1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng SKKN Đạo đức lớp 2

5 588 13

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 57 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU I. Bối cảnh của đề tài: Trong phong trào thi đua đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh qua các môn học ở tiểu học nói chung và phân môn Đạo đức lớp 2 nói riêng,người giáo viên tiểu học khi giảng dạy phải luôn tìm tòi nghiên cứu. Việc tìm tòi nghiên cứu đó giúp giáo viên tỉm ra các biện pháp cải tiến , nâng cao chất lượng dạy học góp phần cho việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học. II.Lý do chọn đề tài: Qua thực tế nhiều năm dạy môn Đạo đức khối lớp 2, tôi nhận thấy rằng phương pháp thảo luận nhóm đôi là một trong các phương pháp dạy học được thường xuyên sử dụng trong quá trình dạy học nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, thực hành các hành vi đạo đức thông qua các nội dung bài học. III.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Trong đề tài này tôi chọn học sinh khối 2 làm đối tượng nghiên cứu cho việc thực hiện đề tài. Qua từng tiết học môn Đạo đức có tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi, lần lượt qua các tiết dạy ở 6 lớp 2 khác nhau khi học cùng một tiết học có nội dung giống nhau và cùng có hoạt động thảo luận nhóm đôi giống nhau để từ đó rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng thảo luận nhóm 2 cho học sinh. IV. Mục đích nghiên cứu: Mục đích của đề tài là giúp các nhóm học sinh ( nhóm 2) có thể đạt được kết quả thảo luận tốt nhất,chiếm lĩnh được các nội dung tri thức đạo đức, thực hành được hành vi đạo đức.mà mục tiêu bài học đề ra . V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Kết quả của đề tài giúp tôi nâng cao nghiệp vụ của bản thân. Với những kinh nghiệm nghiên cứu đạt được tôi có thể trao đổi với đồng nghiệp về mặt thực tiễn góp phần cải tiến biện pháp nâng cao chất lượng thảo luận nhóm 2 trong phân môn Đạo đức 2. PHẦN NỘI DUNG I.Cơ sở lí luận: Phương pháp thảo luận nhóm là 1 trong 9 phương pháp dạy học Đạo đức cho học sinh tiểu học. Thảo luận nhóm là phương pháp sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho mọi học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập. Học sinh có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề đạo đức nào đó. 1 Do vậy, muốn cho môn học Đạo đức đạt kết quả tốt, đòi hỏi người giáo viên tiểu học cần nắm vững phương pháp này và đồng thời phải linh hoạt, sáng tạo để tổ chức quản lí tốt cho học sinh thảo luận nhóm. Yêu cầu người giáo viên phải giúp học sinh thảo luận nhóm đạt kết quả tốt nhất theo khả năng mà từng nhóm có được, như thế thì giờ dạy Đạo đức mới đạt kết quả tốt. II.Thực trạng của vấn đề: Khi thực hiện nhiệm vụ dạy môn Đạo đức 2 ở Trường Tiểu học Tân Thạch A, khối 2 có tất cả 6 lớp. Qua thực tế khảo sát tình hình học sinh của 6 lớp này. Tôi rut ra được thực trạng ban đầu như sau: Về thuận lợi, mỗi lớp đều học 2 buổi/ ngày, bàn học sinh đều có 2 chỗ ngồi như nhau nên rất thuận tiện khi phân nhóm 2 cho học sinh thảo luận nhóm trong giờ học môn Đạo đức. Tuy nhiên, trong thực tế qua các giờ học môn Đạo đức qua 4 tuần đàu năm học 2010-2011 khi cho tiến hành thảo luận nhóm 2 lần lượt qua các lớp 2, tôi đã rút ra được tình hình các nhóm học sinh thảo luận chưa đạt yêu cầu ( dù giáo viên đã thực hiện đủ các yêu cầu sư phạm khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm) như sau: LỚP SỈ SỐ SỐ NHÓM 2 SỐ NHÓM 2 THẢO LUẬN ĐẠT YÊU CẦU CHƯA ĐẠT 2 1 2 2 2 3 2 4 2 5 2 6 34 38 37 24 25 23 17 19 18 12 12 11 12 14 11 9 8 8 5 5 7 3 4 3 Các biểu hiện của học sinh thảo luận nhóm chưa đạt yêu cầu thường thấy như: +Do 2 em trong nhóm đều thiếu tập trung, chưa biết lắng nghe câu hỏi hoặc yêu cầu thảo luận của thầy, 1 trong 2 em của nhóm chưa lắng nghe ý kiến của bạn. +Có khi một trong hai em của nhóm khả năng ngôn ngữ kém nên không thể trình bày ý kiến trong thảo luận. +Có trường hợp cả hai em trong nhóm đều yếu kém về khả năng nhận thức và khả năng diễn đạt bằng lời nói dẫn đến cả hai em trong nhóm đều không phát biểu được ý kiến. +Trường hợp có nhóm có 1 học sinh quá lanh lợi, phát biểu tốt nhưng em này lại tỏ thái độ chê bai bạn yếu hơn mình làm cho bạn cùng nhóm tự ti ngại phát biểu. +Một biểu hiện khác cả hai em trong nhóm đều không trình bày được ý kiến thảo luận của nhóm trước lớp hoặc không ai trong nhóm nhận xét ý kiến trình bày của nhóm khác. III.Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề: 2 Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã lần lượt tìm các biện pháp nâng chất lượng thảo luận nhóm 2 ở môn Đạo đức qua các bước sau: 1.Thu thập thông tin: Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành lấy số liệu, danh sách học sinh các lớp Hai, theo dõi học lực học sinh từng lớp. Tham khảo giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh, tìm hiểu về cá tính của từng em. Với biện pháp này, tôi đã cơ bản nắm được tình hình học sinh các lớp về khả năng nhận thức, hợp tác, diễn đạt, chia sẻ ý kiến với bạn. Từ các thông tin đó , tôi đã đề ra các câu hỏi thảo luận vừa sức học sinh và những gợi ý cần thiết cho các đối tượng học sinh cụ thể ở mỗi lớp. Mỗi khi cho học sinh thảo luận nhóm, tôi tạo bầu không khí thân thiện giúp các em tự tin hơn khi phát biểu ý kiến.Luôn động viên, khen ngợi các nhóm thảo luận tốt và các nhóm thảo luận có tiến bộ. 2.Điều tra khảo sát: Trong tháng đầu tiên của năm học, tôi tiến hành theo dõi hoạt động thảo luận nhóm đôi ở các lớp. Mỗi khi thảo luận nhóm đôi trong giờ học Đạo đức, tôi tổ chức chia nhóm cho học sinh theo bàn học của các em một cách ngẫu nhiên và tiến hành quan sát theo dõi ,giúp đỡ và ghi lại tình hinh các biểu hiện cụ thể của việc học sinh các nhóm thảo luận chưa đạt yêu cầu ở từng lớp như các biểu hiện đã nêu ở mục II( Thực trạng ban đầu). 3.Thử nghiệm: Sau khi điều tra thống kê tình hình chát lượng thảo luận nhóm đôi các lớp trong giờ học Đạo đức 2, tôi đã tiến hành thử nghiệm một số thay đổi sau: +Tổ chức sắp xếp lại cơ cấu các nhóm thảo luận chưa đạt theo cách khác. Đối với các nhóm có hai em đều hạn chế khả năng diễn đạt bằng lời thì tách 2 em này ra , mỗi em ghép với 1 em khá giỏi có khả năng diễn đạt bằng lời tốt để thành một nhóm đôi khi hoạt động thảo luận. Tạo điều kiện giúp đỡ các em giỏi giúp bạn cùng tiến bộ .Trường hợp nhóm có 1 em giỏi và 1 em yếu hơn nhưng em giỏi có ý chê bai bạn chưa hợp tác, giúp đỡ bạn trong thảo luận, tôi động viên và ra yêu cầu nhiệm vụ cho các em thân thiện hợp tác giúp đỡ nhau trong thảo luận, khen ngợi sự tiến bộ của nhóm kịp thời.Thay đổi chỗ ngồi học sinh thích hợp theo yêu cầu cơ cấu của giáo viên trước khi cho các em tiến hành thảo luận. Tóm lại, không thể để 2 học sinh thiếu tập trung, 2 học sinh yếu về khả năng nhận thức hoặc diễn đạt bằng lời kém cùng 1 nhóm khi thảo luận. Cần giao nhiệm vụ cụ thể và động viên khen ngợi kịp thời học sinh từng nhóm khi các em hợp tác cùng nhau tiến bộ trong thảo luận, khích lệ các em học sinh biết giúp bạn trong thảo luận. +Phân công tổ trưởng nhóm 2 trong thảo luận: Biện pháp này được thực hiện cố định trong cả năm học và phải lựa chọn học sinh khá giỏi làm tổ trưởng. Từng bước uốn nắn, giúp đỡ, ra nhiệm vụ cụ thể cho tổ trưởng nhóm có học sinh yếu trong thảo luận. nhiệm vụ của tổ trưởng là giải thích thêm câu hỏi, yêu cầu thảo luận cho bạn còn 3 yếu khi thảo luận hoặc yêu cầu bạn nhắc lại ý kiến mình khi thảo luận, động viên khen bạn nếu bạn nhắc đúng. + Trong nhóm 2, nếu là nhóm có 1 học sinh giỏi và 1 học sinh yếu thì giao cho em học sinh giỏi làm tổ trưởng kiêm thư kí. Khi cử đại diện trình bày trước lớp, từng bước tập cho học sinh yếu lên đọc lại biên bản thảo luận của nhóm. Việc được tập lên trình bày ý kiến trước lớp giúp các em yếu tự tin hơn trong thảo luận và học tập , dần dần góp phần nâng chất lượng thảo luận nhóm 2 của học sinh. + Sau mỗi tháng, tôi đều có nhận xét, tuyên dương các nhóm thảo luận có tiến bộ. Rút kinh nghiệm cụ thể các nhóm đã có tiến bộ và chỉ ra những điểm còn hạn chế cần khắc phục đối với các nhóm thuộc diện thảo luận chưa đạt yêu cầu. + Khi cần tôi còn có thể căn cứ vào cá tính , quan hệ thân thiết giữa các em để bố trí lại cơ cấu nhóm cho phù hợp để giúp học sinh thân thiện , mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong chia sẻ ý kiến lẫn nhau nhằm nâng chất lượng thảo luận nhóm. 4.Hiệu quả: Sau một năm học nghiên cứu và thực hiện đề tài trong giảng dạy môn Đạo đức 2 ở trường. Tôi đã nâng được chất lượng thảo luận nhóm 2 cho học sinh khối 2 khi học môn Đạo đức như sau: Lớp Số học sinh Số nhóm 2 Chât lượng thảo luận nhóm Đạt yêu cầu Chưa đạt 2 1 2 2 2 3 2 4 2 5 2 6 34 38 37 24 25 23 17 19 18 12 12 11 PHẦN KẾT LUẬN I.Những bài học kinh nghiệm: Từ những kết quả trên, tôi rút ra được những kinh nghiệm trong giảng dạy sau: +Để thực hiện thành công một phương pháp giảng dạy của một môn học, người giáo viên cần phải đầu tư, nghiên cứu, thử nghiệm, tìm tòi các biện pháp cụ thể phù hợp với điều kiện thực tiển của đối tượng học sinh thì mới phát huy tối đa hiệu quả của phương pháp dạy học đó. Thật vậy, qua nghiên cứu thực hiện đề tài tôi nhận thấy 4 rằng –không thể cứ phân 2 học sinh vào 1 nhóm là có thể áp dụng phương pháp thảo luận nhóm 2 để dạy học môn Đạo đức thành công. +Muốn sử dụng tốt phương pháp thảo luận nhóm 2 cho học sinh khi học môn Đạo đức 2, người giáo viên cần nắm vững đặc điêm cá tinh , tâm lí , hoàn cảnh, điều kiện sống, học lực, điều kiện học tập của học sinh để tổ chức phân nhóm tốt. + Muốn nâng chất lượng thảo luận nhóm thì phải tập cho học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, biết cách chia sẻ ý kiến của các em với bạn bè, nếu làm cho mọi học sinh đều có ý kiến khi thảo luận nhóm thì xem như giáo viên đã thành công. II.Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiêm: Qua thực hiện đề tài, tôi nhận thấy kinh nghiệm trong giảng dạy của mình được nâng lên, giúp tôi có thói quen tìm tòi nghiên cứu các vấn đè chuyên môn.Thông qua đề tài này giúp tôi có cơ sở để trao đổi với đồng nghiệp khác để cùng nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp thảo luận nhóm góp phần nâng chất lượng giờ học môn Đạo đức ở trường Tiểu học. III.Khả năng ứng dụng: Có thể ứng dụng vào việc chia nhóm thảo luận ở tất cả các môn học có sử dụng phương pháp thảo luận nhóm. *Tài liệu tham khảo: Hà Nhật Thăng, Nguyễn Phương Lan, 2006,Đạo đức và phương pháp giáo dục Đạo đức ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, 144 trang. 5 . nhóm) như sau: LỚP SỈ SỐ SỐ NHÓM 2 SỐ NHÓM 2 THẢO LUẬN ĐẠT YÊU CẦU CHƯA ĐẠT 2 1 2 2 2 3 2 4 2 5 2 6 34 38 37 24 25 23 17 19 18 12 12 11 12 14 11 9 8 8 5. sinh Số nhóm 2 Chât lượng thảo luận nhóm Đạt yêu cầu Chưa đạt 2 1 2 2 2 3 2 4 2 5 2 6 34 38 37 24 25 23 17 19 18 12 12 11 PHẦN KẾT LUẬN I.Những bài học kinh

Ngày đăng: 28/11/2013, 06:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w