bài dự thi tham gia giải lê quý đôn trên báo kqđ thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2009 bài dự thi tham gia giải lê quý đôn trên báo kqđ lần thứ 11 năm học 2009 2010 đề thi kỳ 2 môn văn

3 22 0
bài dự thi tham gia giải lê quý đôn trên báo kqđ thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2009 bài dự thi tham gia giải lê quý đôn trên báo kqđ lần thứ 11 năm học 2009 2010 đề thi kỳ 2 môn văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

[r]

(1)

Thứ ba , ngày 13 tháng 10 năm 2009

Bài dự thi tham gia giải Lê Quý Đôn báo KQĐ Lần thứ 11- Năm học 2009-2010

Đề thi kỳ 2: MÔN VĂN

Đề bài: Phân tích hoàn cảnh và tâm trạng Thúy Kiều những câu thơ sau: “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

[cho đến] Có gốc tử đã vừa người ôm” BÀI LÀM

Sau rơi vào tay Mã Giám Sinh-vốn là “một đứa phong tình đã quen”- và bị Tú bà ép vào đường “buôn phấn bán hương’, Kiều đã tự tử không chết Biết tính tình nàng khảng khái , cứng rắn, Tú Bà đã cho nhốt Kiều ở lầu Ngưng Bích,đợi dịp thuận lợi sẽ dễ bề trở tay Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã nói lên cảnh cô đơn tột cùng của Thúy Kiều cảnh đất khách quê người và tưởng nhớ gia đình và người thân của cô, được thể hiện mười bốn câu thơ đầu bài

Qua mắt lạ lẫm và cũng không cũng kém phần đau khổ của Thúy Kiều, bức tranh thể hiện hình ảnh lầu Ngưng Bích hiện trước mắt cô:

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”

Câu thơ đầu tiên dường đã tiết lộ tất cả hoàn cảnh của Thúy Kiều, một cô gái thân phận nhà trung lưu vừa đủ tuổi cập kê đành phải chôn dấu sắc xuân tuyệt thế giai nhân “hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” tại nơi lầu Ngưng Bích vắng lặng, buồn tẻ Và với bản chất sạch của mình, Kiều minh chứng : Nàng bị nhốt ở một chiếc lầu cao trơ trọi, lơ lửng giữa trời, nơi mà núi ngang tầm mắt và trăng treo lơ lửng đầu

(2)

rình rập phía trước của nàng nhỏ và chìm hẳn Và cô thấy gì? Đó là những cồn cát vàng nối tiếp cồn cát khác, cuốn lên những bụi hồng bay rất xa khơng có điểm dừng Ơi! Cảnh thiên nhiên thi vị cũng vắng lặng và buồn tẻ cách ghê rợn đến thế! Kiều nghĩ rằng, thân phận mình cũng những hạt cát hồng bay vô định giữa một “bụi hồng”-tức cuộc đời- buồn tẻ, chán ngán

“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya Nửa tình nửa cảnh chia tấm lòng”

Qua hai câu thơ tiếp theo, ta thấy nỗi nhớ thương tràn ngập lòng Kiều càng lún sâu vào lớp bùn buồn tủi đến bẽ bàng Nó bẽ bàng đến độ choán lấy Kiều mọi thời điểm, từ lúc nàng ngắm nhìn mây sớm cho đến lúc ngồi dưới ngọn đèn khuya Nói theo phương ngôn ngày nay, sự bẽ bàng ấy đã bám theo nàng suốt 24/24, khiến cho quãng thời gian của một ngày trôi qua, đối với nàng là một cực hình Thiên tài của nhà thơ Nguyễn Du đã được đánh bật ở đây, ông chỉ dùng một vài nét chấm phá mà đã dựng nên được cảnh thiên nhiên rộng lớn mở trước ống nhìn tuyệt vọng của nàng, làm rõ ràng thêm tâm trạng “Nửa tình nửa cảnh chia tấm lòng” của cô Trong cảm xúc tuyệt vọng ấy, Kiều dùng chút sức gắng gượng nhớ về người thân của nàng Nỗi nhớ ấy được chia đều cho hai đối tượng: Kim Trọng và gia đình của nàng tám câu thơ Và những lời độc thoại chứa chan tình cảm ấy của nàng đã nói lên được tất cả tính cách của nàng

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Bốn bề góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

Lời thơ ở của nàng là lời của một tim đẫm máu vì nỗi nhung nhớ người yêu còn dang dở Đừng vội thấy nàng nhớ người yêu trước mà vội quy nàng vào loại bỏ lơ chữ “hiếu” nhé, vì nàng cũng đã yên tâm về trách nhiệm của một người nàng dấn thân bán mình chuộc cha Trong tình cảnh này,ta mới thấy thấm thía hình ảnh mà Nguyễn Du đã từng gợi : “Lạ gì bỉ sắc tư phong / Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” hay qua những trải nghiệm của Thúy Kiều: “Đau đớn thay phận đàn bà / Dẫu rằng bạc mệnh cũng là lời chung” Chén rượu thề nguyền ngày nào vẫn còn chưa ráo, vầng trăng vằng vặc giữa trời còn đó để chứng giám cho mối duyên thắm đầy mật ngọt,thế mà mỗi người cặp đôi đã phải mỗi người mỗi ngả Nàng Kiều giàu lòng vị tha đã không nghĩ cho riêng mình, mà lại đặt mình vào tình cảnh chàng Kim, sẽ bối rối và tuyệt vọng chờ đợi nàng nhiều đến chừng nào! Đó cũng là điều dễ hiểu, vì về phần nàng, những tâm trạng của nàng còn mãnh liệt và trao dâng nhiều thế: Càng tiếc nuối mối tình đầu trắng, nàng càng thấm thía tình cảnh bơ vơ, không điểm tựa –vốn là bi kịch của những thiếu nữ yêu-của mình Câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai có thể được hiểu theo hai cách: một cách ý nói tấm son chung tình của nàng sẽ không bao giờ phai mờ được với chàng Kim Trọng, cách thứ hai muốn tố cáo gián tiếp xã hội thối nát bất nhân được thể hiện qua những người buôn người “buôn hương bán phấn”, được thể hiện rõ qua tấm son ô nhục không thể chà rửa được của nàng Nhưng,dù có hiểu theo cách nào nữa,thì thâm tâm chúng ta vẫn thấy rằng: nỗi nhớ của Thúy Kiều thật sâu sắc và tình cảnh của nàng thì vô cùng đáng thương

(3)

Sân Lai cách mấy nắng mưa Có gốc tử đã vừa người ôm”

Có nhớ Kim Trọng đến mức nào nữa, nàng Thúy Kiều bất hạnh của chúng ta vẫn không thể nào nguôi ngoai được nỗi nhớ gia đình rất mực ấm êm của cô Và sự thực là, việc nhớ tới người yêu rồi chuyển sang nhớ gia đình đã làm tăng tiến thêm một bậc về tấm lòng đa sầu đa cảm của Thúy Kiều Với hình ảnh “Xót người tựa cửa hôm mai”, ta cảm nhận được nhịp đập của tim nàng Kiều rên lên một tiếng rất mực thảm thương ruột gan cháy bỏng ,xót xa cho gia đình Hình ảnh cha me nàng càng mờ nhạt chiếc đèn báo bão mưa lớn thì tiếng nói của lương tâm,của bổn phận càng thúc nàng nhiều nữa Rồi sẽ quạt cho cha me nàng những ngày hè nực nội, rồi sẽ tự tay ấp chăn màn cho hai thân của nàng để giấc ngủ của họ mơ về gái mình ở phương xa mà họ tựa cửa trông ngóng thêm phần yên bình? Nhưng nỗi nhớ của nàng Kiều càng thêm bâng khuâng và man mác phần nhiều vì công ơn của cha me nàng quá sâu nặng đến nỗi đã làm nàng liên tưởng đến điển tích cụ Lai Tử Hiếu tử truyện Có lẽ, nỗi buốn của nàng Kiều cũng mang tính ước lệ thi sĩ Nguyễn Du tả sắc đep của nàng , hay nói đúng là một sự định đoán: có khi, những ai… đau đáu.

Xót thương cha me, tưởng nhớ người yêu, Kiều là một người hiếu tình trọn ven Những câu thơ có nhạc lại có họa, vẽ trước mắt ta một trời biển chiều hôm lại tấu lên một giai điệu sâu lắng của lòng người ấy là tiếng than thở mà nàng Kiều cũng Nguyễn Du muốn gửi đến mọi người qua đoạn trích, bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, tình ngụ cảnh sống động Bài ca về sự bất công của xã hội phong kiến, tấm chung tình của những người gái thời xưa cũng những câu chuyện mang nặng triết lý ở đời, sẽ mãi nằm những vần thơ của những tác gia mà mười bốn câu thơ đầu của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một ví dụ:

“ Trăm năm cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau Trải qua một cuộc bể dâu

Ngày đăng: 11/04/2021, 20:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan