1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tài liệu thi cao học môn triết học mác lênin

55 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 317,5 KB

Nội dung

Ngược lại, phương pháp siêuhình xem xét sự vật hiện tượng trong sự tác rời không vận động, không phát triển.Cuộc đấu tranh giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình cũng làmột

Trang 1

Tài liệu thi cao học

môn Triết học Mác – Lênin

Trang 2

Câu 1: Vấn đề cơ bản của triết học

1 Đặt vấn đề:

Triết học xuất hiện từ khi con người có sự phân công lao động Khi đó cácngành khoa học còn nằm trong triết học gọi là triết học tự nhiên Sau nhiều thế kỷchúng mới phát triển thành các ngành khoa học độc lập với triết học

Khái niệm triết học dù ở phương Tây hay phương Đông, dù biến đổi tronglịch sử như thế nào đều bao gồm hai yếu tố:

- Yếu tố nhận thức: Sự hiểu biết của con người về vũ trụ và con người giải

thích hiện thực bằng tư duy

- Yếu tố nhận định: Đánh giá về mặt đạo lý để có thái độ và hành động.

Theo quan điểm Mác xít, triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội,

là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức, của thái

độ con người đối với thế giới; là quy luật của những quy luật chung nhất của tựnhiên, xã hội và tư duy Với tính cách là một hình thái ý thức quan trọng nhất và

cổ xưa nhất Vai trò của triết học ngày càng tăng lên với sự phát triển tri thức củanhân loại

Trong sự phát triển của mình Triết học dần dần hình thành các trường pháikhác nhau cùng giải quyết một vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức,giữa tồn tại và tư duy, giữa tự nhiên và tinh thần, cái nào có trước, cái nào có sau

Đó chính là vấn đề cơ bản của triết học, không có một trường phái triết học nào lạikhông giải quyết vấn đề này, vì việc giải quyết nó sẽ chi phối việc giải quyết cácvấn đề khác của triết học Nó là điểm xuất phát của mọi tư tưởng, mọi quan điểmcủa mọi hệ thống triết học trong lịch sử

2 Vấn đề cơ bản của triết học: Gồm hai mặt là bản thể luận và nhận thức

luận

2.1 Bản thể luận: Trả lời câu hỏi giữa vật chất và ý thức cái nào có trước,

cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào Việc trả lời câu hỏi này cho chúng tabiết lập trường triết học của người nói và duy vật, duy tâm hay nhị nguyên

Trang 3

* Trường phái triết học duy vật cho rằng vật chất có trước ý thức, vật chất tồntại khách quan, độc lập với ý thức và quyết định ý thức, ý thức phản ánh thế giớikhách quan vào bộ óc người.

Trong LSTH có khá nhiều loại hình chủ nghĩa duy vật khác nhau:

* Chủ nghĩa duy vật cổ dại Hy Lạp - La Mã với những đại diện nổi tiếng từhơn 2000 năm, nhiều trường phái hiện nay đã được bắt nguồn từ trường phái triếthọc này Chủ nghĩa duy vật trực quan thô sơ mộc mạc dựa trên những quan sáttrực tiếp

- Đêmôcrit: Học thuyết về nguyên tử cho rằng nguyên tử là thành phần nhỏ bénhất của vật chất

- Hêraclit: Ông được coi là nhà biện chứng vĩ đại thời cổ đại

- Epi quya: Người phát triển học thuyết nguyên tử Ba đại diện này đã tạothành đường lối triết học Đêmôcrit trong triết học cổ đại

* Chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII: Là chủ nghĩa duy vật siêu hình.Thời trung cổ khoa học cũng như triết học không phát triển dưới sự kìm kẹp củanhà thờ

Chủ nghĩa duy vật siêu hình xem xét sự vật trong trạng thái tĩnh, không vậnđộng, không phát triển trong trạng thái cô lập, không liên quan đến các sự vật hiệntượng khác, nó đối lập với chủ nghĩa duy vật biện chứng

- Chủ nghĩa duy vật siêu hình có 3 trung tâm lớn là: Anh (với các đại diệnnhư: F.Bêcơn, T.Hopxơ, G.Lôcơ); Hà Lan (B.xpinoda); Pháp (Hênnntiuyt, Điđrô,Lemetri)

- Chủ nghĩa duy vật nhân bản: Lấy con người làm đối tượng nghiên cứuchính, là mục tiêu triết học phải phục vụ Trường phái sau này được Mác kế thừa

và phát triển

- Chủ nghĩa duy vật tầm thường: Khi giải thích về ý thức họ đã tầm thườnghoá quan điểm này ý thức là một dạng của vật chất như là gan và mật vậy (Mô tả

Lơ sốt và Bukhơme)

Trang 4

Trường phái triết học duy tâm (khách quan, chủ quan,duy ngã) thừa nhận tinhthần, ý thức là cái có trước, cái quyết định, vật chất là cái có sau -cái bị quyếtđịnh Chủ nghĩa duy tâm được thể hiện qua hai trào lưu chính:

+ Chủ nghĩa duy vật khách quan: coi tinh thần tư duy tồn tại độc lập, bênngoài con người (Platon, Hêghen)

+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: thừa nhận ý thức tồn tại trong trí óc của conngười (Beccơli, Hium, Fichtê) Chính tư duy, cảm giác của con người sinh ra sựvật Beccơli nói: "khi tôi không suy nghĩ vẫn còn người khác suy nghĩ Khi không

có ai suy nghĩ vẫn còn thượng đế suy nghĩ Thế giới không bao giờ mất đi" Ông

đã chuyển dần sang duy ngã

+ Duy ngã: chủ nghĩa duy tâm chủ quan được phát triển đến tột độ là chủnghĩa duy ngã "chỉ có tư duy của tôi" (Hium)

* Trường phái nhị nguyên luận: tư duy và tồn tại, vật chất và ý thức không cáinào có trước, không cái nào có sau, không cái nào quy đinkhj cái nào, chúng cùngsong song tồn tại với nhau

2.2 Mặt thứ hai: Nhận thức luận: trả lời câu hỏi con người có thể nhận thức

được thế giới hay không? Việc trả lời câu hỏi này cho chúng ta biết ai là ngườikhả tri và ai là người bất khả tri

+ Thuyết khả tri: cho rằng con người có thể nhận thức được thế giới

Các nhà triết học duy vật cho rằng: con người có khả năng nhận thức được thếgiới như nó tồn tại

Các nhà triết học duy tâm cho rằng: nhận thức được thế giới như sản phẩmcủa tinh thần

+ Thuyết khả tri: cho rằng con người không thể nhận thức được thế giới,không thể nhận ra đâu là duy vật, đâu là duy tâm Số người bất khả tri là nhỏ.Cantơ: Lúc là nhà duy vật, lúc là nhà duy tâm, lúc là bất khả tri

Hium: Con người không thể nhận biết được thế giới hoặc chưa nhận biết đượchiện tượng của sự vật

Hơcxli: Thừa nhận vật chất có ý thức, nhưng lại cho rằng con người khôngthể nhận biết được thế giới

Trang 5

3 Phương pháp nhận thức thế giới của triết học.

Triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tồn tại và tư duy, giúpcho việc nhận thức hoạt động và cải tạo thế giới, triết học Mác dựa vào nhữngthành quả của các khoa học cụ thể, nhưng nó không lấy phương pháp của cácngành khoa học cụ thể để làm phương pháp của mình Phương pháp nhận thứcchung nhất, đúng đắn nhất của triết học là phương pháp biện chứng duy vật, nóđối lập với duy tâm và siêu hình

Phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức sự vật hiện tượng trongmối liên hệ tác động qua lại, vận động và phát triển Ngược lại, phương pháp siêuhình xem xét sự vật hiện tượng trong sự tác rời không vận động, không phát triển.Cuộc đấu tranh giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình cũng làmột nội dung cơ bản của lịch sử triết học

Phương pháp biện chứng duy vật xuất hiện từ thời cổ đại, chỉ đến khi triết họcMác ra đời Phương pháp này mới thực sự trở thành phương pháp triết học khoahọc Phương pháp này giúp con người khả năng nhận thức đúng đắn khách quan

về giới tự nhiên, xã hội và tư duy, giúp cho con người đạt được hiệu quả tronghoạt động thực tiễn

Kết luận: Để đánh giá về các trường phái triết học khác nhau thì chúng ta phảitrả lời câu hỏi về tính bản thể luận và tính nhận thức luận

Câu 2: Phạm trù vật chất.

1 Đặt vấn đề:

Lịch sử triết học đã chia triết học làm hai trường phái: Chủ nghĩa duy vật vàchủ nghĩa duy tâm - vấn đề xuyên suốt trong quá trình phát triển của lịch sử triếthọc:

- Các trường phái của triết học đều đi đến thống nhất triết học có 2 bộ phậncấu thành và gồm 2 mặt: Vật chất và ý thức

- Chủ nghĩa duy vật cho rằng vật chất là cái có trước (tính thứ nhất), ý thức làcái có sau (tính thứ hai) vật chất quy định ý thức - vật chất là một trong nhữngphạm trù cơ bản, là nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng

2 Quan điểm của các nhà triết học duy vật trước Mác.

Trang 6

Quan niệm về vật chất của các nhà duy vật cổ đại: Khuynh hướng chung củacác nhà duy vật cổ đại là đi tìm một vật ban đầu nào đó và coi đó là yếu tố tạo ratất cả các sự vật, hiện tượng khác nhau của thế giới Tất cả đều bắt nguồn từ đó vàcũng tan biến trong đó.

Nhưng nói chung các nhà duy vật cổ đại hiểu vật chất dưới dạng cảm tính vàquy vật chất thành một vật cụ thể cố định, ví dụ:

- Triết học ấn Độ cổ đại - Phái Charơ và coi cơ sở đầu tiên là đất, nước, lửa vàkhông khí

- Triết học Hi Lạp cổ đại coi cơ sở đầu tiên của mọi tồn tại là nước

- Những nhà nguyên tử luận cổ đại có hai cơ sở tồn tại đó là nguyên tử vàtrống rỗng

Thuyết nguyên tử cổ đại là một bước phát triển của chủ nghĩa duy vật trêncon đường hình thành phạm trù vật chất triết học - cơ sở khoa học của nhận thứckhoa học sau này

* Thế kỷ XIX:

- Khoa học phát hiện ra nguyên tử các tư tưởng của Lơxíp, Đêmôcrít đã đượcGalilê, Đềcáctơ, Niutơn… khẳng định và phát triển, nhưng họ vẫn đồng nhất vậtchất với nguyên tử hoặc vật chất với một thuộc tính phổ biến của các vật thể đó làkhối lượng

* Cuối TK XIX đầu TK XX:

Trên thế giới đã diễn ra cuộc cách mạng khoa học tự nhiên, nó được đánh giábằng một loạt những phát minh quan trọng

- Rơnghen: Phát hiện ra tia X

- Béccơren: Phát hiện ra hiện tượng phóng xạ của một số nguyên tố hoá họcnặng

- Tômsơn: Phát hiện ra điện tử

- Hau phnam: Đã phát hiện ra điện tử tăng khi vận tốc nó tăng

Những phát minh đó là một bước tiến của loài người trong việc nhận thức vàlàm chủ giới tự nhiên, đem lại cho con người những hiểu biết mới sâu sắc về cấutrúc của thế giới vật chất

Trang 7

Tóm lại: Triết học duy vật trước Mác có những đóng góp và hạn chế.

Đóng góp: Vật chất được coi là thực thể cơ sở đầu tiên ban đầu của các sự

vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan đối lập với quan điểm của chủnghĩa duy vật coi ý thức là cái có trước

Hạn chế: Sự đồng nhất vật chất với các dạng cụ thể của vật chất với những

thuộc tính của vật chất làm căn cứ để chủ nghĩa duy tâm lợi dụng chống lại chủnghĩa duy vật bảo vệ chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy tâm cho rằng "Vật chất

là cái tiêu tan"

3 Định nghĩa vật chất của Lênin.

Trên cơ sở phân tích sâu sắc cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên và phêphán chủ nghĩa duy tâm triết học, ông đã viết tác phẩm "CNDT và chủ nghĩa kinhnghiệm phê phán" ông đã định nghĩa về vật chất như sau:

"Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đemlại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác"

Phân tích: Lênin dòi hỏi cần phải phân tích vật chất với tính cách là một

phạm trù triết học Nó chỉ tất cả những tác động vào ý thức của chúng ta giúp hiểubiết về sự vật, hiện tượng, chuyển biến từ dạng này sang dạng khác bằng khắcphục sai lầm của CNDT (vật chất có sau, ý thức có trước và quan điểm siêu hìnhcủa các nhà triết học duy vật trước Mác)

- Đấu tranh khắc phục triệt để tính chất trực quan siêu hình, máy móc vànhững biến tướng của nó trong quan niệm về vật chất của các nhà triết học tư sảnhiện đại Do đó DN này cũng đã giải quyết được sự khủng hoảng trong quan điểm

về vật chất của các nhà triết học về khoa học theo quan điểm của CNDV siêu hình

- Khẳng định thế giới vật chất khách quan là vô cùng vô tận, luôn vận động

và phát triển không ngừng nên đã có tác động cổ vũ, động viên các nhà khoa học

đi sâu nghiên cứu thế giới vật chất tìm ra những kết cấu mới, những thuộc tínhmới và những quy luật vận động của vật chất làm phong phú hơn kho tàng tri thứccủa nhân loại

Trang 8

Câu 3: Vật chất và vận động:

Khái niệm vận động: Không phải chỉ sự di chuyển nói chung trong khônggiam mà là sự biến đổi nói chung

- Định nghĩa: Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là một

phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, bao gồmtất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị tríđơn giản cho đến tư duy

1 Vận động là thuộc tính hữu cơ của vật chất.

Vận động là phương thức tồn tại của vật chất Là thuộc tính không tách rờicủa vật chất

Vật chất tồn tại bằng cách vận động và thông qua vận động mà biểu hiện sựtồn tại của mình, không thể có vật chất không có vận động và ngược lại

Vận động của vật chất là sự tự thân vận động, bởi vì tất cả các dạng vật chấtbao giờ cũng là một kết cấu bao gồm các yếu tố các mặt, các quá trình trong sự tácđộng qua lại dẫn đến sự biến đổi nói chung Vận động ở đây là sự tự vận động.Vận động là hình thức tồn tại của vật chất, thông qua vận động các dạng vậtchất mới được bộc lộ - các dạng vật chất được nhận thức thông qua vận động.Vật chất không do ai sáng tạo ra và nó không thể bị tiêu diệt đi, mà vận động

là thuộc tính của vật chất vận động cũng không do ai sáng tạo ra và cũng khôngmất đi

2 Tính mâu thuẫn của vận động:

Có 5 hình thức vận động cơ bản:

- Vận động cơ giới: ở sự di chuyển vị trí của các vật thể

- Vận động vật lý: vận động của các phân tử, các hạt cơ bản các quá trìnhnhiệt điện

- Vận động hoá học: của các nguyên tử, quá trình phân giải và hoà hợp củacác chất

- Vận động sinh vật: ở hoạt động của cơ chế, ở sự trao đổi giữa cơ thể sống

- Vận động xã hội: là quá trình biến đổi và thay thế của các hình thái KTXH

Trang 9

Tuy có sự khác nhau về chất nhưng cách thức vận động của sự liên hệ, tácđộng qua lại, chuyển hoá lẫn nhau, từ hình thức thấp đến cao.

Thế giới vật chất không chỉ ở trong quá trình vận động mà còn đứng im tươngđối có sự phân hoá thế giới vật chất thành các sự vật hiện tượng phong phú và đadạng

- Vì đứng im là tương đối lớn thể hiện ở các mặt sau đây:

+ Vật thể chỉ đứng im trong một quan hệ nhất định

+ Sự đứng im của vật thể chỉ trong một thời gian xác định và chúng trong thờigian này đã nảy sinh nhân tố dẫn đến sự đứng im tạm thời

- Vận động của thế giới vật chất bao hàm cả tính biến đổi và tính ổn định

- Không gian là hình thức tồn tại của vật chất: biểu hiện những thuộc tính nhưcùng tồn tại và tách biệt, có kết cấu và quảng tính nhưng các sự vật lại tồn tạitrong độ nhanh chậm khác nhau, kế tiếp và chuyển hoá > thời gian > không gian -thời gian cùng biến đổi với vật chất

- Tính thống nhất của thế giới vạt chất được biểu hiện ở chỗ là cơ sở, thực thểduy nhất, phổ biến tồn tại vĩnh viễn và vô tận… và nó gần liền với sự liên hệ tácđộng qua lại giữa các yếu tố ở bên trong thế giới > vận động và phát triển

3 ý nghĩa của quan điểm triết học duy vật biện chứng về vận động.

Chống lại quan điểm duy tâm và siêu hình về vận động không đi tìm nguồngốc của vận động ở trên trong bản thân sự vật và quy nguồn gốc ấy về tinh thầnhoặc vào chủ thể của nhận thức

Bằng sự phân loại các hình thức vận động cơ bản, bằng tư tưởng về sự khácbiệt và thống nhất của các hình thức vận động cơ bản của vật chất là cơ sở đểchống lại khuynh hướng sai lầm trong nhận thức Quy hình thức vận động cao vàhình thức vận động thấp và ngược lại

Quan điểm sự thống nhất không tách rời giữa không gian và thời gian và vậtchất vận động của chủ nghĩa duy vật biện chứng hoàn toàn bác bỏ quan điểm siêuhình tác rời không gian, thời gian với vật chất vận động

Trang 10

Tóm lại: Thế giới vật chất tồn tại khách quan, vĩnh viễn và vô tận, tuy thếgiới vật chất đa dạng và phong phú nhưng tất cả đều là vật chất, đều thống nhất ởtính vật chất của nó.

Câu 4: Phạm trù ý thức:

I Quan niệm của triết học duy vật biện chứng về ý thức.

Giải quyết một cách duy vật và biện chứng về ý thức, đặt tư duy trong mốiquan hệ với tồn tại, dựa trên quan điểm duy vật biện chứng về vấn đề cơ bản củatriết học để xem ý thức (tính thứ hai)

II Nguồn gốc và biện chứng của ý thức.

1 Nguồn gốc có hai loại: Tự nhiên và xã hội.

a Nguồn gốc tự nhiên: ý thức ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu

dài của các hình thức phản ánh của thế giới vật chất

Phản ánh: Là thuộc tính chung của vật chất, được thể hiện trong sự tác động

qua lại giữa các hệ thống vật chất Đó là năng lực giữ lại, tái hiện của hệ thống vậtchất này những đặc điểm của hệ thống vật chất khác

Ví dụ: Nước là ôxy tác động vào kim loại gây ra sự han gỉ, sự han gỉ của kimloại phản ánh đặc điểm của nước và ôxy

Trong quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất tương ứng với sự pháttriển của các hình thức của vật chất thì thuộc tính của vật chất cũng phát triển,phản ánh có hai loại cơ bản, đó là:

+ Phản ánh thế giới vô cơ Phản ánh vật lý được biểu hiện qua những biến đổi

cơ lý hoá dưới những hình thức biểu hiện cụ thể như thay đổi vị trí, biến dạng vàphá huỷ

+ Phản ánh thế giới hữu cơ, phản ánh sinh vật, biểu hiện từ thấp đến cao, từđơn giản đến phức tạp

Trình độ thấp nhất của phản ánh sinh vật đó là tính kích thích thể hiện ở thựcvật và các cơ thể động vật bậc thấp

Trang 11

ở động vật bậc cao phản ánh được phát triển cao hơn, do việc xuất hiện hệthần kinh xuất hiện tính cảm ứng do những tác động từ bên ngoài cơ thể lên cơ thểđộng vật và cơ thể phản ứng lại - phản xạ không điều kiện.

Phản ánh tâm lý: Là hình thức cao nhất trong giới động vật gắn liền với quátrình hình thành các phản xạ có điều kiện, đã xuất hiện tri giác và hiện tượng -phản ánh tâm lý ở động vật có hệ thần kinh trung ương

Phản ánh ý thức: Là một hình thức phản ánh mới đặc trưng của… tổ chức caonhất - bộ não người

Là sản phẩm của quá trình tiến hoá lâu dài về mặt sinh vật

Hoạt động ý thức của con người diễn ra trên cơ sở hoạt động thần kinh của bộnão người, tinh thần, phản ánh thế giới khách quan, nó diễn ra bằng thần kinh của

bộ não người - không có bộ não người và sự tác động của thế giới xung quanh vào

bộ não người thì không thể có ý thức

b Nguồn gốc xã hội của ý thức: Lao động và ngôn ngữ.

+ Lao động: Đưa lại cho người dáng đi thẳng đứng bằng hai chân, giải phónghai tay có để có thể làm được những tác động khéo léo, tinh xảo khác nhau COnngười đã chế tạo ra những công cụ làm biến đổi thế giới, quyết định những đặcđiểm khác nhau của các vật phẩm được làm ra Trong quá trình lao động conngười tác động vào các đối tượng hiện thực bằng bộc lộ những đặc tính, những kếtcấu, quy luật vận động - tác động vào bộ óc người tạo nên cảm giác tri giác - trongquá trình cải tạo thế giới biến đổi thế giới nảy sinh những hiện tượng khác nhausinh ra ý thức

+ Ngôn ngữ: Lao động đã liên kết những con người - thành viên trong xã hộivới nhau - nảy sinh nhu cầu trao đổi ngôn ngữ Là cái vỏ trực tiếp của tư tưởng vàchỉ diễn ra bằng phương tiện ngôn ngữ

2 Bản chất của ý thức:

Định nghĩa: ý thức là sự phản ánh thế giới xung quanh vào bộ não con người,

là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan…

ý thức là hình ảnh chủ quan - vì nó không có tính vật chất, nó là hình ảnh tinhthần, hình ảnh chủ quan không phải được phản ánh tuỳ tiện, xuyên tạc HTKQ

Trang 12

Hiện thực khách quan đã được di chuyển vào bộ não người và được cải biến và nóphụ thuộc vào sự sáng tạo của ý thức trở thành tinh thần, những hình ảnh tinh thần

và chủ quan phản ánh đúng đắn quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng

ý thức có kết cấu phức tạp bao gồm các yếu tố như: tri thức, xúc cảm, tìnhcảm, ý chí Trong đó tri thức là quan trọng nhất Tri thức là quá trình phát triển cótính lịch sử về thế giới hiện thực xung quanh vào bộ não người trên cơ sở thựctiễn - việc nhấn mạnh tri thức là quan trọng nhất, giúp chúng ta tránh được quanđiểm giản đơn, coi ý thức chỉ là yếu tố như: tình cảm, niềm tin, trừu tượng trong

đó của con người

Tóm lại: ý thức của con người là sản phẩm hoạt động lao động và ngôn ngữ,

sự phản ánh ý thức là hình thức phản ánh cao nhất mang tính chất sáng tạo

Câu 5: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:

Dưới góc độ nhận thức luận và trong hoạt động thực tiễn

I Định nghĩa: Vật chất của Lênin: "Vật chất là một phạm trù triết học dùng

để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảmgiác của chúng ta chụp lại, chép lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảmgiác

- Phân tích định nghĩa: Lênin đòi hỏi phân biệt vật chất với tính cáhc là một

phạm trù triết học, nó chỉ tất cả những gì tác động vào ý thức của chúng ta, giúphiểu về sự vật hiện tượng

+ Vật chất được thực tại khách quan, tồn tại bên ngoài không lệ thuộc vàocảm giác, ý thức con người

+ Định nghĩa ý thức: ý thức là sự phản ánh thế giới xung quanh vào bộ nãongười, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan

Bản chất của ý thức:

ý thức là hình ảnh chủ quan, nó không có tính vật chất Hình ảnh chủ quannày đã được phản ánh vào bộ não người, được cải biến và nó phụ thuộc vào sựsáng tạo của ý thức trở thành tinh thần

Trang 13

ý thức có kết cấu phức tạp gồm các yếu tố: tri thức, xúc cảm, tình cảm, ý chí,trong đó tri thức là quan trọng nhất, nó có quá trình phát triển lịch sử xã hội về thếgiới hiện thực khách quan vào bộ não người trên cơ sở thực tiễn.

II Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức dưới góc độ nhận thức luận

Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng giữa vật chất và ý thức thì vậtchất có trước (tính thứ nhất), ý thức có sau (tính thứ hai), vật chất quyết định ýthức khi thừa nhận vật chất tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức, thì sự nhậnthức thế giới phải xuất phát từ thế giới khách quan

Cùng với sự phát triển của hoạt động biến đổi thế giới, ý thức của con ngườiphát triển song song với quá trình và có tính độc lập tương đối tác động trở lại đốivới vật chất Có thể thúc đẩy sự kìm hãm sự phát triển của quá trình hiện thực.Chủ nghĩa duy tâm khẳng định rằng trong bất kỳ trường hợp nào ý thức baogiờ cũng là sự phản ánh thế giới vật chất và sự sáng tạo của ý thức là sự sáng tạotrong phản ánh và theo khuôn khổ của sự phản ánh, hơn nữa, tự thân nó ý thứckhông thể gây ra sự biến đổi nào trong đời sống hiện thực ý thức muốn tác độnglại đời sống hiện thực phải bằng lực lượng vật chất, nghĩa là phải được con ngườithực hiện trong thực tiễn

III Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong hoạt động thực tiễn.

Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của conngười được bắt đầu từ khi con người xác định đối tượng, mục tiêu, phương hướnghoạt động

ý thức trang bị cho con người những tri thức về bản chất của các quy luậtkhách quan của đối tượng - giúp con người xác định đúng đắn mục tiêu và đề raphương hướng hoạt động phù hợp

+ Con người với ý thức của mình xác định đúng dắn mục tiêu và đề ra cácbiện pháp để tổ chức cách hoạt động thực tiễn

Nói đến tính tích cực của ý thức tức là nói đến con người, đến hoạt động cómục đích của con người bằng tính tích cực có thể thúc đẩy và có thể kìm hãm ởmột mức độ nhất định sự phát triển của tồn tại (ý thức) và ngược lại

Trang 14

Tóm lại: Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, theo chủ nghĩa duy vật

biện chứng thì vật chất bao giờ cũng có vai trò quy định ý thức nhưng ý thức lại

có tác động trở lại đối với vật chất, nên quan hệ tác động này diễn ra thông quahoạt động của con người Chính vì thế nâng cao năng lực nhận thức các quy luật

và vận dụng chúng vào hoạt động thực tiễn của con người

Câu 6: Phép biện chứng với tính cách là khoa học và mối liên hệ phổ biến

và phát triển.

I.1 Nội dung mối liên hệ phổ biến.

1 Khái niệm: Các sự vật và hiện tượng muôn hình muôn vẻ trong thế giới

không cái nào tồn tại cô lập, biệt lập mà chúng ta là một tổng thể thống nhất, trong

đó các sự vật hiện tượng tồn tại bằng các tác động nhau, ràng buộc nhau quy định

và chuyển hoá lẫn nhau

2 Nội dung: Mối liên hệ không những diễn ra ở trong sự vật hiện tượng trong

tự nhiên xã hội, trong tư duy mà còn diễn ra với các mặt, các yếu tố, các quá trìnhcủa mỗi sự vật và hiện tượng

Mối liên hệ trên đây là khách quan, là cái vốn có của sự vật, hiện tượng, nóbắt nguồn từ tính thống nhất của vật chất, của thế giới biểu hiện trong các quátrình tự nhiên, xã hội và tư duy

Mối liên hệ của các sự vật - hiện tượng trong thế giới là đa dạng và nhiều vẻ.Khi nghiên cứu hiện thực khách quan chúng ta có thể phân chúng thành nhiều loạikhác nhau

Mối liên hệ bên trong - bên ngoài

Mối liên hệ bản chất: quy định bản chất của sự vật, không có nó sự vật, hiệntượng không tồn tại được

Mối liên hệ chủ yếu - thứ yếu: nổi lên trong một giai đoạn nào đó của sự vậthiện tượng

Mối liên hệ trực tiếp - gián tiếp: trực tiếp không cần khâu trung gian, giántiếp cần khâu trung gian

Trang 15

Sự phân loại liên hệ này chỉ có ý nghĩa tương đối, bởi vì mỗi loại liên hệ chỉ

là một hình thức Một bộ phận, một mắt khâu của mối liên hệ phổ biến nối chung,song sự phân loại là cần thiết, vì rằng vị trí của từng mối liên hệ trong việc quyếtđịnh sự vận động của phát triển của sự vật hiện tượng không hoàn toàn như nhau

II Nội dung nguyên lý phát triển.

1 Khái niệm:

+ Vận động: Mọi sự vật đều có quá trình hình thành tồn tại và biến đổi từtrạng thái này sang trạng thái khác Sự biến đổi chuyển hoá này là vô cùng vô tậnvới những tính chất và khuynh hướng khác nhau

PT: Khái niệm phát triển không bao giờ khái quát trong sự vận động nóichung

+ Nó chỉ khái quát xu hướng chung của vận động, xu hướng vận động đi lên,cái mới ra đời thay thế cho cái cũ

2 Tính chất của sự phát triển.

Sự vận động đi lên có thể diễn ra theo hướng từ thấp đến cao, từ đơn giản đếnphức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện - tuỳ theo các lĩnh vực khác nhau củathế giới vật chất và sự phát triển thể hiện khác nhau

+ Trong thế giới vô cơ sự phát triển biểu hiện dưới hình thức biến đổi của cácyếu tố và hệ thống vật chất, sự tác động giữa chúng trong điều kiện nhất định làxuất hiện các hợp chất phức tạp (VD: sự tác động giữa F từ và NT hợp chất hoáhọc)

Trong sinh vật: sự phát triển của chúng thể hiện ở sự thích nghi trước sự biếnđổi phức tạp của môi trường, ở sự hoàn thiện không ngừng quá trình trao đổi chất

ở sự tái sinh chính mình đã dẫn đến sự xuất hiện ngày càng cao hơn của cácphương thức sản xuất

+ Trong tư duy: giới hạn nhận thức của thế hệ trước luôn bị các thế hệ sauvượt qua bằng sự phát triển và đổi mới là hiện tượng diễn ra không ngừng trong tựnhiên xã hội, tư duy mà nguồn gốc của nó là sự đấu tranh của các mặt đối lậptrong bản thân sự vật, hiện tượng

III ý nghĩa phương pháp luận:

Trang 16

NC nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và phát triển có ý nghĩa đối với chúng

ta trong hoạt động nhận thức và LĐ thực tiễn

Nguyên lý mối liên hệ phổ biến: Các sự vật hiện tượng thế giới đều tồn tạitrong mối liên hệ phổ iến và nhiều vẻ thì muốn nhận thức và tác động vào chúng,chúng ta phải có quan điểm toàn diện, khắc phục quan điểm phương diện mộtchiều

Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta khi phân tích sự vật hiện tượng phải đặt

nó trong mối quan hệ với các sự vật, hiện tượng khác, xem xét các mặt, các yếu tố

kể cả các mắt khâu trung gian Tuy nhiên quan điểm toàn diện không phải xem xétcân bằng tràn lan, mà phải lấy vị trí của từng mối liên hệ, từng mặt, từng yếu tốtrong tổng thể của chúng

Nguyên lý phát triển: Muốn thực sự nắm được bản chất của sự vật hiện tượng

nắm được khuynh hướng vận động của chúng phải có quan điểm QT, khắc phụcquan điểm bảo thủ, trí tuệ

Khi phân tích sự vật hiện tượng phải đặt nó trong sự vận động phải phát hiệnđược các xu hướng biến đổi, chuyển hoá

Câu 7: Nội dung, ý nghĩa quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:

I Đặt vấn đề:

Phép biện chứng duy vật có 3 quy luật (thống nhất và đấu tranh của các mặtđối lập, lượng đổi, chất đổi, phủ định của phủ định) → 3 hình thức, cách thức pháttriển của sự vật, hiện tượng

Quy luật thống nhất của các mặt đối lập nói lên nguồn gốc, động lực bêntrong của sự vận động và phát triển, là hạt nhân của phép biện chứng duy vật và

nó có ý nghĩa thực tiễn quan trọng

II Nội dung:

1 Khái niệm: Đấu tranh là sự tác động qua lại của các mặt đối lập trong sự

vật, hiện tượng khách quan

2 Tính chất của đấu tranh:

Trang 17

* Đấu tranh là hiện tượng khách quan và phổ biến.

- Khách quan: Phép biện chứng duy vật khẳng định mọi sự vật, hiện tượngtrong thế giới đều tồn tại đấu tranh bên trong Mỗi sự vật, hiện tượng đều là mộtthể thống nhất của các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng đối lập nhau nhưnglại ràng buộc nhau và tạo thành đấu tranh

- Mâu thuẫn là hiện tượng phổ biến: Đấu tranh tồn tại khách quan trong mọi

sự vật và hiện tượng của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy con người thểhiện:

+ Đấu tranh tồn tại phổ biến ở mọi sự vật hiện tượng, tồn tại trong suốt quátrình phát triển của chúng ta

+ Không có sự vật, hiện tượng nào lại không có đấu tranh và không có mộtgiai đoạn nào trong sự phát triển của mỗi sự vật, hiện tượng lại không có đấutranh Đấu tranh này mất đi mâu thuẫn khác lại hình thành

* Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.

* Khái niệm mặt đối lập: Là sự khái quát những mặt, những thuộc tính,

những khuynh hướng… trái ngược nhau trong một chỉnh thể làm nên sự vật vàhiện tượng

Đấu tranh là chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập thống nhất với nhau, vừa đấutranh với nhau: Mâu thuẫn phải có 2 mặt đối lập, họ không phải bất kỳ mặt đối lậpnào cũng tạo thành đấu tranh, chỉ vì mặt đối lập nào nằm trong một chỉnh thể cóliên hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại với nhau mới tạo thành đấu tranh

* Khái niệm thống nhất: Là hai mặt đối lập liên hệ với nhau, ràng buộc nhau

và quy định lẫn nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho mình

Trang 18

- Khái niệm "thống nhất" trong quy luật đấu tranh còn gọi là "đồng nhất", haikhái niệm này đồng nghĩa với nhau song khái niệm "đồng nhất" còn có một nghĩakhác đó là sự chuyển hoá giữa các mặt đối lập.

Trong một cuộc đấu tranh sự thống nhất của các mặt đối lập không tách rời sựđấu tranh giữa chúng, sự thống nhất của hai mặt đối lập → hai mặt đối lập khôngnằm yên bên nhau mà luôn luôn đấu tranh với nhau ⇒ là một quá trình phức tạp vàchia ra làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có đặc điểm riêng khác nhau (ví dụ:giai cấp tư sản và giai cấp vô sản)

Tóm lại: Bất cứ sự thống nhất của các mặt cụ thể nào cũng đều có tính chấttạm thời, tương đối Còn sự đấu tranh của các mặt đối lập có tính chất tuyệt đối,

nó phá vỡ sự ổn định dẫn đến sự chuyển hoá về chất của các sự vật hiện tượng

* Sự chuyển hoá của các mặt đối lập:

Sự vật và hiện tượng trong thế giới là muôn hình, muôn vẻ nên sự chuyển hoá

và các mặt đối lập cũng rất khác nhau, vì vậy phải căn cứ vào từng sự vật mà phântích sự chuyển hoá của các mặt đối lập, nghĩa là hai mặt đối lập chuyển hoá vớinhau hoặc cả hai chuyển thành chất mới

3 Các loại đấu tranh: Có 4 loại:

a Đấu trnah bên trong và bên ngoài:

Đấu tranh bên trong: Là đấu tranh nằm ngay trong bản thân sự vật và hiệntượng

Đấu tranh bên ngoài: Là đấu tranh giữa các sự vật và hiện tượng với nhau

b Đấu tranh cơ bản và đấu tranh không cơ bản.

+ Đấu tranh cơ bản: Là đấu tranh quy định bản chất sự vật, hiện tượng

+ Đấu tranh không cơ bản: chịu sự chi phối của đấu tranh cơ bản

c Đấu tranh chủ yếu và đấu tranh thứ yếu:

+ Đấu tranh chủ yếu: Là đấu tranh nổi bật lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn nhấtđịnh của quá trình phát triển của sự vật

+ Đấu tranh thứ yếu là đấu tranh không đóng vai trò quyết định

d Đấu tranh đối kháng và không đối kháng.

Trang 19

Đấu tranh đối kháng: Là đấu tranh giữa những khuynh hướng, những lựclượng xã hội mà lợi ích căn bản trái ngược nhau, không thể điều hoà được.

Đấu tranh không đối kháng là đấu tranh giữa những khuynh hướng, những lựclượng xã hội mà lợi ích căn bản nhất trí với nhau

III ý nghĩa phương pháp luận.

1 Phải thừa nhận tính khách quan về đấu tranh của các sự vật, hiện tượng, đòihỏi chúng ta phải biết phân tích các mặt đối lập của đấu tranh, nắm được bản chấtcủa sự vật, khuynh hướng vận động và phát triển của chúng

2 Phải biết phân tích thật cụ thể một đấu tranh cụ thể và tìm cách giải quyếtđấu tranh cụ thể đối với từng đấu tranh - chúng ta phải tuân theo nguyên tắc sựvật, hiện tượng đối lập nhau thì đấu tranh khác nhau, mỗi quy trình đều có đấutranh, mỗi đấu tranh lại có đặc điểm riêng

3 Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết đấu tranh vì đó là sự đấu tranh củacác mặt đối lập, bất kỳ đấu tranh nào, bất kỳ giai đoạn nào của đấu tranh, đấutranh chỉ được giải quyết bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập

Câu 7 (Phần 2): Nội dung, ý nghĩa quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất lượng và ngược lại.

* Chất: Là tính quy định vốn có của các sự vật hiện tượng, là sự thống nhất

hữu cơ của các thuộc tính, nhưng yếu tố cấu thành sự vật, nói lên sự vật đó là gì,phân biệt với các sự vật, hiện tượng khác

- Trong thế giới có vô vàn các sự vật hiện tượng, mỗi sự vật hiện tượng đều

có một chất riêng, là mỗi sự vật hiện tượng không phải chỉ có một chất mà cónhiều chất tuỳ theo những quan hệ cụ thể

Trang 20

* Lượng: Là tính chất quy định của sự vật và hiện tượng về mặt quy mô,

trình độ phát triển của nó, trình độ phát triển của nó biểu thị con số các thuộc tính,các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng

- Lượng của sự vật nói lên kích thước dài hay ngắn, quy mô to hay nhỏ, tổng

số ít hay nhiều, trình độ cao hay thấp, tốc độ vận động nhanh hay chậm, màu sắcđậm hay nhạt

Có nhiều tính quy định về lượng khác nhau, sự vật và hiện tượng càng phứctạp thì những thông số về lượng càng phức tạp

Sự phân biệt giữa chất là lượng chỉ có ý nghĩa tương đối Tuỳ theo từng mốiquan hệ mà xác định đâu là chất, đâu là lượng của sự vật Có cái trong mối quan

hệ này là chất, nhưng trong mối quan hệ khác nó lại là lượng và ngược lại

2 Mối quan hệ tính chất giữa chất và lượng: Mỗi sự vật có một thể thống

nhất của hai mặt chất và lượng Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động đếnnhau một cách biện chứng Trong sự vật tính quy định về chất không tồn tại nếukhông có tính quy định về lượng và ngược lại

Khi sự vật đang tồn tại chất và lượng thống nhất với nhau ở một độ nhất định

→ mối liên hệ giữa chất và lượng, là giới hạn mà trong đó sự vật, hiện tượng vẫncòn là nó, chưa biến thành cái khác

Trong phạm vi một độ nhất định, hai mặt chất và lượng tác động lẫn nhau làmcho sự vật và hiện tượng vận động và biến đổi

So với chất lượng thay đổi tuổi → quá trình diễn ra từ từ tăng dần hoặc giảmdần Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì dẫn đến sự thay đổi vậtchất → quá trình thay đổi dần dần của lượng đã tạo điều kiện cho chất đổi

Sự thay đổi về chất được gọi là bước nhảy → bước ngoặt căn bản trong sựbiến đổi dần dần về lượng, thời điểm sảy ra bước nhảy gọi là điểm nút

Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng, là sự gián đoạntrong quá trình vận động liên tục của sự vật, nó không chấm dứt sự vận động nóichung mà chỉ chấm dứt một dạng tồn tại của sự vật → sự vật mới, lượng mới →điểm nút → xảy ra bước nhảy và cứ như thể làm cho sự vật mới luôn luôn thay thế

sự vật cũ

Trang 21

- Sự biến đối về lượng dần dần dẫn đến sự biến đổi về chất diễn ra một cáchphổ biến trong giới tự nhiên, đời sống xã hội, tư duy.

+ Tự nhiên: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học của Mendelép đã chỉ rõtính đa dạng của các chất phụ thuộc vào nguyên tử, khi cơ PhôFônFăng, giảm thìnguyên tử sẽ trở thành nguyên tố khác

+ Đời sống xã hội: sự thay thế phương thức sản xuất - sự thay đổi lực lượngsản xuất, quan hệ sản xuất

+ Tư duy: sự ra đời chủ nghĩa duy vật biện chứng là bước nhảy vọt về chấttrong lịch sử triết học

Quy luật "Lượng - Chất" không chỉ có sự biến đổi về lượng > thay đổi về chất

mà còn ngược lại → khi chất mới ra đời → một lượng mới phù hợp với nó để có sựthống nhất giữa chất và lượng

Tóm lại: Quy luật Lượng - Chất quy luật về sự tác động biện chứng giữalượng và chất, những thay đổi về lượng chuyển thành những thay đổi về chất vàngược lại

III ý nghĩa phương pháp luận:

+ Khắc phục tư tưởng nôn nóng "tả khuynh" đồng thời phải khắc phục tưtưởng bảo thủ "hữu khuynh" Quy luật lượng chất giúp ta hiểu rằng lượng đổi →chất đổi thông qua bước nhảy là hình thức tất yếu của sự vận động và phát triển.Nhưng sự thay đổi về chất chỉ diễn ra với điều kiện lượng thay đổi đến điểm nút

Tư tưởng nôn nóng ''tả khuynh'' không chú ý đến quá trình tích luỹ về lượng

→ họ nôn nóng, chủ quan, duy ý chỉ cho rằng sự phát triển chỉ là bước nhảy liêntục mà không cần đến sự tích luỹ dần dần về lượng

Phải có thái độ khách quan khoa học và có quyết tâm thực hiện các bước nhảyquy luật tự nhiên, đời sống xã hội đều có tính khách quan Sự khác nhau là ở chỗ,quy luật tự nhiên thì tự nó diễn ra tự phát, còn quy luật của đời sống xã hội chỉđược giải quyết thông qua hoạt động có ý thức của con người

Câu 7 (Phần 3): Nội dung ý nghĩa, quy luật phủ định của phủ định

I Khái niệm và đặc điểm của phủ định (xu hướng của sự phát triển)

Trang 22

1 Khái niệm: Một dạng vật chất được sinh ra, tồn tại, rồi mất đi, được thay

thế bằng một dạng khác, đó là sự phủ định

Sự phủ định là một yếu tố nhất thiết hải có của quá trình vận động và pháttriển

Phép biện chứng duy vật không đề cập đến sự phủ định chung mà chỉ nói đến

sự phủ định làm tiền đề, tạo điều kiện cho sự phát triển của cái mới ra đời thay thếcái cũ

2 Đặc điểm của phủ định biện chứng.

* Tính khách quan: Sự phủ định của cái mới ra đời thay thế cái cũ nằm ngay

trong bản thân sự vật, nó là kết quả của những đấu tranh được giải quyết trong bảnthân mỗi sự vật → phương pháp định có tính khách quan là một yếu tố tất yếu của

sự phát triển

* Tính kế thừa: Phủ định biện chứng là kết quả của sự tự thân phát triển trên

cơ sở giải quyết vì đấu tranh vốn có của các sự vật, hiện tượng → cái mới ra đờikhông thể là một sự phủ định tuyệt đối, sạch trơn mà là một sự phủ định có kếthừa

Cái mới ra đời trên cơ sở cái cũ → có chọn lọc, giữ lại và cải tạo những mặtcòn thích hợp của cái cũ để chuyển sang cái mới gạt bỏ ở cái cũ, mặt lỗi thời, lạchậu gây cản trở cho sự phát triển → nội dung cơ bản của sự phủ định biện chứng.Phủ định biện chứng không chỉ là nguyên tố khắc phục cái cũ, mà còn gắnliền cái cũ với cái mới, cái khẳng định với cái phủ định

II Nội dung của quy luật.

Phủ định biện chứng là vô tận, cái mới phủ định cái cũ, nhưng rồi cái mới nàylại trở nên cũ và bị cái mới sau phủ định → khuynh hướng phát triển tất yếu đi từthấp đến cao một cách vô tận theo đường xoáy ốc

VD: Lấy ví dụ về hạt thóc → gặp điều kiện thuận lợi → nảy mầm → hạt thócbiến đi (hạt thóc bị phủ định) bị thay thế bởi một cây lớn → lớn lên, ra hoa, thụphấn → sinh ra hạt thóc mới → thân cây chết đi (cây bị phủ định) và cứ như thế

⇒ Đặc điểm quan trọng nhất của quy luật phủ định: Quy luật phủ định của

Trang 23

đều là kết quả của sự đấu tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập trong bản thân

sự vật → sự vật đấu tranh giữa khẳng định và phủ định

+ Phủ định của phủ định xuất hiện với tư cách là cái tổng hợp tất cả nhữngyếu tố tích cực đã được phát triển từ trước trong cái khẳng định ban đầu và cảtrong cái phủ định lần thứ nhất, tạo ra chất mới cao hơn → nó có nội dung toàndiện, phong phú hơn

Sự phủ định của phủ định là giai đoạn kết thúc của một chu kỳ phát triển,đồng thời lại là điểm xuất phát của một chu kỳ phát triển mới tiếp theo

Tóm lại: Quy định phủ định của phủ định, khái quát tính tất yếu tiến lên của

sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng, sự phát triển không theo đườngthẳng mà theo đường xoáy ốc → tính chất biện chứng của sự phát triển, tính kếthừa, tính lặp lại, tính tiến lên của sự vận động

Khi nghiên cứu quy luật phủ định chúng ta không nên hiểu tất cả các sự vật,hiện tượng đều qua hai lần phủ định mà là nhiều lần

III ý nghĩa phương pháp luận.

Giúp chúng ta hiểu biết một cách đúng đắn về xu hướng của sự phát triển, quátrình phát triển của các sự vật, hiện tượng không diễn ra một cách thẳng thắn màquá trình đó quanh co phức tạp (lấy ví dụ từng lĩnh vực đời sống xã hội: về chủnghĩa tư bản và chủ nghĩ xã hội)

Giúp chúng ta hiểu biết đầy đủ hơn về cái mới → ra đời phù hợp với quy luậtphát triển của sự vật → biểu hiện giai đoạn cao về chất trong sự phát triển →chúng ta ủng hộ cái mới, đấu tranh cho cái mới, tạo điều kiện cho cái mới pháttriển, chống lại cái cũ đã lỗi thời kìm hãm sự phát triển

Câu 8: Cặp phạm trù cái chung và cái riêng.

I Khái niệm:

1 Phạm trù: Là những khái niệm chung nhất, phản ánh những mặt, những

thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến của các sự vật và hiện tượngthuộc lĩnh vực nhất định của hiện thực

Trang 24

2 Khái niệm phạm trù của phép biện chứng duy vật: Là những khái niệm

chung nhất, phản ánh nhiều mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản vàphổ biến nhất không phải chỉ của một lĩnh vực nào của hiện thực, mà là toàn bộthế giới hiện thực nói chung

II Nội dung của cặp phạm trù cái chung và cái riêng.

1 Định nghĩa:

* Cái riêng: Là một phạm trù của triết học dùng để chỉ một sự vật, hiện

tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định

* Cái chung: Là một phạm trù của triết học dùng để chỉ những mặt, những

thuộc tính, những mối quan hệ giống nhau ở nhiều sự vật, hiện tượng hay quátrình riêng lẻ

2 Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung:

Cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan giữa chúng có mối quan hệ hữu

cơ với nhau, biểu hiện ở các mặt sau:

- Thứ nhất: Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểuhiện sự tồn tại của mình → cái chung không tồn tại thuần tuý bên ngoài cái riêng(VD: Phương thức sản xuất → lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất)

- Thứ hai: Cái riêng chỉ tồn tại trong quan hệ với cái chung → không có cáiriêng nào tồn tại tuyệt dối độc lập, mà cái riêng chỉ còn tồn tại trong mối quan hệvới cái chung

- Sự vật hiện tượng nào cũng có hai mặt là cái chung và cái riêng, hai mặt nàyđều tồn tại khách quan

* Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung Cái chung là các bộphận, nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng

Cái riêng phong phú hơn cái chung bởi vì ngoài những đặc điểm gia nhập vàocái chung, cái riêng còn có những đặc điểm riêng mà chỉ riêng nó có

Cái chung là cái sâu sắc hơn cái riêng → phản ánh những mặt, những thuộctính, những mối liên hệ bên trong, tất nhiên ổn định phổ biến tồn tại trong cáiriêng cùng loại → Cái chung là cái gắn liền với bản chất, quy định phương hướngtồn tại và phát triển của sự vật

Trang 25

Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hoá lẫn nhau: Trong những điều kiệnnhất định, cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của tiến trình phát triển đi lên,cái mới ra đời thay thế cái cũ.

+ Sự chuyểnhoá của cái trung thành, cái đơn nhất là biểu hiện của quá trìnhcái cũ, cái lỗi thời của phủ định

3 Một số kết luận về phương pháp luận:

- Nếu cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối mọi cái riêng, thì trongnhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta phải biết phát hiện cái chung, vận dụngcái chung để tạo cái riêng → nếu không hiểu biết cai chung thì sẽ rơi vào tìnhtrạng mò mẫm, mù quáng

- Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng như là một bộ phận của cái riêng,nên bất cứ cái chung nào, khi áp dụng vào từng trường hợp riêng cũng cần được

cá biệt hoá → nếu không chú ý đến sự cá biệt hoá đó sẽ rơi vào bệnh dập khuôn,giáo điều, ngược lại nếu xem thường cái chung, tuyệt đối hoá cái riêng sẽ rơi vàobệnh cục bộ, địa phương giáo điều cá nhân

Câu 8 (Phần 2): Phạm trù bản chất và hiện tượng.

I Định nghĩa:

* Bản chất: Là tổnghợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương

đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó

* Hiện tượng: Là cái biểu hiện ra bên ngoài của bản chất.

- Phạm trù bản chất gắn liền với phạm trù cái chung, cái tạo nên bản chất củamỗi lớp sự vật nhất định, cũng đồng thời là cái chung của sự vật đó Tuy nhiênkhông phải cái chung nào cũng là bản chất

+ Phạm trù bản chất là cùng một loại với phạm trù quy luật Nói đến bản chất

là nói đến những quy luật vận động và phát triển của nó → Phạm trù bản chất làcùng loại, cùng bậc với phạm trù quy luật Tuy vậy bản chất và quy luật khôngđồng nhất với nhau, mỗi quy luật thường chỉ biểu hiện được một mặt, một khíacạnh nhất định của bản chất, còn bản chất là cái tổng hợp của hàng loại quy luật

II Nội dung (sự thống nhất biện chứng giữa cái bản chất và hiện tượng).

Trang 26

* Bản chất và hiện tượng là thống nhất với nhau, không tách rời nhau:

+ Bản chất bao giờ cũng được bộc lộ qua hiện tượng và hiện tượng bao giờcũng là sự biểu hiện của bản chất, không có bản chất nào tồn tại một cách thuầntuý mà lại không biểu hiện qua hiện tượng và người

+ Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng là sự thống nhất biện chứng, sựthống nhất cả hai mặt đối lập

Đấu tranh giữa bản chất và hiện tượng biểu hiện ở chỗ: sự đối lập giữa cáibên trong và cái bên ngoài

- Bản chất phản ánh cái chung, cái xấu xa, cái bên trong của hiện tượng phảnánh cái riêng, cái sự vật biểu hiện ra bên ngoài của bản chất

- Sự đối lập giữa cái tương đối với cái thường xuyên biến đổi:

+ Bản chất phản ánh cái tương đối ổn định

+ Hiện tượng phản ánh cái thường xuyên biến đổi

- Hiện tượng phong phú hơn bản chất, còn bản chất thì sâu sắc hơn hiệntượng: Hiện tượng phong phú hơn bản chất, vì tuỳ theo sự biến đối của điều kiện

và hoàn cảnh mà hiện tượng có những biểu hiện khác nhau → bản chất sâu sắc hơnhiện tượng vì bản chất phản ánh cái bên trong cái ổn định của sự vật

III Một số kết luận về mặt phương pháp luận.

- Vì bản chất là cái tất nhiên, cái tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quyđịnh sự vận động và páht triển của sự vật, còn hiện tượng là cái biểu hiện ra bảnchất bên ngoài, là cái không ổn định, cái biến đổi nhanh chóng hơn so với bảnchất nên về mặt nhận thức để hiểu được sự vật không chỉ dừng lại ở hiện tượng màphải đi sâu vào bản chất của nó

- Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng là sự thống nhất biện chứng củacác mặt đối lập ⇒ từ hiện tượng đi đến bản chất sự vật không thể là con đườnggiản đơn

Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả:

1 Khái niệm:

* Nguyên nhân: Là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hoặc

giữa các sự vật với nhau gây ra sự biến đổi nhất định

Trang 27

* Kết quả: Là sự biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau của các mặt trong

một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau

Theo giả định của phép bản chất duy vật thì mối liên hệ nhân quả có tínhkhách quan, phổ biến và tất yếu

II Mối quan hệ bản chất giữa nguyên nhân và kết quả:

* Nguyên nhân: Là cái sinh ra kết quả, vì vậy nguyên nhân bao giờ cũng có

trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuấthiện

Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện tượng nàocũng đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả

* Trong hiện thực, mối liên hệ nhân quả biểu hiện rất phức tạp, một kết quảthông thường phải do một nguyên nhân và một nguyên nhân cũng sản sinh ranhiều kết quả

* Sự phối hợp tác động của những nguyên nhân (hay nguyên nhân tổng hợp)đòi hỏi chúng ta phải phân tích tính chất, vai trò của từng nguyên nhân đối với kếtquả, sự liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau của các nguyên nhân

- Nếu các nguyên nhân tác động lên sự vật theo cùng một hướng > ảnh hưởngcùng chiều với sự hình thành kết quả và ngược lại nếu những nguyên nhân khácnhau tác động lên sự vật theo những hướng khác nhau → làm suy yếu, hoặc tiêudiệt tác dụng của nhau

+ Một nguyên nhân có thể sản sinh ra nhiều kết quả → chúng ta phải biết phânbiệt những kết quả do nguyên nhân đưa lại

* Trong sợi dây truyền vô trận của sự vận động của sự vật, hiện tượng không

có một hiện tượng nào được coi là nguyên nhân và cũng không có một kết quả nàođược xem là kết quả cuối cùng Trong mối quan hệ này sự vật và hiện tượng đượccoi là nguyên nhân, song mối quan hệ khác được coi là kết quả và ngược lại

* Nguyên nhân sản sinh ra kết quả, nhưng sau khi xuất hiện không giữ vai tròthụ động đối với nguyên nhân → có ảnh hưởng ngược lại đối với nguyên nhân theo

2 chiều, tích cực và tiêu cực

II Một số kết luận về mặt phương pháp luận.

Ngày đăng: 04/04/2021, 22:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w