảo vệ tài sản hoặc cung cấpthông tin đầy đủ và đáng tin cậy hay chi phí để duy trì hệ thống.[2]

1.1.4 Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ

Theo TS Ngô Trí Tuệ (2006), hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

được cấu thành bởi 4 bộ phận chính sau:

1.1.4.1 Môi trường kiểm soát

Bao gồm toàn bộ các nhân tố bên trong và bên ngoài đơn vị có tác động đến việcthiết kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của các loại hình KSNB Các yếu tố tác động hoặc

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

trực thuộc môi trường kiểm soát bao gồm:

a) Môi trường bên trong: các nhân tố trong môi trường kiểm soát gồm

- Đặc thù về quản lý

- Cơ cấu tổ chức và văn hóa trong tổ chức

- Chính sách nhân sự

- Công tác kế hoạch

- Ủy ban kiểm soát

b) Môi trường bên ngoài

1.1.4.2 Hệ thống thông tin kế toán

Hệ thống thông tin trong đơn vị bao gồm nhiều phân hệ, trong đó HTTT kế toán

là một bộ phận quan trọng Một HTTT hữu ích phải đảm bảo các mục tiêu kiểm soátchi tiết: Tính có thật; Sự phê chuẩn; Sự phân loại; Tính đúng kỳ; Quá trình chuyển sổ

và tổng hợp chính xác

Để đảm bảo hệ thống kiểm soát vững mạnh thì HTTT kế toán phải phát huy vaitrò kiểm soát thể hiện qua 3 giai đoạn: Lập chứng từ, lên sổ sách kế toán và tổng hợpbáo cáo kế toán

1.1.4.3 Các thủ tục kiểm soát

Các thủ tục kiểm soát là những chính sách, thủ tục do nhà quản lý đơn vị thiếtlập, nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu của KSNB Để thực hiện các mục tiêu kiểmsoát các nhà quản lý phải quy định các thủ tục kiểm soát và chúng được thiết kế tùythuộc vào những nét đặc thù của cơ cấu tổ chức, của hoạt động kinh doanh Có các loạithủ tục kiểm soát như: Kiểm soát phòng ngừa; Kiểm soát phát hiện; Kiểm soát bù đắp,các thủ tục kiểm soát bổ sung Các thủ tục kiểm soát được thiết lập trong đơn vị đềudựa vào 3 nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Sự cách ly thích hợp về trách nhiệm nhằm ngănngừa cả sai phạm cố ý lẫn vô ý, tránh được các hành vi lạm dụng quyền hạn

- Nguyên tắc phân công, phân nhiệm: công việc và trách nhiệm cần được phânchia cho nhiều người trong một bộ phận hay nhiều bộ phận trong cùng một tổ chức

- Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn: các cấp dưới được giao cho quyết định vàgiải quyết một số công việc trong một phạm vi nhất định

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

1.1.4.4 Bộ phận kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ là một bộ phận độc lập của đơn vị mà chức năng là đo lường,đánh giá hiệu quả của các việc kiểm soát khác và mang tính nội kiểm

1.1.5 Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống kiểm soát nội bộ

- Những hạn chế xuất phát từ bản thân con người như sự vô ý, bất cẩn, đãng trí,đánh giá sai, hiểu sai chỉ dẫn của cấp trên hoặc các báo cáo của cấp dưới…

- Khả năng đánh lừa, lẫn tránh của nhân viên thông qua sự thông đồng với nhauhay với các bộ phận bên ngoài đơn vị

- Hoạt động kiểm soát thường tác động đến những nghiệp vụ thường xuyên phátsinh mà không tác động đến những nghiệp vụ bất thường

- Yêu cầu thường xuyên và trên hết của người quản lý là chi phí bỏ ra cho hoạtđộng kiểm soát phải nhỏ hơn giá trị thiệt hại ước tính do sai sót hay gian lận gây ra

- Luôn có khả năng là các cá nhân có trách nhiệm kiểm soát đã lạm dụng quềnhạn của mình nhằm phục vụ cho mưu đồ riêng

- Điều kiện hoạt động của đơn vị thay đổi nên dẫn tới những thủ tục kiểm soátkhông còn phù hợp…

1.2 Kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất

1.2.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất

TS Huỳnh Lợi (2010) đã định nghĩa rằng chi phí sản xuất kinh doanh là toàn bộ

hao phí về lao động sống và lao động vật hóa được biểu hiện bằng tiền phát sinh trongquá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định (tháng, quý,năm) [3]

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp là các khoản chi phí phát sinh liên quan đếnhoạt động sản xuất sản phẩm, nhằm mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là doanh thu

và lợi nhuận Trong đó chi phí về lao động sống là những chi phí về tiền lương,thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo lương của người lao động Chi phí lao độngvật hóa là những chi phí về sử dụng các yếu tố tư liệu lao động, đối tượng lao độngdưới các hình thái vật chất, phi vật chất, tài chính và phi tài chính

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 17

1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất

Chi phí trong một đơn vị có thể được phân theo nhiều tiêu thức khác nhau, mỗitiêu thức phân loại chi phí có ý nghĩa riêng đối với từng hoạt động cụ thể của đơn vị.Phân loại chi phí sản xuất là bước đầu để quản lý và sử dụng chi phí một cách hiệuquả, tuy nhiên để phục vụ cho việc phân tích sâu đề tài, khóa luận xin phân loại chi phísản xuất theo công dụng kinh tế

Công dụng kinh tế chi phí được chia làm hai loại là chi phí sản xuất và chi phíngoài sản xuất Đề tài tập trung đi sâu vào chi phí sản xuất là chi phí hình thành nêngiá trị sản phẩm sản xuất được bao gồm bởi bà khoản mục chính đó là: chi phí nguyênvật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nguyên vật liệu trực tiếp là bộ phận cơ bảncấu tạo nên thực thể sản phẩm gồm NVL chính và NVL phụ có tác dụng kết hợp vớiNVL chính để tạo ra sản phẩm, làm tăng chất lượng sản phẩm Chi phí nguyên vật liệutrực tiếp phát sinh từ đầu quy trình nên được tính thẳng vào chi phí sản xuất sản phẩm

- Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí tiền lương chính, lương phụ, các khoảntrích theo lương và các khoản phải trả khác cho công nhân trực tiếp sản xuất

- Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết để sản xuất sản phẩm, khôngphải là chi phí nguyên liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp Đặc điểm của chiphí sản xuất chung là gồm nhiều nội dung chi phí khác nhau và có tính chất gián tiếpđối với từng loại sản phẩm nên doanh nghiệp thường lựa chọn tiêu thức thích hợp đểphân bổ.[3]

1.2.2 Kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp

1.2.2.1 Sự cần thiết phải kiểm soát chi phí sản xuất

Hiện nay hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều hoạt động dựa trên nguyên tắc tối đahóa lợi nhuận Để đạt mục tiêu trên, yêu cầu đặt ra đối với nhà quản lý là phải tiết kiệmchi phí, trong đó việc kiểm soát chi phí sản xuất sẽ góp phần hạ thấp giá thành sảnphẩm, là hoạt động thiết yếu cho bất kỳ doanh nghiệp nào Hiểu được các loại chi phí,các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí, chúng ta có thể kiểm soát được chi phí, từ đó có thểtiết kiệm chi phí, vấn đề chi tiêu sẽ hiệu quả hơn, và sau cùng là tăng lợi nhuận hoạtđộng của doanh nghiệp Vì vậy, việc kiểm soát chi phí sản xuất là cần thiết nhằm chống

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

được lãng phí, khống chế chi phí bất hợp lý, góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tạolợi thế cạnh tranh và sự đứng vững của doanh nghiệp trên thị trường ngày nay.

1.2.2.2 Khái niệm kiểm soát chi phí sản xuất

Theo Nguyễn Đại Thắng (2011), kiểm soát chi phí sản xuất được hiểu là điều

khiển việc hình thành chi phí sản xuất sao cho không phá vỡ hạn mức đã được xácđịnh trong từng giai đoạn, là việc làm thường xuyên, liên tục điều chỉnh những phátsinh trong suốt quá trình quản lý nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được hiệu quảkinh tế cao

Kiểm soát chi phí là quá trình kiểm soát chi tiêu trong giới hạn ngân sách bằngviệc giám sát và đánh giá việc thực hiện chi phí

Kiểm soát chi phí là việc giúp dự án được thực hiện trong phạm vi ngân sách đã

có và lưu ý đúng lúc vào các vấn đề về mặt chi phí có thể xảy ra nhằm có các biệnpháp giải quyết hay giảm thiểu chi phí

Kiểm soát chi phí sản xuất là một chức năng trong công tác quản trị chi phí củadoanh nghiệp, nó cũng mang tính chất của kiểm soát quản lý và kiểm soát kế toán.Kiểm soát chi phí là việc thiết lập các định mức chi phí, theo dõi tình hình thựchiện các định mức này thông qua các báo cáo kế toán trong quá trình sản xuất, sau đóphân tích tình hình biến động của chi phí thực tế so với định mức đã đặt ra Thông qua

đó có thể xác định được các nhân tố ảnh hưởng, khả năng tiềm tàng, các nguyên nhânchủ quan, khách quan tác động đến sự tăng, giảm chi phí Từ đó đề ra những biện phápkhắc phục những tồn tại, xây dựng các phương án hoạt động mới, khai thác các khảnăng tiềm tàng, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanhcho những kỳ sau.[4]

1.2.2.3 Các nguyên tắc về kiểm soát chi phí sản xuất

Để tiến hành kiểm soát chi phí sản xuất, các nhà quản lý cần phải đưa ra các tiêuchuẩn, nội dung và mục tiêu kiểm soát chi phí dựa trên các nguyên tắc thống nhất Cácnguyên tắc này bao gồm:

- Luôn giám sát chi phí thuộc khả năng kiểm soát: Trong DN, các khoản mục chiphí rất đa dạng, phức tạp vì vậy DN nên tập trung vào những khoản chi mang tính biếnđộng lớn, xem xét đưa ra những giải pháp nhằm sử dụng nguồn lực hiệu quả, tiết kiệm

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

- Khai thác hiệu quả tối đa những chi phí mà DN không thể thay đổi: Chi phí cốđịnh trong kỳ là một ví dụ DN cần đưa ra các giải pháp tối đa hóa hiệu quả sản xuất

mà suy cho cùng là làm tăng năng suất lao động

- Lập báo cáo liên tục cho các khoản chi phí của DN: Các nhà quản trị cần phải

có thông tin kịp thời, chính xác và sát thực, đó là điều kiện quan trọng cho họ cónhững quyết định đúng đắn

- Nguyên tắc khách quan: Đây là một nguyên tắc chung cho chức năng kiểm soáttrong bất kỳ loại hình tổ chức nào Kiểm soát chi phí mà không khách quan nhà quản

lý sẽ đưa ra những quyết định theo chủ kiến của mình có thể ảnh hưởng xấu đến DN

- Nguyên tắc có chuẩn mực: Hệ thống chuẩn mực ở đây cụ thể là những địnhmức được xây dựng trong kế hoạch hoạt động của DN, về thời hạn, số lượng, giá cả,các mối quan hệ với giá thành và với tổng nguồn vốn của DN Đó là dấu mốc để hoạtđộng kiểm soát chi phí có cơ sở so sánh đánh giá

- Nguyên tắc kinh tế: Nguyên tắc kinh tế đòi hỏi kiểm soát chi phí phải thu đượchiệu quả tức là những lợi ích thu được phải lớn hơn chi phí DN bỏ ra để thực hiệnchức năng kiểm soát, tránh lãng phí cho những công việc không cần thiết mà đi ngượclại mục tiêu đề ra

Mỗi một đơn vị, tổ chức có những đặc thù riêng, từ cơ cấu tổ chức đến đặc điểmhoạt động sản xuất kinh doanh Vì vậy, để đạt được mục tiêu kiểm soát, các nhà quản

lý phải xây dựng, thiết kế và duy trì các thủ tục kiểm soát sao cho phù hợp với đặcđiểm riêng của đơn vị mình

1.2.2.4 Tổ chức hệ thống thông tin phục vụ cho kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất

a) Tổ chức hệ thống chứng từ

Căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí NVLTT, chi phíNCTT và chi phí SXC nói riêng cũng như các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanhnghiệp nói chung đều phải lập chứng từ kế toán theo đúng quy định hiện hành Chứng

từ kế toán chỉ lập một lần cho nghiệp vụ kinh tế phát sinh Nội dung các chứng từ kếtoán phải đầy đủ các chỉ tiêu, trung thực, rõ ràng, không tẩy xóa, số tiền bằng số vàtiền bằng chữ phải khớp nhau Mọi chứng từ liên quan đến chi phí sản xuất phải cóđầy đủ chữ ký trực tiếp theo chức danh quy định Trường hợp các chứng từ cần đóng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

dấu của doanh nghiệp như: ủy quyền, ủy nhiệm chi, séc… dấu đóng phải phù hợp vớimẫu đăng ký tại các cơ quan có liên quan.

Căn cứ vào đối tượng tập hợp và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, Kế toántrưởng tổ chức và hướng dẫn cho bộ phận kế toán lập chứng từ phù hợp với yêu cầutập hợp chi phí

b) Tổ chức hệ thống sổ kế toán

Căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán áp dụng và yêu cầu quản lý, đơn vị mởcác sổ kế toán cần thiết Để đáp ứng nhu cầu thông tin, hệ thống sổ kế toán dùng đểghi chép, tập hợp chi phí cũng được tổ chức thành sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toánchi tiết

c) Tổ chức hệ thống báo cáo về chi phí sản xuất

Hệ thống báo cáo về chi phí sản xuất được tổ chức để đáp ưng nhu cầu thông tincho nhà quản lý và kiểm soát cụ thể của lãnh đạo doanh nghiệp Chủ yếu chi phí sảnxuất được thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng chi phí và theo môhình ứng xử chi phí

1.2.3 Các thủ tục kiểm soát chi phí sản xuất.

1.2.3.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí NVLTT thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong chỉ tiêu giá thành sản xuấtcủa sản phẩm Muốn kiểm soát tốt chi phí NVL, các nhà quản lý cần phải tăng cườngkiểm soát thông qua các thủ tục kiểm soát

a) Kiểm soát vật chất

- Có sự phân chia trách nhiệm giữa bộ phận duyệt mua và bộ phận thực hiệnnghiệp vụ mua NVL, giữa bộ phận nhập – xuất kho NVL với bộ phận kế toán vật tư.Các bộ phận này phải được thực hiện độc lập với nhau

- Khâu thu mua NVL: Ban hành một số chính sách thu mua NVL, đảm bảo thumua kịp thời, đúng chủng loại, kết cấu giá cả phù hợp

- Nhập kho NVL: NVL được mua về thủ kho sẽ tiến hành kiểm tra số lượng, chấtlượng, chủng loại NVL giống như đã ghi trên hóa đơn và cho nhập NVL vào kho Sau

đó lập phiếu nhập kho có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

- Xuất kho NVL: thủ kho chỉ xuất kho NVL khi đã có được giấy đề nghị xuất vật

tư đã có đủ chữ ký cấp trên Tiến hành cho xuất kho NVL được duyệt và ghi vào phiếuxuất kho sau đó gửi về phòng kế toán để lưu làm chứng từ

- Sử dụng NVL: Xác lập đinh mức chi phí NVL hợp lý để từ đó có kế hoạch sửdụng tiết kiệm hiệu quả NVL

- Quản lý NVL: Duy trì công tác kiểm kê NVL, để xác định lượng tồn kho thực

tế của từng loại vật tư Tùy từng điều kiện và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp có thểthực hiện kiểm kê toàn bộ hoặc kiểm kê chọn mẫu; thời hạn kiểm kê có thể định kỳvào cuối tháng, cuối quý, cuối năm hoặc bất thường theo yêu cầu của công tác quản lý

b) Kiểm soát quá trình ghi chép

Hệ thống kế toán chi tiết

- Để thực hiện quá trình ghi chép vật tư, doanh nghiệp có thể sử dụng phươngpháp kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ, tuy nhiên kê khai thường xuyên làphương pháp giúp kiểm soát nội bộ hữu hiệu hơn

- Để áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, đơn vị phải duy trì một hệthống sổ chi tiết nhằm theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho của từng mặt hàng về cả sốlượng và giá trị Nhờ đó đơn vị sẽ kiểm soát được lượng hàng trong kho, bảo đảmthống nhất giữa tổng hợp và chi tiết vào cuối kỳ, số liệu kiểm kê sẽ được đối chiếu với

sổ sách để phát hiện các trường hợp nhầm lẫn, thất thoát hàng tồn kho

- Trong các đơn vị sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, kiểm soát nội bộthường được kiểm toán viên đánh giá là không hữu hiệu vì bộ phận kế toán không thựchiện được chức năng kiểm tra đối chiếu của mình đối với vật tư

- Bên cạnh đó các sai sót trong quá trình ghi chép kế toán và kiểm kê tài sản cũng

ít có khả năng bị phát hiện do không thực hiện được dự đối chiếu giữa tổng hợp và chitiết Hậu quả là đúng về mặt vật chất, tuy hàng tồn kho có thể không bị thất thoát, thếnhưng số liệu kế toán về hàng tồn kho và giá vốn hàng bán vẫn có thể sai lệch

Hệ thống kế toán tổng hợp

Đối với doanh nghiệp sản xuất, để kiểm soát nội bộ hữu hiệu cần phải tổ chứccông tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm gọi chung là hệ thống kế toán chiphí Một hệ thống kế toán chi phí hữu hiệu sẽ là cơ sở bảo đảm sự đúng đắn của các số

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

liệu về sản phẩm dở dang, thành phẩm tồn kho và báo cáo tài chính của doanh nghiệpsản xuất, thông qua việc:

- Thu thâp thông tin đầy đủ về các chi phí phát sinh và đối tượng gánh chịu chiphí Các sai sót trong giai đoạn này sẽ dẫn đến số liệu về giá thành bị sai lệch

- Áp dụng đúng đắn các phương pháp kế toán, bao gồm việc phân bổ chi phí chocác sản phẩm trong giai đoạn khác nhau

- Phát hiện các sai sót trong quá trình ghi chép thông qua việc đối chiếu giữa sốliệu về giá thành thực tế với giá thành định mức và giá thành kỳ trước

1.2.3.2 Chi phí nhân công trực tiếp

Tiền lương và các khoản trích theo lương là một khoản liên quan đến thu nhậpcủa người lao động cũng như một khoản liên quan trực tiếp tới quyền lợi của họ Do

đó nó không chỉ mang ý nghĩa về mặt kinh tế đơn thuần mà còn mang ý nghĩa về mặt

đủ khả năng về tay nghề và phẩm chất đạo đức tốt

- Xây dựng các chính sách và định mức về lao động tiền lương Thường xuyênđánh giá nhân viên và điều chỉnh mức lương thích hợp

b) Kiểm soát quá tình ghi chép

Hệ thống kế toán chi tiết

Sổ kế toán chi tiết: Hạch toán lao động, tiền lương sử dụng sổ chi tiết mở cho cáctài khoản 334,335,338 Sổ này mở cho từng tài khoản, mỗi tài khoản có thể mở mộthoặc một số trang theo đặc điểm của đơn vị

Bảng thanh toán tiền lương thưởng, bảng phẩn bổ tiền lương và các khoản tríchtheo lương phải được lập đầy đủ nội dung, các chỉ tiêu theo mẫu quy định Người lập

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 23

chứng từ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác thông số ghi chép trên chứng từ Mọichứng từ kế toán phải được luân chuyển theo trình tự và thời gian do đơn vị quy định,phục vụ cho việc ghi chép, tổng hợp kịp thời của các bộ phận, cá nhân có liên quan vàphản ánh đầy đủ kịp thời trên sổ sách kế toán

Hệ thống kế toán tổng hợp

Tùy từng công ty áp dụng hình thức kế toán nào mà mở sổ tổng hợp cho phù hợpvới quy định và chế độ kế toán, đặc biệt là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanhcủa từng đơn vị

1.2.3.3 Chi phí sản xuất chung

a) Kiểm soát vật chất

- Phân chia trách nhiệm giữa các bộ phận liên quan đến chi phí SXC như: táchbiệt các chức năng bảo quản tài sản, phê chuẩn, ghi sổ nghiệp vụ mua, nhượng bán,thanh lý TSCĐ

- Tăng cường theo dõi kiểm soát đối với TSCĐ để kiểm soát được chi phí khấuhao TSCĐ

- Xây dựng các quy định về tính khấu hao, các kế hoạch, dự toán định mức chiphí khấu hao cho từng đối tượng

- Các chi phí bằng tiền đòi hỏi phải có sự phê chuẩn chặt chẽ không được vượtquá quy định

b) Kiểm soát quá trình ghi chép

Hệ thống kế toán chi tiết

Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT ( điện, nước….),…

Sổ chi tiết: Sổ chi tiết TSCĐ, sổ chi tiết sản xuất thường xuyên TSCĐ, sổ chi tiếtsửa chữa lớn TSCĐ

Mở hệ thống sổ chi tiết sẽ giúp phân tích và quản lý dễ dàng việc tăng giảm chiphí trong năm Như thế có thể giúp phát hiện kịp thời những biến động trong chi phí,giúp đơn vị sử dụng có hiệu quả hơn Ngoài ra nhờ hệ thống sổ chi tiết, có thể so sánhgiữa chi phí thực tế phát sinh so với kế hoạch, hay dự toán đã được duyệt dễ phát hiệncác trường hợp chi phí vượt dự toán hay kế hoạch

Hệ thống kế toán tổng hợp

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

Tùy từng công ty áp dụng hình thức kế toán nào mà mở sổ tổng hợp cho phù hợpvới quy định và chế độ kế toán, đặc biệt là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanhcủa từng đơn vị.

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp

Kiểm soát chi phí bị ảnh hưởng bởi nhều nhân tố, cả bên trong và bên ngoàidoanh nghiệp Nhưng tập trung lại có những nhân tố cơ bản sau:

Thứ nhất, thông tin thực tế các khoản chi phí trong doanh nghiệp.Đó là điều kiệntiên quyết để các chủ thể quản lý thực hiện chức năng kiểm soát, chỉ khi nhận biết vàhiểu thực tế chi phí trong doanh nghiệp thì mới có thể xác định được những khoản chiphí cần điều chỉnh cũng như những kinh nghiệm tốt từ những khoản chi hiệu quả.Nhân tố thứ hai là hệ thống tiêu chuẩn định mức mà doanh nghiệp xây dựng Đó

là những mục tiêu đã được số hóa trên những kế hoạch, chương trình mục tiêu củadoanh nghiệp, trên cơ sở từ những kết quả phân tích kinh tế vi mô và mục tiêu củadoanh nghiệp

Quan hệ cung cầu trên thị trường đầu vào cũng là nhân tố ảnh hưởng lớn tới kếtquả chi phí Sự biến động quan hệ cung cầu đầu vào biểu hiện qua giá cả, khi giá tăngchi phí sẽ tăng và giá giảm doanh nghiệp sẽ giảm được giá thành sản phẩm Đây lànhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp chỉ có thểchaaos nhận, thích ứng theo xu hướng biến động đó

Cuối cùng, kiểm soát chi phí chịu tác động từ chính những hệ thống giải pháp,công cụ mà doanh nghiệp đưa ra.Trên cơ sở những thông tin có được, những giải pháp

để sử dụng chi phí một cách có hiệu quả sẽ được đưa ra và kết quả đạt được đến đâuphụ thuộc vào tính đúng đắn của những biện pháp đó.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, khóa luận đã trình bày các vấn đề lý luận chung về kiểm soátnội bộ, chi phí sản xuất và kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp Cụ thể mộtcách khái quát cơ sở lý luận chung về kiểm soát chi phí sản xuất và xác định vai tròkiểm soát chi phí sản xuất Trên cơ sở đó xác định rõ nội dung công tác kiểm soát chiphí sản xuất theo từng khoản mục chi phí, phù hợp với đặc thù ngành nông nghiệp.Phần nghiên cứu này sẽ là cơ sở lý luận cho việc phản ánh thực trạng công táckiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Tổng công ty Nông nghiệp Quảng Bình,

từ đó tìm ra giải pháp tăng cường kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty một cách hiệuquả hơn

Trên cơ sở chương 1, chương 2 tiến hành thu thập số liệu và đánh giá thực trạngcông tác kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần tổng công ty nông nghiệpQuảng Bình

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG CÔNG TY

NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH

2.1 Tổng quan về công ty cổ phần tổng công ty nông nghiệp Quảng Bình

Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Tổng công ty nông nghiệp Quảng Bình

Tên viết tắt: QAC

Địa chỉ: 587 Lý Thường Kiệt – Bắc Lý – Đồng Hới – Quảng Bình

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc sắp xếp, đổimới Doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần, nhằm huy động nguồn vốn củatoàn thể CBCNV và một phần nguồn vốn từ bên ngoài, nâng cao hiệu quả trongSXKD và đời sống cho người lao động, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi CBCNVtrong toàn Doanh nghiệp trong việc quản lý tài sản và phát huy hiệu quả sử dụng đồngvốn, Công ty đã được chuyển sang thành Công ty Cổ phần với 100% vốn của Doanhnghiệp theo quyết định số 3252/QĐ-UBND ngày 4/11/2005 và chính thức đi vào hoạtđộng ngày 1/2/2006

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

Công ty được đóng tại: Quốc lộ 1A - Phường Bắc Lý - TP Đồng Hới - TỉnhQuảng Bình.

Giấy đăng ký kinh doanh số: 3100115842, đăng ký lần đầu: ngày 01/02/2006,đăng ký thay đổi lần 7 ngày 18/05/2011

Từ những ngày đầu mới thành lập công ty gặp rất nhiều khó khăn cả về cơ sở vậtchất lẫn lực lượng lao động Với 13 CBCNV và số vốn ít ỏi chỉ có gần 13 triệu VNĐ.Bên cạnh đó, nền nông nghiệp của tỉnh Quảng Bình với 90% là nông nghiệp chủ yếudựa vào sản phẩm trồng trọt, trong đó cây lúa nước đóng vai trò chủ đạo, sản xuấtmang tính tự cung tự cấp, sản phẩm nông nghiệp chưa thực sự trở thành hàng hóa, đờisống của người nông dân cũn gặp khó khăn, trình độ dân trí thấp, ứng dụng các thànhtựu KHKT trong ngành nông nghiệp chưa có Không có sự đầu tư cho phát triển sảnxuất nông nghiệp và các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư còn hạn chế Nềnnông nghiệp tỉnh nhà lúc bấy giờ kém phát triển và tăng trưởng chậm

Trong những năm qua với sự cố gắng vượt qua nhiều khó khăn không ngừng cảitiến máy móc, thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm nên ngày càng có uy tín vớikhách hàng Theo hướng phát triển chung của cả nước về cải cách kinh tế, Công ty đãxác định hướng đi ổn định của mình Với thiết bị hiện đại tầm cỡ quốc tế, đội ngũCBCNV không còn là 13 người nữa mà đến năm 2011 tăng lên 430 người Trong đócó: 62 đại học, 98 trung cấp, 300 công nhân Cán bộ kỹ thuật, kiểm nghiệm chấtlượng, cán bộ quản lý và kỹ sư vận hành nhà máy được đào tạo tại Đan Mạch Doanhthu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, chế độ bảo hiểm đối với người lao độngluôn được đảm bảo CBCNV ngày càng yên tâm gắn bó với Công ty, chăm lo sản xuất.Đời sống và thu nhập của CBCNV không ngừng được cải thiện

Trong tình hình chung của nền kinh tế về phát triển nông nghiệp, ngày25/12/2010 công ty đó mở thêm lĩnh vực sản xuất kinh doanh về phân bón NPK, Công

ty xây dựng nhà máy sản xuất phân bón NPK với diện tích hơn 5 ha, sử dụng dâychuyền tự động khép kín, với công nghệ tạo hạt bằng Ure tan chảy, công suất 80.000tấn/năm Nhà máy kết hợp với các nhà khoa học đầu ngành về đất phân, nghiên cứu vàứng dụng vào sản xuất thành công các công thức phân bón phù hợp cho từng cây trồngtrên nền thổ nhưỡng khác nhau.Các sản phẩm phân bón NPK Sao Việt luôn được cải

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 28

tiến hình thức và chất lượng ngày càng hoàn thiện để đem lại hiệu quả cao nhất chonhà sản xuất khi sử dụng.

2.1.2 Đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh

Sản phẩm dịch vụ chính: Sản xuất kinh doanh phân bón hỗn hợp NPK mang

nhãn hiệu Sao Việt; sản xuất kinh doanh giống cây trồng, kinh doanh vật tư phân bón(đạm, lân, kaly…)

Thị trường tiêu thụ: Thị trường tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Duyên

Hải Nam Trung Bộ (từ Quảng Trị vào Ninh Thuận, Bình Thuận); Các tỉnh TâyNguyên (Đaklak, Dak nông, Gia Lai, Kontum)

Khách hàng:: Đối với sản phẩm giống cây trồng khách hàng chủ yếu chiếm trên

90% là các HTX; Đối với kinh doanh phân bón khách hàng bao gồm trên 100 đại lýcấp 1 và trên 300 đại lý cấp 2 rải khắc trên các thị trường mà công ty hoạt động

Nhà cung cấp: Nhà cung cấp phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh:

+ Đối với sản phẩm giống cây trồng công ty liên kết sản xuất với các HTX trênđịa bàn để sản xuất giống

+ Đối với sản xuất kinh doanh phân bón: công ty cung cấp hàng hoá và nguyênvật liệu chủ yếu là các công ty các tỉnh phía Bắc, ngoài ra công ty nhập khẩu trực tiếpnguồn nguyên liệu từ thị trường Trung Quốc

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý:

Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần tổng công ty nông nghiệp Quảng Bìnhđược tổ chức theo phương thức trực tuyến chức năng, đó là sự điều hành có kế hoạchcủa các mối quan hệ qua lại giữa bộ phận quản lý với các đối tượng quản lý nhằm pháthuy sức mạnh tổng hợp của toàn Công ty, kịp thời xử lý những biến động nảy sinhtrong quá trình kinh doanh Với hình thức này bộ máy trở nên gọn nhẹ, năng động vàhoạt động có hiệu quả phù hợp với yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kinh doanh của Công

ty nhưng không tách rời với nguyên tắc, chính sách chế độ của Nhà nước quy định

HĐQT: Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty có quyền thay mặt Công ty để

quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty Xác định cácmục tiêu hoạt động kinh doanh và chiến lược kinh doanh, quyết định cơ cấu tổ chứccủa Công ty

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát hoạt động của Công

ty Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản trị, điều hành hoạt động sản xuất củaCông ty

Tổng Giám đốc: Do HĐQT xem xét và bổ nhiệm Là người đại diện của Công ty

có nhiệm vụ quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, từ đó cónhững nhận xét tổng hợp để nhanh chóng đưa ra quyết định kịp thời giúp cho hoạtđộng SXKD của đơn vị mình đạt được hiệu quả cao.Đồng thời, TGĐ là người chịutrách nhiệm chủ quản trước cơ quan pháp luật và các tổ chức có thẩm quyền về tài sản,vật tư, tiền vốn thực hiện các quy định của luật Doanh nghiệp

Phó TGĐ Kĩ thuật: Chỉ đạo công việc sản xuất giống ở các trạm, các trại của

Công ty

Phó TGĐ Kinh doanh: Là người tham mưu giúp việc cho TGĐ trong lĩnh vực

kinh doanh giống cây trồng, thay mặt TGĐ để điều hành và quản lý Công ty lúc TGĐvắng mặt

Phòng Kinh doanh: Nghiên cứu tổng hợp thông tin thị trường, tổ chức tiêu thụ

giống, vật tư phân bón, thu mua và tiêu thụ hàng nông sản trong và ngoài tỉnh Đồngthời, xây dựng kế hoạch kinh doanh, đề xuất các phương án kinh doanh cụ thể và tổchức thực hiện các phương án đó

Phòng Tổ chức - Hành chính: Tham mưu cho TGĐ trong việc ký kết và thực hiện

hợp đồng cho toàn thể CBCNV trong toàn Công ty, đề xuất để TGĐ Công ty quyết địnhviệc sắp xếp tổ chức sản xuất, bố trí cán bộ quản lý Đề xuất các giải pháp về tổ chức laođộng, các quy mô quản lý, chính sách cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Thực hiện vàhướng dẫn, kiểm tra giám sát việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với người lao độnggồm: BHXH, BHYT, nghỉ hưu, mất sức, ốm đau, tai nạn lao động

Phòng Kỹ thuật - Chất lượng: Tham mưu cho TGĐ về kế hoạch sản xuất, cơ

cấu, chủng loại, diện tích, sản lượng và nhu cầu thị trường Quản lý về mặt chất lượnghạt giống từ khâu sản xuất, thu mua, bảo quản, chế biến và tiêu thụ Tổ chức sản xuấthạt giống các loại cung cấp cho các bộ phận tiêu thụ ra thị trường

Phòng Kế toán - Tài chính: Xem xét quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả

đồng vốn kinh doanh của Công ty, phản ánh chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

phát sinh Phòng có nhiệm vụ tổ chức hoạch toán thống nhất toàn Công ty, kiểm traviệc sử dụng sổ Nhật ký chung, theo dỏi thường xuyên các khoản nợ, quản lý vốn kịpthời báo cáo lên TGĐ, tổ chức thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, định kỳ lậpbáo cáo gửi lên cho TGĐ Căn cứ vào tình hình thực hiện trong năm, xây dựng kếhoạch tài chính của Công ty năm tới, tổ chức báo cáo theo quy định của Nhà nước vàcác cơ quan quản lý cấp trên.

Nhà máy chế biến hạt giống: Tổ chức chế biến và bảo quản hạt giống từ khi

nhập đến khi xuất kho về cơ sở, quản lý chất lượng đầu vào và đầu ra đối với sảnphẩm chế biến

Nhà máy sản xuất phân bón NPK Sao Việt: Trên cơ sở nhu cầu thị trường, lập

kế hoạch sản xuất từng quý theo số lượng, chủng loại phân bón cho từng loại cây trồng

cụ thể

3 trại sản xuất giống: ( Trại An Ninh, trại Phúc Lý, trại Mũi Vích ): Nghiên cứu

và sản xất giống gốc sơ nguyên chủng, nguyên chủng cung cấp cho các cơ sở nhângiống của Công ty, tổ chức tiêu thụ giống và làm thị trường trên địa bàn

3 trạm giống: (Trạm Lệ Thủy, trạm Ba Đồn, trạm Tuyên-Minh): Tổ chức tiêu

thụ giống trên địa bàn mà trạm quản lí và làm công tác thị trường

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 31

Sơ đồ 2.1.Tổ chức bộ máy quản lý

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến

Phòng kinh

doanh

PhòngTCHC

Phòng kếtoán- Tàichính

Phòng kỹthuật chấtlượng

Trạm

Lệ

Thủy

TrạmBaĐồn

TrạmTuyênMinh

TrạiAnNinh

TrạiPhúcLý

TrạiMũiVích

Ban kiểm soát

Tổng Giámđốc

NhàmáySXphânbón

Nhàmáychếbiếnhạtgiống

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

Bảng 2.1.Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2013-2015 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

So sánh 2014/2013 2015/2014

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính CTCP Tổng công ty Nông nghiệp Quảng Bình)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

Qua bảng 2.1 ta thấy rằng tổng lao động của công ty 3 năm qua đều có xu hướngtăng Cụ thể năm 2014 công ty có 510 lao động, tăng 12 người tương ứng tăng 2,41%

so với năm 2013 Số lượng lao động này chủ yếu do công ty tuyển thêm lao động trựctiếp sản xuất (tăng 3 người) Sang năm 2015, tổng lao động tiếp tục tăng thêm 36người tương ứng tăng 7,06% đưa tổng số lao động đạt con số gần 600 người và vẫn là

do nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất nên công ty tuyển thêm lao động trực tiếp Xét

về cơ cấu lao động, ta có những đánh giá sau:

 Xét theo giới tính

Do đặc thù của công việc đòi hỏi sự khéo tay, cẩn thận không cần nhiều đến laođộng cơ bắp nên lao động nữ trong Công ty chiếm số lượng lớn hơn nhiều so với laođộng nam Năm 2015 lao động nữ đạt 458 người chiếm hơn 83% tổng lao động

 Xét theo tính chất công việc

Lực lượng lao động trực tiếp đều chiếm 1 tỷ lệ rất lớn do đặc điểm CTCP Tổngcông ty Nông nghiệp Quảng Bình hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hànghóa Cụ thể trong 3 năm qua, lượng lao động gián tiếp và trực tiếp đều tăng lên tuynhiên cơ cấu đang có xu hướng dịch chuyển tăng về lương lao động gián tiếp Điềunày chứng tỏ công ty đã quan tâm hơn đến bộ máy quản lý và kiểm soát trong hoạtđộng KD

Trang 34

Bảng 2.2.Tình hình tài sản nguồn vốn công ty năm 2013-2015

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính CTCP Tổng công ty Nông nghiệp Quảng Bình)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

Bên cạnh yếu tố lao động thì tài sản và nguồn vốn là những yếu tố rất quan trọngquyết định đến hiệu quả SXKD của DN Qua bảng 2.2 ta nhận thấy tổng tài sản – nguồnvốn của công ty qua 3 năm có những biến động trái chiều.

Xét về tài sản: Cụ thể, tổng tài sản của công ty qua 3 năm đều tăng Năm 2014

tăng hơn 17 tỷ đồng so với năm 2013 tương ứng tăng 14,18% và năm 2015 tổng tàisản tăng hơn 22 tỷ đồng so với năm 2014 cho thấy trong 3 năm này hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty khá thuận lợi

Xét về nguồn vốn: Nguồn vốn kinh doanh là toàn bộ số vốn để đảm bảo cho quá

trình kinh doanh được tiến hành liên tục và hiệu quả Tình hình nguồn vốn của Công

ty trong 3 năm qua đều tăng và chủ yếu là nguồn vốn chiếm dụng từ bên ngoài trongtổng nguồn vốn Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với VCSH và tăng lênqua các năm phần nào cho thấy Công ty đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp trênthị trường tài chính, với các đối tác, nhà đầu tư Bên cạnh đó, cũng cho thấy rằng Công

ty đang phải chịu một khoản chi phí lãi vay khá cao tạo ra chi phí tài chính lớn làmảnh hưởng đến lợi nhuân hằng năm của Công ty

Tóm lại, tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty trong 3 năm qua từ năm

2013 – 2015 đang tăng lên theo chiều hướng tích cực

2.1.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp thể hiện khả năng, trình độ của cácnhà quản lý của các nhà quản trị và năng suất lao động của một tập thể trong doanhnghiệp đó Qua bảng 2.3 ta thấy rằng Doanh thu bán hàng trong năm 2015 tăng hơn 67

tỷ đổng tương ứng với mức tăng 34,75% so với năm 2014 để đạt được kết quả nhưtrên Công ty chủ yếu công ty đã có những chính sách bán hàng cụ thể, tăng thêm %hoa hồng hay các khoản chiết khấu để thu hút các khách hàng

Giá vốn hàng bán trong năm 2015 cũng tăng nhưng nhìn chung mức tăng của giávốn hàng bán nhỏ hơn nhiều so với doanh thu điều này có nghĩa Công ty có chính sáchgiá vốn hàng bán hợp lý góp phần tăng lợi nhuận của Công ty Cụ thể năm 2015 giávốn hàng bán tăng 53.380.772.153 đồng tương ứng tăng 33,18% so với năm 2014.Lợi nhuận gộp của Công ty biến động chủ yếu từ 2 nguyên nhân là doanh thuĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

thuần bán hàng và giá vốn hàng bán, trong khi doanh thu thuần bán hàng và cung cấpdịch vụ tăng lên rất nhiều còn giá vốn hàng bán cũng tăng nhưng mức tăng thấp hơnnên lợi nhuận gộp tăng lên rất lớn Cụ thể năm 2015 tăng 11.157.991.783 đồng tươngứng với mức tăng 33,33%

Lợi nhuận thuần về hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm đều bị âm cho thấyhoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chưa đạt được hiệu quả cao Nguyên nhândẫn đến điều này là Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty khá cao do công ty đãkhông quản lí tốt nguồn chi phí này đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần từ hoạtdộng kinh doanh.Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là do nảy sinh nhiều hoạt độngmua sắm phục vụ cho văn phòng công ty, các khoản lương của nhân viên hay các chiphí phát sinh trong nội bộ văn phòng cao.Trong tương lại công ty cần có những biệnpháp phù hợp để khắc phục tình trạng này để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Lợi nhuận sau thuế của công ty có sự biến động lớn Năm 2013, lợi nhuận sauthuế là hơn 15 tỷ nhưng đến năm 2014 lợi nhuận này tăng đột biến lên hơn 23 tỷ tươngứng tăng 51,53% so với năm 2013 chứng tỏ việc kiểm soát chi phí sản xuất của công

ty đã thực sự phát huy hiệu quả

Tóm lại, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua đã có sựchuyển biến tốt với việc lợi nhuận sau thuế ngày càng tăng qua các năm Tuy nhiêncông ty cần có những chính sách phù hợp hơn nữa để khắc phục tình trạng chi phíquản lý doanh nghiệp khá cao

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 37

Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2013 - 2015

1 Doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ 155.657.095.579 194.339.071.770 261.886.811.797 38.681.976.191 24,85 67.547.740.018 34,75

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 8.921.422 14.265.430 23.431.521 5.344.008 59,90 9.166.091 64,25

3.Doanh thu thuần về bán hàng

8 Chi phí quản lý kinh doanh 30.452.123.766 32.321.679.221 55.342.546.890 1.869.555.455 6,14 23.020.867.669 71,21

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động

14 Chi phí thuế TNDN hiện hành 5.088.602.113 7.044.788.694 7.155.403.316 1.956.186.581 38,44 110.614.622 1,57

15 Chi phí thuế TNDN hoãn lại

16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp 15.265.806.338 23.132.543.935 25.369.157.213 7.866.737.597 51,53 2.236.613.278 9,66

(Nguồn:Phòng kế toán tài chính CTCP Tổng Công ty Nông nghiệp Quảng Bình)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 38

2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty

2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán

a) Sơ đồ bộ máy kế toán

Sơ đồ 2.2.Sơ đồ tổ chức kế toán

b) Chức năng và nhiệm vụ của các phần hành kế toán

Kế toán trưởng: Là người đứng đầu phòng kế toán, quản lý và điều hành trực

tiếp các kế toán viên, lãnh đạo bộ máy kế toán của công ty và chịu trách nhiệm trướcNhà nước và công ty về mặt quản lý kế toán, tài chính Kế toán trưởng phụ trách côngtác kế toán chung, tổ chức khoa học và hợp lý công tác hạch toán kế toán tại công ty,xác định tình hình thực tế kế toán cho đơn vị, kiểm tra báo cáo kế toán tham mưu cholãnh đạo về mặt kế toán tài chính Kế toán trưởng kiêm luôn kế toán công nợ có nhiệm

vụ theo dõi, ghi chép chi tiết tình hình công nợ phải thu khách hàng, phải trả người báncủa toàn công ty từ lúc phát sinh cho đến khi thanh toán xong Theo dõi sự biến độngcủa các khoản nợ phải thu, phải trả Lập báo cáo tình hình công nợ khách hàng hàngtháng, hàng quý để có kế hoạch trả nợ và thu hồi nợ

Kế toán vật tư, tập hợp chi phí và tính giá thành: Theo dõi tình hình nhập,

xuất tồn kho nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ lao động, ghi chép chi tiết vàtổng hợp

Kế toán trưởng kiêm

kế toán nguồn vốn,công nợ

Kế toán tiền gửingân hàng,doanh thu bánhàng

Kế toán tiềnmặt

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 39

Kế toán tiền lương, thủ quỹ: Có nhiệm vụ kiểm tra việc tính lương cho cán bộ

công nhân viên, tính và trích nộp các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định.Theo dõi ghi chép chi tiết và tổng hợp các khoản tạm ứng cho cán bộ công nhân viêntrong công ty Đồng thời kế toán này kiêm luôn thủ quỹ có nhiệm vụ thu, chi, bảo quảntiền mặt trong quỹ, ghi chép sổ quỹ, lập báo cáo thu chi tiền hàng ngày

Kế toán tiền gửi ngân hàng, doanh thu bán hàng: Có nhiệm vụ theo dõi, thực

hiện các giao dịch với ngân hàng, theo dõi các khoản vay ngắn, trung và dài hạn vớicác ngân hàng

Kế toán tiền mặt: có nhiệm vụ theo dõi dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra của

Tiền mặt; Kiểm soát hóa đơn, chứng từ đầu vào sao cho hợp pháp, hợp lý, hợp lệ;Hướng dẫn cho các phòng ban về quy định của hóa đơn chứng tư cũng như cách lậpcác biểu mẫu; Lập báo cáo thu chi hằng ngày, báo cáo tiền gửi ngân hàng hằng ngày

để gửi theo yêu cầu của Giám đốc

2.1.4.2 Tổ chức chế độ kế toán

a) Tổ chức hệ thống tài khoản

Hiện nay, công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản theo quy định chung cho côngtác tổ chức tài khoản Hệ thống tài khoản được xây dựng và áp dụng thống nhất trong toànCông ty.Tài khoản được mở chi tiết cho từng loại hình, từng đối tượng chi phí

b) Tổ chức hệ thống chứng từ

Công ty đã lập mẫu các chứng từ liên quan đến việc phát sinh nghiệp vụ tại cácđơn vị, bắt buộc các đơn vị phải tuân theo Cụ thể cho việc kiểm soát chi phí sản xuất,một số chứng từ được sử dụng như:

- Chi phí nguyên vật liệu: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, biên bản giaonhận, hóa đơn, phiếu chi…

- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương: Bảng chấm công, phiếu sảnlượng cá nhân, bảng tổng hợp thanh toán lương, bảng kê nộp BHXH, BHYT, KPCĐ…

- Chi phí khấu hao TSCĐ: Bảng tính khấu hao TSCĐ, bảng tổng hợp khấu haoTSCĐ theo từng loại hình sản xuất

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Hóa đơn tiền điện, phiếu chi…

- Chi phí khác bằng tiền: Thông báo nộp thuế, giấy báo nợ, hóa đơn, bảng kê chitiết thanh toán tiền ăn ca, phiếu chi…

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 40

Hệ thống chứng từ kế toán ở công ty được tổ chức khá khoa học và chặt chẽ tạonhiều thuận lợi cho công tác kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ đơn vị.

c) Hình thức sổ và hệ thống sổ

 Hình thức ghi sổ kế toán

Công ty cổ phần Tổng công ty nông nghiệp Quảng Bình là một đơn vị sản xuất kinhdoanh có quy mô tương đối lớn, sản xuất hàng loạt do đó đòi hỏi nghiệp vụ phản ánh mộtcách kịp thời chính xác, tiện cho việc theo dõi và kiểm tra chính vì vậy mà công ty áp dụngtheo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ và phần mềm kế toán BRAVO

Sơ đồ 2.3.Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính

Ghi chú: Ghi hằng ngày

Đối chiếu, kiểm traGhi cuối tháng

Số liệu thông tin trên chứng từ khi kế toán nhập liệu và định khoản sẽ được máy

tự động phân loại xử lý để tổng hợp và phân bổ cho các sổ, thẻ kế toán phù hợp chonên kế toán rất dễ dàng trong việc theo dõi cung cấp số liệu khi có yêu cầu Cuốitháng, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính

d) Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

Hệ thống báo cáo ở công ty và các đơn vị trực thuộc công ty được áp dụng theoquy định của công ty và báo cáo theo từng quý, từng năm

Phần mềm kếtoán BRAVO

-Sổ kế toán

- Số tổng hợp

- Sổ chi tiếtChứng từ kế toán

Ngày đăng: 18/04/2021, 09:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2]. TS Ngô Trí Tuệ, Kiểm toán tài chính, 2006, NXB Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán tài chính
Nhà XB: NXB Đại học kinh tế quốc dân
[4]. TS Nguyễn Đại Thắng, 2011, Kiểm soát chi phí, NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm soát chi phí
Nhà XB: NXB Trẻ
[1]. Giáo trình Kiểm soát nội bộ, NXB Phương Đông Khác
[5]. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành ngày 22/12/2014 Khác
[6]. GVC Phan Đình Ngân; ThS Hồ Phan Minh Đức (2011), Giáo trình lý thuyết kế toán tài chính, Đại học Kinh tế - Huế Khác
[7]. Bộ tài chính (2013), Thông tư 45/2013/TT-BTC Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ Khác
[8]. Th.S Hà Thị Ngọc Hà (2007), Kế toán doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán và luật kế toán, NXB Tài chính, Hà Nội[9]. Website Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1.Tổ chức bộ máy quản lý - Khóa luận tốt nghiệp kế toán kiểm toán thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần tổng công ty nông nghiệp quảng bình
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý (Trang 31)
Bảng 2.1.Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2013-2015 - Khóa luận tốt nghiệp kế toán kiểm toán thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần tổng công ty nông nghiệp quảng bình
Bảng 2.1. Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2013-2015 (Trang 32)
Bảng 2.2.Tình hình tài sản nguồn vốn công ty năm 2013-2015 - Khóa luận tốt nghiệp kế toán kiểm toán thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần tổng công ty nông nghiệp quảng bình
Bảng 2.2. Tình hình tài sản nguồn vốn công ty năm 2013-2015 (Trang 34)
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2013 - 2015 - Khóa luận tốt nghiệp kế toán kiểm toán thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần tổng công ty nông nghiệp quảng bình
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2013 - 2015 (Trang 37)
Sơ đồ 2.2.Sơ đồ tổ chức kế toán - Khóa luận tốt nghiệp kế toán kiểm toán thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần tổng công ty nông nghiệp quảng bình
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức kế toán (Trang 38)
Sơ đồ 2.3.Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính - Khóa luận tốt nghiệp kế toán kiểm toán thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần tổng công ty nông nghiệp quảng bình
Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính (Trang 40)
Bảng 2.4. Phiếu nhập kho phân SA - Khóa luận tốt nghiệp kế toán kiểm toán thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần tổng công ty nông nghiệp quảng bình
Bảng 2.4. Phiếu nhập kho phân SA (Trang 47)
Sơ đồ 2.4.Quy trình mua và nhập kho NVL - Khóa luận tốt nghiệp kế toán kiểm toán thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần tổng công ty nông nghiệp quảng bình
Sơ đồ 2.4. Quy trình mua và nhập kho NVL (Trang 49)
Bảng 2.5. Phiếu đề nghị xuất vật tư phân SA - Khóa luận tốt nghiệp kế toán kiểm toán thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần tổng công ty nông nghiệp quảng bình
Bảng 2.5. Phiếu đề nghị xuất vật tư phân SA (Trang 50)
Bảng 2.6.Phiếu xuất kho phân SA - Khóa luận tốt nghiệp kế toán kiểm toán thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần tổng công ty nông nghiệp quảng bình
Bảng 2.6. Phiếu xuất kho phân SA (Trang 52)
Sơ đồ 2.5. Quy trình xuất kho NVL - Khóa luận tốt nghiệp kế toán kiểm toán thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần tổng công ty nông nghiệp quảng bình
Sơ đồ 2.5. Quy trình xuất kho NVL (Trang 53)
Bảng 2.7. Biên bản kiểm kê CTCP TỔNG CÔNG TY NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH - Khóa luận tốt nghiệp kế toán kiểm toán thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần tổng công ty nông nghiệp quảng bình
Bảng 2.7. Biên bản kiểm kê CTCP TỔNG CÔNG TY NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH (Trang 55)
Bảng 2.8. Bảng tổng hợp chi phí NVLTT - Khóa luận tốt nghiệp kế toán kiểm toán thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần tổng công ty nông nghiệp quảng bình
Bảng 2.8. Bảng tổng hợp chi phí NVLTT (Trang 56)
Bảng 2.9. Chứng từ ghi sổ NVLTT CTCP TỔNG CÔNG TY NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH - Khóa luận tốt nghiệp kế toán kiểm toán thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần tổng công ty nông nghiệp quảng bình
Bảng 2.9. Chứng từ ghi sổ NVLTT CTCP TỔNG CÔNG TY NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH (Trang 57)
Bảng 2.10. Bảng chấm công CTCP Tổng công ty nông nghiệp Quảng Bình - Khóa luận tốt nghiệp kế toán kiểm toán thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần tổng công ty nông nghiệp quảng bình
Bảng 2.10. Bảng chấm công CTCP Tổng công ty nông nghiệp Quảng Bình (Trang 60)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w