CH Pháp là một trong những nước có nền công nghiệp quốc phòng mạnh nhất trên thế giới. Trải qua các cuộc chiến tranh của Napoleon và Thế chiến II, người Pháp tích lũy không ít kinh nghiệm trong việc chế tạo và hòan thiện vũ khí của mình. Các loại vũ khí và trang thiết bị quân sự của họ có mặt ở vài chục nước trên thế giới, đến "Mafia vũ khí" Nga cũng phải mua ít thiết bị để trang bị cho hệ thống vũ khí của mình. Rình rang gần đây nhất là việc tham gia đấu thầu cung cấp chiến đấu cơ cho không quân Ấn Độ, Braxin, cung cấp tàu ngầm và tàu nổi cho Hải quân Singapo và Malaysia. Chiến đấu cơ Rafael đang tham gia đấu thầu cung cấp cho Ấn độ, Braxin: Pháp đang hy vọng tràn trề dành hợp đồng cung cấp 120 chiến đấu cơ Rafael cho không quân Braxin trước các ông lớn như F-18 của Boeing (Mỹ) và JAS 39-Gripen của SAAB (Thụy điển). Rafael (các phiên bản A,B,C,M) được sản xuất rộng rải vào năm 1986, chiều dài 15,2m, sải cánh: 10,8m, cao:5,34m. có tải trọng tối đa khi cất cánh: 19.500kg, tốc độ tối đa: 2.125km/giờ, tầm chiến đấu tối đa (đầy đủ vũ khí) : 1.100 km. Tập đoàn Dassault của Pháp đã trở thành nhà cung cấp vũ khí hàng đầu của Braxin kể từ năm 1978, khi Mỹ cấm bán vũ khí Mỹ cho Châu Mỹ Latinh, vì lo sợ xảy ra một cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước này. Hiện tại Braxin đang sử dụng lượng lớn chiến đấu cơ Mirage 2000 của Pháp Bên cạnh đó, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã ủng hộ mạnh mẽ hợp đồng này và hợp đồng này sẽ là thương vụ mua bán quốc tế đầu tiên của máy bay chiến đấu Dassault Rafale. Trong chuyến thăm tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Sarkozy đã ký các hợp đồng trị giá 8 tỷ EURO để sản xuất 50 chiếc trực thăng Super Cougar và 5 chiếc tàu ngầm với Braxin. Tiếp theo là tàu ngầm Scorpene cung cấp cho Malaysia: 1 Dự án mua 02 tàu ngầm Scorpene đã được ký kết giữa Malaysia và Pháp từ năm 2002 trị giá 2,5tỷ USD. Chiếc tàu ngầm mang tên KD Tunku Abdul Rahman, tên thủ tướng đầu tiên của Malaysia, đã có chuyến chạy thử cuối cùng trên biển hồi tháng 12-2008, bao gồm cả việc bắn thử thành công ngư lôi và tên lửa. Tàu ngầm Scorpene dài 76m, trọng lượng 1650tấn, tốc độ 37km/giờ, có thể lặn sâu 350m, được trang bị sáu ống ngư lôi có thể bắn đồng thời với nhau, các tên lửa chống tàu thủy và ngư lôi chống tàu ngầm. Chiếc tàu ngầm thứ hai cùng loại sẽ được đặt tên là KD Tun Razak, theo tên của vị thủ tướng thứ hai của Malaysia. 2 Tàu chiến La Fayette đã cung cấp cho hải quân Singapo: Tàu chiến lớp La Fayette là loại tàu có tính năng tàng hình đầu tiên của Pháp xuất khẩu cho Hải quân Singapo với số lượng lớn lên đến 6 chiếc. Tàu dài 114,8m, rộng 13,m, cao kể cả rada 72 m, trọng tải tối đa 3.200 tấn, tốc độ tối đa: gần 50km/giờ, tầm họat động khỏang 8.000km với các hệ thống vũ khí hiện đại như Pháo hạm cỡ nòng 76mm, hệ thống phòng không Sylver A50 với tên lửa tầm xa Aster, tầm gần Crotale, Tổ hợp tên lửa chống hạm Harpoon , trực thăng Sikorsky S-70B và ngư lôi chống ngầm A244/S Mod 3. 3 . xuất rộng rải vào năm 1986, chiều dài 15,2m, sải cánh: 10,8m, cao:5,34m. có tải trọng tối đa khi cất cánh: 19.500kg, tốc độ tối đa: 2.125km/giờ, tầm chiến. và hợp đồng này sẽ là thương vụ mua bán quốc tế đầu tiên của máy bay chiến đấu Dassault Rafale. Trong chuyến thăm tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Sarkozy