Trước hết, trong những năm qua dù có bằng chuyên môn Lịch sử nhưng một số đồng chí chỉ được phân công dạy Ngữ văn hoặc một số môn khác; hay từ khi ra trường chỉ dạy một hai khối nhất địn[r]
Trang 1TRƯỜNG TH-THCS PHONG THẠNH A
CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG HỌC KỲ I, MÔN LỊCH SỬ
Người thực hiện: Trần Thới Hưng Trường TH-THCS Phong Thạnh A
I ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong những năm qua sự đóng góp của các đồng chí được sự tin tưởng của lãnh đạo phòng GD&ĐT trong công tác ra đề, nhất là đối với môn Lịch sử là rất lớn Nhiều đồng chí khi được phân công đã giành thời gian để tìm tòi, nghiên cứu nội dung chương trình của lớp được phân công và đã cho ra những đề hay từ hình thức đến nội dung Nhiều đề thể hiện sự phân hóa rất rõ, nhiều câu hỏi hay được thể hiện trong các
đề kiểm tra không chỉ được giáo viên mà học sinh cũng đồng tình, công sức ấy không phải không được ghi nhận Tuy nhiên trong việc thực hiện công việc mà chỉ có chê không có khen còn gặp nhiều vấn đề khá bức xúc
Trước hết, trong những năm qua dù có bằng chuyên môn Lịch sử nhưng một số đồng chí chỉ được phân công dạy Ngữ văn hoặc một số môn khác; hay từ khi ra trường chỉ dạy một hai khối nhất định nên việc chỉ định một số đồng chí không đúng chuyên môn, không đúng khối đang dạy tại trường đã gây khó khăn cho người ra đề trong việc nắm kiến thức trọng tâm của chương trình Điều này đã dẫn đến việc ra đề mang tính
chiếu lệ, làm cho xong, đôi khi còn là không đúng về cả nội dung kiến thức (Có thể đây là quan điểm của các cấp lãnh đạo khi phân công khác đi nhằm yêu cầu giáo viên giảng dạy phải nắm được chương trình hay hạn chế việc lộ đề…).
Giáo viên chưa có thói quen xây dựng ma trận đề kiểm tra, kĩ thuật xây dựng câu hỏi
có nhiều điểm chưa hợp lý (chủ yếu là câu hỏi nhớ mà chưa có những câu hỏi đi sâu vào bản chất sự kiện, giữa câu dẫn và phương án trả lời chưa thực sự phù hợp, các phương án nhiễu ít có giá trị trong việc tạo độ khó cho câu hỏi…) Câu hỏi vẫn thiên về kiểm tra kiến thức mà chưa đề cập tới việc rèn kĩ năng và thái độ Hơn nữa do nhiều công việc, hay khi đến làm ma trận hoặc ra đề không có sự chuẩn bị khiến cho người ra đề lúng túng Điều này dẫn đến việc không thể phản biện, không thể đi đến thống nhất được với đồng nghiệp, ai nói gì cũng gật cho dù đúng hay sai
Chuẩn đánh giá môn học đã được xây dựng, nhưng giáo viên chưa hiểu đầy đủ
về chuẩn nên ít tiếp cận nên còn lúng túng trong sử dụng, vận dụng, dễ rơi vào tình trạng đánh giá không chính xác Việc không nắm được kiến thức của bộ môn khiến không biết ra như thế nào cho phù hợp, cho đầy đủ Nên khi làm đề lên internet tìm kiếm, sao chép nguyên văn hay trích xuất từ phần mềm mà thường là các nội dung trong đó chỉ mang tính tham khảo, chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu về chuẩn kiến thức, yêu cầu về điểm số tương ứng với nội dung ra đề Việc tham khảo đề, hay chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm trên internet cũng cần thận trọng, bởi đôi khi trong
đó có cả nội dung sai cả về tư tưởng
Trang 2Nặng hơn là ý thức trách nhiệm chưa cao trong thực hiện nhiệm vụ, làm cho có, làm cho xong, ai sao mình vậy vô tình tự hạ thấp bản thân và hạ thấp môn học mà mình đang dạy
II NỘI DUNG:
Trên cơ sở những nhận thức ấy, trong chuyên đề này xin đưa ra một số đề xuất trong việc ra đề không chỉ kiểm tra học kỳ mà kể cả kiểm tra định kỳ, cụ thể như sau:
1 Thực hiện ra đề kiểm tra theo đúng quy trình
- Đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế đề có ý nghĩa khẳng định chất lượng bài kiểm tra đạt được độ tin cậy, tính giá trị Bởi vì, trước khi ra đề, điều đầu tiên giáo viên phải xác định mục đích kiểm tra định đánh giá cái gì? đánh giá nội dung nào? cũng như mức độ nhận thức của mục tiêu môn học cần kiểm tra, đánh giá của mỗi đề, thời gian làm bài Trên cơ sở đó, giáo viên lựa chọn phương pháp kiểm tra theo các mức độ nhận thức cần đạt, số câu hỏi trong mỗi đề kiểm tra Đối với đề kiểm tra miệng, 15 phút có thể tự luận hay trắc nghiệm hoàn toàn hoặc kết hợp câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, song đối với đề kiểm tra 45 phút định kỳ, kiểm tra học kỳ thì nhất thiết phải soạn kết hợp câu hỏi trắc nghiệm và tự luận
- Coi trọng việc xây dựng ma trận cho đề kiểm tra Ma trận đề chính là bản kế hoạch cho đề kiểm tra, qua đó đánh giá đề có đảm bảo chất lượng (độ tin cậy, tính giá trị) Hiện nay, giáo viên chủ yếu xây dựng đề dựa trên kinh nghiệm, chưa có thói quen xây dựng ma trận đề hoặc thực hiện yêu cầu thiết kế đề lại làm ngược quy trình, soạn
đề xong mới xây dựng ma trận, làm cho độ tin cậy và tính giá trị của đề không cao, tác động chưa tốt đến chất lượng của đề kiểm tra Xây dựng ma trận đề, đảm bảo cho đề kiểm tra mang tính khoa học thực sự
- Đảm bảo chất lượng đề kiểm tra Để đảm bảo chất lượng đề phải coi trọng việc thử nghiệm đề, duyệt lại đề trước khi tiến hành kiểm tra
2 Công tác chuẩn bị và một số lưu ý khi thực hiện:
- Có sự chuẩn bị chu đáo từ khi được phân công nhiệm vụ, bởi sự chuẩn bị này giúp người ra đề tiếp cận nguồn tài liệu ngay khi ở nhà, có nhiều hơn thời gian để nghiên cứu, xác định kiến thức trọng tâm
- Thống nhất với đồng nghiệp trước các nội dung từ ma trận, cấu trúc, hướng ra
đề Việc tập trung tại Phòng GD chỉ còn là việc thống nhất lần cuối cùng và chỉnh sửa nếu có
- Nghiên cứu kỹ càng nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức
kỹ năng, hướng dẫn giảm tải của các chương, bài để lựa chọn kiến thức
- Nhất thiết phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng về nội dung để ra đề ; trên cơ
sở đó bản thân giáo viên trong quá trình giảng dạy dù tham khảo các thông tin khác nhau nhưng nội dung cơ bản vẫn phải bám vào chuẩn
3 Đề xuất cấu trúc và đề cương tham khảo: Bên cạnh các nội dung có câu
hỏi trắc nghiệm có thể sử dụng một số câu tự luận như sau (đề nghị các đồng chí thống nhất để xây dựng thành cấu trúc):
LỊCH SỬ 6:
Câu 1 : Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử ?
Trang 3Câu 2 : Người xưa đã tính thời gian như thế nào? Theo em có mấy cách làm ra lịch? Nêu những cách đó?
Câu 3: Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã?
Câu 4: Vì sao các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành trên lưu vực các con sông lớn ?
Câu 5: Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào ?
Câu 6: So sánh sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây? Câu 7: Người Hy Lạp, Rô- ma đã có những đóng góp gì về văn hóa ?
Câu 8: Điểm khác nhau giữa người tinh khôn và người tối cổ thời nguyên thủy? Câu 9: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Câu 10: Bộ máy Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào? Em có nhận xét về tổ chức của Nhà nước đầu tiên này ?
LỊCH SỬ 7:
Câu 1:Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành như thế nào?
Câu 2: Những thành tựu lớn về văn hóa và khoa học kỹ thuật của người Trung Quốc thời phong kiến ?
Câu 3: So sánh sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến Phương Đông
và Phương Tây ?
Câu 4: Nhà Lý thành lập trong hoàn cảnh nào, vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy thời Lý ? Câu 5: Em hiểu như thế nào về chính sách “ngụ binh ư nông”?
Câu 6: Trình bày kết quả và ý nghĩa cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt?
Câu 7: Nêu cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt ?
Câu 8: Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (TK XIII) ?
Câu 9: Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly ? Tác dụng, ý nghĩa của cuộc cải cách đó?
LỊCH SỬ 8:
Câu 1: Kể tên các cuộc cách mạng tư sản đã được học ở các thế kỉ XVI, XVII, XVIII?
Câu 2: Sự thành lập nước Mỹ.Vì sao cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ được coi là cách mạng tư sản ?
Câu 3: Cách mạng công nghiệp đã dẫn đến những chuyển biến như thế nào về kinh tế, xã hội?
Câu 4: Vì sao Đông Nam Á trở thành đối tượng nhòm ngó, xâm lược của các nước tư bản phương Tây?
Câu 5: Trình bày diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? Câu 6: Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)? Em có suy nghĩ gì từ những hậu quả của cuộc chiến này? Câu 7: Vì sao không phải một mà nhiều nước đế quốc cùng xâu xé Trung Quốc vào cuối thế kỉ XIX?
Câu 8: Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Mười Nga?
Câu 9: Cách mạng công nghiệp đã dẫn đến những chuyển biến như thế nào về kinh tế, xã hội?
LỊCH SỬ 9:
Trang 4Câu 1: Trình bày những thành tựu cơ bản trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô
từ 1945 đến nửa đầu những năm 70?
Câu 2: Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu và Liên Xô?
Câu 3: Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN? Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN? Lập bảng các nước ASEAN
Câu 4: Sau CTTG II, nền kinh tế Nhật phát triển như thế nào? Phân tích nguyên nhân của sự phát triển đó?
Câu 5: Trình bày nguồn gốc, nội dung và những thành tựu của cuộc cách mạng KHKT
từ sau CTTG II? Ý nghĩa, tác động của cách mạng KHKT?
Câu 6: Nguyên nhân nào dẫn đến sự liên kết khu vực các nước Tây Âu? Sự liên kết khu vực ở các nước Tây Âu diễn ra như thế nào?
Câu 7: Sau CTTG II, nền kinh tế Mĩ phát triển như thế nào? Phân tích nguyên nhân của sự phát triển đó ? Kể tên các thành tựu mà Mĩ đạt được ?
Câu 8 : Nguyên nhân dẫn đến cách mạng khoa học - kĩ thuật? Cho đến nay thế giới đã trải qua mấy cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật? Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật tạo thời cơ và thách thức đối với Việt Nam ra sao?
III KẾT LUẬN:
Với hệ thống câu hỏi đề cương ôn tập học kì I môn Lịch sử như trên đã tương đối bám sát cấu trúc các bài đã cho Vì vậy để học sinh làm bài tốt ngoài việc cho học sinh tự soạn đề cương, học thuộc đề cương để làm các câu hỏi tự luận, giáo viên nên hướng dẫn cho các em đọc kỹ các bài trong cấu trúc để trả lời tốt các câu hỏi trắc nghiệm Nếu các em ôn tập kĩ theo cấu trúc và đề cương thì sẽ đạt kết quả cao trong việc làm bài kiểm tra
Có thể chuyên đề cũng còn nhiều sơ xuất rất mong ý kiến đóng góp thêm của quí thầy cô có tham gia biên soạn đề kiểm tra học kì I vừa qua Trân trọng cảm ơn./