Giáo viên: Tô Vũ Tuấn Anh BÀI 21. NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 – 1950) Đề 1. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ ngày 19/12/1946 trong hoàn cảnh như thế nào? - Đảng, Chính phủ và nhân dân ta muốn hoà bình nên đã nhân nhượng kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ 6/3 và Tạm ước 14/9. Chấp hành chủ trương của Chính phủ, nhân dân ta kiên trì đấu tranh giữ vững hoà bình, tranh thủ thời gian để chuẩn bị lực lượng, đề phòng khả năng bất trắc phải kháng chiến chống Pháp lâu dài. - Chính phủ Pháp không thành thật trong việc kí Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946 với Việt Nam, nên kí xong lại tìm cách phá hoại, đẩy mạnh việc chuẩn bị xâm lược nước ta một lần nữa. + Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tiến đánh các vùng tự do của ta. + Ở Bắc Bộ và Trung Bộ, hạ tuần tháng 11/1946, thực dân Pháp khiêu khích, tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn. Tháng 12/1946, chúng chiếm đóng trái phép ở Đà Nẵng, Hải Dương, đưa thêm viện binh đến Hải Phòng. + Ở Hà Nội, tình hình nghiêm trọng hơn. Trong các ngày 15 và 16/12, quân Pháp bắn súng, ném lựu đạn ở nhiều nơi: đốt Nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, chiếm đóng cơ quan Bộ Tài chính và Bộ Giao thông công chính. Chúng còn cho xe phá các công sự của ta ở phố Lò Đúc, gây ra những vụ tàn sát đẫm máu ở phố Hàng Bún, phố Yên Ninh, đầu cầu Long Biên, khu Cửa Đông… Trắng trợn hơn, trong các ngày 18 và 19/12/1946, tướng Moóclie gửi tối hậu thư đòi ta phá bỏ mọi công sự và chướng ngại trên các đường phố, giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để quân Pháp làm nhiệm vụ giữ trật tự ở Hà Nội. Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận thì chậm nhất là vào sáng 20/12/1946, quân Pháp sẽ chuyển sang hành động! - Trước hành động ngang ngược của thực dân Pháp, nhân dân ta chỉ có một con đường: cầm vũ khí kháng chiến chống thực Pháp xâm lược để bảo vệ nền độc lập, tự do. - Tình thế khẩn cấp đã buộc Đảng, Chính phủ ta phải có quyết định kịp thời. Ngày 12/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến. Ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị bất thường mở rộng Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Vạn Phúc (Hà Đông) dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã quyết định phát động cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. - Tối 19/12/1946, thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, phát động cả nước đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp. Lời kêu gọi của Người là tiếng gọi của non sông, là mệnh lệnh tiến công cách mạng, giục giã, soi đường cho nhân dân ta đứng lên đánh giặc, cứu nước. 1946 – 1950 (1) Giáo viên: Tô Vũ Tuấn Anh Đề 2. Phân tích nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta. - Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được thể hiện thông qua các văn kiện: Bản chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946) và được giải thích cụ thể trong cuốn Kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh (9/1947). Đó là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. - Kháng chiến toàn dân: toàn dân kháng chiến, toàn dân đánh giặc, trong đó lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Đường lối này xuất phát từ truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta; từ mục đích của cuộc kháng chiến là vì độc lập dân tộc, vì tự do dân chủ của nhân dân; từ quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của chủ nghĩa Mác – Lênin; từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và từ chủ trương “kháng chiến toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh”. Muốn phát huy sức mạnh của toàn dân kháng chiến phải đánh lâu dài, muốn có lực lượng đánh lâu dài phải huy động lực lượng toàn dân. Có lực lượng toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh. - Kháng chiến toàn diện: kháng chiến trên tất cả các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao. Sở dĩ phải kháng chiến toàn diện vì địch đánh ta toàn diện, ta cũng phải chống chúng toàn diện. Đồng thời, ta vừa “kháng chiến” vừa “kiến quốc”, tức là xây dựng chế độ mới nên phải xây dựng toàn diện. Mặt khác, thông qua những hình thức của cuộc kháng chiến toàn diện mới tạo điều kiện cho toàn dân tham gia kháng chiến tuỳ theo khả năng của mình. - Kháng chiến trường kì: đánh lâu dài. Đây là một chủ trương sáng suốt của Đảng dựa trên sự vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh của nước ta một cách khoa học; đồng thời, kế thừa, phát huy truyền thống của dân tộc “lấy yếu chống mạnh”, “lấy chính nghĩa thắng hung tàn”… Mặt khác, lúc mở đầu chiến tranh, địch mạnh hơn ta rất nhiều về quân sự. Chúng có cả một đội quân nhà nghề, trang bị hiện đại, vũ khí tối tân, lại có các đế quốc khác giúp đỡ. Âm mưu của chúng là đánh nhanh thắng nhanh để kết thúc chiến tranh. Ngược lại, quân đội ta còn non trẻ, vũ khí thô sơ. Ta đánh lâu dài để vừa đánh, vừa tiêu hao dần lực lượng của địch, phát triển dần lực lượng của ta, đợi đến khi ta mạnh hơn địch mới đánh bại được chúng. - Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: kháng chiến dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. Đảng ta đề ra chủ trương này vì hiểu rõ mối quan hệ giữa các yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó yếu tố chủ quan giữ vai trò quyết định nhất. “Tự lực cánh sinh” sẽ phát huy tiềm năng vốn có của cả dân tộc. Tranh thủ sự ủng hộ quốc tế nhưng ta không ỷ lại vào sự giúp đỡ đó. “Lấy sức ta mà giải phóng cho ta” là quan điểm xuyên suốt trong tiến trình cách mạng của nhân dân ta do Đảng lãnh đạo. Đây là con đường duy nhất đúng để phát huy tiềm năng vốn 1946 – 1950 (1) Giáo viên: Tô Vũ Tuấn Anh có của dân tộc: truyền thống yêu nước, tinh thần tự lực tự cường… Sức mạnh nội sinh một khi được khơi dậy thì sự giúp đỡ của bên ngoài mới được phát huy. Hơn nữa, chỉ khi biết dựa vào chính mình thì mới không trông chờ, ỷ lại. - Đường lối kháng chiến trên của Đảng nhằm phát huy sức mạnh toàn dân, toàn diện của dân tộc, khắc phục những nhược điểm về vật chất, kỹ thuật, vừa đánh vừa bồi dưỡng sức dân, làm cho ta càng đánh càng mạnh để cuối cùng giành thắng lợi hoàn toàn. - Đường lối kháng chiến của Đảng ngày càng phát triển hoàn chỉnh hơn trong quá trình kháng chiến, nhất là qua Đại hội lần thứ II (1951) và qua các Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng trong những năm cuối của cuộc kháng chiến. - Đường lối kháng chiến đó được thể hiện một cách phong phú, sinh động trong thực tiễn kháng chiến của quân và dân ta trên tất cả các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá,… - Đường lối kháng chiến của Đảng là ngọn cờ để đoàn kết toàn Đảng, toàn dân; động viên cao nhất sức mạnh của toàn dân đánh thắng kẻ thù xâm lược. Đề 3. Phân tích tính chất chính nghĩa và tính nhân dân của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng. • Tính chính nghĩa: - Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Bản Tuyên ngôn khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và thật sự đã trở thành một nước tự do, độc lập”. - Ngày 23/9/1945, Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ. Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp đề ra kế hoạch tiến quân ra Bắc nhằm thôn tính cả nước ta. - Trước âm mưu và hành động trở lại xâm lược nước ta của thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ ta chủ trương hoà hoãn, nhân nhượng Pháp với việc kí Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946. Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước, ta thực hiện đúng những điều đã kí nhưng thực dân Pháp cứ lấn tới và cuối cùng, chúng ngang nhiên xé bỏ Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước. Trước tình thế đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. - Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập dân tộc mà ta đã giành được trong Cách mạng tháng Tám. Đây là cuộc kháng chiến hoàn toàn chính nghĩa. Nhờ yếu tố chính nghĩa, trong quá trình kháng chiến nhân dân ta đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới, đặc biệt là nhân dân Pháp. - Cũng xuất phát từ tính chính nghĩa nên ta chủ trương kháng chiến lâu dài để chống lại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. Cuối cùng, ta đã giành thắng lợi hoàn toàn. • Tính nhân dân: 1946 – 1950 (1) Giáo viên: Tô Vũ Tuấn Anh - Trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng ta chủ trương kháng chiến toàn dân; từ đó đã tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia kháng chiến và phục vụ kháng chiến. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc…”. Đáp lời kêu gọi ấy, toàn thể nhân dân cùng đứng lên kháng chiến. - Ta tiến hành kháng chiến toàn diện chống Pháp trên tất cả các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao. Thông qua những hình thức của cuộc kháng chiến toàn diện, Đảng ta huy động toàn dân tham gia kháng chiến tuỳ theo khả năng của mình – “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống Pháp cứu nước”. - Nhờ tính nhân dân trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng, ta đã đánh bại âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt, dùng chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực dân Pháp. Đề 4. Từ sau khi rút khỏi đô thị đến trước chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947, quân dân ta đã làm gì để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài? - Sau khi rút khỏi Hà Nội, để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta đã thực hiện di chuyển các cơ quan, kho tàng lên căn cứ địa Việt Bắc. Trong vòng 3 tháng đầu của cuộc kháng chiến, ta đã vận chuyển hàng vạn tấn máy móc và dụng cụ sản xuất, hàng vạn tấn nguyên vật liệu về chiến khu để tiếp tục sản xuất phục vụ nhu cầu cuộc kháng chiến. Riêng ở Bắc Bộ, gần 2/3 máy móc được chuyển lên căn cứ Việt Bắc. - Nhân dân các đô thị nhanh chóng tản cư ra các vùng hậu phương và tiến hành phá hoại nhà cửa, đường sá, cầu cống để không cho địch sử dụng, thực hiện khẩu hiệu “Vườn không nhà trống”, “Tản cư cũng là kháng chiến”, “Phá hoại để kháng chiến”… - Đảng, Chính phủ lãnh đạo và tổ chức nhân dân cả nước xây dựng lực lượng kháng chiến về mọi mặt: + Về chính trị, Chính phủ quyết định chia cả nước thành 14 khu hành chính. Các Uỷ ban hành chính chuyển thành Uỷ ban kháng chiến hành chính để thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc. Mặt trận dân tộc thống nhất được mở rộng, thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt). + Về kinh tế, Chính phủ đề ra các chính sách nhằm duy trì và phát triển sản xuất, trước hết là sản xuất lương thực. Sản lượng lúa năm 1947 đạt 2189000 tấn (năm 1946 đạt dưới 2 triệu tấn). Nha Tiếp tế được thành lập, có nhiệm vụ thu mua, dự trữ và phân phối, đảm bảo nhu cầu ăn, mặc cho nhân dân và quân đội. + Về quân sự, Chính phủ quy định mọi người dân từ 18 đến 45 tuổi được tuyển chọn tham gia các lực lượng chiến đấu. Lực lượng vũ trang các cấp không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị. + Về văn hoá, phong trào bình dân học vụ tiếp tục được duy trì và phát triển. Trường phổ thông các cấp được xây dựng. Việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được chú trọng. 1946 – 1950 (1) . đạn ở nhiều nơi: đốt Nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, chiếm đóng cơ quan Bộ Tài chính và Bộ Giao thông công chính. Chúng còn cho xe phá các công sự của. của mình. - Kháng chiến trường kì: đánh lâu dài. Đây là một chủ trương sáng su t của Đảng dựa trên sự vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh của nước