1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Gián án Tiếng Việt 5 (HK1_2010-2011)

4 250 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 121 KB

Nội dung

Trường tiểu học Lớp: . Họ tên học sinh: . Thứ ngày……tháng… năm . KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học: 2010 - 2011 MÔN: Tiếng Việt (đọc hiểu) – Lớp 5 Thời gian làm bài: 30 phút. Triền đê tuổi thơ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận. Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi, về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng. .Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm . Theo Nguyễn Hoàng Đại Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất: 1. Trong bài văn, hình ảnh gắn bó thân thiết với tác giả như “hình với bóng” là: a cánh đồng b bờ cỏ c con đê 2. Các bạn nhỏ coi con đê là bạn vì: a các bạn nhỏ đã nô đùa, nằm đếm sao, chăn trâu và bày cỗ trên mặt đê. b con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng. c ai vào làng cũng phải đi qua con đê. 3. Hình ảnh con đê được tác giả miêu tả: a quanh co uốn lượn theo sườn núi. b sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng và phủ một màu xanh mượt mà của cỏ. c tạo thành một đường viền như sợi chỉ mỏng manh quanh làng. 4. Tác giả cho rằng “con đê chở che, bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn” vì: a người lớn trong làng thường tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui. b con đê đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tác giả để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. c khi những trận lũ lớn về, con đê gồng mình lên để bảo vệ tính mạng con người, gia súc và mùa màng. 5. Nội dung chính của bài văn: a kể về sự đổi mới của quê hương. b tả con đê và những kỉ niệm của tác giả gắn bó với con đê, với quê hương. c kể về kỉ niệm của tác giả trong những ngày đến trường. 6. Từ “chúng” trong câu: “chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc.” chỉ: a trẻ em trong làng. b trẻ em trong làng và tác giả. c tác giả. 7. Từ đồng nghĩa với từ “tuổi thơ” là: a trẻ con b trẻ em. c thời thơ ấu. 8. Trong câu: “Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng.” tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật: a so sánh. b nhân hoá. c so sánh và nhân hóa ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢN CHÁNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học: 2010 - 2011 MÔN : Tiếng Việt (Viết) - Lớp 5 Thời gian làm bài: - Chính tả: 20 phút; - Tập làm văn: 35 phút. (Không kể thời gian đọc và chép đề) I. C h í nh t ả ( 5 điểm) Bài viết: Mùa thảo quả …Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt. Theo Ma Văn Kháng * C á ch t iến h à n h : Giáo viên tiến hành theo trình tự như sau: - Đọc cả bài viết cho học sinh nghe; - Đọc từng từ, cụm từ cho học sinh viết (2-3 lần); - Đọc cả bài cho học sinh dò lại bài viết. II. T ậ p l à m vă n (5 điểm) Đề bài: Em đã từng có lúc mệt hoặc ốm đau được người thân trong gia đình (mẹ, cha, ông, bà, .) dỗ dành, chăm sóc. Em hãy viết một bài văn tả người thân của em lúc đó. * C á ch t iến h à n h : Giáo viên tiến hành theo trình tự như sau: - Đọc đề và ghi đề bài lên bảng lớp; - Học sinh không cần chép lại đề bài và tự làm bài. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học: 2010 - 2011 Môn : Tiếng Việt – Lớp 5. I. Đọ c hiểu (5.0 điểm): Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án c a b c b a c b Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 1.0 0.5 0.5 1.0 II. V i ế t (10 điểm): 1. C h í nh t ả (5.0 điểm): Bài viết không mắc lỗi chính tả, trình bày đúng hình thức, chữ viết rõ ràng, chân phương, sạch đẹp: 5.0 điểm;  Sai mỗi lỗi chính tả: trừ 0.5 điểm;  Sai mỗi lỗi chính tả (dấu thanh): trừ 0.25 điểm. 2. T ậ p là m vă n (5.0 điểm): a/ Đ ảm b ảo các y êu c ầu s au được 5.0 điểm: - Viết được bài văn tả người thân của em (mẹ, cha, ông, bà); bố cục chặt chẽ, liên kết đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài theo yêu cầu tả người đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên trong đó nêu bật được các nội dung cơ bản như sau: + Hình dáng, cử chỉ, hành động của người thân khi chăm sóc, dỗ dành em; + Cảm xúc về những tình cảm yêu thương mà người ấy đã dành cho em. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không sai lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ. - Trình tự miêu tả hợp lí, diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật. b/ T u ỳ th eo m ứ c đ ộ l àm b ài c ủ a họ c s in h : sai sót về ý, từ, câu, kỹ năng diễn đạt, bố cục bài viết, chữ viết có thể ghi các điểm sau: 4.5 - 4.0 - 3.5 - 3.0 - 2.5 - 2.0 - 1.5 - 1.0 - 0.5. Cách tính điểm kiểm tra học kì môn Tiếng Việt:  Điểm kiểm tra đọc = điểm kiểm tra đọc thành tiếng + điểm kiểm tra đọc hiểu;  Điểm kiểm tra viết = điểm kiểm tra chính tả + điểm kiểm tra tập làm văn;  Điểm kiểm tra môn Tiếng Việt = (điểm kiểm tra đọc + điểm kiểm tra viết): 2. * Ghi chú:  Điểm kiểm tra đọc và viết: không lấy điểm số thập phân;  Điểm kiểm tra Tiếng Việt được làm tròn như sau:  Nếu phần thập phân nhỏ hơn 0.5 thì làm tròn thành 0 (không);  Nếu phần thập phân bằng hoặc lớn hơn 0.5 thì làm tròn thành 1.0 (một)./. . 2010 - 2011 Môn : Tiếng Việt – Lớp 5. I. Đọ c hiểu (5. 0 điểm): Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án c a b c b a c b Điểm 0 .5 0 .5 0 .5 0 .5 1.0 0 .5 0 .5 1.0 II. V i ế. sau: 4 .5 - 4.0 - 3 .5 - 3.0 - 2 .5 - 2.0 - 1 .5 - 1.0 - 0 .5. Cách tính điểm kiểm tra học kì môn Tiếng Việt:  Điểm kiểm tra đọc = điểm kiểm tra đọc thành tiếng

Ngày đăng: 26/11/2013, 17:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w