* Ngày 7-5-1948, tại chiến khu Việt Bắc, đã thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam nhằm mục tiêu trước mắt là đoàn kết tất cả những người làm công tác văn học, nghệ thuật phục vụ cuộc kháng chi[r]
(1)Một số sự kiện trong ngày 1 tháng 5: Việt Nam
* Trần Phú, Tổng bí thư đầu tiên của Đảng sinh ngày 1-5-1904, quê xã Tùng Anh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh Khi nhỏ học ở Huế, ông là một học sinh giỏi, sáng lập hội Hội tu nghiệp thanh niên Sau, ông về dạy trường tiểu học Vinh Năm 1925, ông tham gia Hội Phục Việt, rồi tham gia lập Việt Nam Cách mạng Đảng Có lúc ông sang Lào vận động thành lập các chi bộ Năm 1926 ông sang Trung Quốc liên lạc với Việt Nam Cách mạng đồng chí Hội Tại đây ông được kết nạp vào Cộng sản đoàn rồi được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cử về nước hoạt động với tư cách là người Cộng sản Năm 1927 ông được cử sang học tại trường đại học Phương Đông và dự Đại hội lần thứ sáu Quốc tế Cộng sản, sau đó trở về nước hoạt động
Năm 1930 ông được cử vào Ban chấp hành Trung ương Lâm thời Đảng Cộng sản Đông Dương và thảo "Luận cương chính trị" đầu tiên của Đảng Hội nghị lần thứ nhất của Trung ương đã bầu ông làm Tổng bí thư đầu tiên của Đảng
Ông là một trong những người góp phần quan trọng vạch ra đường lối tất thắng của Cách mạng Việt Nam Ông là một chiến sĩ kiên cường đấu tranh thực hiện đường lối đó Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng do ông làm Tổng bí thư; Cách mạng Việt nam đã phát triển sôi nổi mà đỉnh cao lúc bấy giờ là cuộc khởi nghĩa Nghệ Tĩnh Ông bị đế quốc Pháp bắt và hy sinh ngày 6-9-1931 Sự hy sinh của ông đã để lại cho những lớp Đảng viên sau này một tấm gương sáng chói về khí tiết của người Cộng sản
* Nghệ sĩ nhân dân Đinh Ngọc Liên, sinh ngày 1-5-1912, qua đời năm 1991
Ông là một trong những người đầu tiên có công xây dựng đoàn quân nhạc Việt nam, là nghệ sĩ chỉ huy dàn dựng lâu năm giàn nhạc kèn
Nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên còn là tác giả một số hoà tấu kèn nổi tiếng như: Chiến thắng Phủ Thông; Xuân chiến thắng; Hải cảng về ta; Chúng ta có Bác Hồ; Vọng gác tiền tiêu; Hành khúc tang lễ
* Hàng năm, ngày Quốc tế lao động trở thành cơ hội để các tầng lớp nhân dân lao động và các tổ chức Cách mạng biểu dương lực lượng và tuyên truyền Cách mạng dưới nhiều hình thức như mít tinh, biểu tình, giải truyền đơn, bãi công Nhưng ngày 1-5-1938, lần đầu tiên lễ kỷ niệm được tổ chức công khai, với quy mô chưa từng có ở Hà Nội
Những chiến sĩ cộng sản hoạt động công khai trong nhóm báo "tin tức" phối hợp với một số lực lượng tiến bộ, trong đó có chi nhánh Đảng xã hội Pháp, tổ chức cuộc mít tinh công khai này tại khu Đấu Xảo (nay là Cung Văn hoá hữu nghị Việt- Xô) Cuộc mít tinh được tiến hành với một ý thức kỷ luật và tổ chức cao, thu hút tới 25.000 người thuộc đủ các ngành, các giới, chia thành 25 đoàn với những huy hiệu biểu tượng riêng cho ngành, giới mình Cuộc mít tinh đã diễn ra một cách sôi nổi, với các bài diễn thuyết và các khẩu hiệu chiến đấu như "Đi tới mặt trận Bình dân Đông Dương", "Tự do nghiệp đoàn", "Chống nạn thất nghiệp", "Tự do - Cơm áo - Hoà Bình" v.v
Đây là cuộc biểu dương lực lượng lớn nhất trong thời kỳ Mặt trận dân chủ, đánh dấu uy tín và nghệ thuật tổ chức của những người Cộng sản
* Năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi anh chị em lao động cả nước nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5. Người kêu gọi giai cấp công nhân, nhân dân lao động đẩy mạnh phong trào thi đua ái quốc để chuẩn bị đầy đủ điều kiện đặng chuyển mạnh sang tổng phản công Trọng tâm thi đua là:
Quân đội thi đua giết giặc lập công Công nhân thi đua sản xuất lương thực Người trí thức thi đua sáng tạo, phát minh Cán bộ thi đua cần kiệm liêm chính Toàn dân thi đua tích cực tham gia kháng chiến
* Từ ngày 1-5 đến 6-5-1952 đã diễn ra Đại hội chiến sỹ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất Tại Đại hội, Hồ Chủ tịch đã nêu rõ mục đích, nội dung, phương pháp và ý nghĩa của việc thi đua yêu nước Đồng chí Trường Chinh báo cáo "Phong trào thi đua ái quốc và chủ nghĩa anh hùng mới", tổng kết phong trào thi đua trong thời gian qua, đề ra phương hướng nhiệm vụ mới
Đại hội đã long trọng tuyên dương 7 anh hùng tiêu biểu cho công nông binh và lao động trí óc: Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh
Đại hội đã nói lên chủ nghĩa anh hùng Cách mạng, anh hùng tập thể của quân và dân ta, có tác dụng mãnh mẽ thúc đẩy phong trào thi đua ái quốc toàn dân tiến lên một bước mới
* Đơn vị bay đầu tiên của Việt Nam được thành lập vào ngày 1-5-1959 đó là Đoàn 919
Hơn sáu năm sau, vào đêm 15-12-1965, Nguyễn Văn Ba và Lê Tiến Phước đều là chiến sĩ lái máy bay của Đoàn 919, đã bắn rơi chiếc C23 chở biệt kích Mỹ - Nguỵ trên vùng trời Tây Bắc
(2)lượng vũ trang trong ba thứ quân, tiêu diệt tiêu hao nhiều sinh lực địch, thu hút giam chân quân chủ lực địch, tạo điều kiện cho đồng bằng và thành phố nổi dậy Phối hợp với vũ trang Trị Thiên, Khu 5, Đông Nam Bộ tiến công địch trong thời điểm chiến lược, Tư lệnh Mặt trận là Đại tá Nguyễn Chánh, Chính uỷ Mặt trận là Đại tá Đoàn Khuê
* Sáng ngày 1-5-1975, các chiến sĩ Cách mạng bị giam cầm tại nhà tù Côn Đảo đã nổi dậy phá các nhà giam, làm chủ toàn bộ nhà tù Côn Đảo và chuẩn bị đón lực lượng của ta từ trong đất liền ra giải phóng huyện Côn Đảo Hàng trăm chiến sĩ Cách mạng bị giam cầm ở nhà tù Côn Đảo đã được giải phóng Xoá bỏ chế độ hà khắc của nhà tù; tổ chức lần lượt đưa anh em về đất liền để về với gia đình và đơn vị
Nhà tù Côn Đảo được Pháp xây dựng từ cuối thế kỷ 19 đến ngày giải phóng là 115 năm Đây là nơi giam cầm nhiều lãnh tụ Cách mạng của Đảng ta, nhưng cũng là nơi đào tạo các cán bộ Cách mạng của Đảng
* Ngày 1-5-1994, Tổng cục địa Chính Việt nam bắt đầu hoạt động.
Tổng cục này được thành lập trên cơ sở hợp nhất và tổ chức lại Tổng cục Quản lý ruộng đất và Cục Đo đạc và bản đồ Nhà nước
Tổng cục Địa Chính là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng Nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ Thế giới
* Từ năm 1884 tại thành phố công nghiệp Sicagô, Đại hội Liên đoàn lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ rằng: Từ 1-5-1886, ngày lao động của tất cả công nhân sẽ là 8 giờ Chọn ngày ấy là vì hàng năm hợp đồng mới giữa thợ và chủ ký ngày 1-5; và để bọn chủ tư bản biết trước quyết định của công nhân mà không thể kiếm cớ khước từ
Đến ngày 1-5-1886 công nhân kắp nơi mang biểu ngữ: Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ học tập Cuộc bãi công đã nổ ra khắp nước Mỹ Đặc biệt ở Sicagô, cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra hết sức ác liệt. Toàn thể công nhân đều xuống đường biểu tình đòi làm việc 8 giờ Bọn chủ đuổi các công nhân bãi công, thuê người làm ở các phố bên cạnh Chiều 3-5, khoảng 8.000 công nhân bãi công của nhà máy Mắccóocních đã bị cảnh sát bắn chết 6 người và bắn bị thương 50 người Sôi sục căm phẫn, những người dự mít tinh phản đối sự khủng bố dã man của bọn cầm quyền Cảnh sát lại bắn chết và làm bị thương hàng trăm người nữa Nhiều thủ lĩnh Công đoàn bị bắn và bị án tử hình Nhưng trước sự đấu tranh mãnh liệt của công nhân, mấy ngày sau bọn cầm quyền buộc phải trả tự do cho những người bị giam giữ và trả lại quyền công dân cho những người bị án tử hình
Cuộc đấu tranh anh dũng và hy sinh của công nhân Sicagô để giành ngày làm việc 8 giờ có ý nghĩa rất lớn trong lịch sử Từ đó, ngày 1-5 trở thành ngày đấu tranh của giai cấp công nhân các nước, ngày biểu dương lực lượng, ngày hội của công nhân và lao động thế giới Ngày đó trở thành ngày quốc tế lao động.
Một số sự kiện trong ngày 2 tháng 5: Việt Nam
* Trong lịch sử báo chí Việt Nam, tờ báo đầu tiên dành riêng cho phụ nữ và do phụ nữ chủ trương là tờ Nữ giới chung của bà Sương Nguyệt Ánh (Con gái nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu) xuất bản tại Sài Gòn nhưng tồn tại không lâu (từ tháng 2 đến tháng 9-1918).
Hơn mười năm sau, 2-5-1929 Báo Phụ nữ tân văn - Một tờ báo đề cập tới các vấn đề phụ nữ và các vấn đề công tác xã hội - thời sự; ra số đầu tiên Tờ báo nhanh chóng mở rộng ảnh hưởng và đương thời được coi là tờ báo duy nhất phát hành trên cả 3 kỳ và có đông đảo độc giả Báo Phụ nữ tân văn do bà Nguyễn Đức Nhuận xuất bản tại Sài Gòn Đánh giá về tờ báo này, tác phẩm Chủ nghĩa Mác và Văn hoá Việt Nam đã viết: "Tờ Phụ nữ tân văn có khuynh hướng tiến bộ, đứng trên lập trường tư sản và dân tộc mà đề xướng vấn đề nữ quyền" Sau Phụ nữ tân văn, hầu khắp cả ba kỳ đều có báo dành riêng cho phụ nữ và trẻ em.
* Từ ngày 2 đến ngày 9-5-1933, toà án Đại hình Sài Gòn đã mở một phiên toà lớn để kết án 120 chiến sĩ cộng sản và nói xấu Đảng ta.
Tên chưởng lý đọc cáo trạng và vu khống những người Cộng sản Lập tức các đồng chí Ngô Gia Tự, Lê Văn Lương, Hà Huy Giáp và nhiều đồng chí đã đứng dậy phản đối, lên án kịch liệt chính sách phản động của đế quốc Pháp Đuối lý, bọn quan toà ra lệnh cho mật thám, lính gác dùng dùi cui, xông vào đánh đập túi bụi, ngăn cản không cho các đồng chí nói Mặc dù không có chứng cứ, bọn quan toà vẫn vu cáo cho những người Cộng sản là "ăn cướp, giết người, làm rối loạn trị an" và tuyên án 8 người tử hình (trong đó có các đồng chí Phạm Hùng, Lê Văn Lương ), 19 người bị khổ sai và tù đầy trung thân (trong đó có các đồng chí Ngô Gia Tự, Nguyễn Chí Diểu, Hà Huy Giáp, chị Sáu nhỏ ), 79 người từ 5 đến 20 năm, cộng là 970 năm tù.
Vừa tuyên án xong, bọn quan toà đã vội vã rút ngay vì chúng hoảng sợ trước sự phản đối mạnh mẽ của các chiến sĩ ta.
(3)* Ngày 2-5-1946, Chính phủ đã quyết định chia ngoại thành Hà Nội ra làm 5 khu: Lãng Bạc, Đại La, Đống Đa Đề Thám và Mê Linh.
Tiếp đó ngày 14-5-1946, Chính phủ lại có quyết định chia nội thành Hà Nội ra làm 17 khu, gồm có: Trúc Bạch, Đồng Xuân, Thăng Long, Đông Thành, Đông Kinh Nghĩa Thục, Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Quán Sứ, Đại Học, Bảy Mẫu, Chợ Hôm, Lò Đúc, Hồng Hà, Long Biên, Đồng Nhân, Vạn Thái và Bạch Mai.
* 397 công nhân Cuba trong đội xây dựng mang tên Hồ Chủ tịch do Đảng Cộng sản và Chính phủ Cuba cử sang giúp nhân dân Việt Nam hàn gắn vết thương chiến tranh, đã đến Hà Nội ngày 2-5-1974 Toàn đội Hồ Chí Minh chia làm 5 phân đội mang tên Nguyễn Văn Trỗi, Lê Thị Hồng Gấm, Cù Chính Lan, Nguyễn Viết Xuân và Đại hội công đoàn Cuba lần thứ 13 5 phân độ này đã xây dựng cho nhân dân ta đường sá, bệnh viện, trại chăn nuôi, khách sạn ở Thủ đô Hà Nội và các tỉnh.
* Nhà văn Nguyên Hồng qua đời vào ngày 2-5-1982 ở Nhã Nam, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) Ông sinh ngày 5-11-1918 tại Nam Định.
Nguyên Hồng vào đời sớm, vốn học vấn ở nhà trường ít ỏi, trí tuệ và tài năng của ông chủ yếu phát triển trong trường "Đại học của cuộc sống thực tế" Ông có niềm tin không gì lay chuyển được ở phía tích cực, phía ánh sáng của tâm hồn con người.
Tác phẩm chính của Nguyên Hồng là các tiểu thuyết: Bỉ Vỏ (1937), Những ngày thơ ấu (1938), Cửa biển (1961-1976).
Thế giới
* Người đầu tiên trong số những danh hoạ tạo nên nền nghệ thuật tạo hình kỳ diệu của thời phục hưng Italia là Lêôna đờ Vanhxi Ông tiêu biểu hơn cả cho thời đại đặc biệt này ở tài năng đa dạng, nhất là điêu khắc và kiến trúc, ông còn là một nhà thực nghiệm khoa học, nhà toán học kiêm kỹ sư cơ khí Những thí nghiệm của ông đóng góp phần không nhỏ trong sự phát triển khoa học kỹ thuật của châu Âu
Lêôna đờ Vanhxi sinh năm 1452 Cuộc đời ông có nhiều biến động thăng trầm Năm 14 tuổi đã tham gia nghiệp đoàn thợ vẽ Ngay từ những bức vẽ đầu tiên Vanhxi đã bộc lộ tài năng Tranh của ông gần với hiện thực Từ năm 29 tuổi ông chuyển sáng tác Nổi tiếng là bức hoạ Đức mẹ trong hang, Bữa ăn cuối cùng và đặc biệt là bức La Giôcôngdơ được mệnh danh là "nụ cười của các thời đại" Bức hoạ đã mở đầu cho nghệ thuật chân dung tâm lý trên thế giới sau này Những năm cuối đời, vì những thí nghiệm về khoa học tự nhiên của mình, ông bị nghi là kẻ chống lại tôn giáo Ngoài những tác phẩm hội hoạ, Lêôna đờ Vanhxi để lại cho hậu thế một công trình lý luận vô giá, đó là tập "Ghi chép về hội hoạ" do học trò ông tập hợp lại và xuất bản.
Lêôna đờ Vanhxi mất vào ngày 2-5-1519 tại Pháp.
* Sáng ngày 2-5-1945, Bộ chỉ huy quân Đức trong thành phố Beclin đầu hàng Địch hạ vũ khí, trận công phá Beclin kết thúc bằng chiến thắng vinh quang của Hồng quân Liên xô.
* Toà án Quốc tế xét xử tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam đã mở phiên toà chính thức đầu tiên tại Xtốckhôm, thủ đô Thụy Điển, ngày 2-5-1967.
Trước đó, theo sáng kiến của Huân tước Béctơrăng Rútxen, ngày 15-11-1966, Toà án quốc tế xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam được thành lập tại Luân Đôn, Thủ đô nước Anh.
Béctơrăng Rútxen là nhà triết học và là chiến sĩ hoà bình nổi tiếng người Anh, đã đấu tranh không mệt mỏi chống cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam.
* Vào tháng 5-1981, lần đầu tiên các thầy thuốc đã báo động về một bệnh suy giảm miễn dịch, gọi tắt là AIDS, là mối đe doạ lớn đối với mọi người.
Đến tháng 1-1988, tuyên ngôn Luân Đôn nhấn mạnh:
"Trong lúc chưa có vắcxin hay loại thuốc nào chữa được bệnh AIDS, thì loài người có thể phòng chống sự lan truyền của virut HIV bằng sự ăn ở có hiểu biết và có trách nhiệm"
Một số sự kiện trong ngày 3 tháng 5: Việt Nam
* Ngô Đức Kế sinh ngày 3-5-1878 ở Hà Tĩnh và qua đời ngày 10-12-1928 Ông là nhà thơ, nhà báo.
Ông đỗ tiến sĩ nhưng không làm quan mà ở nhà dạy học; vận động Duy Tân, liên hệ với nhà yêu nước Phan Bội Châu để tìm đường cứu nước Ngô Đức Kế là chủ bút báo Hữu Thanh, ông xuất bản sách tiến bộ và sáng tác thơ văn nhằm thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân, Vì thế ông đã bị thực dân Pháp đầy ra Côn Đảo.
(4)Cuộc khởi nghĩa có quan hệ mật thiết với Việt Nam Quang phục hội ở các tỉnh Nam Trung Kỳ Ở Quảng Nam, Quảng Ngãi có hàng ngàn người tham gia cuộc khởi nghĩa Ở Huế có tới 2.500 người và ở Đà Nẵng 1.500 người. Nhân dân Trung Kỳ đã lập nghĩa binh, rèn vũ khí, mua sắm quân nhu, quyên góp tiền, gạo, nhưng kế hoạch bị bại lộ - Thực dân Pháp bắt vua Duy Tân đi đày, các thủ lĩnh nghĩa quân như Thái Phiên, Trần Cao Vân, Phạm Hồng Cương, Phan Thành Tài đều hy sinh.
* Ngày 3-5-1931, đồng chí Nguyễn Phong Sắc đã bị mật thám của Pháp bắt ở ga Hàng Cỏ Ít lâu sau, chúng bí mật thủ tiêu đồng chí.
Đồng chí Nguyễn Phong Sắc sinh năm 1902, tại phố Bạch Mai Hà Nội, đã tốt nghiệp trường bưởi rồi làm thư ký ở Sở Tài chính Đông Dương Từ năm 1926, đồng chí đã tham gia Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Hà Nội Đến tháng 9-1928 được bầu vào Kỳ bộ Bắc Kỳ, trực tiếp làm Bí thư Tỉnh bộ ở Hà Nội Tháng 3-1929, là một đảng viên trong chi bộ Cộng sản đầu tiên ra đời tại nhà số 5D phố Hàm Long, Hà Nội.
Sau khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1930), đồng chí được bầu làm Uỷ viên Trung ương lâm thời, trực tiếp chỉ đạo phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, sau đó được phân công làm Bí thư Xứ ủy Trung kỳ.
* Trong cuộc bầu cử Hội đồng thành phố Sài Gòn diễn ra ngày 3-5-1935, một lần nữa "Sở Lao động" lại ra tranh cử, đứng đầu là đồng chí Nguyễn Văn Tạo Mặc dù bọn thực dân tìm cách gây trở ngại, nhưng kết quả đã có 4 người của "Sở Lao động" trúng cử.
Đánh giá về sự kiện này, báo cáo của đồng chí Lê Hồng Phong đọc tại Đại hội 7 Quốc tế Cộng sản đã nêu rõ; "Ảnh hưởng của Đảng Cộng sản đã tăng lên trong quần chúng đây là lần đầu tiên công nhân và nông dân thắng lợi trong việc đưa đại biểu của mình vào hội đồng thành phố Sài Gòn".
* Ngày 3-5-1968, Bộ Ngoại giao nước ta ra tuyên bố về vấn đề cấp bậc đại biểu, địa điểm, thời gian của cuộc nói chuyện chính thức giữa Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Mỹ Đồng chí Xuân Thuỷ được Chính phủ cử làm đại diện Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Pari là địa điểm của cuộc nói chuyện và ngày 10-5 hoặc vài ngày sau đó sẽ bắt đầu cuộc nói chuyện chính thức.
* Ngày 3-5-1983 Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị về "Hoàn thành điều chỉnh ruộng đất đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp ở các tỉnh Nam Bộ".
Ban chỉ thị nêu rõ: Cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp là cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường để giải quyết vấn đề "ai thắng ai" giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản Chỗ dựa vững chắc để tiến hành cuộc đấu tranh là khối đoàn kết của nông dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Chỉ thị còn nêu lên các nhiệm vụ cụ thể là: Hoàn thành dứt điểm điều chỉnh ruộng đất; hoàn thành việc xây dựng tổ đoàn kết sản xuất gắn liền với việc đẩy mạnh xây dựng hợp tác xã tín dụng và hợp tác xã mua bán; củng cố một bước các tập đoàn sản xuất mới ở những nơi có điều kiện; tích cực đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ kinh tế tập thể; tích cực xây dựng và tăng cường cấp huyện; thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các chính sách của Nhà nước đối với cải tạo nông nghiệp.
Thế giới
* Pautốpxki, nhà văn Nga sinh ngày 3-5-1892 và mất ngày 14-7-1968 tại Mátxcơva.
Sinh thời ông đã trải qua nhiều nghề để kiếm sống Đầu những năm 20 khi làm biên tập viên của một tờ báo, tên tuổi ông mới trở nên quen thuộc với độc giả Ông cho ra mắt truyện dài "Kara-Buga" và "Côkhiđa" Thành công của hai tác phẩm đã gây tiếng vang, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của ông Từ đây ông dành hết thời giờ để sáng tác Ông cho ra đời một khối lượng tác phẩm khá phong phú và đa dạng về đề tài và thể loại Tác phẩm Số phận của Saclơ Lôngxêvin và Tiểu thuyết phương Bắc là hai tác phẩm về đề tài lịch sử. Tác phẩm ôrest Kipreski, Tarax Sevsencô, Tiểu thuyết về rừng viết về công việc sáng tạo của người nghệ sĩ, đặc biệt tác phẩm Bông hồng vàng gồm những ghi chép, suy nghĩ về công việc của người viết văn đã lập tức thu hút được độc giả trong và ngoài nước.
Các tác phẩm của Pautốpxki mang nhiều chất thơ nên thấm vào hồn người một cách nhẹ nhàng tinh tế.
* Ngày 3-5-1996, Đoàn đại biểu từ 55 nước họp tại Geneva đã đồng ý chấp nhận một số nguyên tắc mới trong việc sử dụng mìn nhưng không chấp nhận lệnh cấm sử dụng mìn hoàn toàn.
Một số sự kiện trong ngày 4 tháng 5: Việt Nam
* Ông Trần Đăng Khoa sinh ngày 4-5-1907 ở ngoại ô thành phố Huế và qua đời năm 1989.
Thông minh và hiếu học, ông đã tốt nghiệp Đại học Giao thông công chính và từng phụ trách ngành này ở nhiều tỉnh miền trung.
(5)Ông Trần Đăng Khoa là đại biểu quốc hội từ khoá I đến khoá VII, Phó chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội, từ khoá II đến khoá VI.
Ông gia nhập Đảng Dân chủ Việt Nam năm 1945 và trong nhiều năm là Phó tổng thư ký của Đảng này. * Ngày 4-5-1939, Đám tang Phan Thanh và cuộc biểu dương lực lượng quần chúng đã diễn ra tại Hà Nội.
Phan Thanh là một chiến sĩ xuất sắc của phong trào Mặt trận Dân chủ Nhân ngày ông mất, Xứ ủy Bắc Kỳ chủ trương tổ chức tang lễ thật trọng thể, vừa để bày tỏ lòng thương tiếc đối với một chiến sĩ đấu tranh cho sự nghiệp dân chủ, vừa để biểu dương lực lượng quần chúng một cách hợp pháp.
Gần 2 vạn đại biểu của tầng lớp nhân dân, các đoàn thể của 14 tỉnh đã tham dự.
Phản ánh sự kiện này, báo cáo của Nguyễn Ái Quốc đã ghi: "Dân chúng đã tổ chức một lễ tang rất trọng thể Đám tang dài gần 2km chưa bao giờ có một đám tang lớn như thế ở Hà Nội"
Cuộc biểu dương lực lượng này đã làm cho bọn cầm quyền ở Hà Nội lúng túng và hoảng sợ.
* Ngày 4-5-1954, theo lời mời của chính phủ Liên Xô và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, đoàn đại biểu chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà do đồng chí Phạm Văn Đồng, phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao làm trưởng đoàn đã đến Giơnevơ để bàn vấn đề lập lại hoà bình ở Đông Dương.
* Từ ngày 4 đến ngày 6-5-1962 tại Hà Nội diễn ra Đại hội liên hoan anh hùng, chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ ba Về dự Đại hội có hơn một nghìn đại biểu tuyển lựa từ cơ sở thuộc đủ các ngành, các giới như: Công nghiệp, nông nghiệp, lực lượng vũ trang, lao động trí óc, văn nghệ sỹ, sinh viên, học sinh v.v
Đại hội đã tuyên dương 4 đơn vị lá cờ đầu là: Nhà máy cơ khí Duyên Hải (Hải Phòng), Hợp tác xã nông nghiệp Đại Phong (Quảng Bình), Hợp tác xã thủ công nghiệp Thành Công (Thanh Hoá), Trường phổ thông cấp II Bắc Lý (Hà Nam), Phong trào ba nhất của quân đội và 45 Anh hùng lao động.
Thế giới
* Ngày 4-5-1869, Râulen (Rowland), người Mỹ đăng ký phát minh đầu tiên về giàn khoan cố định ngoài biển để khai thác dầu mỏ và khí đốt
Việc khai thác dầu mỏ dưới biển đã được tiến hành lần đầu tiên dọc theo bờ biển Caliphoócnia (Hoa Kỳ) vào năm 1897.
* Ngày 4-5-1919, phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc nổ ra, mở đầu bằng cuộc biểu tình của 5000 học sinh yêu nước Bắc Kinh nhằm chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc Cuộc biểu tình của học sinh Bắc Kinh đã nhanh chóng lôi léo đông đảo học sinh và các tầng lớp nhân dân trong nhiều thành phố xuống đường đấu tranh Chính phủ quân phiệt Bắc Kinh tiến hành đàn áp, bắt giam hơn 1000 học sinh yêu nước Ngày 3-6, biết tin khủng bố của bọn cầm quyền, công nhân Thượng Hải quyết định bãi công Hưởng ứng cuộc bãi công của công nhân Thượng Hải, công nhân các ngành ở Thiên Tân, Nam Kinh, Vũ Hán cũng lần lượt bãi công, lôi kéo theo thương nhân bãi thị và học sinh bãi khoá, làm tê liệt mọi sinh hoạt trong các thành phố lớn. Phong trào bãi công to lớn và lan rộng của công nhân đã buộc Chính phủ Trung Hoa dân quốc phải thả tất cả các học sinh yêu nước bị giam giữ.
Phong trào Ngũ Tứ đánh dấu thời kỳ giai cấp công nhân Trung Quốc đã trở thành lực lượng chính trị độc lập và bắt đầu bước lên vũ đài chính trị, tạo điều kiện cho chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc. * Máy bay lên thẳng đầu tiên bay được 1 km, vòng bay khép kín, là máy bay của Oehmichell vào ngày 4-5-1924. * Ngày 4-5-1994, Chủ tịch Tổ chức giải phóng Palextin PLO Araphát và thủ tướng Itxraen Rabin ký hiệp định về quyền tự trị của người Palextin tại Gaza và Jericho Theo hiệp ước này, Itxraen sẽ thả 5.000 tù nhân Palextin trong vòng hai tuần và rút khỏi Gaza và Jericho.
Một số sự kiện trong ngày 5 tháng 5:
Việt Nam
* Trần Quý Cáp là một chí sĩ yêu nước, sinh năm 1870 tại làng Bát Nhị, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông là một trong những người lập Duy Tân Hội Năm 1904, được bổ làm giáo vụ Thăng Bình (Tỉnh Khánh Hoà). Ông ủng hộ phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng; tích cực hoạt động duy tân, nâng cao dân chí, dân sinh nên được sĩ phu kính trọng, xem là "lãnh tụ trong nhóm dân tộc" Thơ văn của ông mang nặng lòng yêu nước và ý chí cách mạng Bố chính Khánh Hoà tố giác ông chống triều đình Huế Thực dân Pháp đã khép ông tội xúi dân làm loạn, đem chém ở chợ Diên Khánh vào ngày 5-5-1908; khi đó Trần Quý Cáp mới 38 tuổi.
(6)* Ngày 5-5-1911, Vua Duy Tân ra dụ thành lập Trường Hậu bổ ở Huế, nơi bổ túc những "kiến thức cai trị hiện đại" của thực dân Pháp cho các chiến sĩ, phó bảng, cử nhân, tú tài trong thời gian ba năm, trước khi được chính thức bổ nhiệm ra làm quan ngạch học chính và hành chính trong chính phủ Nam triều ở Trung Kỳ.
Phát huy thắng lợi của cuộc mít tinh 1-5-1938, nhân có đại biểu thanh niên của nhiều tỉnh về Hà Nội dự mít tinh, theo chỉ thị của đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Tổng bí thư của Đảng, Đoàn Thanh niên Dân chủ Hà Nội đứng ra tổ chức Hội nghị đại biểu toàn quốc thanh niên Dân chủ vào ngày 5-5-1938.
Hội nghị được tổ chức công khai tại toà nhà số 28 đường Rolland (nay là đường Hai Bà Trưng) Hội nghị biểu thị thống nhất của lực lượng Thanh niên Dân chủ toàn quốc và bầu ra ban chấp hành của Đoàn Đồng thời Hội nghị cũng ra quyết định cho xuất bản tờ "Thế giới" làm cơ quan ngôn luận của Đoàn.
* Ngày 5-5-1959, để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của các chiến trường phía Nam, Đoàn 559 được thành lập và ngày đó trở thành ngày truyền thống của bộ đội Trường Sơn Bộ đội Trường Sơn là lực lượng hiệp đồng binh chủng quy mô lớn bao gồm nhiểu binh chủng làm nhiệm vụ chiến đấu mở đường, đảm bảo ra tiền tuyến lớn, tới các chiến trường toàn quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.
Từ buổi đầu mới thành lập, vận chuyển trên những con đường mòn, hoạt động theo mùa, phục vụ từng chiến dịch, bộ đội Trường Sơn với ý chí "xẻ dọc trường sơn đi cứu nước", đã xây dựng nên tuyến đường chiến lược mang tên Bác Hồ đi dọc Trường Sơn hùng vĩ, nối liền Nam Bắc, nối liền hậu phương lớn với tiến tuyến lớn Bộ đội Trường Sơn đã chuyển được hàng triệu tấn vũ khí, lương thực, thuốc men và đồ dùng quân sự; đã tổ chức chuyển hàng vạn bộ đội thương binh vào ra các chiến trường Trong chiến đấu bảo vệ giao thông, bộ đội Trường Sơn đã bắn rơi 2450 máy bay địch, phá huỷ 100 xe quân sự, hiệp đồng cùng các lực lượng khác phá vỡ tuyến phòng thủ của địch dọc biên giới Việt - Lào mở ra một vùng giải phóng liên hoàn ngày càng vững chắc. Bộ đội Trường Sơn càng chiến đấu càng trưởng thành về mọi mặt Trên mặt trận kinh tế cũng có nhiều đóng góp đáng kể trong sự lớn mạnh của đất nước Bộ đội Trường Sơn đã được Quốc hội và Chính phủ tuyên dương là Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
* Ngày này 5-5-1961, đoàn cán bộ quân sự đầu tiên tăng cường cho Bộ chỉ huy Miền và các quân khu ở miền Nam xuất phát từ Xuân Mai (Hoà Bình) theo đường dây Trường Sơn có 500 người, phần lớn là cán bộ cao cấp, trung cấp do thiếu tướng Trần Văn Quang, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam dẫn đầu.
Ngày 28-7-1961, sau 3 tháng hành quân liên tục, trong đó nhiều ngày phải rút bớt tiêu chuẩn lương thực, ăn rau rừng thay cơm vì gặp địch càn quét, hoặc do dự trữ gạo trên đường giao liên của Đoàn 559 còn ít, đoàn đã vượt chặng đường dài trên 2000 km đến vị trí tập kết ở đồi 300 (tỉnh Bình Long).
Đồng chí Trần Văn Quang được cử làm Phó ban quân sự Miền Nam Các cán bộ của đoàn được điều về các cơ quan thuộc Ban quân sự Miền, cơ quan quân sự các quân khu 7,8,9 và Sài Gòn - Gia Định, chuẩn bị cho việc thành lập các bộ tư lệnh quân khu và các trung đoàn chủ lực.
* Trong trận đánh trả với không quân Mỹ ngày 5-5-1967, quân và dân thủ đô Hà Nội đã chiến thắng oanh liệt, bắn rơi 8 máy bay, tiêu diệt và bắt sống nhiều giặc lái Nhân dịp này, Hồ Chủ tịch đã ký lệnh thưởng huân chương Độc lập hạng nhất và gửi thư khen quân và dân Thủ đô Hà Nội.
* Ngày 5-5-1972, toàn bộ sĩ quan, binh sĩ thuộc trung đoàn 56 quân ngụy Sài Gòn, đóng tại căn cứ Đầu Mầu - Đức Miếu (Quảng Trị) đã tiến hành phản chiến tập thể và đưa toàn bộ vũ khí (trong đó có đại bác tầm xa 175 mm - Vua chiến trường) tự nguyện ra nhập quân giải phóng Hành động này cho thấy uy tín và sự lớn mạnh cũng như vai trò chính nghĩa của lực lượng giải phóng miền nam Việt Nam đã tác động đến hàng ngũ quân ngụy Sài Gòn. Cùng ngày, Bộ Chỉ huy mặt trận Trị Thiên đã biểu dương hành động phản chiến tập thể của trung đoàn 56 và quyết định chấp nhận đề nghị toàn bộ trung đoàn 56 là trung Đoàn Quân Giải phóng.
Thế giới
* Các Mác, nhà triết học, kinh tế học, người sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học, lãnh tụ Cách mạng của giai cấp công nhân thế giới sinh ngày 5-5-1818 tại thành phố Tơriơ nước Đức.
Sinh thời ông học luật, đi sâu nghiên cứa lịch sử, triết học Năm 23 tuổi, ông đỗ tiến sĩ triết học Sau đó ông chuyển sang hoạt động chính trị, làm báo và nghiên cứu triết học Năm 1848 ông cùng ăngghen công bố "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" Đó là văn kiện gồm những luận điểm cơ bản về sự phát triển của xã hội và Cách mạng xã hội chủ nghĩa Mác tổng kết cuộc Cách mạng Pháp 1848 trong bài "Đấu tranh giai cấp ở Pháp" Ông tập trung vào việc nghiên cứu chính trị nhằm vạch trần bản chất bọc lột của giai cấp tư sản và biên soạn bộ "Tư bản", tác phẩm khoa học có tầm quan trọng lớn về mặt lý luận của chủ nghĩa Mác, thành hệ tư tưởng Cách mạng chủ đạo trong phong trào công nhân quốc tế Ông đã góp ý kiến để sửa chữa những sai lầm về chính trị và góp phần khôi phục Đảng xã hội dân chủ Đức Ông hoạt động tích cực cho việc thành lập các Đảng công nhân ở Pháp, Anh, Mỹ Những năm cuối cùng, mặc dù sức yếu, ông vẫn say sưa viết nốt quyển II, III của bộ "Tư bản". Ngày 4-3-1883, sau một thời gian bị bệnh Các Mác, nhà tư tưởng vĩ đại của nhân loại đã từ trần.
(7)Việt Nam
* Nhà báo Hồng Chương tên thật là Trần Chương, sinh vào ngày 6-5-1911 tại Quảng Trị và mất tại Hà Nội ngày 18-3-1989.
Ông tham gia phong trào Mặt trận dân chủ từ năm 1937, đã từng bị đế quốc Pháp bắt, kết án tù 2 lần và đày đi Buôn Ma Thuột Sau Cách mạng tháng Tám, đến khi qua đời, lần lượt làm Bí thư Đoàn Thanh niên cứu quốc Trung Bộ, Đội trưởng Đội biệt động đường số 9 (Quảng Trị), Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt nam.
Ngoài viết báo ông còn làm thơ, viết tiểu thuyết và có nhiều tập phê bình, tiểu luận về văn học, nghệ thuật. * Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, quê ở Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh Hà Nội) sinh ngày 6-5-1912. Trước năm 1945 ông đã tham gia hoạt động cách mạng, phục vụ văn hoá cứu quốc, ông từng viết nhiều truyện dã sử và kịch lịch sử ở tuần báo "Tri Tân" Trong kháng chiến chống Pháp, ông là một trong những người đứng ra lập Hội Văn nghệ Việt Nam góp phần xây dựng nền Văn nghệ kháng chiến từ buổi đầu Ông cũng là người sáng lập đồng thời là Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng - Nhà xuất bản sách cho thiếu nhi đầu tiên dưới chế độ mới.
Những sáng tác chính của ông là "Đêm hội Long Trì", "Vũ Như Tô", "Cột đồng mã viên", "những người ở lại", "Ký sự Cao Lang", "Truyện anh Lục", "Bốn năm sau", "Sống mãi với thủ đô"
Trong đó có nhiều tác phẩm được dựng thành phim, thành kịch để đến với đông đảo khán giả. Ông mất ngày 25-7-1960 khi mới 48 tuổi.
* Ngày 6-5-1942, tại Tôkyô Chính phủ Pháp và Nhật ký kết hiệp ước về quan hệ kinh tế giữa Nhật và Đông Dương. Các văn bản được ký kết bao gồm:
1- "Hiệp ước về cư trú và hàng hải", văn bản này thoả thuận cho người Pháp, Nhật và người bản sứ được mua động sản, bất động sản, thuê nhà, kinh doanh, lập hội, học hành và một số quyền "đồng đẳng với người bản quốc" như thông hành, cư trú, pháp luật, tố tụng Văn bản cũng thoả thuận cho tàu biển của Pháp và Nhật được tự do và các hải cảng của Nhật và Đông Dương.
2 "Hiệp ước về quan thuế và thương mại" Văn bản này thoả thuận hàng hoá của Đông Dương xuất sang Nhật và ngược lại đều được hưởng một chế độ thuế quan nhẹ Hiệp ước còn quy định các thể thức thanh toán giữa hai nước Hai bản hiệp ước trên thực tế đã mở cửa cho Nhật xâm nhập kinh tế vào Đông Dương một cách mạnh mẽ Như vậy Nhật ngày càng trở thành bạn hàng chủ yếu, có lúc gần như duy nhất của hoạt động ngoại thương Đông Dương trong đó có Việt Nam.
* Ngày 6-5-1951 Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành sắc lệnh thiết lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam Ngân hàng có nhiệm vụ: Quản lý ngân quỹ quốc gia, quản lý ngoại tệ, quản lý kim dụng bằng các thể lệ hành chính, đấu tranh tiền tệ với địch.
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ra đời để góp phần giải quyết những khó khăn về kinh tế tài chính, đẩy mạnh kháng chiến Ngân hàng có kế hoạch cho nhân dân vay vốn phát triển sản xuất, giúp công thương mở mang kinh doanh Riêng năm 1953-1954 Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đã giúp đỡ nông dân ở 620 xã, phát động quần chúng giảm tô cải cách ruộng đất và lập được 8605 quỹ vay mượn tương trợ
Đồng chí Nguyễn Lương Bằng được bổ nhiệm là Tổng Giám đốc và đồng chí Lê Văn Lương là Phó tổng giám đốc Đây là các cán bộ đầu tiên của ngành Ngân hàng nước ta.
Ngày nay Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được đổi tên là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực sự là ngân hàng mẹ của hệ thống các ngân hàng hiện có Ngành Ngân hàng đang đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và kinh doanh tiền tệ.
Thế giới
* Con đường hầm xuyên qua đáy biển Măngsơ nối liền Anh và Pháp được Nữ hoàng Anh Elizabét II và Tổng thống Pháp Mittơrăng cắt băng khánh thành vào ngày 6-5-1994 Con đường dài 150 km, trong đó có 114 km ngầm dưới đáy biển Ba con đường ngầm được đào dưới độ sâu 45 m Có hai đường chính và một con đường cứu nạn ở giữa Đường được thiết kế cho loại tàu điện rộng 4 mét chạy qua Một đầu của đường ngầm là ga Cokeile của nước Pháp đầu kia là ga Sieborg của nước Anh.
Đây là một công trình đường ngầm vĩ đại có một không hai trên thế giới, nó có ý nghĩa trọng đại trong quá trình phát triển hệ thống giao thông toàn châu Âu.
Một số sự kiện trong ngày 7 tháng 5: Việt Nam
* Nguyễn Quang Bích sinh ngày 7-5-1832, quê ở tỉnh Thái Bình, qua đời ngày 15-12-1889.
(8)Chính trong những năm đó, ông đã sáng tác tập thơ Ngư Phong - Đây là tâm tình của nhà thơ chiến sĩ, có tình yêu thắm thiết đất nước và lòng căm thù giặc nóng bỏng.
Ở Hà Nội có một phố mang tên Nguyễn Quang Bích.
* Bác sĩ y khoa Phạm Ngọc Thạch, nhà hoạt động cách mạng, Anh hùng lao động, sinh ngày 7-5-1909 tại Quảng Nam.
Trước Cách mạng tháng Tám ông có đóng góp nhiều công sức trong việc xây dựng cơ sở Cách mạng ở Sài Gòn, kể cả việc thành lập Đoàn thanh niên Tiên phong, ông cũng chung lòng với bác sĩ Nguyễn Văn Thụ, Mai Văn Bộ tổ chức được nhiểu cơ sở Thanh niên Tiên phong ở Nam Bộ.
Trong khí thế sôi động của cuộc Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức Uỷ trưởng ngoại giao, tên tuổi ông gắn bó với "Lâm ủy hành chính Nam Bộ" và "Thủ lĩnh Thanh niên Tiên phong" Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông là Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính khu Sài Gòn - Gia Định Sau đó, ông vào chiến khu rồi ra Bắc về Nam mấy lượt, tích cực hoạt động trên cương vị y tế - người đứng đầu ngành y tế Cách mạng, cống hiến cho y học và nền y tế cách mạng thật xuất sắc, đặc biệt là trong việc chống sốt rét Đồng thời ông còn là tác giả nhiều sách về y học viết bằng tiếng Việt và tiếng Pháp.
Ngày 7-11-1968 ông mất tại một căn nhà tranh, giữa chiến khu miền Đông Nam Bộ Ông được Đảng và nhà nước Việt Nam tặng nhiều huân chương cao quí.
* Ngày 7-5-1944 - Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị "Sửa soạn khởi nghĩa".
Chỉ thị nhận định "thời cơ hết sức thuận lợi cho nhân dân Đông Dương giành chính quyền sắp tới", "song thời cơ không phải tự nó đến, một phần lớn là do ta sửa soạn nó, thúc đẩy nó" Nội dung của văn kiện này còn đề cập tới những vấn đề rất cụ thể như "Ai xông ra đánh quân thù? Lấy gì đánh quân thù? Đánh bằng cách nào? Đánh vào lúc nào để thắng? Làm thế nào đẩy phong trào tiến tới khởi nghĩa?
Tinh thần của bản chỉ thị được các đảng viên và nhân dân quán triệt và biến thành những hành động cụ thể tạo nhiều điều kiện tiến tới Tổng khởi nghĩa.
* Ngày 7-5-1948, tại chiến khu Việt Bắc, đã thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam nhằm mục tiêu trước mắt là đoàn kết tất cả những người làm công tác văn học, nghệ thuật phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và xây dựng đất nước.
Đến nay ở tất cả 53 tỉnh, thành phố đều có hội văn nghệ và chung cả nước có Uỷ ban trung ương Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam.
* Ngày 7-5-1954 - Chiến thắng Điện Biên Phủ!
Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ ngày 13-3-1954 Sau 55 ngày đêm chiến đấu liên tục, quân ta đã tiêu diệt và bắt gọn 16 nghìn tên địch (gồm 17 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh), bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã góp phần quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong 9 năm Đây là một thắng lợi vĩ đại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, có sức cổ vũ rất lớn phong trào chống chủ nghĩa thực dân của các dân tộc trên thế giới.
* Ngày 7-5-1955 đã thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hải quân nhân dân đã anh dũng chiến đấu, mưu trí sáng tạo, bắn rơi nhiều máy bay, bắn cháy, đánh chìm nhiều tàu địch, góp phần đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ; làm thất bại cuộc phong toả chiến lược bằng thuỷ lôi của Mỹ đối với miền Bắc; mở đường Hồ Chí Minh trên biển chi viện cho Cách mạng miền Nam; sáng tạo ra cách đánh đặc công hải quân độc đáo; có hiệu suất chiến đấu cao.
Hải quân nhân dân Việt Nam đã tham gia vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, trong đó nổi bật đã phối hợp lực lượng của quân khu 5, mưu trí, táo bạo, bất ngờ, giải phóng quần đảo Trường Sa, giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, góp phần vào thắng lợi trọn vẹn, vĩ đại của dân tộc
* Bác sĩ y khoa, Anh hùng lao động Tôn Thất Tùng quê ở thành phố Huế, sinh năm 1912 và mất vào này 7-5-1982. Thuở nhỏ Tôn Thất Tùng học ở Huế và Hà Nội, tốt nghiệp y khoa, làm việc ở Bộ Quốc phòng Năm 1947 làm Thứ trưởng Bộ Y tế Từ năm 1954, ông làm Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, giáo sư tại trường Đại học Y khoa Hà Nội Ông là đại biểu Quốc hội liên tục nhiều khoá và giữ các chức vụ: Uỷ viên đoàn chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Viện Sỹ Hàn lâm Y học Liên Xô, Hội viên hội Quốc gia những nhà phẫu thuật nước Cộng hoà dân chủ Đức và nhiều nước khác Ông là giáo sư y khoa nổi tiếng về gan và giải phẫu gan Ông từng đào tạo nhiều thế hệ bác sĩ, giáo sư y khoa Việt Nam hiện đại.
(9)* Piốt Ilitsơ Traicôpxki là nhạc sĩ và là nhà soạn nhạc nổi tiếng nước Nga Ông sinh ngày 7-5-1840 trong một gia đình trí thức Ông vào học trường luật và trở thành viên chức ở Bộ Tư pháp Đến năm 21 tuổi ông mới vào học tại Nhạc viện Pêtecxbua và tốt nghiệp xuất sắc.
Traicôpxki sáng tác hầu hết các thể loại âm nhạc Ông là một trong những người đặt nền móng cho nhạc giao hưởng cổ điển Nga Các vở Ôpêra của ông lấy đề tài trong các tác phẩm văn học Nga như vở kịch Epghênhi Ônhêghin lấy đề tài trong bản trường ca của Puskin Trong lịch sử âm nhạc thế giới, Traicôpxki được ghi nhận là người cách tân xuất sắc thể loại vũ kịch với các vở balê Hồ Thiên Nga, Người đẹp ngủ trong rừng Ông còn sáng tác nhiều thể loại âm nhạc cổ điển khác cho dàn nhạc thính phòng cho hoà tấu, những bản dành riêng cho pianô, viôlông
Giữa lúc thiên tài âm nhạc của Traicôpxki đang nở rộ thì ông mắc bệnh tả và mất ở Pêtecxbua ngày 6-11-1893 thọ 53 tuổi.
* Tago, nhà thơ lớn, nhà văn hoá lớn Ấn Độ sinh ngày 7-5-1861 tại Cancútta trong một gia đình truyền thống văn hoá, nghệ thuật và theo xu hướng cải cách xã hội Ông được đào tạo chu đáo và được coi là thần đồng, đặc biệt về tài văn học.
Tago tích cực hoạt động xã hội và sáng tác văn học Ông mang tư tưởng chống đối chế độ thực dân Anh và ách áp bức giai cấp Năm 51 tuổi ông được nhận giải thưởng Nôbel về văn học với tập Thơ dâng kiệt xuất, Ông là nhà văn có ảnh hưởng sâu sắc đối với văn học Ấn Độ Ông để lại trên một nghìn bài thơ, 42 vở kịch, 14 tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn, trên 2.000 bài hát, nhiều bức tranh, tiểu luận về triết học, chính trị, giáo dục, đạo đức, nghệ thuật Đóng góp xuất sắc nhất của Tago là lĩnh vực thơ ca Ông đem lại cho thi ca Ấn Độ một không khí thiêng liêng, thần tình Thơ của ông phản ánh những truyền thống văn hoá quí báu của dân tộc, trong sự hội nhập với nền nghệ thuật hiện đại của phương Tây Những tập thơ tiêu biểu của ông là Thơ dâng, Balaca, Người làm vườn, Mùa hái quả, Ngày sinh, Thơ ngắn
Ông mất ngày 7-8-1941, thọ 80 tuổi
Một số sự kiện trong ngày 8 tháng 5: Việt Nam
* Ngày 8-5-1946; Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà ra sắc lệnh về việc thành lập các cơ quan lao động trong cả nước.
Nhiệm vụ của các cơ quan này là: bảo đảm và bênh vực quyền lợi cho công nhân; dung hoà quyền lợi giữa chủ và thợ, kiểm soát việc thi hành các luật lệ về lao động, giải quyết các vấn đề về lao động và phân phát nhân công cho các ngành.
* 8-5-1950, theo các tài liệu của Mỹ, Tổng thống Mỹ ký quyết định chính thức viện trợ quân sự cho thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương Ngày này được coi như là một cái mốc đánh dấu sự dính líu của Mỹ vào Việt Nam Phái đoàn cố vấn và viện trợ quân sự Mỹ (MAAG) khoảng hơn 20 người được cử tới Sài Gòn ngày 26-6-1950 Năm 1954, sau khi thực dân Pháp thua trận ký Hiệp định Giơnevơ, lập lại hoà bình ở Đông Dương, phái đoàn MAAG bị bãi bỏ.
* Ngày 8-5-1954 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư khen bộ đội, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào Tây Bắc đã chiến thắng vẻ vang ở Điện Biên Phủ.
Trong thư Bác viết: "Thắng lợi tuy lớn nhưng mới chỉ là bước đầu Chúng ta không nên vì thắng lợi mà kiêu, không nên chủ quan khinh địch Chúng ta kiên quyết kháng chiến để giành lại độc lập, thống nhất, dân chủ, hoà bình Bất kỳ đấu tranh về quân sự hay ngoại giao cũng phải đấu tranh trường kỳ mới đi đến thắng lợi hoàn toàn. * Từ ngày 8 đến ngày 20-5-1954 đã diễn ra Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương Mục đích của hội nghị là bàn về vấn đề lập lại hoà bình ở Đông Dương Tham gia hội nghị có các ngoại trưởng Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Mỹ, các bên tham chiến gồm Việt Nam dân chủ cộng hoà, Pháp và Ngụy quyền.
Tại hội nghị, đồng chí Phạm Văn Đồng, trưởng đoàn đại biểu Chính phủ VNDCCH đã tuyên bố lập trường căn bản của Chính phủ và nhân dân ta là hoà bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Sau khi nhắc lại quá trình thành lập nước VNDCCH, vạch rõ âm mưu can thiệp ngày càng trắng trợn của đế quốc Mỹ vào cuộc chiến tranh Đông Dương và nêu rõ những thắng lợi của cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, đồng chí Phạm Văn Đồng đề nghị 8 điểm cụ thể làm nền tảng thảo luận nhằm giải quyết việc lập lại hoà bình ở Đông Dương.
Ngày 20-5, Hội nghị đã kết thúc thắng lợi Các bản hiệp định đình chiến ở Việt Nam, Cămpuchia, Lào đã được ký kết Các nước tham gia Hội nghị thông qua bản tuyên bố chung thừa nhận: Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, Cămpuchia và Lào, quy định quân đội Pháp rút khỏi các nước Đông Dương và ở mỗi nước sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước.
(10)Chiến tranh kết thúc; Miền Bắc hoàn toàn giải phóng; Hiến pháp mới đã được ban hành ngày 8-5-1960, 97,52% cử tri trên toàn miền Bắc đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội khoá II Có 362 người trúng cử, trong đó người trúng cử với số phiếu cao nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh, ứng cử tại khu Ba Đình - Hà Nội Thành phần Quốc hội khoá II có 65 người thuộc các dân tộc ít người, 49 nữ, 40 thanh niên từ 21-30 tuổi, 46 nông dân, 20 bộ đội, 65 đại biểu làm công tác khoa học, nghệ thuật, giáo dục, 2 đại biểu tư sản dân tộc, 3 linh mục, 2 hoà thượng Trong kỳ họp đầu tiên, Quốc hội khoá II đã bầu Bác Hồ Làm Chủ tịch nước, Bác Tôn là Phó chủ tịch nước và đồng chí Trường Chinh là Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
* Ngày 8-5-1963, hai vạn đồng bào Huế, trong đó có một vạn tăng ni và tín đồ theo đạo Phật, phát động đợt đấu tranh chống chính quyền Diệm khủng bố tôn giáo, phản đối lệnh cấm tổ chức lễ Phật đản và treo cờ Phật trong các chùa Cuộc đấu tranh được sự đồng tình rộng rãi của các sĩ quan và nhân viên ngụy quyền Thừa Thiên -Huế, kể cả một số sĩ quan và nhân viên ngụy quyền cao cấp Bọn Diệm đã huy động cảnh sát, xe bọc thép, đại bác 37 ly đến đàn áp, làm 13 người bị chết, nhiều người bị thương, gần 100 người bị bắt Phong trào đấu tranh của đồng bào Phật giáo càng phát triển mạnh mẽ.
* Cùng phối hợp chặt chẽ với đòn tiến công quân sự ở các chiến trường, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh hơn nữa mặt trận đấu tranh ngoại giao để tranh thủ thêm sự ủng hộ của nhân dân thế giới Ngày 8-5-1969 trong phiên họp toàn thể lần thứ 16 của Hội nghị Pari về vấn đề Việt Nam, đoàn đại biểu mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam đã đưa ra giải pháp toàn bộ 10 điểm Nội dung của giải pháp toàn bộ 10 điểm thể hiện lập trường có tính chất nguyên tắc và biện pháp sách lược mềm dẻo của ta trong việc giải quyết hoà bình vấn đề miền Nam - Việt Nam, giải pháp đặc biệt nhấn mạnh hai vấn đề chủ yếu là vấn đề Mỹ rút quân và vấn đề nội bộ giữa người Việt Nam với nhau ở miền Nam sau khi Mỹ rút quân về nước Giải pháp đã vạch ra ranh giới giữa đế quốc Mỹ là kẻ đi xâm lược với nhân dân Việt Nam là người chống xâm lược.
Giải pháp toàn bộ 10 điểm đã đánh dấu một thắng lợi mới về ngoại giao, một lần nữa khẳng định lập trường cứng rắn của Đảng ta, giải pháp đã trở thành cương lĩnh đấu tranh của mặt trận nhân dân
* Từ ngày 8 đến 11-5-1978 tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ tư.
Tham dự Đại hội có 826 đại biểu, trong đó có 444 đại biểu là công nhân và cán bộ quản lý, 135 đại biểu là anh hùng chiến sĩ thi đua.
Kể từ năm 1929 thành lập Công hội đỏ đến Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ tư này, lần đầu tiên giai cấp công nhân cả nước họp mặt đông đủ nhất.
Đại hội đã nghe bài "Làm chủ tập thể phản ánh bản lĩnh của giai cấp công nhân" của đồng chí Lê Duẩn Đại hội đã thông qua Báo cáo sửa đổi Điều lệ Công đoàn Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam do đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Đức Thuận làm Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký.
Thế giới
* Ngày 24-6-1859 tại Xônphêrinô, Bắc Ý, diễn ra một cuộc chiến đấu ác liệt Sau khi hai bên rút quân để lại trên trận địa gần 40.000 binh lính vừa chết, vừa bị thương nằm ngổn ngang không ai cứu chữa Ông Hăngri Đuynăng, một công dân Thụy Sĩ đi qua đã chứng kiến thảm cảnh đó, động lòng trắc ẩn, liền đến các làng lân cận kêu gọi nhân dân tổ chức cứu chữa, không phân biệt người bên nào Nhiều người đã được cứu sống Sau đó ông xuất bản cuốn "Ký ức Xônphêrinô" tả lại thảm kịch đó và ông đề nghị Chính phủ các nước thành lập "Hội cứu trợ thương binh" và ký kết một công ước "Cứu trợ và bảo hộ thương binh".
Từ ngày 26 đến 29-10-1863 do chính phủ Thụy Sĩ khởi xướng, một hội nghị quốc tế có 16 nước tham dự đã bàn về việc cứu chữa thương binh trong chiến tranh Hội nghị công nhận một dấu hiệu để bảo vệ thương binh và bảo vệ những phương tiện phục vụ họ là dấu hiệu "Chữ thập đỏ viền trắng" (là mầu sắc đảo ngược của quốc kỳ Thụy Sĩ) để ghi nhớ công lao và sáng kiến của Hăngri Đuynăng.
Ngày 5-5-1919 một hội nghị quốc tế đã họp ở Pari quyết định thành lập "Hiệp hội chữ thập đỏ quốc tế" Hiệp hội đã quyết định lấy ngày 8-5, ngày sinh của Hăngri Đuynăng, là "Ngày chữ thập đỏ thế giới" để tổ chức kỷ niệm nhằm tăng cường hoạt động của Hiệp hội chữ thập đỏ thế giới.
Một số sự kiện trong ngày 9 tháng 5: Việt Nam
* Nhà văn Nguyễn Thi còn có một bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn, sinh ngày 15-5-1928, quê ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Ông sống ở miền Nam từ thuở nhỏ Năm 1946, ông vào bộ đội, chiến đấu tại Nam Bộ, năm 1954 tập kết ra Bắc Năm 1962, ông trở lại phục vụ các chiến trường ở Nam Bộ
(11)* Vào ngày 9-5-1959, cái gọi là Quốc hội của chính quyền Ngô Đình Diệm thông qua đạo luật 10-59, đưa máy chém đi khắp miền Nam để tàn sát các chiến sĩ Cách mạng và đồng bào yêu nước.
Chúng thiết lập ba toà án quân sự đặc biệt ở Sài Gòn, Buôn Ma Thuột và Huế.
Toà án này có quyền "đưa thẳng bị can ra xét xử, không cần mở cuộc thẩm cứu", nghĩa là có quyền xử tử tại chỗ, công khai tàn sát nhân dân với những cực hình man rợ thời trung cổ Theo con số ước tính đến năm 1959 ở miền Nam có 466.000 người bị bắt, 400.000 người bị tù đày, 68.000 người bị giết hại Theo số liệu của địch mà ta thu được, trong vòng 10 tháng (từ tháng 7-1955 đến tháng 5-1956) chúng đã bắt, giết 108.000 người Không khí khủng bố đè nặng lên những thôn ấp ở miền Nam.
* Ngày 9-5-1971, hàng triệu đồng bào Phật tử ở Sài Gòn và nhiều tỉnh miền Nam đến các chùa để cầu nguyện hoà bình, đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh xâm lược.
Tại thành phố Huế có hơn 2 vạn Phật tử tham gia cuộc biểu tình chống Mỹ.
Tại Đà Nẵng, Quy Nhơn có hàng vạn đồng bào xuống đường tuần hành, giương cao các khẩu hiệu đòi hoà bình. Tại Quảng Ngãi, Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Mỹ Tho, hàng chục vạn đồng bào, phật tử kéo đến các chùa, hội họp, yêu cầu Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược miền Nam nước ta.
* Ngày 9-5-1972, Mỹ phong toả miền Bắc nước ta lần thứ hai Chỉ trong vòng 10 ngày, chúng đã rải 43 bãi thuỷ lôi với hàng nghìn quả trên cửa sông, cửa biển, hải cảng, đường hàng hải quốc tế, các khu chuyển tải và vùng ven biển miền Bắc nước ta.
* Ngày 10-5-1972, các chiến sĩ công binh hải quân có mặt kịp thời ở tây bắc Đèn Nơm, cửa Nam Triệu, Hải Phòng. Sau 4 ngày căng thẳng, các chiến sĩ đã dũng cảm mưu trí tháo gỡ được quả MK52 đầu tiên Đây là loại thuỷ lôi mới, hiện đại tinh vi, có sức công phá lớn của địch.
Chính nhờ sự quả cảm của những người đối mặt với tử thần như thế, ngày 18-1-1973, chúng ta đã tuyên bố thông luồng.
* Công trình cầu Thăng Long được khởi công với sự viện trợ của Trung Quốc, nhưng rồi bị bỏ dở Trên cơ sở hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Liên Xô ký ngày 1-11-1978, Liên Xô nhận viện trợ và giúp Việt Nam xây dựng cầu Thăng Long.
Qua hơn mười năm kể từ ngày khởi công, chiếc cầu lớn hai tầng đồ sộ, cao 14m đã hoàn thành vắt ngang sông Hồng suốt chiều dài hơn 5 km Như vậy lần đầu tiên những người thợ cầu Việt Nam đã thực hiện những biện pháp thi công hệ trụ cầu với nhiều phương pháp Một điều quan trọng là ngành cầu Việt Nam đã thực sự trưởng thành Ta đã có một đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề Cùng với các công trình khác, cầu Thăng Long đã đi vào lòng người như những điểm sáng, xứng đáng là công trình thế kỷ của tình hữu nghị Việt - Xô
Ngày 9-5-1985 cầu Thăng Long chính thức thông xe và đưa vào sử dụng. Thế giới
* Sau thắng lợi của hồng quân Liên Xô trong chiến dịch công phá Beclin và sau khi quân đội đồng minh gặp nhau bên bờ sông Enbơ, ngày 9-5-1945 đại diện nước Đức bại trận đã phải ký văn bản đầu hàng không điều kiện. Đây là chiến thắng vĩ đại của loài người chống chủ nghĩa phát xít mà sự đóng góp và sự hy sinh của nhân dân Liên Xô có ý nghĩa vô cùng quan trọng Từ đây cục diện thế giới đã nghiêng về phía hoà bình Chủ nghĩa xã hội đã khẳng định vai trò của mình trên trường quốc tế.
Một số sự kiện trong ngày 10 tháng 5: Việt Nam
* Ngày 10-5-1941, Hội nghị lần thứ tám của Trung ương Đảng họp tại Pác Bó (Cao Bằng) dưới sự chủ toạ của đồng chí Nguyễn Ái Quốc.
Trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc tình hình thế giới và trong nước, Hội nghị đã xác định cuộc "Cách mạng trước mắt là Cách mạng giải phóng dân tộc, các lực lượng Cách mạng cần tập trung mũi nhọn vào bọn phát xít Nhật - Pháp" Hội nghị đã phát triển và hoàn chỉnh các nghị quyết của Hội nghị lần thứ sáu và thứ bảy về vấn đề giải phóng dân tộc, chủ trương giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc trong khuôn khổ mỗi nước ở Đông Dương và đề ra nhiều chính sách cụ thể nhằm giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc Theo đề nghị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị quyết định thành lập Việt Minh Hội nghị đặt vấn đề chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang thành nhiệm vụ trung tâm, quyết định thành lập các căn cứ địa Cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang và đẩy mạnh mọi công tác để chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang Hội nghị đã bổ xung một số đồng chí vào Trung ương và cử đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư.
(12)* Ngày này năm 1965, khi tròn 75 tuổi, để chuẩn bị cho cuộc ra đi của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu viết Di chúc để lại cho toàn Đảng và toàn dân ta.
Trong mấy năm chuẩn bị văn kiện này, Bác Hồ chỉ giao cho đồng chí thư ký riêng Vũ Kỳ giữ gìn Cứ đến tháng 5 của các năm 1966, 1967, 1968, 1969, Bác lại sửa chữa và viết thêm Đến ngày 10-5-1969, Bác đã viết xong toàn bộ bản Di chúc lịch sử.
Rất ung dung rất thư thái, Bác Hồ chọn dịp kỷ niệm ngày sinh của mình để viết về ngày ra đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị Cách mạng đàn anh khác.
* Ngày 10-5-1969, đại biểu của nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn đã họp đại hội, thành lập chính quyền Cách mạng, Đại hội đã ra quyết định đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển cách mạng ở Sài Gòn, Chợ Lớn, bầu ra Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố, gồm 7 ủy viên do giáo sư Nguyễn Văn Chi làm Chủ tịch.
* Từ đêm mồng 8-5-1972 đế quốc Mỹ đã cho tàu chiến bao vây vùng biển nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, đánh mìn cảng Hải Phòng và đẩy mạnh các cuộc ném bom bắn phá, ngày 10-5-1972 Chính phủ ta đã ra tuyên bố, bản tuyên bố viết "Đây là một bước leo thang chiến tranh hết sức phiêu lưu và điên rồ, một sự xâm lược cực kỳ trắng trợn của chính quyền Nichxơn, xâm phạm rất thô bạo chủ quyền và lãnh thổ của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, thách thức láo xược các nước xã hội chủ nghĩa, các nước yêu chuộng hoà bình và công lý, dư luận thế giới và dư luận Mỹ Hành động côn đồ quốc tế của chính quyền Níchxơn chà đạp hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam và mọi nguyên tắc sơ đẳng của Pháp luật quốc tế, chà đạp quyền tự do hàng hải và tự do thương mại của các nước trên thế giới."
* Ngày 10 và 11-5-1994, Hội nghị quốc tế về hang động đã công nhận động Phong Nha (ở tỉnh Quảng Bình) của Việt Nam là động vào loại đẹp nhất thế giới.
Động này cách thị xã Đồng Hới 50km về phía Tây Bắc, nằm ở vùng đá vôi Kẻ Bàng.
Động Phong Nha có chiều dài 7729m, gồm 14 hang Các động đều do con sông ngầm hoà tan đá vôi mà tạo thành Các hang ngoài cùng có trần cao hơn mặt nước sông chừng 10m Các hang trong, trần cao từ 25 đến 40m - từ hang thứ 14, người ta còn có thể theo hành lang hẹp đi vào sâu hơn nữa Ngay ở cửa hang đã có nhiều nhũ đá rủ xuống Càng vào bên trong, các cột đá, nhũ đá càng tạo nên cảnh trí huyền ảo hơn có hình dáng như sư tử, rùa, Phật bà v.v Điều thú vị là muốn đến được hang này, phải ngược dòng sông chừng 30 phút Trong khi di chuyển, qua làn nước trong xanh, bạn có thể nhìn thấy một "rừng" cột đá, tháp đá uy nghi, tráng lệ như cung điện của Long Vương.
Thế giới
* Ngày 10-3-1950, Đại hội toàn quốc của Hội chiến sĩ hoà bình và tự do của Pháp tiến hành ở thủ đô Pari
Tất cả các đại biểu đã thông qua nghị quyết đòi chính phủ Pháp phải chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
* Ngày 10-5-1760 là ngày sinh của Rugiê Ông quê tại Lônglơxôniê, miền đông nước Pháp Ông là tác giả "Bài hát chiến đấu của quân sông Ranh" viết vào đêm 25 rạng ngày 26-4-1792 Sau đó ít lâu bài hát này được nổi tiếng với tên gọi là "Macxâye" và đến năm 1879 thì được tôn làm Quốc ca của nước Pháp cho tới nay.
Rugiê mất ngày 26-6-1836 ở ngoại ô Pari.
Một số sự kiện trong ngày 11 tháng 5: Việt Nam
* Hội nghị Xứ uỷ Bắc Kỳ Đảng Cộng sản Đông Dương được triệu tập vào ngày 11 đến 15-5-1945.
Hội nghị tiến hành nhằm xúc tiến phát động tổng khởi nghĩa Hội nghị đã khẳng định lại những tinh thần cơ bản của "Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta", đồng thời vạch ra sách lược đối với quân đồng minh và lực lượng của Pháp Đờ Gôn Hội nghị cũng đã bầu ra Ban Xứ ủy mới nhằm tăng cường sức lãnh đạo cho Đảng trong thời đoạn có tính chất quyết định lịch sử.
* Ngày 11-5-1947, trong cuộc gặp Pômúyt đại diện của cao ủy Pháp Bôla, trước những điều kiện ngang ngược do phái Pháp đưa ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Lịch sử Việt Nam chúng tôi có những vị anh hùng như Tướng Trần Hưng Đạo 3 lần đánh thắng quân Nguyên, Vua Lê Lợi 10 năm chiến đấu chống quân minh xâm lược Dân tộc Việt Nam chúng tôi có thể chiến đấu 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa để đi tới thắng lợi Dân tộc Việt Nam kiên quyết không bôi nhọ lịch sử của mình".
(13)Đại hội đã nghiên cứu kỹ chính cương và điều lệ Đảng, nghe báo cáo về tình hình mọi mặt trong liên khu, căn cứ vào dự án của liên khu ủy định một chương trình hành động cụ thể cho thời gian tới Ngày 11-5-1957, Hồ Chủ tịch đã về thăm nhà máy ô tô "1-5" Sau đó 6 năm, nhà máy còn được Bác Hồ về thăm lớp học bổ túc văn hoá vào tối 19-12-1963.
* Trong Đông - Xuân 1964-1965, ta giành thắng lợi lớn và cần tranh thủ đánh nhanh, đánh mạnh để không cho địch kịp hồi phục Quân ủy miền chủ trương mở đợt hoạt động Xuân - Hè 1965, tiến hành chiến dịch tiến công của chủ lực nhằm mục đích tiêu diệt sinh lực địch , đây là lần đầu tiên ta tập trung lực lượng chủ lực tương đối lớn (4 trung đoàn và 2 tiểu đoàn đặc công) phối hợp với các lực lượng địa phương tiến hành tác chiến trên một khu vực rộng: Hướng chính gồm 2 tỉnh Bình Long và Phước Long; Hướng phối hợp gồm 5 tỉnh Lâm Đồng, Bình Tuy, Long Khánh, Biên Hoà, Bà Rịa Trong thời gian từ 11-5 đến 22-7-1965 ta đã đánh vào khu vực phòng thủ của địch khá kiên cố của địch với một lượng tương đối lớn Kết quả ta đã diệt 4 chi khu quân sự của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 4459 tên (trong đó có 73 Mỹ) diệt gọn 4 tiểu đoàn, thu 1652 súng các loại, phá huỷ 390 súng, và 60 xe các loại, 60 đầu máy và 1 toa xe lửa, bắn rơi 34 máy bay Chiến thắng Đồng Xoài đã đẩy quân Ngụy thêm một bước vào nguy cơ sụp đổ và tan rã Nó cũng chứng minh sự đúng đắn của nhận định chiến trường rừng núi là chiến trường có khả năng đánh tiêu diệt và tiêu diệt lớn; có điều kiện hạn chế được chỗ mạnh, khoét sâu được nhược điểm của địch.
* Ngày 11-5-1969, tại Hà Nội, Hồ Chủ tịch đã gặp gỡ và nói chuyện thân mật với các cán bộ cấp cao toàn quân. Người căn dặn phải làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của hậu phương đối với tiền tuyến, chú ý xây dựng lực lượng tốt, chất lượng cao, chấp hành các chính sách đối với thương binh, bệnh binh và gia đình có công với kháng chiến. Thế giới
* Ốtthô Vôn Guêrích (Otto Von Guericke) qua đời vào ngày 11-5-1686, ông sinh ngày 20-6-1602 tại nước Đức. Ông là nhà vật lý kỹ sư, sáng chế máy hút khí, nghiên cứu chân không và vai trò không khí trong sự cháy và hô hấp, chứng minh được là có áp suất trong không khí (năm 1654) Guêrích còn là người đầu tiên tạo ra tĩnh điện và thấy sự phát sáng bằng điện (năm 1672), và tiên đoán mỗi sao chổi vận hành theo chu kỳ nhấtđịnh.
* Từ ngày 9 đến ngày 11-5-1996 tại Xơun Thủ đô Hàn Quốc đã diễn ra Hội nghị toàn thể lần thứ 7 của Hội Châu Á với sự tham gia của hơn 500 đại biểu chính phủ và giới kinh doanh của các nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong diễn văn khai mạc, Tổng thống Hàn Quốc Kim Dâng Xam nói: "Chủ đề của Hội nghị châu Á phát triển ra toàn cầu được nêu rất đúng lúc và kịp thời vì nó phản ánh không những xu hướng phát triển mà cả mối quan tâm chính gần đây ở châu Á".
Bộ trưởng Công nghiệp nước ta Đặng Vũ Chư đã phát biểu tại hội nghị Bộ trưởng giới thiệu công cuộc đổi mới thành công ở Việt Nam trong 10 năm qua và tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay đang phát triển theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, mở cửa tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Một số sự kiện trong ngày 12 tháng 5:
Việt Nam
* Võ tướng Tôn Thất Thuyết sinh ngày này 11-5-1839 ở thành phố Huế và từ trần năm 1913.
Năm 1881, ông là Thượng thư Bộ Binh, rồi làm Phụ chính đại thần sau khi vua Tự Đức qua đời Trong triều đình có nhiều quan chủ hoà, nhưng Tôn Thất Thuyết kiên quyết chủ chiến với thực dân Pháp Đêm 4-7-1885, quân ta tấn công doanh trại của Pháp ở Huế nhưng vũ khí quá thô sơ nên không thành công.
Tôn Thất Thuyết phải đưa Vua Hàm Nghi ra Quảng Trị, phát động phong trào Cần Vương chống Pháp Nhiều văn thân ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ đã hưởng ứng lời chiếu của nhà vua Tôn Thất Thuyết là linh hồn, là vị chỉ huy của phong trào ấy Hai con trai của ông là Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp đều là tướng bảo vệ vua Hàm Nghi và đã hy sinh khi chống lại bọn phản bội.
* Ngày này năm 1875, Nguyễn Hữu Huân bị thực dân Pháp xử chém Ông cắn lưỡi tự tử tại pháp trường, không để chúng hành quyết.
Ông sinh năm 1834 ở tỉnh Tiền Giang, người đương thời thường gọi là Thủ Khoa Huân Ông làm giáo thụ, khi quân Pháp xâm lược Nam Kỳ, ông đã hai lần tổ chức khởi nghĩa ở Tân An và Mỹ Tho, ba lần bị giặc bắt, cả bị đi đầy ở đảo Réunion và bị dụ hàng, nhưng ông vẫn bất khuất.
Thơ ông còn truyền tụng nhiều, và tên ông dược đặt cho một đường phố của Hà Nội
(14)Sau Cách mạng Tháng Tám, ông tham gia Hội Văn nghệ cứu quốc, rồi toàn quốc kháng chiến, ông vào bộ đội, làm thư ký toà soạn báo Vệ quốc quân
Thơ ông được tán thưởng nhiều qua các bài "Thánh ca", "Vọng nhân hành", "Chiều mưa đường số 5", "Tống biệt hành" Năm 1950 ông tham dự chiến dịch Cao Lạng, trên đường hành quân ông hy sinh vào ngày 18-8-1950 khi mới 33 tuổi Sự hy sinh của ông đã để lại nhiều thương tiếc cho nhân dân và đồng đội.
* Ngày 12-5-1967, Hồ Chủ tịch đã gửi thư tới đồng bào, bộ đội và cán bộ Vĩnh Linh. Người viết:
"Bác rất vui lòng được tin Vĩnh Linh đã bắn rơi 100 máy bay Mỹ, Vĩnh Linh còn bắn cháy nhiều tàu chiến Mỹ và trừng trị đích đáng pháo binh Mỹ Sản xuất và phòng không của Vĩnh Linh cũng tốt.
Thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, Bác gửi lời khen ngợi đồng bào, bộ đội và cán bộ Vĩnh Linh đã đoàn kết, anh dũng, kiên cường trong chiến đấu và sản xuất, giành nhiều thắng lợi vẻ vang".
Từ tháng 8-1964 đến hết năm 1972, quân và dân Vĩnh Linh đã bắn rơi 284 máy bay Mỹ.
* Từ 12 đến 14-5-1981 Việt Nam được Hội nghị BCH Hội đồng tương trợ kinh tế họp kỳ thứ 99 thông qua những biện pháp đặc biệt kể cả trong lĩnh vực KHKT nhằm nhanh chóng phát triển và nâng cao hiệu qủa nền kinh tế quốc dân Các nước thành viên sẽ hợp tác về kinh tế khoa học và kỹ thuật với Việt Nam trong các lĩnh vực nông nghiệp, địa chất, vận tải, khí tượng, y tế, trang bị cho các viện và các trung tâm nghiên cứu khoa học, đào tạo và nâng cao trình độ khoa học và kỹ thuật.
Thế giới
* Tại Matxcơva ngày 12-5-1975, đại diện Chính phủ Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết ký "hiệp định về việc Liên Xô viện trợ khẩn cấp không hoàn lại cho Việt Nam" để giúp nhân dân ta ổn định đời sống, khôi phục và phát triển sản xuất Theo hiệp định này, Liên Xô giao sang Việt Nam trong năm 1975 gồm có xăng dầu, phân bón, lương thực, xe vận tải và nhiều loại hàng tiêu dùng khác.
Một số sự kiện trong ngày 13 tháng 5: Việt Nam
* Cầm Bá Thước, người dân tộc Thái, sinh năm 1859 tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá, trong một gia đình làm lang đạo.
Năm 1885, hưởng ứng phong trào Cần Vương chống Pháp, ông đã chọn quê hương Trình Vạn làm căn cứ khởi nghĩa Lực lượng nghĩa quân phát triển nhanh chóng, không chỉ hoạt động ở vùng Thường Xuân, Lang Chánh mà còn ở Ngọc Lặc, Như Xuân, Quan Hoá (thuộc Thanh Hoá) và còn phối hợp với cả nghĩa quân Lang Văn Thiết, Lang Văn Hạnh ở miền Tây Nghệ An Nghĩa quân do Cầm Bá Thước chỉ huy đã tập kích các đồn lẻ của địch, đánh các cánh của địch đi càn quét trong vùng.
Tháng 5-1895, bọn thực dân Pháp đã tập trung lực lượng đánh lớn vào căn cứ của nghĩa quân ở Hòn Bòng Sau 4 ngày bọn giặc mới vào được trung tâm căn cứ Cầm Bá Thước sa vào tay giặc ngày 13-5-1895.
Giặc Pháp đưa ông về quê, dụ dỗ và mua chuộc ông nhưng không lay chuyển được ông Chúng đã xử tử Cầm Bá Thước khi ông mới 36 tuổi.
* Ngày 1351954 Lễ mừng chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức trọng thể tại cánh đồng Mường Thanh -Trung tâm tập đoàn cứ điểm của địch vừa bị tiêu diệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Tư lệnh chiến dịch thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ tuyên dương công trạng cac đơn vị tham gia chiến dịch, các đơn vị trong toàn quân, đồng bào ở địa phương trong cả nước đã tạo nên chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ Nhân dịp này đại đoàn 312 đã được nhận cờ "Quyết chiến quyết thắng".
* Theo hiệp định Giơnevơ 1954 Quân Pháp ở miền Bắc phải rút về khu vực tập kết tại Hải Phòng và chuẩn bị rút toàn bộ quân viễn chinh khỏi Đông Dương Chúng buộc phải cuốn gói nhưng lại cấu kết với đế quốc Mỹ và tay sai phản động thực hiện chiến dịch cưỡng ép di cư, nhằm vơ vét sức người, sức của vào miền Nam chuẩn bị cho cuộc chiến tranh của đế quốc Mỹ đối với ta Hải Phòng trở thành điểm nóng của toàn quốc.
Phong trào đấu tranh của công nhân và các tầng lớp nhân dân Hải Phòng phát triển mạnh mẽ Cán bộ, bộ đội đi sát những người bị dụ dỗ, vạch trần âm mưu thủ đoạn của địch, vận động hàng chục vạn người bỏ các trại di cư Công nhân đoàn kết, đấu tranh chống tháo dỡ di chuyển máy móc Nông dân vận động được hai vạn binh lính ngụy bỏ hàng ngũ địch Học sinh trí thức sôi nổi tham gia đấu tranh bảo vệ học đường, công trình văn hoá Ngày 13-5-1955 lịch sử, khắp nội ngoại thành Hải Phòng sống lại không khí sôi nổi hào hứng của những ngày Cách mạng tháng Tám Quân ta đã tiến vào tiếp quản Hải Phòng thắng lợi Hải Phòng sạch bóng thù Tên lính viễn trinh cuối cùng của thực dân Pháp xâm lược đã rút khỏi, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
* Ngày 13-5-1959, Hồ Chủ tịch đã về thăm Nhà máy in Tiến Bộ.
(15)Nhà máy xây dựng trên nền nhà tiền, một nhà tù lớn của thực dân Pháp tại Hà Nội.
* Ngày 13-5-1968, khai mạc phiên họp đầu tiên của cuộc hội đàm giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Mỹ tại Pari Trong phiên họp, Bộ trưởng Xuân Thuỷ nhấn mạnh mục đích của cuộc nói chuyện này "là để xác định với phía Mỹ việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hoà" Bộ trưởng nêu rõ những thất bại ngày càng nặng của đế quốc Mỹ và tố cáo những luận điệu hoà bình của Tổng thống Mỹ Bộ trưởng nêu bật 4 điểm chính nghĩa của Chính phủ Việt Nam.
Hội nghị Pari đã mở đầu thời kỳ ta tiến công trực tiếp về ngoại giao trên bàn hội nghị, là một diễn đàn rất quan trọng để ta vạch mặt xâm lược tàn bạo và ngoan cố của đế quốc Mỹ.
* Ngày 13-5-1975, ngành bưu điện đã chuyển chuyến thư đầu tiên của đồng bào Sài Gòn, Gia Định gồm 15.600 bức thư ra miền Bắc sau hơn 20 năm gián đoạn Cũng từ ngày 13-5-1975, ngành bưu điện đã nhận chuyển thư từ miền Bắc vào Sài Gòn.
Đồng thời, trong ngày 13-5-1975, chuyến tàu biển đầu tiên có sức chở 10.000 tấn của miền Bắc vào thăm đồng bào Sài Gòn - Gia Định đã cập bến cảng Sài Gòn.
Một số sự kiện trong ngày 14 tháng 5: Việt Nam
* Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban sắc lệnh thành lập Sở Mậu dịch trong Bộ Công thương ngày 14-5-1951 Sở Mậu dịch có nhiệm vụ:
1 Tổ chức việc buôn bán trong nước: Điều hoà thị trường ổn định giá cả, giúp đỡ sản xuất, giúp đỡ hợp tác xã phát triển, cung cấp những nhu cầu thiết yếu cho bộ đội, cơ quan và nhân dân, hướng dẫn, tập hợp thương nhân phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh.
2 Tổ chức buôn bán trao đổi với nước ngoài 3 Tổ chức việc đấu tranh mậu dịch với địch.
* Ngày 14-5-1992 Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và Bộ Quốc phòng phát động phong trào "Tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa" trong cả nước, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân với những người có công với nước.
* Nhạc sỹ Xuân Hồng tên thật là Nguyễn Hồng Xuân, sinh năm 1928 tại tỉnh Tây Ninh và qua đời ngày 14-5-1996 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Từ nhỏ, Xuân Hồng được mẹ ru những khúc ca dao, dân ca Nam Bộ, còn cha dạy đàn ca tài tử Năm 1949, ông bắt đầu sáng tác những bài hát đầu tiên như: Bài ca may áo, Xuân chiến khu, Chiếc khăn tay, Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh, Người mẹ của tôi được nhiều người yêu thích vì thấm đượm tính dân tộc, trữ tình và phản ánh cuộc chiến đấu chống ngoại xâm của nhân dân ta trong mấy chục năm qua.
Thế giới
* Rốbơt Ôoen, nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng người Anh, sinh ngày 14-5-1771.
Ông là chủ xưởng một xí nghiệp lớn Đã trải qua cuộc đời lao động và nhìn tận mắt thấy những cảnh đau khổ của giai cấp công nhân nên ông muốn cải thiện đời sống cho công nhân xí nghiệp Ông rút giờ làm việc trong xí nghiệp, trả lương cao và cho công nhân hưởng phúc lợi tập thể Ông quan tâm đến việc giáo dục con cái của công nhân như xây dựng trường học, tổ chức nhà trẻ, vườn trẻ Ông đưa ra dự án cải tổ xã hội theo chế độ cộng sản chủ nghĩa Ông mua một khoảng đất rồi cùng môn đệ đến đó tổ chức thí nghiệm hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ.
Về quan điểm xã hội, Ôoen cho xã hội tư bản có tính chất tạm thời, do đó cần thiết lập xã hội trong tương lai như là một liên minh của hợp tác xã, trong đó công việc được phân chia giữa những người lao động theo khả năng và sản phẩm được phân chia theo nhu cầu Bên cạnh đó, ông lại cương quyết bác bỏ việc sử dụng Cách mạng, đấu tranh giai cấp và không nhận thức được vai trò của giai cấp công nhân.
Ông đặt hy vọng vào giai cấp thống trị và những người trí thức sẽ đóng góp vào việc sáng tạo ra xã hội lý tưởng trong tương lai.
Ông mất ngày 17-11-1858.
(16)* Ngày 14-5-1955 tại cung điện Rátdivin diễm lệ ở trung tâm thủ đô Vacsava Ba Lan, bảy nước: Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bungari, Rumani, Tiệp Khắc đã cùng nhau ký kết một văn kiện quan trọng: Hiệp ước hữu nghị hợp tác và tương trợ giữa các nước đồng minh xã hội chủ nghĩa ở châu Âu, gọi tắt là hiệp ước Vácsava.
Tổ chức hiệp ước Vácsava về bản chất là một liên minh phòng thủ tích cực, không đe doạ tấn công Trái lại nhằm mục đích thông qua các biện pháp cần thiết để bảo đảm an ninh của các nước thành viên, góp phần duy trì hoà bình ở châu Âu và thế giới Các nước thành viên hành động theo tinh thần hữu nghị hợp tác nhằm mục đích phát triển và củng cố các mối quan hệ kinh tế, văn hoá và theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như của các nước khác.
Tổ chức hiệp ước Vacsava ra đời là một tất yếu lịch sử, đòi hỏi khách quan của các nước XHCN châu Âu nhằm đối phó với âm mưu gây chiến và xâm lược của khối liên minh NATO do các nước đế quốc đề ra Từ sau khi khối XHCN ở Đông Âu tan rã, khối hiệp ước Vacsava ngừng hoạt động Hiện nay một số quốc gia trong khối Vacsava cũ toan tính gia nhập NATO - khối quân sự đối đầu trước kia của họ.
* Ngày 14-5-1996, Tổng thống Mỹ Bin Clintơn đã ký lệnh chấm dứt việc coi Việt Nam là khu vực chiến sự sau 21 năm quân đội Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam Lệnh trên có hiệu lực từ ngày 30-6-1996, cho phép chính quyền Mỹ ngừng cung cấp những khoản viện trợ cho các gia đình có quân nhân bị mất tích cũng như cho những người đang tìm kiếm hài cốt người thân của họ.
Còn nhớ sắc lệnh của Mỹ quy định Việt nam là khu vực chiến sự được ban hành từ ngày 24-4-1965. Một số sự kiện trong ngày 15 tháng 5:
Việt Nam
* Chế độ khoa cử và khoa trường tồn tại khá lâu qua các triều đại phong kiến Việt Nam, nói chung đã đào tạo và phát hiện nhiều nhân tài đóng góp trí tuệ cho bộ máy cai trị và cho kho tàng văn hoá dân tộc Từ sau khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp dần dần thay thế chữ Nho, chữ Nôm Ngày 15-5-1919, khoa thi cuối cùng của nền thi cử truyền thống đã diễn ra và kết thúc với 7 đệ tam giáp đồng tiến sĩ và 16 phó bảng.
* Trong thời gian diễn ra hội nghị Trung ương 8 tại Pác Bó, Trung ương Đảng đã chỉ thị cho Đoàn thanh niên cứu quốc tổ chức và phụ trách đội TNTP và Hội nhi đồng cứu vong Ngày 15-5-1941 được coi là ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh hiện nay Cùng cha anh mình, các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đã góp phần vào cuộc đấu tranh Cách mạng Tên tuổi các đội viên như: Kim Đồng, Vừ A Dính, Lê Văn Tám, Kpa Klơn, Nguyễn Bá Ngọc đã khắc vào trang sử vẻ vang của đội Trải qua các tên gọi như: Hội nhi đồng cứu quốc (1945) Đội thiếu nhi tháng 8 (1951) Đội TNTP (1950) và Đội TNTP Hồ Chí Minh và Đội nhi đồng Hồ Chí Minh (1970) Ngày nay thiếu nhi Việt Nam đang thi đua phấn đấu theo mục tiêu: Con ngoan - trò giỏi - Đội viên tích cực.
* Thực hiện nghị quyết của Hội nghị Cách mạng quân sự Bắc Kỳ Ngày 15-5-1945 tại chợ Chu, Thái Nguyên đã diễn ra lễ thành lập Việt Nam giải phóng quân gồm các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh Đây là lực lượng vũ trang được tổ chức hoàn chỉnh và trang bị tương đối đầy đủ
Việt Nam giải phóng quân gồm các chi đội chiến đấu Các chi đội chiến đấu đã tham gia giành chính quyền và giữ chính quyền ở một số địa phương trước và trong Cách mạng, trưởng thành mau chóng và trở thành QĐNDVN.
* Ngày 15-5-1946, Hội Công nhân cứu quốc Bắc Bộ tổ chức lớp đào tạo cán bộ công vận tại ngôi đình Khuyến Lương, nay thuộc xã Trần Phú, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Từ lớp đào tạo đầu tiên đó, những năm sau đã ra đời trường Hoàng Quốc Việt (1950-1954), Trường cán bộ Trung ương (1961-1981), Trường cao cấp Công đoàn (1981-1992) và Trường đại học Công đoàn từ năm 1992 đến nay. Hiện nay nhà trường có hơn 3000 sinh viên, trong đó có hơn 2000 người là cán bộ công đoàn Trường đại học Công đoàn có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, đáp ứng yêu cầu công đoàn hoạt động trong nền kinh tế thị trường, góp phần nâng cao dân trí, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
* Ngày này 15-5-1947, Chủ tịch Chính phủ đã có sức lệnh đặt ra huân chương Quân công và Huân chương Chiến sĩ để động viên, khen thưởng quân nhân và dân quân du kích có thành tích.
* Ngày 15-5-1975, 70 vạn người ở Thủ đô Hà Nội, và tại Sài Gòn, Gia Định có hàng triệu đồng bào xuống đường tham gia cuộc mít tinh, diễu hành mừng chiến thắng to lớn của dân tộc ta: miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất.
(17)về tội phạm trên thế giới, về tình hình an ninh, trật tự quốc tế và khu vực Đông Nam Á, Interpol Việt Nam đã tham gia điều tra hàng chục vụ án lớn quốc tế.
Thế giới
* Ngày 15-5-1859 là ngày sinh của nhà vật lý người Pháp tên là Pie Quiri Ông cùng với vợ là Mari lãnh giải Nôben về vật lý năm 1903 do tìm thấy hai nguyên tố polonium và radium Tên ông - Quiri được đặt cho đơn vị ước số phóng xạ và nguyên tố hoá học 96 Ông qua đời ngày 19-4-1906 do xe ngựa chở hàng đè lên người Bà Mari thay ông làm việc ở đại học Soócbon (Pari) và lại nhận giải Nôben về hoá học vào năm 1911 Con gái của bà Mari và ông Quiri là Iren cũng say mê nghiên cứu khoa học, Iren cùng với chồng là giáo sư Frêđêric Giôliô phát minh ra tính phóng xạ nhân tạo Năm 1935, họ cũng được nhận giải Nôben về sự tổng hợp những chất phóng xạ đầu tiên.
* Đứng trước những biến chuyển phức tạp của Đại chiến thế giới lần thứ 2, để mở rộng khả năng liên minh các lực lượng dân chủ chống phát xít, đồng thời đứng trước sự lớn mạnh của các Đảng cộng sản và công nhân các nước, ngày 15-5-1943, Quốc tế cộng sản tuyên bố tự giải tán sau khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Một số sự kiện trong ngày 16 tháng 5:
Việt Nam
* Đặng Huy Trứ sinh ngày 16-5-1825 ở huyện Hương Điền, nay thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, đậu giải nguyên và làm quan ngự sử ở triều đình.
Trong các năm 1865 và 1867, ông được cử sang Hương Cảng và Áo Môn để thăm dò tình hình thực dân Pháp và mua sắm vũ khí Ông là một trong những người sớm nhận ra rằng: "Muốn thắng được kẻ thù thì phải hiểu rõ chúng" Đặng Huy Trứ có công đóng góp trên nhiều lĩnh vực: Giáo dục, văn hoá, chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự Ông thuộc phái "chủ chiến" trong triều đình huế Sau khi Hà Nội thất thủ lần thứ nhất (1873), ông cùng Hoàng Tá Viêm rút lên Đồn Vòng, Hưng Hoá chống Pháp và mất tại đây lúc 19 tuổi.
* Ngày 16-5-1939 hơn 3000 công nhân nhà máy sợi Hải Phòng tiến hành cuộc bãi công Từ trước đó, đại biểu của công nhân đã nhiều lần đưa yêu sách đòi tăng lương nhưng không được giới chủ chấp nhận Cuộc bãi công lần này là cuộc bãi công tập thể và được sự ủng hộ nhiệt thành của giai cấp công nhân ở Hải Phòng và Hà Nội. Trong bức thư gửi tới lao động cả nước cám ơn sự ủng hộ, những người bãi công đã viết: "Vô sản thế giới muôn năm Mặt trận dân chủ muôn năm Tự do nghiệp đoàn, dân chủ và đoàn kết muôn năm" Đây là cuộc đấu tranh tiêu biểu nhất của phong trào công nhân năm 1939.
* Theo một đạo dụ cho phép của Bảo Đại, ngày 16-5-1945 Hội Tân Việt nam được thành lập đã thu hút nhiều trí thức đương thời Tham gia có: Đào Duy Anh, Phan Anh, Đỗ Đức Dục, Vũ Đình Hoè, Nguyễn Đình Trọng, Nguyễn Xiển, Nghiêm Xuân Yêm do Vũ Đình Hoè làm Tổng thư ký.
Hội Tân Việt Nam có đường lối chính trị không rõ rệt, mục tiêu chung chung Tổ chức này nhanh chóng phân hoá Một bộ phận trở thành thành viên của Việt Minh Ngày 22-7-1945, Hội Tân Việt Minh tự giải tán
* Ngày 16-5-1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà thành lập "Quĩ tham gia kháng chiến", kêu gọi mỗi người dân đóng góp một số tiền bằng 10 ngày sinh hoạt phí của bộ đội Kết quả là thu được 174 triệu đồng Thế giới
* Ngày 16-5-1965, Tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá 9, Mao Trạch Đông đã phát động cuộc đại Cách mạng văn hoá vô sản (1966-1976) Thực chất đây là cuộc tranh giành quyền lực, gây tổn thất nặng nề đối với Cách mạng Trung Quốc.
Một số sự kiện trong ngày 17 tháng 5: Việt Nam
* Ông Thái Phiên sinh năm 1882 ở làng Nghệ An, huyện Hoà Vang, nay thuộc thành phố Đà Nẵng.
Ông là một trong những người đầu tiên theo Tây học, tham gia phong trào yêu nước, chống thực dân Pháp ở miền Trung.
Ông vận động thanh niên xuất dương du học, ủng hộ Duy Tân hội của Phan Bội Châu Ông Thái Phiên đã cùng Trần Cao Vân lãnh đạo vận động khởi nghĩa năm 1916 và mời vua Duy Tân tham gia khởi nghĩa chống Pháp Việc bại lộ, ông Thái Phiên và ông Trần Cao Vân bị giặc Pháp bắt vào ngày 17-5-1916, hai ông bị chém ở phía Bắc thành phố Huế Sau cách mạng tháng Tám thành phố Đà Nẵng có thời gian đổi tên là thành phố Thái Phiên để ghi nhớ tên ông và khích lệ tinh thần yêu nước trong nhân dân tại đây.
(18)Tầng dưới nhà sàn là nơi Bác thường họp với Bộ Chính trị Tại đây có 3 máy điện thoại, cạnh đó còn úp một chiếc mũ sắt bộ đội Cửa cầu thang lên gác có chiếc chuông đồng nhỏ để báo cho Bác khi khách đến thăm Tầng trên của nhà sàn có 2 phòng nhỏ: phòng làm việc và phòng ngủ Ở phòng ngủ có chiếc giường gỗ để mộc, 1 bàn gỗ nhỏ và chiếc tủ con đặt cạnh đầu giường.
Đồ dùng hàng ngày của Bác là hai chiếc quạt (1 quạt giấy và 1 quạt lá cọ), chiếc phích nhỏ, 1 chai nước nguội, chiếc cốc thuỷ tinh, chiếc chổi tre, 1 cái radiô và một chiếc quạt điện.
* Quân và dân tỉnh Nghệ An đã bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 1900 trên miền Bắc nước ta vào ngày 17-5-1967. Thế giới
* Nhạc sĩ Pháp Pôn Đuycax sinh ngày 1-10-1865 Ông là đại biểu nổi bật nhất của âm nhạc chủ nghĩa ấn tượng ở Pháp Ông viết nhiều thể loại âm nhạc đa dạng, phổ biến hơn cả là ôpêra "Arian và râu xanh" và bản "Xkecđô -Học trò phù thuỷ" Ông mất ngày 17-5-1935 tại Pari.
* Hăngri Bácbuýt (Henri Barbusse) là nhà văn nổi tiếng của Pháp Ông giữ vai trò tiên phong trong việc tuyên truyền và phát triển tư tưởng văn học theo đường hướng hiện thực XHCN Ông sinh ngày 17-5-1873 trong một gia đình tiểu trí thức.
Năm 23 tuổi Bácbuýt xuất bản tập thơ đầu tay Khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ ông tham gia quân đội. Là phóng viên mặt trận, ông có nhiều trang tư liệu về chiến tranh, về cuộc sống của người lính Năm 1923 ông gia nhập Đảng Cộng sản Pháp.
Tác phẩm của Bácbuýt chủ yếu đề cập đến những đề tài thời sự Các tác phẩm "Những người van nài" "Địa ngục" in đậm tính hiện thực, đi sâu khai thác số phận con người Nhờ ảnh hưởng Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng thuộc địa, với các tác phẩm, ông được biết đến như một chiến sĩ đấu tranh cho hoà bình, tự do Tiểu thuyết "Khói lửa" được coi là viên gạch đặt nền móng cho văn học XHCN Pháp Những năm gần cuối đời ông còn viết các tác phẩm "Ánh sáng", "Xiềng xích", "Giesu Dôla"
Ông qua đời vào ngày 30-8-1935.
Một số sự kiện trong ngày 18 tháng 5: Việt Nam
* Ngày 18-5-1960 khánh thành Nhà máy cao su Sao vàng, Nhà máy thuốc lá Thăng Long, Nhà máy xà phòng Hà Nội; Cùng với nhà máy cơ khí Hà Nội và một số nhà máy khác đã hình thành khu công nghiệp Thượng Đình, khu công nghiệp quy mô đầu tiên ở Hà Nội Từ trước ngày giải phóng (1954), Hà Nội là một thành phố chủ yếu là dịch vụ và tiêu thụ Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã khẳng định Hà Nội phải là trung tâm văn hoá, chính trị và kinh tế ở miền Bắc.
* Vào ngày 18-5-1961, Công ước Quốc tế đã được thông qua tại Hội nghị viên của Liên hiệp quốc tế về quan hệ ngoại giao giữa các nước trên thế giới và miễn trừ ngoại giao Đến năm 1985 đã có 143 nước tham gia Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao, trong đó có Việt Nam (từ năm 1980).
* Ngày 18-5-1964, ta đã khánh thành cầu Hàm Rồng (ở Thanh Hoá) và đoạn đường sắt Hàm Rồng - Vinh dài 156km.
Cầu Hàm Rồng trên sông Mã được xây dựng tại một vị trí có địa chất phức tạp Hai bên đầu cầu là hai trái núi. Lòng sông khó thi công Bằng trí thông minh và tinh thần sáng tạo, đội ngũ công nhân ngành cầu non trẻ Việt Nam đã khắc phục khó khăn tiến hành xây dựng đảm bảo kỹ thuật và tiến độ Trong những năm có chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, quân và dân ta đã bắn rơi 100 máy bay của chúng trên bầu trời Hàm Rồng.
* Ngày 18-5-1978, thực hiện Hiệp định vận chuyển hàng không giữa hai nước Việt-Pháp, chuyến bay đầu tiên của Hãng hàng không dân dụng Pháp đã đến sân bay Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh.
* Nhạc sĩ Đỗ Nhuận, sinh năm 1922 và qua đời ngày 18-5-1991 Ông đã tu nghiệp tại Nhạc viện Tchaikôpxki (Liên Xô), nguyên là Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam khoá 1 và khoá 2 Ông đã sáng tác từ trước năm 1945, với hàng trăm bài hát, trong đó có nhiều bài nổi tiếng như: Côn Đảo, Du kích ca, Nhớ chiến khu, Áo mùa đông, Đâu có giặc là ta cứ đi, Giải phóng Điện Biên, Du kích sông Thao, Việt Nam quê hương tôi, Thanh niên vui mở đường, Trai anh hùng - gái đảm đang, Trông cây lại nhớ tới người, Đường bốn mùa xuân
Đỗ Nhuận là nhạc sĩ đầu tiên viết Ôpêra với các tác phẩm: Cô Sao, Người tạc tượng Ngoài ra ông còn viết một số ôpêret và tác phẩm khí nhạc.
Thế giới
(19)Một số sự kiện trong ngày 19 tháng 5: Việt Nam
* Ngày 19-5-1890, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sinh ra ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàm, tỉnh Nghệ An và Người từ trần vào ngày 2-9-1969 tại Hà Nội.
Hồ Chủ tịch là người đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam và nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà.
Hồ Chủ tịch là lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân ta, là chiến sĩ quốc tế vô sản và giải phóng dân tộc kiệt xuất, là nhà văn hoá lỗi lạc, một biểu tượng đạo đức vô song.
* Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8, theo đề nghị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, ngày 19-5-1941 Hội nghị quyết định thành lập Việt Nam độc lập Đồng Minh (gọi tắt là Việt Minh) Mặt trận có nhiệm vụ giúp đỡ nhân dân Lào và Cămpuchia thành lập mặt trận của mình Các tổ chức của Việt Minh sẽ là Hội cứu quốc Hội nghị cũng đã nhận định: "Cuộc cách mạng Đông Dương sẽ có khởi nghĩa vũ trang từng địa phương và mở đường cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi" Sự ra đời của mặt trận Việt Minh đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược của Đảng, trực tiếp góp phần quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng 8-1945. * Nhà máy xe lửa Gia Lâm (Hà Nội) là một nhà máy có truyền thống đấu tranh của giai cấp công nhân nước ta và là một doanh nghiệp lớn của ngành đường sắt có Anh hùng lao động Ngô Gia Khảm Ngày 19-5-1955 Hồ Chủ tịch đã về thăm nhà máy Người thân mật hỏi thăm tình hình lao động của anh chị em công nhân Người căn dặn phải lao động tích cực và tiết kiệm vì đồng bào miền Nam ruột thịt.
* Sư đoàn Phòng không Hà Nội được thành lập ngày 19-5-1965 với nhiệm vụ bảo vệ vùng trời Thủ đô yêu quí. Sư đoàn Phòng không Hà Nội (còn gọi là sư đoàn 361) được Hồ Chủ tịch và nhân dân Thủ đô quan tâm chăm sóc Bác đã về thăm 7 lần ở các trận địa Dốc Vân, Quảng Bá, đập Đáy - Phùng và Yên Nghĩa.
Sư đoàn 361 đã lập được nhiều chiến công xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: bắn rơi 594 máy bay Mỹ (trong đó có 25 chiếc B52)
Sư đoàn Phòng không Hà Nội đã được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (năm 1976), 5 trung đoàn, 9 tiểu đoàn, đại đội và 6 cán bộ, chiến sĩ được tuyên dương Anh hùng.
* Bảo tàng Hồ Chí Minh tại thủ đô Hà Nội được bắt đầu xây dựng từ ngày 31-8-1985 Và khánh thành đúng dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhật Bác Bảo tàng có diện tích trưng bày về cuộc đời, sự nghiệp Cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là 4000 mét vuông và 400 mét vuông dành cho triển lãm chuyên đề Hệ thống kho cơ sở rộng gần 1000 mét vuông, lưu giữ và bảo quản 10 vạn hiện vật, tài liệu; Có thư viện chuyên đề với hơn 15 nghìn bảng sách.
* Ngày 19-5-1996, nhà văn Mạc Phi từ trần Ông tên thật là Lưu Huy Hoà sinh năm 1928 tại Vân Nam (Trung Quốc), vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1946, đã từng phục vụ trong công an và quân đội
Mạc Phi sống ở Tây Bắc nhiều năm và ông đã làm đẹp cho Tây Bắc bằng các tác phẩm của mình Đáng chú ý nhất là bộ tiểu thuyết "Rừng động", và ông còn sưu tầm, dịch ra tiếng việt nhiều truyện thơ dân gian các dân tộc ít người, giá trị nhất là "Xống chụ Xon Xao" (Tiễn dặn người yêu) của dân tộc Thái.
Về hưu ở Hà Nội, ông tiếp tục viết nhiều truyện và đã để lại những ấn tượng riêng về Mạc Phi trong lòng bạn đọc. Một số sự kiện trong ngày 20 tháng 5:
Việt Nam
* Đạo Thiên chúa được truyền giáo vào Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XVI Cho đến đầu thế kỷ XX Giáo hội Việt Nam đã hình thành một số địa phận như Hải Phòng, Bắc Ninh, Phát Diệm, Lạng Sơn Tuy nhiên ảnh hưởng của Vaticăng còn bị hạn chế Để tăng cường quyền lực của mình, từ năm 1923 giáo hoàng đã cử tổng giám mục Lơri sang điều tra về giáo hội Việt Nam Và ngày 20-5-1925 giáo hoàng Piô-9 đã tấn phong chức Khâm sứ đầu tiên ở Đông Dương cho giám mục Agiuti Nhưng mãi tới năm 1933 Linh mục Nguyễn Bá Tòng mới là người Việt Nam đầu tiên được thụ phong giám mục.
(20)Cuối tháng 5-1942 từ Pác Pó, đồng chí Nguyễn Ái Quốc chuyển dịa điểm hoạt động xuống khu Lam Sơn (huyện Hoà Anh và huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng) Tại đây, Người đã mở lớp huấn luyện về lý luận và công tác Đảng cho cán bộ địa phương, chuẩn bị lực lượng cán bộ cho khu giải phóng sau này.
* Ngày 20-5-1948 ta mở hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ 4 (miền Bắc - Đông Dương); Hội nghị đã nghe báo cáo thảo luận và ra nghị quyết về 6 vấn đề cụ thể: Về kế hoạch quân sự mùa hè dự đoán địch tiến công nhiều hơn phòng ngự để hỗ trợ việc lập chính phủ bù nhìn Do đó kế hoạch đối phó của ta là tích cự bổ sung bộ đội, phát triển dân quân, cải thiện dân sinh Hội nghị đề ra kế hoạch cụ thể về kinh tế - xã hội và văn hoá Về công tác trong vùng địch kiểm soát và chiếm đóng là một bộ phận rất quan trọng trong toàn bộ công tác của Đảng Hội nghị vạch rõ hướng tuyên truyền, cổ động, công việc tổ chức, tranh đấu, vấn đề cán bộ, vấn đề dân sinh, về công tác Việt Minh và Liên Việt và cuối cùng là tổ chức trong Đảng.
Thế giới
* Crixtốp Côlông (Columbus Christopher) là nhà hàng hải Itali, phục vụ triều đình Tây Ban Nha, thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên qua Đại Tây Dương và tìm ra châu Mỹ Ông sinh năm 1451.
Sinh thời, Côlông thường có những suy nghĩ táo bạo và lãng mạn, luôn mơ ước vượt trùng dương tới những miền đât xa lạ Năm 1476 ông đề xuất dự án vượt đại dương với vua Bồ Đào Nha, nhưng không được chấp thuận Ông sang Tây Ban Nha và được vua Tây Ban Nha cấp kinh phí để thực hiện cuộc thám hiểm.
Ngày 3-8-1492, Côlông cầm đầu đoàn thuyền tìm đường sang Ấn Độ Đoàn thuyền đến được quần đảo Bahama, Cuba, Haiti Tháng 3-1493, đoàn thuyền trở về Tây Ban Nha, ông được triều đình và nhân dân đón tiếp trọng thể. Ông được vua phong phó vương và các thuộc địa ở Tân Lục Địa.
Sau đó Côlông còn thực hiện 3 chuyến thám hiểm nữa Ông đã khám phá ra hầu hết các đảo trên quần đảo ăngti và cả bờ biển trung Mỹ Nhưng số vàng bạc của cải ông mang về cho vua Tây Ban Nha quá ít ỏi nên không được trọng vọng Ngày 20-5-1506, ông mất tại một thành phố nhỏ ở miền Bắc Tây Ban Nha trong sự nghèo khổ và lãng quên.
* Ônôrê đờ Bandắc, nhà văn hiện thực lớn của nước Pháp sinh ngày 20-5-1799 Ông sinh ra và lớn lên tại thành phố Tua nước Pháp Sau khi tốt nghiệp đại học luật khoa ông làm thông sự ở toà án Sau thấy mình có thiên hướng viết văn, ông chuyển sang viết văn Ông làm việc hết sức cần cù Ông viết di viết lại, sửa chữa nhiều lần những trang bản thảo của mình Ông cũng dành nhiều công sức nghiên cứu, quan sát cuộc sống và đọc sách tham khảo Trong hơn 20 năm cặm cụi, ông đã viết tới 96 cuốn, tập hợp thành bộ sách mang tên "Tấn trò đời". "Tấn trò đời" là bức tranh rộng lớn, đa dạng, miêu tả trung thực sinh động xã hội Pháp ở nửa đầu thế kỷ XIX. Bandắc đã lột trần những thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản Đối với giai cấp tư sản giàu có là hình ảnh đáng thương của những người bình dân chỉ mong muốn một cuộc sống yên ổn mà không được.
Trong kho tàng đồ sộ này, các tiểu thuyết đặc biệt xuất sắc là "Miếng da lừa", "Ơgiêni Grăngđê", "Lão Gôriô", "Vỡ mộng", "Trời không có mắt"
Bandắc mất vào ngày 18-8-1850
* Nhân dân Cămpuchia lấy ngày 20 tháng 5 hàng năm là ngày căm thù chế độ diệt chủng Pônpốt.
Từ ngày lên cầm quyền (tháng 4-1975) đến ngày bị lật đổ (tháng 1-1979), trong 3 năm 8 tháng, 20 ngày, tập đoàn Pônpốt đã giết hại hơn 3 triệu người Cămpuchia, làm cho hơn 140 nghìn người bị tàn phế, hơn 200 nghìn trẻ bị mồ côi, hơn 600 nghìn ngôi nhà bị phá huỷ Cơ cấu xã hội, nền văn hoá dân tộc, cơ sở kinh tế bị đảo lộn đến tận gốc rễ Lý trí, tình cảm, nhân phẩm của con người bị chà đạp thô bạo nhất Lịch sử dân tộc Cămpuchia bị đẩy lùi hàng thập kỷ.
Tội ác của tập đoàn Pônpốt bị toàn thế giới lên án, căm ghét và phỉ nhổ. Một số sự kiện trong ngày 21 tháng 5:
Việt Nam
* Để chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, từ tháng 2 năm 1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng quyết định thành lập các chiến khu Cách mạng, tới tháng 5-1945 sau hội nghị các bí thư tỉnh ủy và ủy viên quân sự các tỉnh Thanh Hoá, Hoà Bình, Ninh Bình và Hà Nam, Chiến khu Hoà-Ninh-Thanh chính thức được thành lập Tại các căn cứ của chiến khu, những đơn vị vũ trang hình thành và tham gia chiến đấu gây thanh thế cho Cách mạng.
Chiến khu Hoà-Ninh-Thanh trở thành bàn đạp cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 ở các tỉnh nói trên.
* Ngày 21-5-1954 ba nghìn công nhân Nhà máy sợi Nam Định cùng nhân dân thành phố tổ chức mít tinh lớn và biểu tình tuần hành phản đối thực dân Pháp, can thiệp Mỹ âm mưu mở rộng, kéo dài chiến tranh Đông Dương và ủng hộ Đoàn đại biểu nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ở Hội nghị Giơnevơ.
(21)xã vùng đồng bằng sông cửu Long như Cần Thơ, Mỹ Tho, Bến Tre, Châu Đốc, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sa Đéc, Cà Mau Đồng thời chúng ta đã chặn đánh các cuộc hành quân phản kích của địch ra Long An, Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hoà.
Trên mặt trận đường 9 - Trị Thiên ở Huế, sau khi rút ra ngoài, quân ta tiệp tục vây hãm thành phố, bao vây cụm cứ điểm Mỹ ở Khe Sanh, và chặn đánh các cuộc hành quân của Mỹ Ngụy ở đồng bằng và rừng núi Theo con số thống kê được trong các cuộc tấn công đồng loạt này ta đã tiêu diệt và bắt sống 72.000 tên địch, bắn rơi và phá huỷ 1.000 máy bay, bắn cháy hơn 2100 xe quân sự, hơn 120 tàu chiến của địch.
* Từ ngày 215 đến ngày 15111972, Liên quân Lào Việt Nam mở chiến dịch phòng ngự cánh đồng Chum -Xiêng Khoảng, nhằm đánh bại cuộc tấn công lấn chiếm của gần 80 tiểu đoàn phái hữu Lào và quân Thái Lan được Mỹ chi viện.
Đến ngày 5-11-1972 quân đội phái hữu Lào đã rút hết khỏi phía nam cánh đồng Chum.
Một số sự kiện trong ngày 22 tháng 5: Việt Nam
* Nhà văn Ngô Văn Triện, bút danh Trúc Khê, sinh ngày 22-5-1901 tại xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội
Ông là người nhiệt thành yêu nước, năm 26 tuổi đã chủ trương đánh thực dân Pháp để giành độc lập cho nước nhà Ông đã tham Việt Nam quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học làm đảng trưởng Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, ông bị bắt giam ở Hoả Lò (Hà Nội) Ra tù, ông chuyên sáng tác văn học và mở "Trúc khê thư cục" Ông chưa kịp lên Việt Bắc để tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp thì qua đời năm 1947.
Các tác phẩm chính của Trúc Khê có: Tập thơ Chợ chiều, các tiểu thuyết Trăm lạng vàng, Nét ngọc, Đò chiều, một số truyện danh nhân và nhiều cuốc sách biên thảo, dịch thuật.
* Ngày 22-5-1946, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh xác định "Vệ quốc đoàn là Quân đội quốc gia của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà" Biên chế của Quân đội thống nhất theo từng trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội, có chính trị viên từ trung đội trở lên.
Hồ Chủ tịch dạy: "Trung với nước, hiếu với dân là một bổn phận thiêng liêng, một trách nhiệm nặng nề, nhưng cũng là vinh dự của người chiến sĩ trong đạo quân quốc gia đầu tiên của nước ta".
Trong thời gian này, Vệ quốc đoàn được chấn chỉnh tổ chức thành 25 chi đội ở Nam Bộ và 30 trung đoàn ở Bắc Bộ, Trung Bộ, tổng số quân lên tới gần chục vạn Du kích và tự vệ cũng phát triển lên tới hàng triệu người. * Ngày 22-5-1946 Hội liên hiệp Quốc dân Việt Nam gọi tắt là Hội Liên Việt đã được thành lập Chủ tịch Hồ Chí Minh được suy tôn là hội trưởng danh dự Cụ Huỳnh Thúc Kháng là Hội trưởng, ngoài ra BCH Hội còn có 6 thành viên khác Hội nhằm đoàn kết tất cả mọi người Việt Nam yêu nước không phân biệt đảng phái, giai cấp xu hướng chính trị, tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc trong một mặt trận chung, nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh Mặt trận Việt Minh lúc đó là một thành viên của Liên Việt.
* Ngày 22-5-1993, Chính phủ ta ra nghị định về việc thành lập Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia. Trung tâm này là cơ quan khoa học trực thuộc Chính phủ Chức năng của Trung tâm là: Nghiên cứu những vấn đề khoa học xã hội và nhân văn trọng điểm của Nhà nước, cung cấp luận cứ khoa học để các cơ quan lãnh đạo định ra đường lối, chính sách xây dựng và phát triển đất nước, xây dựng và phát huy tiềm lực khoa học xã hội và nhân văn của cả nước.
Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia gồm có: Viện triết học, Viện xã hội học, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Viện kinh tế học, Viện kinh tế thế giới, Viện sử học, Viện dân tộc học, Viện văn học, Viện nghiên cứu văn hoá dân gian, Viện ngôn ngữ học, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Viện nghiên cứu tôn giáo, Viện tâm lý học, Viện khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Viện thông tin khoa học xã hội, Tạp chí khoa học xã hội Việt Nam (bằng tiếng Anh).
Thế giới
* Ngày 22-5-1972 Tổng thống Mỹ Nichxơn chính thức đi thăm Liên Xô, tiến hành hội đàm với tổng Bí thư L. Brêgiơnép Nhân cuộc đi thăm, hai bên đã ký nhiều hiệp ước về kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá và bảo vệ môi trường Quan trọng nhất là hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược SALT, đánh dấu giai đoạn hoà hoãn giữa hai siêu cường trên thế giới.
Một số sự kiện trong ngày 23 tháng 5: Việt Nam
(22)Cuối năm 1911, thực dân Pháp đưa quân đến bình định các tỉnh ở Tây Nguyên, gây nhiều tội ác với đồng bào các dân tộc Với lòng căm thù giặc sôi sục, N'Trang Long đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc đánh giặc Pháp trong suốt 24 năm Cuối cùng ông bị địch bắt và hy sinh ngày 23-5-1935 Tấm gương anh dũng của ông đã để lại trong lòng nhân dân các dân tộc Tây Nguyên những tình cảm tốt đẹp Ở thành phố Hồ Chí Minh có đường phố mang tên ông.
* Ngày 23-5-1950 tại căn cứ địa Việt Bắc, Hội hữu nghị Việt Xô được thành lập Lúc đó, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa giành được thắng lợi quan trọng, quân và dân ta vừa phá được thế bao vây của địch mở đường nối liền đất nước Việt Nam trẻ tuổi vơí bạn bè năm châu Vị Chủ tịch đầu tiên của Họ là đồng chí Tôn Đức Thắng, người chiến sĩ cách mạng đã kéo cờ phản chiến trên hạm đội Pháp ở Bắc Hải, bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Mười, người chiến sĩ tiêu biểu cho tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân Liên Xô và nhân dân Việt Nam.
Sự ra đời của Hội hữu nghị Việt Xô đánh dấu một giai đoạn mới trong quan hệ giữa hai nước Cũng từ đây sự hợp tác Việt Xô trong nhiều lĩnh vực được mở ra với quy mô rộng khắp Hội đã vinh dự đóng góp một phần trong sự nghiệp củng cố và phát triển tình hữu nghị anh em giữa hai Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước. * Việt Nam và vương quốc Tây Ban Nha đã thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào ngày 23-5-1977.
Tây Ban Nha ở tây nam châu Âu, có diện tích 507.600 km<>sup2, số dân 39 triệu 622 nghìn người, thủ đô là thành phố Mađrit.
Tây Ban Nha là thành viên của Liên hiệp quốc của cả khối Bắc đại tây dương (NATO).
* Ngày 23-5-1983 ta đã thành lập vườn quốc gia Cát Bà (ở huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng).
Vườn này rộng 600 hecta, bảo tồn hệ sinh thái rừng nhiệt đới nguyên sinh với hơn 600 loài thực vật, có nhiều cây quí như báng, gội nếp, săng lẻ, kim giao, cùng nhiều loài động vật có giá trị như voọc đầu trắng, voọc quần đùi, cầy giông, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lợn
Ở vườn quốc gia Cát Bà đã phát hiện được nhiều di tích văn hoá Hạ Long và dấu vết của người Việt cổ. Một số sự kiện trong ngày 24 tháng 5:
Việt Nam
* Lý Bôn còn gọi là Lý Bí quê ở Long Hưng, Thái Bình.
Ông từng làm quan với nhà Lương khi nước ta bị chúng đô hộ Nhà giàu có, tài gồm văn võ, ít lâu ông cáo quan lui về quê nhà, nuôi chí đánh đuổi giặc Nhân Thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư tàn ác, ông dấy quân đánh đuổi Tiêu Tư, thu phục Thăng Long Rồi tiến đánh Lâm Ấp, chiêu an dân chúng, tự xưng Nam Đế, đặt hiệu nước là Vạn Xuân, hiệu năm là Thiên Đức trong năm 554.
Nhà Lương lại sai tướng Dương Phiêu và Trần Bá Tiên đem quân xâm lược Ông chống cự nhiều trận, bị thua, rút quân về đóng ở Hồ Điển Triệt (huyện Lập Thạch) Quân Lương tiến công, ông thất thế chạy vào động Khuất Liêu rồi bệnh mất ngày 24-5-548.
* Đồng chí Hoàng Văn Thụ sinh năm 1906, người dân tộc Tày, quê ở xã Nhân Lý, Văn Yên, Lạng Sơn.
Đồng chí Hoàng Văn Thụ thoát ly gia đình rất sớm, sang Trung Quốc tìm đường cứu nước Năm 1929, đồng chí được kết nạp vào Đông Dương Cộng sản đảng và được cử về nước gây cơ sở cách mạng ở Lạng Sơn và ở nước ngoài Năm 1937, đồng chí được cử trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Sau đó đồng chí vào Xứ uỷ Bắc Kỳ, chỉ đạo phong trào công nhân Hà Nội, Hải Phòng, Uông Bí, Hòn Gai và được cử làm Bí thư Xứ ủy
Đồng chí Hoàng Văn Thụ được cử vào ban thường vụ Trung ương, sau đó được cử vào tổng bộ lâm thời mặt trận Việt Minh Đồng chí có nhiều cống hiến quan trọng, góp phần giữ vững và phát triển lực lượng Cách mạng, trực tiếp chỉ đạo, củng cố phong trào Bắc Sơn, duy trì phát triển các đội du kích.
Tháng 8-1943, đồng chí bị thực dân Pháp bắt ở Hà Nội Trong ngục, đồng chí luôn nêu cao khí tiết, lòng tin và tinh thần lạc quan Đồng chí đã dành những ngày còn lại ngắn ngủi của mình để truyền lại kinh nghiệm đấu tranh cho các đồng chí khác Ngày 24-5-1944, đồng chí bị đế quốc Pháp xử bắn Trước khi chết, đồng chí hô lớn những khẩu hiệu tỏ lòng tin tưởng sắt đá vào thắng lợi cuối cùng của Cách mạng.
* Ngày 24-5-1945 đã khai mạc Hội nghị dân quân du kích toàn quốc lần thứ nhất.
Mục đích của Hội nghị nhằm thống nhất việc tổ chức dân quân tự vệ và du kích trong cả nước Trong thư gửi hội nghị, Hồ Chủ tịch đã viết: "Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc Vô luận kẻ địch hung bạo thế nào, hễ động vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã".
(23)Ngô Đình Diệm" "Đả đảo luật phát xít" Cả bốn thanh niên bị kết án tại phiên toà đều tuyên bố không xin xỏ một điều gì đối với bọn cướp nước và bán nước.
Sau đó, Lê Quang Vịnh, Lê Hồng Tư và một số người nữa bị đày đi Côn Đảo Suốt 13 năm sống trong nhà Tù Mỹ Ngụy nhưng các anh vẫn không ngừng đấu tranh chống lại bọn đao phủ.
Thế giới
* Ngày 24-5-1540, là ngày sinh của Uyliơm Ghinbớt (William Ginber), người có những công trình nghiên cứu có tính chất mở đầu về hiện tượng từ và đã được đánh giá là nhà khoa học lỗi lạc của nước Anh Ông là một trong những người đầu tiên đã chấp nhận phương pháp thực nghiệm theo nghĩa hiện đại.
Tác phẩm chính của ông là "De Magnete" trình bày nghiên cứu về các vật thể có từ tính và hút điện Ông kết luận rằng kim nam châm sở dĩ nằm theo phương Nam - Bắc và chúc xuống phía dưới là vì trái đất đã tác dụng như một thanh nam châm Những từ "Điện", "Sự hút điện", "Lực điện", "Cực từ" là do ông đưa ra Ông tán thành quan điểm về sự quay của Trái Đất xung quanh mặt trời Ông khẳng định các định tính không phải đều ở cách xa Trái Đất như nhau và cho rằng các hành tinh được giữ trên quỹ đạo của chúng ta nhờ một loại lực từ.
Ông mất ngày 30-11-1603.
* Sôlôkhốp, nhà văn hiện đại Nga sinh ngày 24-5-1905 Năm 15 tuổi ông đã tham gia Cách mạng, đấu tranh cho chính quyền Xô Viết Sau đó ông trở về quê sáng tác văn học Những tác phẩm của ông phản ánh sâu sắc đời sống của nhân dân Nga, nhất là vùng sông Đông như: "Những câu chuyện sông Đông", "Thảo nguyên xanh" Bộ tiểu thuyết "Sông Đông êm đềm" là bức tranh vĩ đại về cuộc đấu tranh gay gắt giữa thế giới cũ và sự trưởng thành lớn mạnh của thế giới mới Ông đã nhận giải thưởng Quốc gia với tác phẩm này Năm 27 tuổi ông xuất bản bộ tiểu thuyết "Đất vỡ hoang" viết về công cuộc cải cách nông thôn.
Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai ông có các tác phẩm "Khoa học căm thù", "Họ chiến đấu vì Tổ quốc", "Số phận con người".
Sôlôkhốp là người lao động sáng tạo có nhiều cống hiến to lớn cho văn học Xô Viết Năm 1965 ông nhận giải thưởng Nôbel về văn học Năm 1967 ông được phong tặng danh hiệu anh hùng LĐXHCN Ông còn là một nhà hoạt động xã hội chính trị nhiệt thành Ông là Viện sĩ Viện Hàn Lâm khoa học, đại biểu Xô Viết tối cao, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Ông mất vào ngày 21-2-1984.
Một số sự kiện trong ngày 25 tháng 5: Việt Nam
* Công chúa Lê Ngọc Hân sinh ngày 25-5-1770 là con gái có tài sắc hơn cả trong số các con gái của vua Lê Hiển Tông
Nhằm thắt chặt quan hệ giữa nhà Lê với quân Tây Sơn, nhà vua đã gả Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ vào năm 1786. Lễ thành hôn đã được tổ chức trọng thể ở kinh đô Thăng Long Sau đó, Ngọc Hân đã về Phú Xuân sống với vua Quang Trung, gắn bó đời mình với sự nghiệp của người anh hùng áo vải cờ đào, bằng một sự đồng cảm đặc biệt.
Sau khi vua quang Trung băng hà, năm 1792, hoàng hậu Ngọc Hân đã làm một bài thơ dài "Ai tư vãn", ca ngợi công đức của Nguyễn Huệ - Bà qua đời ngày 4-12-1799.
Ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội có một phố và một trường học mang tên Lê Ngọc Hân.
* Bùi Huy Bích là danh sĩ đời Lê Mạt người làng Định Công, sang cư ngụ ở làng Thịnh Liệt, Thanh trì, Hà Nội. Năm 1762 Đời Lê Hiển Tông ông đỗ Hương Cống Năm 1769, 25 tuổi ông đỗ tiến sĩ được bổ làm Hiệu lý Viện Hàn lâm, rồi thăng làm thị chế, kế được thụ chức Thiên sai tri hộ phiên, kiêm chức Đông các hiệu thư.
Năm 1777 ông làm Đốc đồng Nghệ An Về sau kiêm chức Tả thị lanh bộ lại, Hành tham tụng Ông làm quan chính trực, không cầu cạnh, từ lời nói đến việc làm là khuôn mẫu cho người đời Bùi Huy Bích để lại các tác phẩm như "Bích câu tiền hậu", "Nghệ An tập thơ", "Thái Liên", "Tôn Am vấn cáo", "Hoàng việt thi tuyển", "Quốc triều chính đại lục", "Lịch triều thi sao"
Sách lịch Đại Danh hiền Phổ còn chép rằng: "Ông bình văn thì sang sảng, phong độ uy nghi, lúc nào cũng ung dung nhàn nhã Mỗi khi ông dự tế trong Quốc Tử Giám thì người ta đua nhau đến xem" Vua Gia Long có vời ông ra làm quan, nhưng ông từ chối.
Bùi Huy Bích mất ngày 25-5-1818.
* Theo đề nghị của đồng chí Trường Chinh, Xứ ủy Bắc Kỳ Đảng Cộng sản Đông Dương vận động thành lập một tổ chức công khai chống nạn mù chữ Tháng 5-1938 các đồng chí Trần Huy Liệu, Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp cùng với một số trí thức nhân trí tiến bộ đứng ra lập "Hội truyền bá quốc ngữ" do Nguyễn Văn Tố, một trí thức có tên tuổi và tiến bộ làm Hội trưởng Ngày 25-5-1938, Hội truyền bá Quốc ngữ chính thức ra mắt tại trụ sở Hội thể dục thể thao Hà Nội.
(24)thành một phong trào quần chúng có tổ chức và thu được những kết quả tốt đẹp Phong trào tiếp tục phát triển và sau Cách mạng tháng Tám 1945, trở thành lực lượng nòng cốt cho phong trào diệt dốt, Bình Dân học vụ. * Ngày 25-5-1954, Đảng và Chính phủ ta quyết định tiến hành đợt 1 cải cách ruộng đất ở 47 xã thuộc các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên) và 6 xã thuộc huyện Nông Cống (tỉnh Thanh Hoá) Đợt 1 này kết thúc vào ngày 20-9-1954.
Trước khi tiến hành đợt 1, ta đã thí nghiệm cải cách ruộng đất ở 6 xã thuộc huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) trong 2 tháng để rút kinh nghiệm.
* Ca Lê Hiến, nhà thơ, bút danh Lê Anh Xuân sinh ngày 5-6-1940 quê ở Vàm Nước Trong, xã Tân Bình, Mỏ Cày, Bến Tre.
Năm 1952 ông thoát ly gia đình tham gia xếp chữ ở nhà in Trịnh Đình của Sở Giáo dục Nam Bộ Năm 1954 ông tập kết ra Bắc và tốt nghiệp khoa sử trường Đại học Tổng hợp, làm giảng viên Ít lâu sau được cử đi học nước ngoài nhưng ông xin được về quê hương chiến đấu Cuối năm 1964 về Nam trong đoàn cán bộ giáo dục công tác ở Tiểu ban Tuyên huấn Trung ương Cục rồi chuyển về công tác ở Hội Văn nghệ giải phóng.
Ca Lê Hiến đã sáng tác các tập thơ "Tiếng gà gáy", "Hoa dừa", "Trường ca Nguyễn Văn trỗi", trong đó có bài thơ nổi tiếng "Dáng đứng Việt Nam".
Ông hy sinh vào ngày 25-5-1968 ở vùng phụ cận Sài Gòn Lúc đó ông 28 tuổi. Thế giới
* Tổ chức thống nhất châu Phi (gọi tắt là OAU) được thành lập vào ngày này 25-5-1963 tại Ali Abêba (nước Êtiôpia) có hơn 50 nước thành viên.
Hoạt động của OAU nhằm củng cố sự đoàn kết và phối hợp hành động của các nước châu Phi, đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế Cơ quan tối cao của OAU là Hội nghị những người đứng đầu nhà nước và Chính phủ Trụ sở của OAU đặt tại Ali Abêba.
Một số sự kiện trong ngày 26 tháng 5: Việt Nam
* Từ ngày 26 đến ngày 30-5-1956 tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ hai.
Tham dự Đại hội có 425 đại biểu thuộc mọi tầng lớp tôn giáo, dân tộc, xu hướng chính trị Đại hội vui mừng đón tiếp các đoàn đại biểu của Liên đoàn Phụ nữ dân chủ quốc tế và đoàn đại biểu phụ nữ một số nước xã hội chủ nghĩa Đại hội đã kiểm điểm công tác từ đại hội lần thứ nhất 1950 và đề ra nhiệm vụ của phụ nữ trong giai đoạn cách mạng và bầu BCH Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
* Ngày 26-5-1957, Hồ Chủ tịch đã tới sân vận động Hàng Đẫy (ở phố Trịnh Hoài Đức, Hà Nội) xem trận đấu bóng đá giữa hai đội Việt Nam và Cămpuchia.
Từ năm 1946 đến 1961, Hồ Chủ tịch đã tới sân vận động này 8 lần xem các hoạt động thể dục thể thao, động viên mọi người rèn luyện thân thể để có sức khoẻ học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc Bản thân Hồ Chủ tịch đã nêu tấm gương rèn luyện thể dục thể thao như Người đã nói: "Tự tôi ngày nào cũng tập".
* Cán bộ, công nhân viên Việt Nam và Liên Xô của Xí nghiệp Liên doanh dầu khí Việt Xô đã phát hiện thấy dầu tại thềm lục điạ Việt Nam vào ngày 26-5-1984.
Một số sự kiện trong ngày 27 tháng 5:
Việt Nam
* Ngày 27-5-1936, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo phát động cuộc đấu tranh đòi thả tù chính trị Đại diện cho các tù nhân tạm giam tại nhà tù Côn Đảo, đồng chí Phạm Hùng đã trao cho bọn giám ngục yêu sách của cuộc đấu tranh đòi thực hiện "đại xá tù chính trị" mà Chính phủ nhân dân Pháp đã đề ra Cuộc đấu tranh đã tập hợp hơn một ngàn tù nhân tham gia và bất chấp mọi thủ đoạn khủng bố của kẻ thù Cuộc đấu tranh kéo dài và sau ba ngày tuyệt thực của tù nhân, bọn thực dân đã phải lùi bước Hơn 200 chiến sĩ Cách mạng đã lần lượt trở về đất liền Cuộc đấu tranh có tiếng vang lớn và nhận được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân cả nước cũng như của các lực lượng tiến bộ nước Pháp.
* Tại kỳ họp thứ 10 quốc hội khoá 1 ngày 27-5-1959 đã ra quyết định đưa nông thôn miền Bắc đi theo con đường hợp tác hoá nông nghiệp tiến lên chủ nghĩa xã hội.
(25)* Điều lệ phạt vi cảnh đã được Chính phủ ban hành ngày 27-5-1977 Điều lệ gồm 33 điều quy định những hành vi phạm pháp vi cảnh, quyền hạn phạt vi cảnh và quyền khiếu nại của người bị phạt.
* Từ ngày 27-5-1994, ngành điện lực nước ta bắt đầu vận hành đường dây tải điện 500 kilôvôn Bắc Nam Công suất truyền tải điện cao nhất đạt 630 mêgaóat, góp phần chấm dứt tình trạng thiếu điện trầm trọng ở miền Trung và miền Nam trước đây Về lâu dài, hệ thống tải điện 500 kilôvôn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác tối ưu các nhà máy điện trong cả nước và mở ra khả năng mới để hợp tác, trao đổi năng lượng trong tương lai với các nước láng giềng, nhất là các nước trong lưu vực sông Mê Công.
Thế giới
* Giaoaháclan Nêru (Neghru Jawaharlan) sinh năm 1889 và từ trần ngày 27-5-1964.
Ông là nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ - Gia nhập Đảng Quốc đại (năm 1912), là Tổng thư ký (năm 1929) rồi trở thành Chủ tịch của Đảng này Năm 1946, ông tham gia thành lập Chính phủ lâm thời Ấn Độ, giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Từ năm 1947, Ấn Độ tuyên bố độc lập, ông giữ chức Thủ tướng.
G.Nêru là một trong những người sáng lập "Phong trào không liên kết", là người bạn lớn thân thiết của nhân dân Việt Nam, đã ủng hộ chúng ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Một số sự kiện trong ngày 28 tháng 5: Việt Nam
* Vào ngày 28-5-1840 một trí tuệ, tài năng Việt Nam xứng đáng gọi là nhà bác học của dân tộc: Phan Huy Chú - đã qua đời.
Ông quê ở Hà Tĩnh Mặc dù chỉ đỗ hai lần tú tài, thực học, thực tài của ông vẫn được khẳng định Năm 1821, Minh Mệnh cho mời ông vào Huế giữ chức Biên tu Hàn lâm viện Sau đó ông được cử đi sứ sang Trung Quốc Năm 1828, làm Phủ thừa tỉnh Thừa Thiên, rồi thăng Hiệp trấn Quảng Nam Sau lại đi sứ sang Trung Quốc và lúc về bị cách chức Nhưng sau khi đi phục vụ một số đoàn Inđônêxia về ông được cử làm chức Tư vụ Bộ công, nhưng đã ngán cảnh quan trường, ông vin cớ đau yếu xin về dạy học cho đến lúc mất
Đứng về phương diện văn hoá, Phan Huy Chú có những cống hiến rất lớn ông đã để lại một loạt các tác phẩm: Hoàng Việt dư trí, Hải trình chí lược, Lịch đại điển yếu thông, Dương trình ký kiến Đặc biệt bộ Lịch triều hiến chương loại chí đã nâng ông lên hàng nhà bác học Cho mãi đến nay giới học thuật vẫn khen ngợi đó là công trình bách khoa.
* Cao Xuân Huy, giáo sư chuyên về lịch sử tư tưởng triết học Phương Đông sinh ngày 28-5-1900 tại Diễn Châu, Nghệ An.
Ông xuất thân trong một gia đình nho học và làm quan nên từ bé đã hiếu học Năm 1925 tốt nghiệp trường cao đẳng sư phạm Hà Nội sau đó đi dạy học ở Sài Gòn, Huế và chuyên nghiên cứu triết học Sau Cách mạng Tháng Tám, ông làm hiệu trưởng trường trung học Nguyễn Xuân Ôn ở Nghệ An Từ 1949-1959 ông phụ trách giảng dạy triết học cổ đại Phương Đông trong các trường ở vùng kháng chiến và các trường đại học ở Hà Nội Năm 1958, ông được phong giáo sư, rồi Trưởng ban Văn học cổ đại Việt Nam, làm giáo sư chính lớp đại học Hán Nôm ở Hà Nội Sau đó tiếp tục dạy các lớp chuyên tu sau đại học; đã đào tạo được một thế hệ trẻ có khả năng nghiên cứu Cổ học nước nhà.
Ông đã để lại cho đời một số giáo trình cổ đại xuất sắc về Kinh dịch, Luận ngữ, Mạnh tử, Bách gia chư tử. Ông mất ngày 22-10-1983.
* Hơn 200 công nhân xưởng sửa chữa ôtô Avia (Hà Nội) đã bãi công dưới sự lãnh đạo của đồng chí Ngô Gia Tự và Công hội nhà máy vào ngày 28-5-1929, họ đòi chủ xưởng tăng lương, không đánh đập, không đuổi công nhân đã tham gia bãi công.
Cuộc bãi công nhận được sự ủng hộ của công nhân các nhà máy diêm, nhà máy điện, nhà máy in (ở Hà Nội), nhà máy sợi Nam Định, nhà máy than ở Mạo Khê, nhà máy Carông, nhà máy chai (ở Hải Phòng) và của nông dân Thái Bình, Nam Định Đến ngày 10-6-1929, cuộc bãi công của công nhân xưởng Avia kết thúc thắng lợi.
* Ngày 28-5-1946, theo sáng kiến của Hồ Chủ tịch, Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam gọi tắt là Liên Việt được thành lập để mở rộng khối đoàn kết toàn dân, bắt tay với các đảng phái chính trị và các nhân sĩ dân chủ và thân sĩ yêu nước.
(26)* Sau Cách mạng Tháng Tám, để bảo vệ chính quyền nhân dân - Quân đội quốc gia Việt Nam đã từng bước ổn định và củng cố Đồng chí Võ Nguyên Giáp được giao nhiệm vụ là Tổng chỉ huy.
Ngày 28-5-1948 tại một địa điểm thuộc khu căn cứ địa Việt Bắc đã diễn ra lễ thụ phong Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp Thay mặt chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh xúc động tuyên bố trước bàn thờ Tổ quốc: "Nhân danh Chủ tịch nước VNDCCH trao cho chú chức vụ Đại tướng để chú điều binh khiển tướng làm tròn sứ mệnh mà quốc dân giao phó" Buổi lễ giản dị mà trang nghiêm Cũng trong dịp này một số vị lãnh đạo quân sự khác cũng được thụ phong cấp tướng như: Trung tướng Nguyễn Bình và các Thiếu tướng: Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Chu Văn Tấn, Văn Tiến Dũng, Lê Hiến Mai, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình.
Cùng quân đội anh hùng, các tướng lãnh đầu tiên ấy đã xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân. * Ngày 28-5-1981, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam và ngành lịch sử quân sự nước ta được thành lập.
Từ khi thành lập, Viện đã tập trung vào nhiệm vụ tổng kết chiến tranh, viết lịch sử hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nghệ thuật quân sự Từ năm 1992, Viện đã thực hiện được những công trình cấp nhà nước.
Các quân khu, quân chủng, binh chủng, quân đoàn, các học viện, nhà trường và hầu hết các tỉnh, thành phố đã có lịch sử địa phương và đơn vị Toàn quân đã biên soạn được lịch sử hơn 800 trận đánh.
Viện Lịch sử quân sự còn được giao trách nhiệm làm trung tâm đào tạo sau đại học về lịch sử quân sự, chủ trì biện soạn giáo trinh thống nhất ba cấp về lịch sử quân sự cho các học viện, nhà trường trong quân đội.
Một số sự kiện trong ngày 29 tháng 5: Việt Nam
* Báo L'Avant Gardel (Tiền phong) - cơ quan của lao động và nhân dân Đông Dương đã ra số đầu tiên tại Sài Gòn ngày 29-5-1937.
Báo in bằng tiếng Pháp, xuất bản không định kỳ và thực tế là cơ quan Trung ương Đảng xuất bản công khai do đồng chí Hà Huy Tập trực tiếp chỉ đạo, Nguyễn Văn Nguyễn làm thư ký toà soạn
* 29-5-1955, chính quyền và đồng bào phật tử thủ đô đã hoàn thành khôi phục chùa Một Cột, một di tích lịch sử văn hoá đã bị địch dùng mìn phá huỷ trước khi rút khỏi Hà Nội
Chùa Một Cột được xây dựng từ năm 1049 thời nhà Lý Toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá cao 20m trông như một bông hoa sen Đây là một công trình tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam, thu hút nhiều khách nước ngoài đến xem
* Ngày này 29-5-1956, Hồ Chủ tịch đã nói chuyện tại Hội nghị cán bộ làm công tác sửa sai trong cải cách ruộng đất ở ngoại thành Hà Nội.
Người nói:
"Tôi thay mặt trung ương Đảng và Chính phủ khen ngợi cán bộ và nhân dân các xã ngoại thành Hà Nội đã làm công tác bước hai đạt kết quả khá Vừa làm tốt việc sửa sai, ngoại thành Hà Nội cần đẩy mạnh thi đua sản xuất thực hành tiết kiệm, ra sức củng cố các tổ chức quần chúng và thi đua làm nghĩa vụ lương thực cho Nhà nước
Để làm tốt những nhiệm vụ trên, các cán bộ sửa sai phải gương mẫu, tránh bao biện làm thay, cán bộ địa phương thì phải cố gằng học tập, không nên ỷ lại vào cán bộ sửa sai"
* Đồng chí Hoàng Quốc Việt sinh ngày 29-5-1905, và qua đời năm 1992 tại Hà Nội, quê ở Đáp Cầu, Bắc Ninh. Đồng chí Hoàng Quốc Việt tên thật là Hạ Bá Cang, tham gia Cách mạng năm 20 tuổi Trước Cách mạng Tháng Tám, đồng chí bị địch bắt giam tại nhà tù Hoả Lò (Hà Nội) và bị đày đi Côn Đảo Trong gần 70 năm hoạt động, đồng chí đã từng giữ nhiều trọng trách: Uỷ viên bộ chính trị Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Công đoàn, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đồng chí Hoàng Quốc Việt là một nhà Cách mạng được nhân dân kính trọng và yêu mến
Thế giới
* Lêôhác Âylơ (Leonhard Euler) đã dùng ký hiệu "Pi" vào toán học lần đầu tiên vào ngày 29-5-1736 Ông là nhà toán học nổi tiếng của nước Thụy Sĩ, sinh ngày 15-4-1707 và từ trần ngày 18-9-1783 Âylơ có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến tất cả các ngành toán học đương thời Tác phẩm "Chuyên luận đầy đủ về cơ học" đã áp dụng vào giải tích học và sự chuyển động (năm 1736) Ông còn nêu lên Thuyết chuyển động của các hành tinh và sao chổi
(27)khúc.Vì vậy Anbênít có vị trí trong hàng ngũ các nhạc sỹ lớn của thế giới ở cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX và trở thành mẫu mực noi theo của các thế hệ nhạc sỹ trẻ Tây Ban Nha.
Một số sự kiện trong ngày 30 tháng 5: Việt Nam
* Nhà văn, nhà nghiên cứu, dịch giả Phan Kế Bính sinh năm 1875, mất ngày 30-5-1921 Ông quê tại Hà Nội. Năm 1906 ông đỗ cử nhân, không ra làm quan, sống với nghề dạy học Ông viết báo từ năm 1907, phụ trách phần Hán trong Đăng Cổ Tùng báo Rồi lần lượt cộng tác với các báo Đông Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn.
Ông đã có nhiều tác phẩm có giá trị như Nam Hải dị nhân, Hưng Đạo đại vương truyện, Việt Nam phong tục, Việt Hán văn khảo Ông cũng là dịch giả các truyện Tam Quốc chí, Đại Nam điển lễ toát yếu, Việt Nam khai quốc chí truyện.
* Ngày 30-5-1946, nhân dân thủ đô Hà Nội thay mặt cho cả nước mít tinh tiễn Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm Pháp với tư cách là thượng khách của chính phủ Pháp Trước khi lên đường, Hồ Chủ tịch đã nói chuyện với đồng bào cả nước mục đích chuyến đi và 4 điều cần làm để giúp cho cuộc ngoại giao thắng lợi Đó là:
1 Đoàn kết chặt chẽ, tránh cho cuộc chia rẽ 2 Ra sức cần kiệm cho khỏi nạn đói khổ.
3 Ra sức gìn giữ trật tự, tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh của Chính phủ 4 Đối với kiều dân hữu bang phải tử tế, ôn hoà.
Đồng thời người còn gửi tới đồng bào Nam Bộ một bức thư tâm huyết với lời khẳng định nổi tiếng: Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý kia không bao giờ thay đổi.
* Ngày 30-5-1946, báo "Sao vàng" (kế tục báo "Quân giải phóng") là cơ quan tuyên truyền, huấn luyện chiến sĩ của quân ủy hội, ra số đầu tiên.
Toà soạn báo "Sao vàng" ở nhà số 28 phố Triệu Quang Phục (nay là phố Hàng Bài) chủ bút là ông Trần Huy Liệu. Thế giới
* Vônte Phrăngxoa Mari aruee (Voltaire Francois Marie Arouet) văn sĩ, thi sĩ, kịch sĩ, sử gia, triết gia, và đại biểu xuất sắc của triết học thời kỳ Ánh sáng Pháp Sinh ngày 22-11-1694 ở Pari Ông tốt nghiệp đại học luật và làm việc ở toà án, sau chuyển sang viết văn Ông sáng tác nhiều thơ ca, truyện ngắn, sử thi, khảo luận lịch sử và triết học Năm 22 tuổi vì sáng tác những bài thơ châm biếm, ông bị bắt giam và trục xuất khỏi nước Pháp Khi về nước Vônte đã cho xuất bản tập "Những bức thư triết học" nổi tiếng Cuốn sách đả kích sự chuyên quyền của giáo hội, chính sách ngu dân và những tục lệ phong kiến lạc hậu.
Về chính trị, Vônte tuy chống lại sự độc đoán của chính quyền chuyên chế nhưng lại đặt hy vọng vào những vị vua sáng suốt thấm nhuần triết học Đối với nhân dân, ông bảo vệ tích cực những người bị áp bức nhưng không đồng ý bạo động Ông đả kích kịch liệt Giáo hội thiên chúa giáo nhưng lại tuyên bố "Nếu không có Thượng đế thì phải tạo ra Thượng đế".
Vônte đã có một vai trò to lớn trong việc truyền bá tư tưởng ánh sáng và có ảnh hưởng Cách mạng mạnh mẽ đối với những phần tử tư sản tiên tiến trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến.
Vônte mất ngày 30-5-1778.
* Ghêoocghi Valentinovich Plêkhanôp, nhà hoạt động nổi tiếng của phong trào công nhân Nga và quốc tế, là người đầu tiên tuyên truyền chủ nghĩa Mác vào nước Nga.
Ông sinh ngày 11-12-1856 Sau khi tốt nghiệp trung học, ông vào học trường sĩ quan lục quân Pêtecxbua, sau đó học ở Học viện Mỏ Ông gia nhập tổ chức "Dân tuý", từng về nông thôn hoạt động Cách mạng bị Chính phủ Nga hoàng truy bức, phải trốn ra nước ngoài Ở nước ngoài ông có điều kiện tiếp xúc với chủ nghĩa Mác và trở thành người Macxit đầu tiên của nước Nga Năm 1883 ông thành lập nhóm Macxit - nhóm "Giải phóng lao động" - để phổ biến chủ nghĩa Mác Ông còn dịch nhiều tác phẩm của Mác, ăngghen ra tiếng Nga và viết nhiều tác phẩm lý luận về chủ nghĩa Mác có giá trị.
Plêkhanôp từng thay mặt những người phát xít Nga tham gia đại hội thành lập Quốc tế II ở Pari Ông đứng trên lập trường Macxit, phê phán chủ nghĩa xét lại và trào lưu cơ hội chủ nghĩa khác trong phong trào công nhân quốc tế Ông không coi trọng đúng mức vai trò của giai cấp nông dân trong cách mạng Sai lầm đó là nguồn gốc đưa ông tới quan điểm Mensơvích về sau này.