Ngày soạn: 05/01/2011 Ngày dạy: 07/01/2011 Tiết: 39Bài 14: SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN I. MỤC TIÊU: – Kiến thức: – Biết quy tắc soạn thảo văn bản bằng Word. – Biết quy tắc gõ chữ Việt. – Kỹ năng: Gõ được văn bản bằng chữ Việt một cách chính xác. – Thái độ: Chú ý nghe giảng, nghiêm túc trong giờ học. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, sgk. 2. Học sinh: Sgk, vở ghi, đồ dùng học tập. III. PHƯƠNG PHÁP: – Phương pháp thuyết trình. – Phương pháp hoạt động nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC: 1. Kiểm tra sĩ số lớp: (1 ’ ) 6A: 7A: 8A: 9A: 6B: 7B: 8B: 9B: 2. Kiểm tra bài cũ: (5 ’ ) – Hãy nêu các thành phần cơ bản của một văn bản. 3. Khởi động: (1 ’ ) Trong tiết học trước, các em đã nắm được các thành phần cơ bản của một văn bản, vai trò cũng như cách di chuyển con trỏ soạn thảo văn bản. Bài hôm nay, sẽ trả lời cho các em câu hỏi: Để có một văn bản chữ Việt thì cần phải có những quy tắc nào? 4. Các hoạt động: Hoạt động của GV- HS Ghi bảng HĐ1: Quy tắc gõ tiếng Việt trong Word. – Mục tiêu: HS nắm được quy tắc gõ tiếng Việt trong Word. – Đồ dùng: Giáo án, sgk, phiếu trả lời câu hỏi. – Thời gian: (20 ’ ) – Cách tiến hành: GV:Giới thiệu 4 qui tắc cơ bản gõ văn bản GV:Phát phiếu học tập cho HS làm theo nhóm? Nội dung Đ S Trời nắng , ánh mặt trời rực rỡ. Trời nắng ,ánh mặt trời rực rỡ. Trời nắng,ánh mặt trời rực rỡ. Trời nắng, ánh mặt trời rực rỡ. HS: Từng nhóm làm và nộp lên GV: Nhận xét và đưa ra đáp án đúng. GV: Phát phiếu học tập cho HS làm theo nhóm? Nội dung Đ S Nước Việt Nam (thủ đô là Hà Nội) Nước Việt Nam( thủ đô là Hà Nội) Nước Việt Nam(thủ đô là Hà Nội) HS: Từng nhóm làm và nộp lên GV: Nhận xét và đưa ra đáp án đúng. 4.Gõ văn bản chữ việt – Mục tiêu: HS nắm được quy tắc gõ văn bản chữ Việt. – Đồ dùng: Giáo án, sgk, vở ghi. – Thời gian: (15 ’ ) – Cách tiến hành: GV: Nói đến chữ việt chúng ta quy ước đó là chữ quốc ngữ. Muốn soạn thảo được văn bản chữ việt chúng ta phải có thêm các công cụ có thể: -Gõ được chữ việt vào máy tính bằng bàn phím. -Xem được chữ việt -In được chữ việt GV: Đưa ra hai kiểu gõ phổ biến nhất hiện nay: TELEX và VNI. HS chú ý và chọn một trong hai kiểu gõ. GV: Đưa ra VD về hai kiểu gõ trên. 3.Quy tắc gõ văn bản trong Word. -Các dấu ngắt câu (dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm phẩy, dấu chấm than, dấu chấm hỏi) phải được đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là khoảng trắng nếu còn nội dung. -Các dấu mở ngoặc và các dấu nháy phải được đặt sát vào bên trái kí tự đầu tiên của từ tiếp theo. Các dấu đóng ngoặc và các dấu nháy phải được đặt sát vào bên phải kí tự cuối cùng của từ ngay trước đó. -Giữa các từ chỉ dùng một kí tự trống. -Em nhấn phím Enter để kết thúc một đoạn văn bản chuyển sang đoạn mới. 4. Gõ văn bản chữ Việt. a)Kiểu VNI: 1 Sắc o6 ô, a6 â,e6ê 2 Huyền o7 ơ,u7ư 3 Hỏi a8ă 4 Ngã d9d9 5 Nặng b)Kiểu TELEX: s sắc ooô, aaâ, eeê f Huyền ow,[ ơ, uw,[,wwư r Hỏi awă x Ngã ddđ j Nặng www VD: Gõ từ “Trường Học” +)VNI: Tru7o72ng Ho5c +)TELEX: Trwowfng Hojc HS: Theo dõi GV phân tích VD. GV: Gõ từ“Tân An” theo 2 kiểu trên. HS: Suy nghĩ, trả lời. GV:Chú ý để gõ chữ việt cần phải chọn tính năng của chương trình gõ. Ngoài ra để hiển thị và in chữ việt còn cần chọn đúng phông chữ phù hợp với chương trình gõ. 5. Củng cố, dặn dò: (3 ’ ) – Cho HS đọc phần ghi nhớ. – Về nhà: +) Học thuộc quy tắc gõ văn bản trong Word, hai kiểu gõ chữ việt. +) Làm các câu hỏi và bài tập: 1, 2, 3, 4, 5, 6 trong SGK trang 74, 75. . lớp: (1 ’ ) 6A: 7A: 8A: 9A: 6B: 7B: 8B: 9B: 2. Kiểm tra bài cũ: (5 ’ ) – Hãy nêu các thành phần cơ bản của một văn bản. 3. Khởi động: (1 ’ ) Trong tiết học. Ngày soạn: 05/01/2011 Ngày dạy: 07/01/2011 Tiết: 39 Bài 14: SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN I. MỤC TIÊU: – Kiến thức: – Biết quy