TRƯỜNG THCS LONG HỮU Họ tên học sinh: . ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT Lớp: VẬT LÝ 9 - KỲ 2 I/ Trắc nghiệm:6 điểm (Hãy chọn đáp án đúng rồi điền vào giấy làm bài theo mẫu sau) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phương án Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Phương án Câu 1: Đặt một hiệu điện thế xoay chiều 220V vào hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến thế có thì hiệu điện thế lấy ra ở cuộn thứ cấp sẽ là bao nhiêu? Biết số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp lần lượt là: 100 và 400. A. 110V B. 55V C. 100V D. 880V Câu 2: Ta phân biệt cuộn sơ cấp và thứ cấp của máy biến thế là dựa vào: A. Số vòng dây của hai cuộn B. Vị trí đặt hai cuộn dây C. Điện trở của hai cuộn dây D. Nơi đưa điện vào và nơi lấy điện ra Câu 3: Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước với góc tới i = 45 0 thì góc khúc xạ r = 30 0 . Hỏi khi tia sáng đi từ nước ra không khí với góc tới i = 30 0 thì góc khúc xạ sẽ là: A. r = 45 0 B. Lớn hơn 45 0 C. Nhỏ hơn 45 0 D. Không xác định được Câu 4: Một bóng đèn 24 V - 60 W dùng với mạng điện 120 V. Cần chọn máy biến thế nào sau đây cho phù hợp: A. Cuộn sơ cấp 100 vòng, cuộn thứ cấp 20 vòng B. Cuộn sơ cấp 100 vòng, cuộn thứ cấp 50 vòng C. Cuộn sơ cấp 50 vòng, cuộn thứ cấp 100 vòng D. Cuộn sơ cấp 20 vòng, cuộn thứ cấp 100 vòng Câu 5: Nam châm vĩnh cữu có nhược điểm nào sau đây so với nam châm điện khi dùng trong máy phát điện? A. Giá thành đắt B. Chế tạo khó C. Từ trường yếu D. Dễ bị mài mòn Câu 6: Nguyên tắc hoạt động của máy biến thế là A. Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ B. Sự biến đổi cơ năng thành điện năng C. Sự biến đổi nhiệt năng thành điện năng D. Chiều của lực điện từ Câu 7: Cho TKHT có tiêu cự 10cm. Đặt cây nến cách TK một khoảng 5cm. Hỏi ảnh của cây nến qua TK có đặc điểm gì? A. Ảnh thật ngược chiều nhỏ hơn vật B. Ảnh ảo cùng chiều nhỏ hơn vật C. Ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật D. Ảnh thật ngược chiều lớn hơn vật Câu 8: Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa nếu tăng hiệu điện thế lên 10 lần thì công suất hao phí sẽ: A. Tăng 10 lần B. Giảm 10 lần C. Giảm 100 lần D. Tăng 100 lần Câu 9: Chiếu một tia sáng song song với trục chính tới TKPK thì tia ló có đặc điểm: A. Đi qua tiêu điểm B. Truyền thẳng C. Có đường kéo dài đi qua tiêu điểm D. Có đường kéo dài song song với trục chính Câu 10: Đặc điểm nào sau đây là không phù hợp với TKPK A. Có phần rìa mỏng hơn phần giữa B. Có một mặt cầu lồi và mặt còn lại là mặt cầu lõm C. Làm bằng một chất trong suốt D. Có một mặt phẳng và mặt còn lại là mặt cầu lõm Câu 11: Để truyền đi cùng một công suất điện, nếu đường dây tải điện dài gấp đôi thì công suất hao phí vì toả nhiệt sẽ: A. Giảm 4 lần B. Tăng 2 lần C. Giảm 2 lần D. Tăng 4 lần Câu 12: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào ứng dụng tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều là chủ yếu? A. Dùng dòng điện xoay chiều để chạy máy quạt điện B. Dùng dòng điện xoay chiều để sử dụng ti vi trong gia đình C. Dùng dòng điện xoay chiều để thắp sáng bóng đèn nê-ôn D. Dùng dòng điện xoay chiều để nấu cơm bằng nồi cơm điện Câu 13: Trên mặt một dụng cụ đo điện có ghi (V ). Dụng cụ này đo đại lượng nào sau đây? A. Cường độ dòng điện của dòng điện xoay chiều B. Cường độ dòng điện của dòng điện không đổi một chiều C. Hiệu điện thế của dòng điện không đổi một chiều D. Hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều Câu 14: Chiếu tia sáng từ không khí vào dầu dưới góc tới 45 0 thì góc khúc xạ có thể là: A. r = 60 0 B. r = 30 0 C. r = 0 0 D. r = 45 0 Câu 15: Đặt vật AB trước TKHT cho ảnh A'B'. Biết ảnh và vật nằm về hai bên của TK. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Ảnh A'B' là ảnh thật ngược chiều lớn hơn vật B. Ảnh A'B' là ảnh thật ngược chiều C. Ảnh A'B' là ảnh thật ngược chiều nhỏ hơn vật D. Ảnh A'B' là ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật Câu 16: Cho TKHT có tiêu cự 50mm. Đặt cây nến cách TK một khoảng 12cm. Hỏi ảnh của cây nến qua TK có đặc điểm gì? A. Ảnh thật ngược chiều nhỏ hơn vật B. Ảnh thật ngược chiều lớn hơn vật C. Ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật D. Ảnh ảo cùng chiều nhỏ hơn vật Câu 17: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là: A. Hiện tượng ánh sáng quay trở lại môi trường cũ khi gặp bề mặt nhẵn. B. Hiện tượng ánh sáng đổi màu khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác. C. Hiện tượng ánh sáng đổi phương khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác. D. Hiện tượng ánh sáng bị hấp thụ bởi môi trường. Câu 18: Hao phí trên đường dây tải điện là do? A. Thời tiết B. Toả nhiệt C. Cơ năng biến thành điện năng D. Hiện tượng cảm ứng điện từ Câu 19: Chiếu tia sáng từ nước ra không khí dưới góc tới 30 0 thì góc khúc xạ có thể là: A. r = 20 0 B. r = 44 0 C. r = 0 0 D. r = 30 0 Câu 20: Đặc điểm nào sau đây là của TKHT A. Chiếu một chùm tia sáng song song tới vuông góc với thấu kính thì chùm tia ló truyền thẳng. B. Có hai mặt lõm C. Chiếu một chùm tia sáng song song tới vuông góc với thấu kính thì chùm tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm. D. Có phần rìa mỏng hơn phần giữa II/ Tự luận: (4 điểm) Câu 1: Cho ∆ là trục chính của thấu kính, S là một điểm sáng, S’ là ảnh của S tạo bởi thấu kính (hình vẽ). Hãy xác định: a/ S’ là ảnh ảo hay thật b/ Thấu kính đã cho là hội tụ hay phân kỳ c/ Xác định quang tâm, các tiêu điểm bằng phép vẽ. Câu 2: Cho một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm. Đặt một vật sáng AB cao 2 cm vuông góc với trục chính, cách thấu kính một khoảng 15 cm. a/ Vẽ hình minh hoạ b/ Tính chiều cao của ảnh A’B’ và khoảng cách từ ảnh đến quang tâm của thấu kính.------------------------------------------- S S’ ∆ . Lớp: VẬT LÝ 9 - KỲ 2 I/ Trắc nghiệm:6 điểm (Hãy chọn đáp án đúng rồi điền vào giấy làm bài theo mẫu sau) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phương án Câu. theo mẫu sau) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phương án Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Phương án Câu 1: Đặt một hiệu điện thế xoay chiều 220V vào hai đầu cuộn