Truy eän ngaén THƯA THẦY, EM KHÔNG ĐỒNG Ý NHƯ VẬY! Tiết thứ năm chiều thứ bảy, tôi định dành một vài phút làm quà cuối tuần đó là kể một câu chuyện cổ tích cho các em nghe. Thĩnh thoảng trong những tiết dạy cuối tuần tôi thường hay vậy, bởi đối với các em truyện cổ tích là một thế giới kì diệu giúp thư giản sau một tuần học tập. Vả lại, thường truyện cổ tích mang lại một ý nghĩa vùa chân thực, vừa cho một bài học sâu sắc và ý nghĩa rõ ràng dễ nhận thấy. Chiều nay tôi kể các em nghe câu chuyện: Sự tích về màu lông Quạ và Công. Những đôi mắt thơ ngây, im lặng lắng nghe tôi kể: ….Ngày xửa, ngày xưa, Quạ và Công là đôi bạn sống gần nhau và chưa có màu lông như bây giờ. Một hôm trong vùng có tổ chức một dạ tiệc của các loài chim, Quạ và Công cùng rủ đi dự. Trước khi đi, cả hai cùng rủ nhau vẽ cho nhau một bộ áo mới thật đẹp. Bắt đầu Quạ vẽ cho Công, vừa vẽ xong bộ áo mới cho Công thì cũng đã gần đến giờ vào tiệc. Quạ bèn vội vàng bảo công: Thôi hãy đổ mực lên mình tôi rồi đi cho kịp giờ. Nghe vậy Công liền làm theo ý Quạ và cả hai cùng đến dự tiệc. Chính vì vậy Công thì có một bộ lông đẹp và Quạ có bộ lông đen như ngày nay. Nghe xong, cả lớp mới ồ lên một tiếng như vừa biết một điều mới lạ. Và tôi hỏi: -Vậy em nào cho lớp biết câu chuyện ấy có ý nghĩa gì? Cả lớp đều giơ tay, tôi gọi một em, em ấy trả lời rằng: “Không nên vì tham ăn mà hấp tấp vội vả như con Quạ kia, hậu quả phải để lại trên mình một màu lông xấu xí, đen thui thủi, đúng là loài Quạ xấu xa, bẩn thỉu…”. Cả lớp đều vỗ tay tán thưởng. …Nhưng từ dưới lớp bỗng cất lên tiếng của Sơn Đen - Sơn Đen là tên của lớp đặt cho em, vì em thường bỏ học đi tát cá, bắn chim. Sơn sống với bà ngoại, đen đủi, đi học chỉ mặc độc một chiếc áo cũ sờn mốc đen, chỉ có mái tóc là hoe vàng, Sơn là một học sinh cá biệt của lớp, hễ trong lớp có việc gì bê bối thì đối tượng nghi vấn đầu tiên lớp nghĩ tới là Sơn. Em đứng phắt dậy chưa cần tôi cho phép. Sơn nói: -Thưa thầy em không đồng ý như vậy! Chính Quạ kia mới là người tốt, khi vẽ, Quạ sẵn sàng nhường công được vẽ trước, khi vẽ cho Công thì Quạ vẽ tỉ mỉ từng chi tiết nên Công mới có bộ lông đẹp như bây giờ, đến lượt mình được vẽ vì sợ trễ giờ của bạn nên chấp nhận chịu đổ mực lên mình. Như vậy, Quạ vừa là người khéo tay, vừa cẩn thận, vừa biết hy sinh cho bạn bè. Còn Công kia mới là kẻ xấu, nếu nghe quạ có nói đổ mực lên mình Quạ thì ít ra Công cũng phải biết chọn một màu nào đó cho dễ nhìn như màu xanh giống như màu lông của chim vẹt, hay màu vàng của lông chim vàng anh thì cũng dễ coi chứ ai lại cẩu thả đổ đại màu đen sì như vậy! Phải chăng Công vừa cẩu thả vừa thiếu suy nghĩ trong hành động của mình mà từ lâu bao giờ ta cũng nghĩ là Quạ thì lúc nào cũng xấu còn Công lúc nào cũng tốt. Vừa lúc ấy thì một hồi trống báo hiệu hết giờ. Tôi ra về mà trong lòng với nhiều trăn trở, từ thuở nhỏ sau khi nghe bà tôi kể câu chuyện này, tôi ghét cay ghét đắng Quạ, ghét đến mức trong xóm tụi nhỏ chúng tôi chơi đuổi bắt, chia làm hai phe Quạ và Công, đứng về phía phe Quạ chẳng đứa nào chịu. Và bây giờ tôi cảm thấy thương Sơn nhiều hơn. Chắc Sơn hay bỏ học cũng vì một lí do nào đó chứ phải đâu Sơn lười học. Tuần sau đến giờ học của lớp hôm ấy, tôi dành vài phút cuối để khen Sơn về những phát hiện lí thú của em.Tôi chốt lại vấn đề đó bằng mấy câu: “Kẻ tốt người xấu muốn đánh giá thì thông qua việc làm của họ”. Tan học, Sơn về cùng tôi, em nói: -Thầy ơi! Nhưng dù sao đi nữa Công vẫn là loại chim quí, có trong sách đỏ và được mọi người bảo vệ… Còn tôi, tôi nghĩ dù Quạ có xấu xí bẩn thỉu, nhưng cũng góp phần cải thiện môi trường… Sau buổi học hôm ấy, Sơn có phần tiến bộ hơn… Tháng 11.2010 Phan Mẫn . thường hay vậy, bởi đối với các em truyện cổ tích là một thế giới kì diệu giúp thư giản sau một tuần học tập. Vả lại, thường truyện cổ tích mang lại một ý nghĩa