Trò chơi dân gian là những trò chơi thường được gắn với các bài đồng dao, nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.. - Ngoài các trò chơi dân gian cô cháu mình vừa chơi các con còn
Trang 1Thứ 4 ngày 14 tháng 10 năm 2010
Hoạt động chính: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:
Dạy trẻ đọc đồng giao: Rềnh rềnh ràng ràng
Hoạt động bổ trợ: - Giáo dục phát triển nhận thức
- Giáo dục phat triển thẩm mỹ
- Giáo dục tình cảm xã hội
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1 Kiên thức:
- Trẻ biết tên và nội dung bài đồng dao
- Trẻ biết đồng dao là những câu có vần, điệu được hình thành trong quá trình chơi của trẻ em ngày xưa Đồng dao thường gắn liền với các trò chơi dân gian
- Trẻ biết đọc ngắt nghỉ đúng, biết đọc kết hợp với một số hình thức vận động
2 Kỹ năng.
- Rén kỹ năng diến đạt rõ ràng mạch lạc
- Rèn khả năng vận động, sử dụng một số nhạc cụ kết hợp động tác với lời ca
- Rèn khả năng ghi nhớ ở trẻ
- Phát triển khả năng sáng tạo ở trẻ
3 Giáo dục.
- Giáo dục trẻ yêu quý bà, biết giúp đỡ người già
- Rèn luyện tinh thần tập thể khi học, khi chơi
II CHUẨN BỊ.
- Đạo cụ: Phách, mõ, song loan, sắc xô…
- Một số hình ảnh về trò chơi dân gian
- Trang phục của cô và trẻ
- Đĩa nhạc bài đồng dao, bài hát “ Rềnh rềnh ràng ràng”
III PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp quan sát, đàm thoại
- Phương pháp thực hành , luyện tập
- Phương pháp trò chơi
- Phương pháp trực quan
Trang 2IV TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.
1 Ổn định tổ chức.
- Cô đóng vai người dẫn chương trình ( Chào mừng các bạn đến
với ngày hội “ Bé và đồng dao”)
- Cô tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi “ Lộn cầu vồng”, “Chi
chi chàng chành” …
+ Các trò chơii các con vừa chơi được gọi là trò chơi gì? Vì sao
lại được gọi là trò chơi dân gian?
Trò chơi dân gian là những trò chơi thường được gắn với các bài
đồng dao, nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
- Ngoài các trò chơi dân gian cô cháu mình vừa chơi các con còn
biết những trò chơi dân gian nào khác Hãy kể cho cô và các bạn
cùng nghe nào!
2 Nội dung hoạt
động.-2.1 Dạy trẻ đọc thuộc bài đồng dao
- Hôm nay chương trình đem đến cho các bạn một bài đồng dao
rất hay đó là bài “ Rềnh rềng ràng ràng”
+ Có bạn nào biết đến bài đồng dao này không?
- Các bạn cùng lắng nghe bài đồng dao này nhé
+ Bạn nào có thể nhắc lại tên bài đồng dao là gì?
+ Theo các con bài đồng dao nói về điều gì?
* Giảng nội dung: bài đồng dao nói về các bạn nhỏ cùng chung
sức giúp đỡ bà công việc dệt vải
+ Các con thấy khi đọc bài đồng dao cô thể hiện tình cảm như
thế nào?
+ Khi đọc phải thể hiện sự vui tươi hồn nhiên, ngắt nghỉ đúng
nhịp điệu của bài đồng dao, đọc diễn cảm theo từng câu cho đến
hết bài đồng dao
- Cô đọc lần 2: Để bài đồng dao hay hơn nữa các con cùng lắng
nghe cô đọc kết hợp với song loan theo nhịp điệu bài nhé!
* Đàm thoại về nội dung:
+ Bài đồng dao nói về những ai?
+ Theo các con bài đồng dao nói về điều gì?
+ Con thấy những bạn nhỏ trong bài đồng dao này như thế nào?
+ Ở nhà con đã giúp bà những công việc gì?
* Giáo dục: Các con ai cũng có bà, bà là người rất yêu thương
chúng mình, bà đã già nên các con phải biết yêu thương bà, biết
Trang 3giúp đỡ bà những công việc nhỏ phù hợp với sức của chúng mình
- Đây là một bài đồng dao quen thuộc với chúng mình rồi đúng không Vậy các con hãy cùng đọc bài đồng dao này cùng cô nào ( Nhắc trẻ ngắt nghỉ đúng nhịp điệu, thể hiện giọng điệu vui tuơi, hồn nhiên) : Cho trẻ đọc 2-3 lần
+ Cô mời các bạn trai đứng lên đọc bài đồng dao
+ Cô mời các bạn gái đứng lên đọc bài đồng dao
+ Cho trẻ trai và trẻ gái đứng đối diện nhau đọc đối từng câu đến hết bài đồng dao
+ Cho trẻ tự tìm bạn theo đôi một đứng đối diện đọc đồng dao kết hợp vỗ tay vào nhau
+ Cho mỗi tổ cử một bạn đọc hay nhất đọc bài đồng dao
+ Cho cả lớp đọc bài đồng dao kết hợp động tác minh hoạ
2.2.Dạy trẻ đọc đồng dao kết hợp với đạo cụ.
Hôm nay cô sẽ cho các con đọc bài đồng dao kết hợp với nhạc
cụ mà các con thích
+ Cho cả lớp chọn nhạc cụ mà trẻ thích gõ đệm kết hợp với đọc lời bài đồng dao
+ Cho trẻ đọc nối tiếp theo từng tổ
- Ngoài cách sử dụng nhạc cụ theo các con còn cách nào khác đọc bài đồng dao hay hơn không?
+ Cho trẻ vừa đọc vừa vận động minh hoạ cho bài đồng dao
- Bài đồng dao “ Rềnh rềnh ràng ràng” còn được phổ nhạc thành một bài hát rất hay nữa Cô mời những diễn viên múa lớp mình cùng biểu diễn múa phụ hoạ theo bài hát “ Rềnh rềnh rảng ràng” Các bạn bên dưới hãy cùng hát theo bài hát này nhé
2.3 Củng cố:
Cho trẻ đi thành vòng tròn và đọc bài đồng dao Đến câu “ Một người…” cô chỉ ai người đó phải chạy nhanh vào giữa và đến “ năm người…” tạo thành một vòng tròn cùng vận động minh hoạ
theo lời bài đồng dao:
3 Kết thúc hoạt động.
Nhận xét chung hoạt động của trẻ Gợi ý cho trẻ ra chơi các trò chơi dân gian dưới sân trường