Trường THPT THỐNG NHẤT A Giáo viên hướng dẫn: Thầy Lê Văn Đoan Giáo sinh: Phan Cảnh Nhật Chương Tiết PPCT: 31 Lớp: 11A2 Ngày dạy: 27/1/2010 Tên bài dạy: I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: Giúp học sinh biết thế nào là dữ liệu kiểu bản ghi. Hiểu và biết cách khai báo bản ghi, biết cách thao tác với bản ghi. 2. Về kĩ năng: Học sinh cần có những kỉ năng : Bước đầu biết mô tả một đối tượng bằng một số thuộc tính cần quản lí. Khai báo kiểu bản ghi. Nhận biết được thành phần của một biến bảnghi và bước đầu viết được một vài thao tác xử lí trên từng thành phần của bản ghi. 3. Về thái độ: Học sinh phải có thái độ nghiêm túc học tập, hiểu đúng, đủ các nội dung của bài. Rèn luyện cho học sinh phong cách suy nghĩ, lập trình hợp lí, rõ ràng, mạch lạc. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, các slide trình chiếu. Ví dụ minh họa. 2. Học sinh: Xem lại bài cũ . Tập sách để ghi bài, theo dõi bài. 1 Bài 13: KIỂU BẢNGHI III. PHƯƠNG PHÁP: Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, đặt câu hỏi (xử lí tình huống, có gợi ý) nhằm giúp học sinh học tập tích cực hơn. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Cho học sinh di chuyển trật tự đến phòng máy và ổn định chỗ ngồi. Kiểm tra sỉ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi lại định nghĩa kiểu xâu. Đưa ra vài ví dụ kêu Hs làm để nhắc lại các hàm và thủ tục chuẩn. 3. Dẫn dắt vấn đề: GV: qua các bài đã học có mấy kiểu dữ liệu? HS: có 2 kiểu dữ liệu: kiểu mảng và kiểu xâu GV: 2 kiểu dữ liệu này chỉ xử lí những dữ liệu cùng kiểu. vậy thì những thông tin có nhiều kiểu dữ thì ta làm như thế nào? Đưa VD HS: với kiến thức đã học thì không giải quyết được GV: để giải quyết vấn đề này ngôn ngữ lập trình Pascal có 1 kiểu dữ liệu mới là kiểu bảnghi 4. Giảng bài mới: 2 Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV: đưa ra ví dụ về việc lưu giữ các đối tượng có nhiều thuộc tính, các thuộc tính không cùng kiểu dữ liệu. GV: giải thích nếu dùng phương pháp thông thường để lưu trữ thì rất phức tạp và tốn kém bộ nhớ vì phải sử dụng nhiều biến. Sau đó giới thiệu kiểu bảnghi HS: lắng nghe và theo dõi bài GV: cho Hs nhận xét khi nào thì nên dùng kiểu bản ghi? khi các đối tượng cần lưu trữ có cùng số thuộc tính và các thuộc tính đó khác kiểu dữ liệu nhau. GV: chỉ rõ cho HS biết thế nào là một bản ghi, thế nào là một trường? ( cần nhấn mạnh và nói rõ ở phần này). Dữ liệubảnghi dùng để mô tả các đối tượng có cùng một số thuộc tính mà các thuộc tính có thể có các kiểu dữ liệu khác nhau. Bảnghi là một dữ liệu có cấu trúc. Một bảnghi gồm các thành phần (gọi là trường), khác với các kiểu dữ liệu có cấu trúc khác (mảng, xâu), các trường trong bảnghi có thể thuộc các kiểu dữ liệu khác nhau. Mỗi một thuộc tính của đối tượng tương ứng với một trường của bản ghi. Các trường khác nhau có thể có các kiểu dữ liệu khác nhau. Ngôn ngữ lập trình đưa ra quy tắc xác định: • Tên kiểu bản ghi; • Tên các thuộc tính (trường); • Kiểu dữ liệu của mỗi trường; • Cách khai báo biến; • Cách tham chiếu đến trường. 3 5. Củng cố: ĐN Kiểu bản ghi? Dữ liệu kiểu bảnghi (record) dùng để mô tả các đối tượng có cùng một số thuộc tính mà các thuộc tính có thể có các kiểu dữ liệu khác nhau. Kiểu bảnghi có gì khác so với các kiểu dữ liệu thông thường? Lưu được nhiều đối tượng khác kiểu Cách khai báo kiểu bản ghi: Kiểu bản ghi: Type <Tên kiểu bản ghi> = record <Tên trường 1>:<Kiểu trường 1>; <Tên trường 2>:<Kiểu trường 2>; ………… <Tên trường k> : <Kiểu trường k>; End; Biến bảnghi Var <Tên biến bản ghi>:<Tên kiểu bản ghi>; 6. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà: Nhắc Hs về nhà xem lại bài vừa học và làm bài tập 8,9,11 trong SGK Nhắc Hs xem trước và chuẩn bị bài ôn tập. V. RÚT KINH NHGIỆM: . …………………………………………………………………………………………… . ……………………………………………………………………………………………… Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập Lê Văn Đoan Phan Cảnh Nhật Chương 4 . Biến bản ghi Var <Tên biến bản ghi& gt;:<Tên kiểu bản ghi& gt;; 6. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà: Nhắc Hs về nhà xem lại bài vừa học và làm bài. chiếu. Ví dụ minh họa. 2. Học sinh: Xem lại bài cũ . Tập sách để ghi bài, theo dõi bài. 1 Bài 13: KIỂU BẢN GHI III. PHƯƠNG PHÁP: Sử dụng phương pháp