Chính sách ưu đãi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khuyến khích hỗ trợ việc chuyển giao công nghệ và phát triển trong lĩnh vực xử lý CTRSH bằng lò đốt chưa cụ thể hóa nhằm thu hút đượ
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI CẢM ƠN 5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH 7
1 Lý do nghiên cứu 8
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 10
3 Mục tiêu nghiên cứu 14
4 Phạm vi nghiên cứu 14
5 Mẫu khảo sát 14
6 Câu hỏi nghiên cứu 14
7 Giả thuyết nghiên cứu 14
8 Phương pháp nghiên cứu 14
9 Luận cứ 16
10 Kết cấu của luận văn 16
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 17
1.1 Một số vấn đề lý luận về chất thải rắn sinh hoạt 17
1.1.1 Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt 17
1.1.2 Nguồn gốc phát sinh CTRSH 17
1.1.3 Phân loại chất thải rắn sinh hoạt 18
1.1.4 Thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt 18
1.1.5 Một số ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường 19 1.2 Chính sách công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt 21
1.2.1 Chính sách 21
1.2.2 Chính sách công 22
1.2.3 Công nghệ 23
1.2.4 Chính sách công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt 25
1.3 Phát triển bền vững 26
1.3.1 Khái niệm phát triển bền vững 26
Trang 22
1.3.2 Phát triển bền vững khu vực nông thôn 27
1.3.3 Yêu cầu phát triển bền vững đối với công nghệ xử lý CTRSH 27
1.4 Các công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt 28
1.4.1 Tái chế và tận dụng 28
1.4.2 Chôn lấp hợp vệ sinh 28
1.4.3 Thiêu đốt chất thải rắn 29
1.4.4 Chuyển rác thành năng lượng 30
1.4.5 Chế biến phân compost 30
1.4.6 Chế biến phân vi sinh bằng công nghệ Seraphin 31
1.4.7 Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt 4 R 32
1.5 Yêu cầu xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở địa phương vì phát triển bền vững 33
* Tiểu kết chương 1 33
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 35
2.1 Chính sách công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới 35 2.1.1 Chính sách công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt 35
2.1.2 Bài học kinh nghiệm 39
2.2 Thực trạng phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn tại Việt Nam 40
2.2.1 Phân loại chất thải rắn sinh hoạt 40
2.2.2 Thu gom chất thải rắn sinh hoạt 42
2.2.3 Xử lý chất thải rắn sinh hoạt 43
2.3 Thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương 48
2.3.1 Thực trạng phát sinh, thành phần, phân loại chất thải rắn sinh hoạt 48
2.3.2 Thực trạng công tác thu gom, vận chuyển 50
2.3.3 Thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn 56
Trang 33 2.4 Thực trạng chính sách công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt khu vưc nông thôn tỉnh Hải Dương 58
2.4.1 Các công nghệ áp dụng xử lý và mức độ hiệu quả của các quá trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hải Dương 58 2.4.2 Một số vấn đề đặt ra đối với công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng lò đốt tại Hải Dương hiện nay 63 2.4.3 Thực trạng chính sách công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
64 2.5 Đánh giá tác động của chính sách công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng lò đốt trên địa bàn tỉnh Hải Dương 65
* Tiểu kết chương 2 71 CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ
XỬ LÝ CHẤT THẢI RĂN SINH HOẠT BẰNG LÒ ĐỐT ĐỂ BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG SINH THÁI KHU VỰC NÔNG THÔN 73 3.1 Căn cứ xây dựng chính sách 73
3.1.1 Căn cứ pháp lý 73 3.1.2 Căn cứ yêu cầu thực tiễn xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng lò đốt 75 3.1.3 Căn cứ thực trạng chính sách 76
Trang 44
3.1.4 Căn cứ vấn đề chính sách 76
3.2 Đề xuất mục tiêu của chính sách 77
3.3 Đề xuất quan điểm 78
3.4 Đề xuất nội dung chính sách 80
3.5 Đề xuất quy trình thực thi chính sách 80
3.5.1 Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn các loại chất thải rắn 80
3.5.2 Đề xuất các phương thư ́ c ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng 81
3.5.3 Nâng cao năng lực hệ thống thu gom 82
3.5.4 Nâng cao năng lực xử lý chất thải rắn sinh hoạt 83
3.5.5 Các giải pháp về quản lý nhà nước 85
3.5.6 Xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt 86
3.5.7 Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức cộng đồng 87
3.5.8 Về hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển công nghệ 87
3.6 Đề xuất loại hình và cơ chế vận hành thu gom, xử lý CTRSH 87
3.7 Kết quả khảo sát điều tra về tính khả thi, tính cần thiết của chính sách khoa học công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng lò đốt ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương 90
3.8 Tác động của chính sách công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng lò đốt đối với đời sống kinh tế- xã hội ở Hải Dương 91
3.9 Triển khai giám sát việc thực hiện chính sách 92
3.9.1 Thành lập tổ chức giám sát, kiểm tra 92
3.9.2 Tổ chức thực hiện 92
* Tiểu kết Chương 3 96
KẾT LUẬN 97
KHUYẾN NGHỊ 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
Trang 55 LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện bản luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể
Trước hết, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học Thầy giáo, GS.TS Lê Ngọc Hùng - Phó Viện trưởng, Viện Xã hội học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô giáo Khoa Khoa học quản lý, Ban quản lý Đào tạo, Khoa Khoa học Quản lý của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành đề tài
Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở TN&MT, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Hải Dương, Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường tỉnh Hải Dương và các cán
bộ, lãnh đạo và chuyên gia, các doanh nghiệp, các hộ dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương nơi tôi đến điều tra đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài trên địa bàn
Tôi xin cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn
Trần Văn Học
Trang 66 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 77 DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH
BẢNG:
Bảng 1.1 Thành phần vật lý của CTRSH 18
Bảng 2.1 Thành phần rác thải phát sinh tại KVNT của các đơn vị hành chính tỉnh Hải Dương 49
Bảng 2.2 Bảng thống kê hiện trạng thu gom, vận chuyển tại các xã KVNT (Phân theo khu vực hành chính) 52
Bảng 2.3 Chất lượng nước rỉ rác tại các bãi chôn lấp rác 59
Bảng 2.4 Một số công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt tại Hải Dương 60
SƠ ĐỒ: Sơ đồ 1.1 Nguồn gốc phát sinh CTRSH 17
Sơ đồ 1.2 Quy trình xử lý CTRSH bằng phương pháp đốt 29
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ chuyển rác thành năng lượng 30
Sơ đồ 1.4 Tỷ lệ áp dụng các phương pháp xử lý CTRSH Việt Nam 32
HÌNH: Hình 1.1 Paradigma của chính sách 23
Hình 2.1 Mô hình chính sách công nghệ xử lý CTRSH của Thủy Điển 36
Hình 2.2 Nhà Máy Phát Điện Từ Rác Thải Senoko tại Singapore 38
Hình 2.3 Hiệu quả mô hình phân loại rác thải tại vùng nông thôn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp 41
Hình 2.4 Khu xử lý rác thải theo công nghệ lò đốt tại thị trấn Vũ Thư, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình 46
Hình 2.5 Lò đốt rác thí điểm tại, thị trấn ĐU, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 46
Hình 2.6 Lò đốt rác thí điểm tại xã Hồi Ninh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình 48
Hình 2.7 Người dân xã Hà Kỳ, huyện Tứ Kỳ tham gia thu gom rác 51
Trang 88 PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do nghiên cứu
Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện đang ở mức báo động, không còn là vấn đề cấp bách của riêng các đô thị và các thành phố lớn mà đã trở thành vấn đề đáng báo động cả ở các vùng nông thôn trong toàn quốc Nhiều nơi, ô nhiễm môi trường đã
và đang trở thành nỗi bức xúc của người dân Nguyên nhân là do việc xử lý CTRSH (Chất thải rắn sinh hoạt) khiến nguồn nước, không khí bị ô nhiễm trầm trọng Do đó, việc thu gom, xử lý thế nào nhằm BVMT (Bảo vệ môi trường) và phát triển nông thôn một cách bền vững đang là bài toán khó đối với nhiều địa phương
Những năm gần đây, công tác thu gom CTRSH tại KVNT (Khu vực nông thôn) chưa thực sự được coi trọng Nhiều thôn, xã chưa có các đơn vị chuyên trách trong việc thu gom CTRSH nông thôn Một số địa phương đã áp dụng các biện pháp thu gom rác thải sinh hoạt nhưng với quy mô nhỏ, phần lớn do HTX (Hợp tác xã) tự tổ chức thu gom, phương tiện thu gom còn rất thô sơ với các xe cải tiến chuyên chở về nơi tập trung rác
Đối với công tác xử lý CTRSH nông thôn, nhiều địa phương xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp hoặc đổ thải lộ thiên, không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh môi trường Một số địa phương khác lại sử dụng phương pháp ủ phân compost Tuy nhiên, hai phương pháp này chưa thể áp dụng rộng rãi tại KVNT Trong những năm gần đây, một số địa phương đã đầu tư, lắp đặt các lò đốt CTRSH với công suất nhỏ, phục vụ việc xử lý CTRSH cho một vùng nông thôn hoặc cho một khu vực dân cư Tuy nhiên, hiệu quả xử lý cũng như quá trình vận hành có đảm bảo tiêu chuẩn môi trường hay không là vấn đề chưa được kiểm tra, xác nhận
Do việc thu gom và xử lý rác thải KVNT còn rất hạn chế, dẫn tới tình trạng rác thải tồn đọng nhiều tại các điểm đổ rác, không vận chuyển đi xử lý kịp thời làm mất mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường Nhiều nơi có hiện tượng tận dụng các ao, hồ và các vùng trũng để đổ rác thải, hình thành hố chôn lấp rác tự phát, không đảm bảo quy trình kỹ thuật, làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm của khu vực
Sự phân công, phân nhiệm của các bộ, ngành trong quản lý CTRSH nông thôn còn chưa được rõ ràng nên chưa thấy rõ vai trò của các cấp trong hệ thống quản lý
Trang 99
Bởi vậy, cần đổi mới tổ chức, ban hành các cơ chế, chính sách, lựa chọn công nghệ thu gom, vận hành, xử lý rác thải phù hợp và tập trung hoàn thiện việc phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn trong đó có CTRSH làm cơ sở cho việc xác định vị trí, quy mô đầu tư cơ sở xử lý CTRSH; nghiên cứu, chỉnh sửa bổ sung, xây dựng mới các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý CTRSH Bên cạnh đó, các
cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, người dân và chủ doanh nghiệp trong công tác BVMT (BVMT), thu gom CTRSH cũng như việc giám sát thực hiện công tác quản lý chất thải rắn của các cơ sở, đơn
vị liên quan để đem lại hiệu quả trong thu gom xử lý chất thải, đảm bảo môi trường cuộc sống ngày càng xanh - sạch - đẹp là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong công tác BVMT, ổn định an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ngày càng bền vững
Tỉnh Hải Dương nằm ở trung tâm của tam giác tăng trưởng kinh tế Bắc Bộ
(Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh) với diện tích 1.656,0 km2, Hải Dương gồm có
01 thành phố, 01 thị xã và 10 huyện Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tỉnh Hải Dương có nhiều điều kiện phát huy tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội và đã vươn lên thành một trong những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế, xã hội cao của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đất nước
Trong những năm vừa qua, tỉnh Hải Dương đã có những bước phát triển
nhanh về kinh tế - xã hội (tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm gần đây trung bình 9,4%/năm), góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân và
làm tăng mức tiêu dùng hàng hóa, song theo đó hệ lụy của sự phát triển là lượng thải phát sinh ngày càng nhiều hơn, dẫn đến con người phải đối mặt với những vấn
đề về môi trường rất bức xúc đang diễn ra hàng ngày Tốc độ phát triển đô thị hóa, gia tăng dân số, khiến tỉnh Hải Dương phát sinh một lượng CTRSH ngày càng lớn CTRSH vấn đề đang gây bức xúc tại nhiều KVNT ở nước ta, trong đó có tỉnh Hải Dương bởi ảnh hưởng của nó tới nguồn tài nguyên, môi trường và sức khỏe con người là rất lớn Nhằm hạn chế các ảnh hưởng của CTRSH, trong những năm qua tỉnh Hải Dương đã có những nỗ lực trong công tác xử lý CTRSH KVNT
Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Hải Dương việc xử lý CTRSH bằng lò đốt ở KVNT còn một số vấn đề sau:
Trang 1010
Ứng dụng công nghệ mới vào hệ thống xử lý CTRSH bằng lò đốt chưa được rộng rãi; Số cơ sở được cấp Sổ đăng ký rất ít so với số cơ sở phát sinh chất thải nguy hại; Khối lượng xử lý nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng thực tế phát sinh Chương trình thí điểm việc xử lý CTRSH bằng lò đốt trên địa bàn tỉnh được triển khai nhưng hiệu quả về ứng dụng chưa sâu rộng; Còn nhiều rào cản trong việc xử
lý CTRSH bằng lò đốt (nhận thức, kinh phí, chuyển giao công nghệ, giám sát) Công tác đăng ký chủ nguồn thải nguy hại chưa được quan tâm với lý do phát sinh
ít Chưa triển khai các thiết chế cần thiết để thực hiện chủ trương của nhà nước trong việc xử lý CTRSH bằng lò đốt vào trong đời sống xã hội Công tác giám sát
và kiểm tra về việc xử lý CTRSH bằng lò đốt theo quy định chưa đạt hiệu quả cao Chưa tạo được sự quan tâm của các cấp, các ngành về việc xử lý CTRSH bằng lò đốt
Chính sách ưu đãi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khuyến khích hỗ trợ việc chuyển giao công nghệ và phát triển trong lĩnh vực xử lý CTRSH bằng lò đốt chưa cụ thể hóa nhằm thu hút được các nhà đầu tư, các nhà sản xuất tiếp cận với nhu cầu sử dụng của địa phương
Với mục tiêu góp phần nâng cao hiệu quả trong xây dựng các giải pháp chính sách công nghệ xử lý CTRSH KVNT cho toàn tỉnh Hải Dương trong tương lai đáp ứng được tiến trình phát triển về kinh tế, xã hội, môi trường bền vững và phù hợp
với quy hoạch tổng thể của tỉnh, tác giả thực hiện đề tài: “Xây dựng chính sách công nghệ xử lý CTRSH bằng lò đốt để bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái ở KVNT (nghiên cứu trường hợp Hải Dương)” Kết quả nghiên cứu sẽ là
cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo và một phần có thể áp dụng triển khai vào thực
tế
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Các văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề lợi ích và hiệu quả của việc xử lý
CTRSH để bảo vệ và PTBV (phát triển bền vững) môi trường sinh thái, cụ thể như:
Luật BVMT năm 2014 (Luật số 55/2014/QH13)
Luật Chuyển giao công nghệ (Luật số 80/2006/QH11)
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính Phủ về quản lý chất thải và phế liệu
Trang 11Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 của chính phủ ban hành quy định về hoạt động quản lý chất thải rắn, quyền hạn và trách nhiệm của các
cá nhân, tổ chức liên quan đến QLCTR
Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược BVMT Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2050
Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn
Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành về việc Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam (Chương trình nghị sự
21 của Việt Nam)
Quyết định 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Phê duyệt Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020
Quyết định 2211/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông cầu đến năm 2020
Ông Nguyễn Lê Cường, Trường Đại học Kiến trúc Hà nội, có đề tài luận án
tiến sĩ nghiên cứu “Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven
đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030” với những nội dung đánh giá
tổng quan về quản lý CTRSH đô thị và khu ven đô, đồng thời đưa ra cở sở khoa học thực tiễn về quản lý CTRSH đô thị và khu ven đô thị trung tâm đến 2030 và đề xuất mô hình và giải pháp quản lý CTRSH đô thị và khu ven đô thị trung tâm đến
2030, tầm nhìn 2050
Trang 1212
Trong cuốn sách “Nghiên cứu xã hội về môi trường” do Vũ Cao Đàm (chủ biên), Đào Thanh Trường, Nguyễn Thị Nghĩa soạn thảo năm 2010 đã đề cập đến vấn đề các hướng tiếp cận nghiên cứu môi trường, như tiếp cận công nghệ học, tiếp cận xã hội học, tiếp cận tư tưởng chiến lược PTBV
GS.TS Lê Văn Khoa, Trường Đại học khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia
Hà Nội cũng có bài viết về “Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tái chế và tái sử dụng là giải pháp có ý nghĩa kinh tế, xã hội và môi trường ở các đô thị, bài được viết năm 2010 đã đề cập đến khái niệm về rác thải; Tác động của rác thải sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng; kinh nghiệm phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới; các bài học rút ra từ những kinh nghiệm quốc tế Lưu Đức Hải và cộng sự tiến hành đã trình bày hệ thống quan điểm lý thuyết
và hành động quản lý môi trường cho PTBV Công trình này đã xác định PTBV qua các tiêu chí: bền vững kinh tế, bền vững môi trường, bền vững văn hóa, đã tổng quan nhiều mô hình PTBV như mô hình 3 vòng tròn kinh tế, xã hội, môi trường giao nhau của Jacobs và Sadler (1990), mô hình tương tác đa lĩnh vực kinh
tế, chính trị, hành chính, công nghệ, quốc tế, sản xuất, xã hội của WCED (1987),
mô hình liên hệ thống kinh tế, xã hội, sinh thái của Villen (1990), mô hình 3 nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường của Worl Bank
Công trình nghiên cứu do giới nghiên cứu môi trường tiến hành như "Tiến tới môi trường bền vững” (1995) của Trung tâm Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Đại học Tổng hợp Hà Nội Công trình này đã tiếp thu và thao tác hoá khái niệm PTBV theo báo cáo Brundtland như một tiến trình đòi hỏi đồng thời trên bốn lĩnh vực: Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt nhân văn, bền vững về mặt môi trường, bền vững về mặt kỹ thuật
Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ mới và Môi trường – Envic đã
có nghiên cứu về “công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam” Dây chuyền xử
lý rác thải của Envic được thiết kế và chế tạo trên cơ sở những nghiên cứu và trải nghiệm thực tế trong nước cộng với việc ứng dụng có chọn lọc những thành tựu của nước ngoài Công nghệ xử lý rác thải bằng phương pháp đốt là hướng đi phù hợp nhất với điều kiện Việt Nam hiện nay, Trung tâm Envic đã dày công nghiên
cứu và phát triển công nghệ này Công nghệ đốt sẽ giúp tiết kiệm tối đa diện tích
đất chôn lấp mà vẫn đảm bảo sự phù hợp với khả năng tài chính, kỹ thuật trong
Trang 1313
nước Qua nghiên cứu tiềm năng trên quy mô cả nước thì mức công suất 150 – 300 tấn/ngày là mức phổ biến có thể triển khai trên 80% các tỉnh thành Dây chuyền công nghệ ở mức công suất này đã được Trung tâm Envic chế tạo và lắp đặt thành công, hiện đang vận hành ổn định tại nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây, Hà Nội
Đề án tổng thể bảo vệ và PTBV môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu năm 2016 và giai đoạn (2016-2020) ở Hải Dương
Năm 2014, Trung tâm quy hoạch đô thị và nông thôn- Sở Xây dựng tỉnh Hải Dương đã thực hiện đề tài “Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” Đây là một nghiên cứu thiết thực, rất cần thiết và cấp bách Quy hoạch thực hiện sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn, cải thiện môi trường sống, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch đầu tư, xử lý chất thải rắn từng giai đoạn, phù hợp với phát triển KT-XH (Kinh tế-
Xã hội)của tỉnh Hải Dương một cách bền vững
Giai đoạn từ 2009 đến nay, tỉnh Hải Dương đã triển khai các dự án nhằm góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội như:
- Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt của Công ty Cổ phần môi trường ATP – Seraphin Hải Dương khởi công xây dựng từ tháng 12 -
2009, hoàn thành và đưa vào vận hành từ tháng 5-2011 Nhà máy đi vào hoạt động góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt ở các địa phương, các khu vực một số KVNT trên địa bàn toàn tỉnh 01 lò đốt rác công suất 3 tấn/giờ; 01 lò đốt rác công suất 2,5 tấn/giờ; 01 hệ thống xử lý nước thải; 01 hệ thống phân hủy rác; dây chuyền sản xuất gạch; dây chuyền tái chế nhựa; dây chuyền tái chế dầu Nhà máy xử lý rác thải Seraphin đang áp dụng công nghệ đốt rác trong lò đốt chất thải rắn NQK, hoạt động trên cơ sở tận dụng nguồn nguyên liệu là dầu và khí gas thu được từ hệ thống sản xuất tái chế dầu từ cao su phế thải
và chất thải gốc dầu có trong rác Với công nghệ lò đốt NQK có thể xử lý được gần như toàn bộ rác tiếp nhận, có khả năng xử lý được các thành phần nguy hại của nhiều dòng rác thải có tính chất khác nhau, công nghệ này có thể đốt được các loại rác không cần phân loại đầu vào Khí thải phát sinh trong quá trình đốt cũng được
xử lý trong hệ thống xử lý khói bụi của lò phù hợp với những tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải Mang ý nghĩa vĩ mô về việc xử lý rác thải sinh hoạt của tỉnh Hải Dương nói riêng và vùng lưu vực sông Cầu nói chung
Trang 1414
Tuy nhiên, lý thuyết về xây dựng chính sách công nghệ xử lý CTRSH bằng lò đốt để bảo vệ và PTBV môi trường sinh thái ở KVNT địa bàn tỉnh còn mới, chưa
có công trình nghiên cứu khoa học và các chính sách công nghệ cho vấn đề này, do
đó, đây là lần đầu tiên chính sách công nghệ xử lý CTRSH bằng lò đốt được đặt ra
để tiến hành nghiên cứu cụ thể, khoa học, có hệ thống trên địa bàn tỉnh Hải Dương
3 Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất được chính sách công nghệ xử lý CTRSH bằng lò đốt để bảo vệ và PTBV môi trường sinh thái ở KVNT
4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Khu vực nông thôn tỉnh Hải Dương
Phạm vi nội dung: Cơ sở lý luận khoa học, thực trạng chính sách, vấn đề chính sách và những nội dung cần xây dựng của chính sách công nghệ xử lý CTRSH bằng lò đốt để bảo vệ và PTBV môi trường sinh thái KVNT
5 Mẫu khảo sát
Mẫu khảo sát các doanh nghiệp tổng 20 phiếu điều tra;
Mẫu khảo sát hộ dân KVNT tổng 269 phiếu điều tra;
Lấy ý kiến các cán bộ, lãnh đạo và chuyên gia (12 Bảng hỏi phỏng vấn sâu)
Tổng cộng là 289 phiếu điều tra khảo sát các hộ dân, doanh nghiệp
6 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi chủ đạo: Chính sách công nghệ được xây dựng theo quy trình nào để
xử lý CTRSH bằng lò đốt nhằm bảo vệ và PTBV môi trường sinh thái ở KVNT? Câu hỏi phụ: Thực trạng chính sách công nghệ xử lý CTRSH như thế nào?
Có vấn đề chính sách nào đang đặt ra? Khi xây dựng chính sách như vậy cần phải tập trung vào những nội dung cơ bản nào để giải quyết được vấn đề chính sách đặt ra?
7 Giả thuyết nghiên cứu
Chính sách Công nghệ được thiết kế theo định hướng xây dựng các giải pháp quản lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường sẽ thúc đẩy ứng dụng công nghệ xử lý CTRSH bằng lò đốt để bảo vệ và PTBV môi trường sinh thái ở KVNT
Trang 158 Phương pháp nghiên cứu
Một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tác giả tiến hành nghiên cứu những văn bản chính sách, đề án, chương trình, quy hoạch liên quan đến xử lý CTRSH bằng lò đốt để bảo vệ và PTBV môi trường sinh thái ở KVNT tạo cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý cho việc nghiên cứu và thực thi đề tài
- Phương pháp điều tra thực tiễn
Nhằm khảo sát thực tiễn địa phương về hiện trạng phát sinh, thu gom và xử lý CTRSH, đưa ra tiềm năng phát triển công nghệ xử lý CTRSH bằng lò đốt; khảo sát tình hình thực tế đã áp dụng công nghệ xử lý CTRSH bằng lò đốt; Các mô hình thí điểm đã áp dụng; Các chính sách liên quan đến việc áp dụng công nghệ xử lý CTRSH bằng lò đốt, nghiên cứu hiện trạng các mô hình thí điểm việc ứng dụng công nghệ xử lý CTRSH bằng lò đốt đã được triển khai trên địa bàn tỉnh Hải
- Phương pháp khảo sát doanh nghiệp
Thu thập thông tin theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp đến các doanh nghiệp để thu thập những thông tin tại các đơn vị điều tra, tác giả trực tiếp đến các đơn vị điều tra gặp lãnh đạo hoặc cán bộ được phân công của các đơn vị giới thiệu mục đích, ý nghĩa, nội dung và cùng với lãnh đạo, cán bộ của đơn vị thu thập, tính toán số liệu để ghi vào phiếu điều tra
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đề tài sử dụng 289 phiếu hỏi đối với các hộ dân, doanh nghiệp nhằm thu thập các thông tin về thực trạng tình hình CTRSH phát sinh, lượng rác thải thu gom, biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghệ xử lý CTRSH bằng lò đốt của các tổ chức công và nhu cầu của người dân, tâm lý và phản ứng xã hội (ủng hộ/không ủng hộ/thờ ơ) đối với chính sách nhằm nâng cao luận cứ về tính khả thi của chính sách và định hướng trong xây dựng chính sách, cung phù hợp với cầu
Trang 1616
- Phương pháp phỏng vấn cán bộ, lãnh đạo và chuyên gia
Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu 12 cán bộ, lãnh đạo, chuyên gia trong lĩnh vực phát triển công nghệ, chuyên gia môi trường, Khoa học công nghệ, lãnh đạo các địa phương… về tiềm năng và định hướng xây dựng chính sách công nghệ tạo điểm nhấn đột phá về chính sách; tính phù hợp của chính sách với nhu cầu và thực tế phát triển địa phương trong thời gian tới, tính khả thi của chính sách
Luận cứ có được từ các phương pháp này sẽ được lấy làm căn cứ làm rõ và chứng minh được tính khả thi và định hướng đúng đắn của chính sách đối với việc xây dựng chính sách công nghệ xử lý CTRSH bằng lò đốt
9 Luận cứ
9.1 Luận cứ lý thuyết
- Khoa học về chính sách trong đó có chính sách công nghệ xử lý CTRSH
- Cách tiếp cận xử lý rác thải: 4 R (reduce, reuse, recycle, replace)
- Cách tiếp cận lý thuyết về PTBV
- Các văn bản liên quan đến việc xây dựng chính sách công nghệ xử lý CTRSH Trong đó phân tích sâu chủ trương, chính sách công nghệ xử lý CTRSH bằng lò đốt đề bảo vệ và PTBV môi trường sinh thái ở KVNT
10 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo, tài liệu đính kèm, luận văn có kết cấu 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận chính sách công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt Chương 2: Thực trạng chính sách công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt và vấn đề đặt ra
Chương 3: Đề xuất xây dựng chính sách công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng lò đốt để bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái ở khu vực nông thôn
Trang 1717 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ XỬ
LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
1.1 Một số vấn đề lý luận về chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1 Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt
Định nghĩa 1: “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”.[16, điều 3]
Định nghĩa 2: “Chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá nhân , hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt”.[2, điều 3]
Như vậy, rác thải là tất cả những thứ vật chất từ đồ ăn, đồ dùng, chất phế thải sản xuất, dịch vụ,… mà mọi người không dùng nữa và thải bỏ đi
Rác thải sinh hoạt (CTRSH) sinh ra từ mọi người và mọi nơi: Gia đình, trường học, chợ, nơi mua bán, công cộng, vui chơi giải trí, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất kinh doanh, bến xe,…
1.1.2 Nguồn gốc phát sinh CTRSH
CTRSH phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, chúng khác nhau về số lượng, kích thước theo đặc tính nguồn phát sinh Các nguồn phát sinh CTRSH hiện nay tại các KVNT như sau:
Sơ đồ 1.1 Nguồn gốc phát sinh CTRSH
Chất thải từ khu dân cư: Phần lớn là các thực phẩm dư thừa hay hư hỏng như rau, quả… tiếp đến là bao bì hàng hoá (túi nilon, thùng carton, chai nhựa, thủy tinh, kim loại…) các loại vật dụng hư hỏng (chăn, chiếu, đồ gia dụng…), chất thải điện
tử (pin, tivi, đầu đĩa, máy tính, các thiết bị điều khiển….) các bao bì chứa hóa chất (thuốc diệt côn trùng, nước tẩy rửa)
Khu dân cư,
Các hộ
gia đình
Khu công cộng, nhà nghỉ, nhà hàng
Đường phố
Cơ quan công sở, trường học
Chất thải rắn sinh hoạt
Trang 18Các cơ quan, công sở: Thành phần rác thải tương tự như đối với rác thải dân
cư nhưng khối lượng ít hơn
Dịch vụ công cộng (vệ sinh đường xá, phát quang, chỉnh tu các công viên…): Thành phần rác thải bao gồm cỏ, cành cây, bùn đất, túi nilon…
1.1.3 Phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Dựa vào hàm lượng hữu cơ, vô cơ ta có thể chia như sau:
Rác hữu cơ: Là những loại rác thải trong sinh hoạt, ăn uống hàng ngày
Rác vô cơ: Là những loại rác có khả năng tái sử dụng như giấy tờ, sách báo, hộp nhựa, nilon,
Loại thủy tinh: Chai, lọ,
Dựa vào đặc điểm, rác thải được chia thành rác thải thực phẩm, rác thải bỏ đi, rác thải nguy hại
Rác thải thực phẩm: Bao gồm các thực phẩm thừa thãi không ăn được sinh ra trong khâu chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn,
Rác thải bỏ đi: Bao gồm các rác thải không sử dụng được hoặc không có khả năng tái chế sinh ra từ các hộ gia định, công sở hoạt động thương mại,
Rác thải nguy hại, rác thải hóa chất, sinh học, dễ cháy, dễ nổ hoặc mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con người, động vật, thực vật
1.1.4 Thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt
Theo đánh giá của những nhà nghiên cứu và khoa học thì CTRSH chủ yếu chứa các chất hữu cơ khá cao tiếp đó là các chất vô cơ1
Những tính chất lý học quan trọng của chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: khối lượng riêng, độ ẩm, khă năng giữ nước và độ xốp (độ rỗng) của rác đã nén
Khối lượng riêng của chất thải rắn sinh hoạt nông thôn lấy từ các xe ép rác thường dao động trong khoảng từ 200 kg/m3 đến 500 kg/m3 Theo số liệu thống kê của Công ty Cổ phần Môi trường APT – Seraphin Hải Dương, khối lượng riêng
1 Hoàng kim cơ (2001), kỹ thuật môi trường, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội
Trang 191.1.5 Một số ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường
1.1.5.1 Ảnh hưởng CTRSH đến môi trường
Đối với môi trường nước: Rác thải hữu cơ trong môi trường nước sẽ bị phân hủy một cách nhanh chóng Ngoài các sản phẩm này gây mùi hôi thối và độc hại
Trang 20Đối với môi trường không khí: Các CTRSH thường có bộ phận có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí nhất là rác thực phẩm, nông phẩm không được xử lý kịp thời và đúng kỹ thuật Rác sinh ra các khí NH3, CO2, CO, H2S, CH4 Nếu không được xử lý thì các khí này sẽ bay vào khí quyển gây nguy hiểm cho sinh vật và môi trường Các nhà môi trường học đã chứng minh rằng 15% tác hại gây ra hiện tượng nhà kính là từ các hiện tượng này
1.1.5.2 Ảnh hưởng của CTRSH đến sức khỏe con người
CTRSH sau khi phát sinh nếu không được thu gom, xử lý sẽ tồn đọng trong môi trường gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước, không khí Vì vậy, gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khỏe con người và sinh vật Tại các bãi chôn lấp không được quản lý tốt có thể là môi trường thuận lợi cho bệnh dịch phát sinh
và lây lan Sự phân hủy các chất hữu cơ sinh ra các khí độc, đặc biệt khi trời mưa lớn, nước chảy tràn làm khuếch tán chất ô nhiễm trong môi trường nước mặt, ô nhiễm nước ngầm các khu vực xung quanh, đe dọa sức khỏe con người Các loại bệnh thường phát sinh như bệnh về đường hô hấp, bệnh tiêu chảy, bệnh đau mắt hột,…
1.1.5.3 Ảnh hưởng CTRSH đến cảnh quan và môi trường sinh thái
Vấn đề ô nhiễm môi trường ở KVNT đã và đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan và môi trường sinh thái
Nếu trước đây, nông thôn được coi là khu vực lý tưởng để nghỉ dưỡng bởi không gian xanh, sạch, đẹp thì nay môi trường cảnh quan một số vùng nông thôn đã
bị ảnh hưởng bởi rác thải và bốc mùi khó chịu Rác thải sinh hoạt, rác thải phát sinh
từ hoạt động sản xuất nông nghiệp tràn ngập từ khu vực ao làng, sông ngòi đến đường sá, đồng ruộng, từ các khu chợ làng đến bãi đất trống cuối làng Không khí trong lành tại làng quê cũng không còn, thay vào đó là mùi hôi thối phát sinh từ các bãi rác thải sinh hoạt lộ thiên
Trang 2121
Môi trường ô nhiễm không những làm xấu đi hình ảnh của vùng nông thôn mà còn để lại những hệ lụy lâu dài Hệ sinh thái được cho là tương đối xanh sạch như ở nông thôn cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng Nếu trước đây, những loài thủy hải sản thường xuất hiện rất nhiều ở nông thôn thì hiện nay, chúng hầu như biến mất vì môi trường đã bị ô nhiễm Đây không chỉ là vấn đề tài nguyên thủy sản mà xét một cách lâu dài, hệ quả của việc nhiều loài trong chuỗi hệ sinh thái sống ở nông thôn bị suy giảm, cạn kiệt cũng ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của con người
1.2 Chính sách công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
1.2.1 Chính sách
Chính sách (Policy) là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trên sách báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng và thường xuyên, phổ biến, đề cập đến nhiều vấn đề và lĩnh vực trong đời sống xã hội Tuy vậy cho đến nay vẫn còn các cách tiếp cận khác nhau về chính sách Hiểu một cách giản đơn, chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình
Theo James Anderson: “Chính sách là một quá trình hành động có mục đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm” Hay “Chính sách cũng là những hoạt động nên hay không nên làm do Nhà nước quyết định lựa chọn”2
Theo tác giả Vũ Cao Đàm thì “Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự
ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội” 3 Theo tác giả thì khái niệm “hệ thống xã hội” được hiểu theo một ý
nghĩa khái quát Đó có thể là một quốc gia, một khu vực hành chính, một doanh nghiệp, một nhà trường
Như vậy, phân tích khái niệm “chính sách” thì thấy:
Chính sách là do một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra;
2 Anderson, J 1994, Public policymaking, Princeton, tr 45
3 Vũ Cao Đàm (2009), Tuyển tập các công trình đã công bố tập 2, nghiên cứu về chiến lược và
chính sách, nhà xuất bản Thế giới, tr.437-438
Trang 22Vậy có thể hiểu: Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình
Tác giả định nghĩa về chính sách, trên cơ sở định nghĩa trên của Vũ Cao Đàm cũng được Luận văn sử dụng
Theo G Brewer và P.de Leon quan niệm “Chính sách công là những quyết định quan trọng nhất của xã hội, là những hành động có tính chức năng dựa trên
sự đồng thuận hoặc phê chuẩn của hệ thống” 6
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra các quan niệm khác nhau:
Có ý kiến cho rằng “Chính sách là tổng thể những quy định pháp lý có tính nhất quán, thể hiện thái độ, quan điểm của Nhà nước trong việc khuyến khích hoặc hạn chế hoạt động nào đó trong các lĩnh vực nào đó của một số đối
tượng nào đó của xã hội” 7
4 T Dye (1995), Tìm hiểu về chính sách công – Prentice Hall, xuất bản lần thứ 5, tr.1
5 J Deway (1978), Những công trình còn dang dở - H.Lnois University, xuất bản 1910, tái bản
1978, tập VI, tr.177
6 Dorsey press (1983), Những nền tảng của chính sách công, tr.9
7 Nguyễn Đăng Thành (chủ nhiệm-2002), Chính sách và những vấn đề cơ bản chi phối việc hoạch
định chính sách ở Việt Nam, Đề tài Khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – Viện khoa học chính trị, tr.200
Trang 23Hình 1.1 Paradigma của chính sách
Triết lý (Philosophy) của chính sách là tầm tư tưởng, quan trọng nhất của chính sách, đóng vai trò chi phối tất cả các tầng dưới Triết lý của chính sách được chia ra làm triết lý mục tiêu và triết lý phương tiện
Hệ quan điểm (Conception) của chính sách là những triết lý cụ thể về từng mặt của chính sách, bao gồm hệ quan điểm mục tiêu và hệ quan điểm phương tiện
Hệ chuẩn mực (Norms) của chính sách là những quy tắc ứng xử, được một cộng đồng thừa nhận và được sử dụng để điều chỉnh hành vi, bao gồm hệ chuẩn mực mục tiêu và hệ chuẩn mực phương tiện
Hệ khái niệm (Notions) của chính sách là hệ thống khái niệm được sử dụng trong chính sách, bao gồm hệ khái niệm mục tiêu và hệ khái niệm phương tiện Chính sách công theo quan điểm quản lý hành chính Nhà nước tức theo quan điểm của các cơ quan thực thi quyền hành pháp Chính sách công được hiểu là những quan điểm của các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan thực thi quyền hành pháp về những gì họ sẽ làm hay không làm trong những điều kiện cụ thể về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường
Hệ
g
Hệ khái niệm Triết lý
Trang 2424
Thuật ngữ “công nghệ” là một thuật ngữ phổ biến Nó được xuất hiện nhiều trong các cụm từ KH&CN,… Nhưng để thực sự hiểu nó thì không phải ai cũng hiều được rõ ràng Ngay trong khoa học cũng có nhiều trường phái và có nhiều định nghĩa về công nghệ được xem xét dưới đây9
Định nghĩa 1: Theo tác giả R Jones (1970) đưa ra, cho rằng "công nghệ là cách thức mà qua đó các nguồn lực được chuyển thành hàng hóa"
Định nghĩa 2: "Công nghệ là tập hợp các kiến thức về một quy trình và các kỹ thuật cần thiết để sản xuất ra các vật liệu, cấu kiện và sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh" Đây là định nghĩa của tác giả J Baranson (1976), theo đó, bản chất của
công nghệ là tập hợp các kiến thức với mục tiêu là sản xuất ra các vật liệu, cấu kiện
và sản phẩm
Định nghĩa 3: Định nghĩa này là của Tổ chức PRODEC (1982), theo đó "công nghệ là mọi loại kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp được sử dụng trong sản xuất công nghiệp, chế biến và dịch vụ"
Định nghĩa 4: Theo tác giả F R Root, "công nghệ là dạng kiến thức có thể
áp dụng được vào việc sản xuất ra các sản phẩm và sáng tạo ra các sản phẩm mới" Trong định nghĩa này, bản chất của công nghệ là dạng kiến thức và mục tiêu
sử dụng công nghệ là áp dụng vào sản xuất và tạo ra các sản phẩm mới
Định nghĩa 5: Theo E M Graham (1988) "Công nghệ là kiến thức không nắm bắt được và không phân chia được, có lợi về mặt kinh tế khi sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ"
Định nghĩa 6: Tác giả P Strunk (1986) cho rằng "Công nghệ là sự áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng những nghiên cứu và cách xử lý một cách có hệ thống và có phương pháp" Công nghệ là kiến thức (có sẵn trong trí tuệ con người)"
Định nghĩa 7: "Công nghệ là nguồn lực bao gồm kiến thức được áp dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất và việc nghiên cứu tiếp cận thị trường (marketing) cho những sản phẩm và dịch vụ đang có và tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới" theo J R Dunning (1982)
9 Tô Đăng Hải (2003), Công nghệ và phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa hoc kỹ thuật, Hà Nội, số 1189-63 cấp ngày 10/9/2003, tr 3-5
Trang 25Đặc trưng kiến thức khẳng định vai trò dẫn đường của khoa học đối với công nghệ, đồng thời nhấn mạnh rằng không phải ở các quốc gia có các công nghệ giống nhau sẽ đạt được kết quả như nhau Việc sử dụng một công nghệ đòi hỏi con người cần phải được đào tạo về kỹ năng, trang bị kiến thức và phải luôn cập nhật những kiến thức đó
Công nghệ dù là kiến thức song vẫn có thể được mua, được bán Đó là do công nghệ hàm chứa trong các vật thể tạo nên nó
Luận văn này sử dụng định nghĩa công nghệ theo Luật KH&CN năm 2013:
“Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công
cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm” [16; Điều 3.2]
Công nghệ xử lý CTRSH được hiểu trong luận văn này là các giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo công cụ, phương tiện là việc phân loại rác tại nguồn, thu gom, xử lý CTRSH bằng lò đốt để PTBV môi trường sinh thái KVNT
1.2.4 Chính sách công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Chính sách công nghệ xử lý CTRSH là chính sách bao gồm hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc chỉ đạo, định hướng phát triển, các thể chế và biện pháp thúc đẩy việc tiếp thu, phát triển, sử dụng công nghệ (chuyển giao, đổi mới…) để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời phát triển công nghệ hiện đại của quốc gia trong từng thời kỳ Như vậy nội dung cơ bản của chính sách công nghệ xử lý CTRSH là: Quan điểm của các nhà
lãnh đạo, quản lý về vấn đề áp dụng các giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật vào việc phân loại rác tại nguồn, thu gom, xử lý CTRSH bằng lò đốt để PTBV môi
trường sinh thái
Trang 2626 1.3 Phát triển bền vững
1.3.1 Khái niệm phát triển bền vững
Quan niệm về PTBV dần được hình thành từ thực tiễn đời sống xã hội và có tính tất yếu Tư duy về PTBV manh nha trong cả quá trình sản xuất xã hội và bắt đầu từ việc nhìn nhận tầm quan trọng của BVMT và tiếp đó là nhận ra sự cần thiết phải giải quyết những bất ổn, bức xúc trong xã hội Chính vì thế, năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc được tổ chức ở Ri-ô đơ Gia-nê-rô đề ra Chương trình nghị sự toàn cầu cho thế kỷ XXI, theo đó,
PTBV được xác định là: “Một sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai”10 Theo đó, ba trụ cột PTBV được xác định là: Thứ nhất, bền vững về mặt kinh
tế, hay phát triển kinh tế bền vững là phát triển nhanh và an toàn, chất lượng; Thứ hai, bền vững về mặt xã hội là công bằng xã hội và phát triển con người, chỉ số
phát triển con người, là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội, bao gồm: thu nhập bình quân đầu người; trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ
về văn hóa, văn minh; Thứ ba, bền vững về sinh thái môi trường là khai thác và sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, BVMT và cải thiện chất lượng môi trường sống Cho tới nay, quan niệm về PTBV trên bình diện quốc tế có được sự thống nhất chung và mục tiêu để thực hiện PTBV trở thành mục tiêu thiên niên kỷ Ở Việt Nam, chủ đề PTBV cũng đã được chú ý nhiều trong giới nghiên cứu cũng như những nhà hoạch định đường lối, chính sách Quan niệm về PTBV thường được
tiếp cận theo hai khía cạnh: Một là, PTBV là phát triển trong mối quan hệ duy trì
những giá trị môi trường sống, coi giá trị môi trường sinh thái là một trong những
yếu tố cấu thành những giá trị cao nhất cần đạt tới của sự phát triển Hai là, PTBV
là sự phát triển dài hạn, cho hôm nay và cho mai sau; phát triển hôm nay không làm ảnh hưởng tới mai sau
Trong Luật BVMT của Việt Nam năm 2014 đã nêu rõ: “PTBV là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng
10 http://www.tapchicongsan.org.vn/: Vũ Văn Hiền GS.TS, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung
ương, Phát triển bền vững ở Việt Nam, 3/1/2014
Trang 2727
nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng
trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và BVMT” [17; điều 3]
Luận văn này sử dụng khái niệm về PTBV theo Luật BVMT năm 2014 trên đây
1.3.2 Phát triển bền vững khu vực nông thôn
Là mối quan hệ bền vững của bốn yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một khung thể chế phù hợp, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho thế hệ hiện tại mà không làm hao tổn đến khả năng đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống của thế hệ tương lai ở KVNT
1.3.3 Yêu cầu phát triển bền vững đối với công nghệ xử lý CTRSH
Trong những năm qua, phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta vẫn còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên; năng suất lao động còn thấp; công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu và thải ra nhiều chất thải trong đó có CTRSH Dân số tăng nhanh, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; các dịch vụ cơ bản về giáo dục và y tế hiện còn nhiều bất cập, các loại tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn triệt để đang là những vấn đề bức xúc Nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, sử dụng lãng phí và kém hiệu quả Môi trường thiên nhiên ở nhiều nơi bị phá hoại nghiêm trọng, ô nhiễm và suy thoái đến mức báo động Hệ thống chính sách và công cụ pháp luật chưa đồng bộ để có thể kết hợp một cách có hiệu quả giữa bốn mặt của sự phát triển: kinh tế, văn hóa, xã hội và BVMT Trong các chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của các ngành và địa phương, bốn mặt quan trọng trên của sự phát triển cũng chưa thực sự được kết hợp và lồng ghép chặt chẽ với nhau
Theo các chuyên gia, quy mô và sự PTBV của công nghệ xử lý CTRSH bằng
lò đốt so với các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn còn nhiều hạn chế Phần lớn các công nghệ xử lý CTRSH bằng lò đốt hiện nay tại Việt Nam đều sử dụng công nghệ lạc hậu do đó, nguy cơ phát thải dioxin vào môi trường rất cao Đó là những lý do mà công nghệ xử lý này cần được quy hoạch và định hướng để nhằm PTBV kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường sinh thái
Trang 2828 1.4 Các công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Hiện nay có nhiều phương pháp, công nghệ xử lý CTRSH, tại các nước phát triển việc xử lý CTRSH đang được tiếp cận với các biện pháp thân thiện bằng các phương pháp như giảm thiểu tại nguồn (tuần hoàn tái sử dụng, tái chế) hay lựa chọn các công nghệ chuyển hóa CTRSH thành các nguồn năng lượng, nguyên liệu phục vụ lại cho con người Đối với các nước đang phát triển việc tiêu huỷ chất thải thường được thực hiện dựa trên yếu tố kinh tế: chi phí về đất đai và xử lý càng ít càng tốt, các thông số môi trường thường rất ít được quan tâm Các công nghệ xử lý CTRSH được áp dụng phổ biến hiện nay được tóm tắt:
1.4.1 Tái chế và tận dụng
Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất
Ưu điểm của phương pháp này là:
+ Hạn chế được lượng CTR phát sinh nên hạn chế được lượng rác cần xử lý + Giảm được chi phí xử lý
+ Giảm diện tích đất cần cho việc chôn lấp
+ Tiết kiệm nguồn tài nguyên do giảm được khối lượng nguyên liệu ban đầu
Trong tất cả các phương pháp xử lý CTRSH, biện pháp chôn lấp là phổ biến
và đơn giản nhất chính vì thế chôn lấp là phương pháp không thể thiếu trong tất cả các phương pháp xử lý
Trang 2929
1.4.3 Thiêu đốt chất thải rắn
Thiêu và đốt rác là biện pháp xử lý CTR bằng cách oxy hoá ở nhiệt độ cao với
sự có mặt của oxy để chuyển hoá CTR thành các chất khí và tro Nhiên liệu cung cấp có thể là dầu, than hoặc khí gas Các công nghệ thiêu đốt được áp dụng: thiêu đốt CTR trong lò đốt ở nhiệt độ cao; chuyển rác thành năng lượng
* Thiêu đốt trong lò ở nhiệt độ cao
Là biện pháp xử lý CTR trong lò thiêu ở nhiệt độ >1.0000C Lò có thể được chế tạo chuyên dụng hoặc có thể là lò nung của nhà máy xi măng Lò hoạt động theo nguyên lý thiêu đốt nhiều cấp, tối thiểu phải có 2 vùng đốt (sơ cấp và thứ cấp)
Sơ đồ 1.2 Quy trình xử lý CTRSH bằng phương pháp đốt
Ưu điểm của phương pháp thiêu đốt
+ Xử lý triệt để các chất ô nhiễm trong chất thải rắn, đặc biệt hiệu quả với CTR công nghiệp, CTR nguy hại
+ Giảm thể tích chất thải: Tro sau khi đốt chỉ bằng 20% lượng chất thải ban đầu về trọng lượng, và 10% về thể tích
+ Có thể thu hồi dung môi hữu cơ và một số hoá chất từ chất thải công nghiệp + Tiết kiệm được diện tích chôn lấp CTR sau đốt
Nhược điểm:
Công nghệ phức tạp, đòi hỏi năng lực kỹ thuật Giá thành đầu tư lớn, chi phí tiêu hao năng lượng và chi phí xử lý cao do ngoài việc đầu tư lò đốt thì cần phải lắp
Tận dụng nhiệt sản xuất hơi
Khí thải Nước
Trang 3030
đặt thiết bị xử lý khí tiên tiến để tránh ô nhiễm môi trường do khí thải Tro còn lại, đặc biệt là tro bay chứa nhiều chất độc như kim loại nặng
1.4.4 Chuyển rác thành năng lượng
Biện pháp chuyển rác thành năng lượng tốn kém hơn biện pháp thiêu đốt thông thường do phải đầu tư thêm một trạm phát điện ngay cạnh lò đốt Tuy nhiên đây là phương pháp có hiệu quả kinh tế cao do vậy nhiều nhà máy thiêu rác ở các nước công nghiệp (Hà Lan, Nhật Bản, Mỹ…)
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ chuyển rác thành năng lƣợng
Ưu điểm:
+ Tạo ra một sản lượng điện
+ Chỉ cần sử dụng than đá chất lượng thấp
Nhược điểm:
+ Lượng điện sinh ra đôi lúc không ổn định
+ Chi phí lắp đặt cao hơn phương pháp thiêu đốt trong lò kín do cần phải lắp đặt thêm turbin phát điện
1.4.5 Chế biến phân compost
Hiện nay việc chế biến phân Compost với sự tham gia của các vi sinh vật hữu hiệu đang được áp dụng vào việc xử lý chất thải rắn Bản chất của việc chế biến phân
Lọc túi
Khí gas
Turbin khí
Thiết bị làm mát
Trang 3131
compost từ thành phần hữu cơ trong chất thải rắn là sử dụng các loại enzim khác nhau để phân hủy các thành phần hữu cơ (xenlulo, tinh bột, cacbuahydro, protein )
Ưu điểm:
+ Loại trừ được trên 50% lượng rác thải sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ
là thành phần gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí
+ Hạn chế việc sử dụng phân bón hoá học
+ Tiết kiệm đất cho chôn lấp chất thải
+ Phát sinh mùi trong các khâu ủ rác
+ Chất lượng phân phụ thuộc nhiều vào thành phần rác thải đầu vào
+ Phân sau sản xuất phụ thuộc nhiều vào thị trường tiêu thụ
1.4.6 Chế biến phân vi sinh bằng công nghệ Seraphin
+ Seraphin là ứng dụng công nghệ vi sinh cơ khí hoá dây chuyền, tuyển từ, gió là sự kết hợp giữa 3 công nghệ chủ yếu:
Công nghệ xé, tách và tuyển rác; Công nghệ ủ vi sinh;Các loại chất thải khác không phải là chất hữu cơ (nhựa, kim loại…) được tận dụng tối đa để tạo thành các sản phẩm nhựa (ống nước, xô, chậu…) và vật liệu xây dựng (tấm cốt pha…)
Ưu điểm công nghệ Seraphin:
+ Có thể xử lý đến 90% lượng rác thải phát sinh
+ Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt theo công nghệ Seraphin có thể được coi
là giải pháp tương đối tổng hợp (giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước, tiết kiệm đất, tái chế chất thải)
Nhược điểm:
+ Chất lượng phân compost phụ thuộc nhiều vào việc phân loại tại nguồn; +
Sử dụng nhiều lao động thủ công
Trang 321.4.7 Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt 4 R
Công nghệ này hạn chế được hầu hết các nhược điểm, là giải pháp thiết thực cho cuộc khủng hoảng về CTRSH và những quan ngại về cạn kiệt tài nguyên môi trường Mô hình 4R là sự kết hợp một cách có hệ thống của 4 yếu tố, trong đó: Refuse (Vật phế thải): Là vật phế thải nhưng sẽ không là phế thải khi chúng
ta biết sử dụng lại chúng Đây là một trong những cách tiết kiệm chi phí hiệu quả; Reduce (Giảm thiểu): Chon sử dụng các sản phẩm một cách cẩn trọng để giảm lượng rác thải ra Khuyến khích các hộ gia đình sử dụng một số sản phẩm thân thiện môi trường có thể tái sử dụng, dễ phân hủy như: Bóng xà phòng thay thế bột giặt thông thường, dép làm bằng sản phẩm từ thiên nhiên, túi giấy thay thế túi nilon, máy nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời
Reuse (Tái sử dụng): Tái sử dụng các vật thải hoặc một phần của vật thải vẫn còn giá trị sử dụng có thể cho mục đích cũ hoặc một mục đích mới; Mỗi loại chất thải, vật thải thường có nhiều hơn một giá trị sử dụng, việc nghiên cứu kỹ thành phần và cấu tạo của chúng ví dụ: Nhà lắp ghép bằng những tấm gỗ, bằng container
Trang 3333 1.5 Yêu cầu xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở địa phương vì phát triển bền vững
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều vùng nông thôn ở địa phương hiện đang ở mức báo động Nhiều nơi, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành nỗi bức xúc của người dân Nguyên nhân là do việc xử lý CTRSH không hiệu quả khiến nguồn nước ngầm, không khí bị ô nhiễm trầm trọng Do đó, việc thu gom, xử
lý thế nào nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, BVMT và phát triển nông thôn bền vững đang là bài toán khó đối với nhiều địa phương Hiện trạng tỷ lệ thu gom CTRSH ở địa phương chưa đáp ứng nhu cầu, nên rác vẫn tràn ngập khắp nơi công cộng, ao, hồ Nhiều nơi tại địa phương xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp hoặc đổ thải lộ thiên, không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh môi trường Một số khác lại sử dụng phương pháp ủ phân compost Tuy nhiên, hai phương pháp này chưa thể áp dụng rộng rãi tại KVNT Trong những năm gần đây, một số nơi đã đầu tư, lắp đặt các lò đốt CTRSH với công suất nhỏ, phục vụ việc xử lý CTRSH cho một vùng nông thôn hoặc cho một khu vực dân cư Tuy nhiên, hiệu quả xử lý cũng như quá trình vận hành có đảm bảo tiêu chuẩn môi trường hay không là vấn
đề chưa được kiểm tra, xác nhận
Tuy nhiên, do việc thu gom và xử lý rác thải KVNT còn rất hạn chế, dẫn tới tình trạng rác thải tồn đọng nhiều tại các điểm đổ rác, không vận chuyển đi xử lý kịp thời làm mất mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường Mặt khác, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý CTRSH ở nước ta còn chưa đầy đủ, chưa thống nhất hoặc chồng chéo, việc phân công trách nhiệm quản lý CTRSH giữa các bộ, ngành còn chưa rõ ràng, nhất là quản lý CTRSH ở nông thôn
* Tiểu kết chương 1
Chương 1, tác giả đã tập trung xây dựng cơ sở lý luận về CTRSH, chính sách công nghệ xử lý CTRSH, lý luận về PTBV, các công nghệ xử lý CTRSH và yêu cầu xử lý CTRSH ở địa phương Trong đó, chính sách công nghệ xử lý CTRSH (chính sách, chính sách công, công nghệ…) là chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay, nhằm phát triển kinh tế-xã hội-môi trường của đất nước với nhiều chính sách, biện pháp khuyến khích, thúc đẩy các tổ chức, cá nhân tích cực, chuyển giao, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại Luận văn cũng đưa ra lý luận về PTBV KVNT và yêu cầu đối với công nghệ xử lý CTRSH
Trang 3434
Chính sách công nghệ là một lĩnh vực trong chính sách KH&CN tác động trực tiếp vào các hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN nhằm đổi mới quản lý kinh tế-xã hội, đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm được hưởng ưu đãi về thuế, các ưu đãi khác, đảm bảo thân thiện với môi trường Kết quả cuối cùng mà chính sách công nghệ muốn đạt được là tạo ra những biến đổi trong xã hội phù hợp mục tiêu PTBV mà chủ thể của chính sách đã đề ra
Trang 3535 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
2.1 Chính sách công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới
2.1.1 Chính sách công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Các nước phát triển như Mỹ, Thụy Điển, Nhật Bản, trình độ quản lý CTRSH đã đạt ở mức độ cao Phương thức quản lý chất thải rắn hiện đang áp dụng ở các nước tập trung vào: Giảm thiểu chất thải rắn; Thu hồi, tái chế và tái sử dụng lại chất thải; Xử lý và thải bỏ chất thải an toàn, hợp vệ sinh
Ở các nước phát triển, điển hình như Mỹ, Nhật Bản và các nước Tây Âu, năng lực quản lý CTRSH đã ở mức cao từ việc phân loại rác tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải đã được tổ chức tốt từ các chính sách pháp luật, công
cụ kinh tế, cơ sở hạ tầng tốt, nguồn kinh phí cao và có sự tham gia của nhiều thành phần xã hội Bên cạnh đó, để thực hiện tốt công tác thu gom, phân loại CTRSH tại nguồn, trình độ dân trí của cộng đồng dân cư cũng đóng vai trò quan trọng Các kinh nghiệm chính sách công nghệ xử lý CTRSH của một số nước có thể được mô
tả như sau:
Chính sách công nghệ xử lý CTRSH ở Thụy Điển: Là một nước phát triển, với diện tích 449.964 km2, dân số 8,8 triệu người (1998) Chiến lược quản lý CTRSH ở Thụy Điển là giảm thiểu chất thải rắn, thu hồi phế liệu có thể tái chế Hiện nay Thụy Điển đã áp dụng phương pháp và công nghệ tiên tiến để phân loại
và thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH (phương pháp hút chân không tự động để thu gom và CTRSH được tự động chuyển đến xe vận chuyển)
Trang 3636 Hình 2.1 Mô hình chính sách công nghệ xử lý CTRSH của Thủy Điển 11
11 http://www.slideshare.net: TS Lê Văn Khoa, Nguyễn Thị Hữu Duyên, phân tích chính sách môi
trường, 28/12/2014
Trang 3737
Theo số liệu thống kê năm 1997, trong tổng số 3.678.000 tấn CTRSH phát sinh ở Thụy Điển, có tới 923.000 tấn được thu hồi tái chế sử dụng lại (chiếm 25% tổng lượng CTRSH phát sinh), trong đó đồ dùng sạch là 50.000 tấn, giấy loại 437.000 tấn, bao bì hộp cát tông tổng 436.000 tấn, phân hữu cơ 275.000 tấn và 1.330.000 tấn được xử lý bằng phương pháp đốt thu hồi nhiệt lượng, phần còn lại 1.150.000 tấn cộng với 331.000 tấn tro, xỉ thải từ các lò đốt là được xử lý ở khâu cuối cùng tại các bãi chôn lấp hợp vệ sinh Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp công nghệ tiên tiến để quản lý CTRSH, ở Thụy Điển, sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư trong việc phân loại chất thải rắn ngay tại nguồn phát sinh là trách nhiệm rất lớn từ các cấp chính quyền thành phố đến các nhà sản xuất, cùng với các chính sách thích hợp của chính phủ và nhà nước Thụy Điển
- Chính sách công nghệ xử lý CTRSH ở Nhật Bản: Xử lý CTRSH ở Nhật Bản không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn liên quan đến các yếu tố chính trị, kinh tế
và văn hóa Do diện tích lãnh thổ bé, Nhật Bản đang áp dụng phương pháp thiêu đốt
để xử lý CTRSH Hiện nay, Nhật Bản có 1.915 xí nghiệp thiêu đốt chất thải rắn đang hoạt động, công suất của xí nghiệp lớn nhất là 1.980 tấn/ngày đêm Sau khi phân loại, 68% CTRSH được chuyển đến các xí nghiệp này Việc thiêu đốt chất thải rắn ở Nhật Bản hiện đang đạt hiệu quả kinh tế nhất thế giới Phần lớn các xí nghiệp có các
lò thiêu hủy nhỏ, hoạt động theo chu kỳ, bên cạnh đó có các lò đốt lớn, hoạt động liên tục Tại Nhật Bản, quy mô những xí nghiệp tiêu hủy chất thải rắn lớn nhất cũng nhỏ hơn so với đa số những xí nghiệp tương tự ở Mỹ, song kỹ thuật tiêu hủy ở Nhật Bản hiện đại hơn ở Mỹ
- Chính sách công nghệ xử lý CTRSH của Singapore : Singapore có diện tích lãnh thổ là 619 km2 với 2,6 triệu dân Luật BVMT tại Singapore chặt chẽ, chế tài xử phạt nghiêm khắc
Tất cả CTRSH đều được phân loại ngay tại nguồn phát sinh và thu gom bằng túi nilon Các chất thải có thể tái chế được như: giấy, chai lọ, đồ hộp được đưa về nhà máy tái chế CTRSH tại Singapore phát sinh từ các hộ gia đình, được thu gom theo từng cụm khu vực và đưa tới các điểm tập trung để xử lý Việc thu gom CTRSH do các công ty tư nhân đảm nhiệm, nhà nước hỗ trợ tiền xây dựng các nhà máy tiêu hủy chất thải Bộ Môi trường giám sát chặt chẽ việc quản lý chất thải rắn trên phạm vi toàn quốc
Trang 3838
Hoạt động của các nhà máy xử lý CTRSH ở Singapore hoàn toàn dưới sự điều hành của Nhà nước và chi phí hoạt động thu chi đều nộp vào ngân sách và do ngân sách Nhà nước cấp Khi vận chuyển CTRSH tới các nhà máy để đốt, các công
ty tư nhân phải trả chi phí xử lý cho nhà máy Chi phí này được tính vào giá thành thu gom vận chuyển mà các hộ gia đình phải chi trả phí vận chuyển cho các công ty
tư nhân
Phí thu gom vận chuyển mà các hộ gia đình phải trả khác nhau tùy theo loại nhà ở họ sử dụng Loại nhà ở kiểu biệt thự mức chi phí thu gom cao nhất, sau đó đến nhà ở chung cư của tư nhân và cuối cùng là nhà ở chung cư của nhà nước Do phải chịu các chi phí vận chuyển và xử lý cho từng chuyến xe chở chất thải rắn nên các công ty tư nhân dịch vụ vệ sinh thường kết hợp với các công ty thu hồi và tái chế chất thải rắn, thu hồi các loại chất thải rắn có khả năng tái chế, vừa hạn chế được lượng chất thải rắn phải vận chuyển vừa thu được thêm lợi nhuận
Tro đốt sau quá trình xử lý, gồm cả một số kim loại được đóng thành từng kiện và được vận chuyển bằng tàu biển ra một nơi tập trung gần một hòn đảo khác của Singapore, thực hiện quá trình lấn biển, mở rộng đất đai cho quốc gia này
Những chiến lược nòng cốt trong sự PTBV của hệ thống chính sách quản lý CTRSH của Singapore bao gồm:
Giảm thiểu tối đa khối lượng chất thải thông qua việc cắt giảm, tái sử dụng
và tái chế (trên 50% chất thải được tái chế tại Singapore)
Hướng đến mục tiêu loại bỏ hình thức chôn lấp
Phát triển ngành công nghiệp quản lý chất thải và biến Singapore thành trung tâm của công nghệ quản lý chất thải trong khu vực
Hình 2.2 Nhà Máy Phát Điện Từ Rác Thải Senoko tại Singapore 12
12 http:// www.iesingapore.com: Greenlabel (2012), Driving singapore’s ExternalEconomy,5.12.2015
Trang 3939
Thuộc sở hữu và vận hành của công ty Keppel Integrated Engineering (KIE) , Nhà Máy Phát Điện Từ Rác Thải Senoko có công suất xử lý 2400 tấn chất thải/ngày, sản xuất trên 55MW năng lượng Cùng với Nhà Máy Phát Điện Từ Rác của Keppel Seghers Tuas, nhà máy của công ty KIE sẽ có khả năng xử lý đến 47,6% tổng khối lượng chất thải được thiêu huỷ tại Singapore
Chính sách công nghệ xử lý CTRSH của Thái Lan: Quản lý rác thải sinh hoạt được thực hiện trong tổng thể chung Việc quản lý rác thải do cơ quan Vệ sinh Công cộng (PCD) trực thuộc Toà thị chính (MBA) đảm nhận PCD đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý rác thải một cách hiệu quả thông qua thu gom và phân loại trước thu gom theo thành phần rác thải, thu gom theo cụm dân cư Thái Lan coi vấn
đề mấu chốt trong việc gìn giữ vệ sinh môi trường là từ người dân nên việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng được đặc biệt quan tâm Việc giáo dục trẻ em về ý thức vệ sinh môi trường từ khi còn nhỏ như từ việc ý thức phân loại rác thải ngay từ gia đình, tạo thói quen bỏ rác đúng nơi quy định, hạn chế rác thải cũng có tác động không nhỏ đến những người lớn trong gia đình Mặt khác, Thái Lan cũng áp dụng các quy định luật pháp để làm mọi người phải tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trường
2.1.2 Bài học kinh nghiệm
Từ việc nghiên cứu tình hình quản lý CTRSH của các nước trên thế giới ta
có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:
Chính sách công nghệ xử lý CTRSH ở các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực có tính xã hội hóa rất cao Công tác này thường được thực hiện bởi các tập đoàn, các công ty mẹ Dưới tập đoàn, công ty mẹ là các công ty con Mặc
dù vậy, do công tác này có tính xã hội, công ích cao nên phần lớn ở các nước vẫn
có sự quan tâm đầu tư của Nhà nước từ các khâu quy định các chính sách vĩ mô đến các vấn đề quy hoạch tổng thể hoặc lộ trình phát triển các mô hình quản lý CTRSH
Để quản lý tốt chất thải, việc kiểm tra giám sát phải được thực hiện chặt chẽ trong từng khâu, từ phân loại tại nguồn đến thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý Xu thế chung công tác quản lý CTRSH nông thôn của các nước là: Giảm dần tỷ lệ chôn lấp; tăng cường việc giảm thiểu chất thải tại nguồn, phát triển công nghệ tái
Trang 4040
chế, tái sử dụng chất thải hoặc kết hợp việc thiêu đốt chất thải khai thác năng lượng Xu thế này đã và đang trở thành mục tiêu phấn đấu của các quốc gia trên thế giới
Việc phân loại chất thải tại nguồn có ý nghĩa quyết định và góp phần to lớn trong việc phát triển công nghệ tái chế, tái sử dụng chất thải, giảm thiểu chôn lấp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm tài nguyên Vấn đề tái chế, tái sử dụng CTRSH phải được nhận thức sâu rộng từ các cấp lãnh đạo tới từng người dân Ý thức cộng đồng có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý CTRSH nói chung và trong công tác phân loại chất thải tại nguồn nói riêng
Việc thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng CTRSH ở mỗi địa phương không phải chỉ do một Công ty nào đó phụ trách hoặc chịu trách nhiệm mà có thể
do nhiều công ty khác nhau thực hiện Có như vậy mới tạo sức cạnh tranh và tìm ra được những công ty hợp lý nhất, tốt nhất
Đối với bất kỳ một quốc gia nào, việc lựa chọn vị trí cho khu xử lý chất thải cũng gặp nhiều khó khăn, rào cản từ cộng đồng dân cư Song các dự án xử lý chất thải vẫn thành công
Để có được chính sách công nghệ xử lý CTRSH bằng lò đốt một cách hiệu quả, từng bước ở các nước đã đưa ra các quy định có trước, là ban hành các luật và
cơ chế đi kèm Đây chính là những bài học quý giá có thể áp dụng phù hợp trong điều kiện nước ta hiện nay nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng
2.2 Thực trạng phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn tại Việt Nam
2.2.1 Phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Những năm gần đây, công nghệ phân loại rác tại nguồn và chế biến rác thải hữu cơ làm phân compost phát triển rất mạnh Đây là công nghệ phổ biến hiện nay, nhằm tái chế, tái sử dụng chất thải, góp phần giảm thiểu lượng phát sinh chất thải rắn và BVMT Phân loại CTRSH đang gặp nhiều khó khăn, việc phân loại chất thải sinh hoạt nông thôn được tiến hành ngay tại các hộ gia đình đối với việc thu gom riêng một số loại chất thải như giấy, bìa các tông, kim loại, thức ăn thừa… Các chất thải khác không sử dụng được hầu hết không được phân loại và để lẫn lộn bao gồm
cả rác có khả năng phân hủy và khó phân hủy như túi nilon, thủy tinh, xác động vật, lá cây… Một số địa phương đã có hướng dẫn về việc phân loại rác thải tại