1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu BAO CAO DANH GIA CHUAN KTKN

6 355 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 62 KB

Nội dung

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TRẦN VĂN THỜI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC SÔNG ĐỐC 2 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: /BC-HT Sông Đốc, ngày 10 tháng 11 năm 2010 BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CÁC MÔN HỌC VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC 1. Việc thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học. a) Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học theo công văn số 624/BGDĐT – GDTH ngày 05/02/2009 về việc hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở tiểu học. - Công tác chỉ đạo tập huấn: Ngay từ khi nhận được công văn chỉ đạo, nhà trường triệu tập cán bộ giáo viên tham gia lớp tập huấn do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức Bên cạnh đó nhà trường đã chỉ đạo cho các giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học từng bài cần bám sát mục tiêu của Chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học, chỉ đạo cho các giáo viên trao đổi thảo luận nội dung dạy học thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn trong tổ. Tổ chức các chuyên đề, các tiết dạy mẫu theo Chuẩn kiến thức kĩ năng. Chỉ đạo cho các giáo viên kiểm tra đánh giá HS phải bám vào yêu cầu Chuẩn kiến thức kĩ năng và căn cứ vào sự tiến bộ của HS. Chỉ đạo các giáo viên nộp kế hoạch dạy học trước 1 tuần để tổ kiểm tra, đánh giá, góp ý trước khi dạy học. - Những thuận lợi, khó khăn: + Thuận lợi: Chuẩn kiến thức kĩ năng giúp giáo viên xác định nội dung cơ bản, cần thiết nhất của mỗi bài học, của mỗi tiết học trong SGK . Từ nội dung kiến thức cơ bản trong Chuẩn giúp giáo viên lựa chọn được các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động phù hợp hơn cho các đối tượng học sinh trong lớp. Chuẩn kiến thức kiến, kĩ năng đã giảm bớt những yêu cầu cao, giảm những nội dung kiến thức trùng lặp nhiều , xây dựng nội dung mỗi bài học không khó, không dài từ đó học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, đem lại hiệu quả cao trong mỗi tiết học. Chuẩn kiến thức là cơ sở để đánh giá chất lượng học tập của HS cũng như đánh giá chất lượng dạy học của giáo viên một cách sát thực hơn góp phần khắc phục được bệnh thành tích trong giáo dục. + Khó khăn: Khi dạy học theo chuẩn một số giáo viên chỉ quan tâm đến chuẩn dạy cho học sinh mà chưa quan tâm đến đối tượng học sinh khá giỏi; những bài tập trong SGK có nội dung khó mà Chuẩn khơng u cầu thì giáo viên chưa mạnh dạn đưa vào giảng dạy để phát huy năng lực cho những học sinh khá, giỏi. Trong việc lập kế hoạch dạy học giáo viên cùng một lúc phải căn cứ vào Chuẩn kiến thức kĩ năng, vừa phải xem cơng văn 896 để xây dựng kế hoạch dạy học. Trong khi đó lại có những nội dung chồng chéo giữa chuẩn KTKN và 896 giáo viên phải chờ đợi sự thống nhất của tổ, sự cho phép của BGH - Đánh giá sự phù hợp của Chuẩn: Việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của các mơn học, nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục tiểu học là vấn đề rất cần thiết và phù hợp, đồng thời làm giảm bớt trình trạng q tải, gây chán nản cho học sinh và bức xúc cho xã hội, đã giúp cho việc đánh giá cơng tác dạy - học và tập thể giáo viên trực tiếp giảng dạy định hướng được mục tiêu chương trình giáo dục, đồng thời vận dụng phương pháp dạy học hợp lý theo nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên hiện nay. Tuy nhiên Chuẩn kiến thức kĩ năng còn có một số điều chưa phù hợp cụ thể là: Giáo viên dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng vừa phải quan tâm đến HS yếu, khơng bỏ rơi HS yếu trong các giờ học, có những hướng dẫn riêng để hỗ trợ những HS yếu vươn lên đạt trình độ Chuẩn vừa phải tạo cơ hội phát triển cho HS có điều kiện, HS có năng khiếu. Dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng hướng tới mọi đối tượng với những mục tiêu riêng, u cầu riêng nên sẽ làm cho giờ học nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả, đem lại niềm tin và hứng thú học tập cho HS. Vì vậy đòi hỏi năng lực tổ chức, phân hố đối tượng, kỹ năng xác đinh mục tiêu cho từng đối tượng . Khối 1: + Mơn Tiếng Việt: Phần luyện nói: Từ tuần 1 đến tuần 9: HS K, G nói 4 đến 5 câu. Từ tuần 10 đến tuần 25: HS K,G nói 2 đến 4 câu. + Mơn Tốn: Phần yêu cầu cần đạt viết chưa đầy đủ so với việc HS làm bài tập. ( BT 3/ 54, BT 3/ 56, BT 4a/ 59, BT 5a/ 62, BT 4/ 63, BT 3/ 107, BT2 / 123, BT 3, 4 / 156, BT 4/ 157. Phần yêu cầu cần đạt viết chưa đầy đủ nội dung cần so sánh với các bài tập phải làm . ( BT4 / 47) Phần yêu cầu cần đạt viết dư so với việc HS làm bài tập. Như yêu cầu cần đạt biết biểu thò trong hình vẽ bằng phép cộng nhưng lại bỏ phần bài tập cần làm theo yêu cần trên. ( BT 4, 5 / 92) Phần yêu cầu cần đạt viết chưa chính xác so với việc HS làm bài tập. Như viết phép tính thích hợp với phần tóm tắt, nhưng trong yêu cầu cần đạt là viết phép tính thích hợp với hình vẽ.( BT 3 / 112, Bt 5 / 113) Bài 6: Nghiêm trang khi chào cờ ( tiết 2) nhưng có phần ở hoạt động 3: Thi chào cờ các tổ là không phù hợp so với yêu cầu cần đạt và chưa thể hát bài Quốc ca được. + Mơn Mĩ thuật: Bài 15: Vẽ cây nhưng yêu cần cần đạt là vẽ có cây, có nhà. Bài 24: Vẽ cây, vẽ nhà nhưng yêu cầu cần đạt là vẽ cây. Khối lớp 2: + Mơn Tiếng Việt: Đối với phân mơn Tập đọc : Chuẩn kiến thức đưa ra u cầu ở một số bài là HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3 ( có bài HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4 ) Nhưng thực ra những câu hỏi này lại khơng phải là khó, HS trung bình, yếu cũng trả lời được. Chuẩn kiến thức đưa ra mục tiêu chung là HS biết đọc rõ lời nhân vật. Mục tiêu này cao so với HS yếu, trung bình. + Mơn Tốn: Bên cạnh việc xây dựng nội dung và các hoạt động dạy học theo Chuẩn kiến thức kĩ năng là tất cả học sinh trong lớp hồn thành hết các bài tập cần làm giáo viên cũng phải chuẩn bị kế hoạch để học sinh khá, giỏi có điều kiện làm các bài tập còn lại trong sách giáo khoa sau khi các em này đã hồn thành các bài tập còn lại. ( theo CV số 624/BGDĐT-GDTH ngày 05/02/2009). Để tổ chức các hoạt động dạy học linh hoạt phù hợp với từng đối tượng học sinh theo chuẩn và trên chuẩn khơng phải giáo viên nào cũng làm được. + Mơn Mĩ Thuật: Chưa phù hợp giữa Vẽ tranh tuần 19 “ đề tài sân trường em giờ ra chơi” và tuần 21 “ đề tài Con vật”. Nên đổi đề tài tuần 21 lên trước vì Vẽ con vật đơn giản hơn. Khối lớp 3: Mơn TNXH: Có một số câu hỏi dành cho HS giỏi thì HS yếu cũng trả lời được. VD: Bài " Hoạt động thở và cơ quan hơ hấp" câu hỏi dành cho HS khá, giỏi: Nếu ngừng thở 3 đến 4 phút thì con người sẽ thế nào? ( HS yếu cũng trả lời được). Khối lớp 5: - SGK là tài liệu chính thức để dạy – học, sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng cần phải thực hiện cho phù hợp đối tượng HS nhưng chúng ta thực hiện khơng đồng bộ, nhất qn, dẫn đến nhiều khó khăn trong thực tiễn. Bên cạnh đó lại lồng ghép GD bảo vệ mơi trường. Một số bài tập đọc, phần câu hỏi dành cho học sinh giỏi khơng có ghi trong ghi chú. - Bài “Những con sếu bằng giấy” (Tập đọc 5 – tuần 4), chuẩn KT-KN u cầu cần đạt chỉ trả lời câu hỏi 1, 2, 3 khơng u cầu trả lời câu hỏi 4. - Tập Làm Văn: Sự phân bố thể loại chưa đồng nhất VD: HS học văn miêu tả rồi lại học luyện tập làm đơn sau đó trở lại văn miêu tả. Môn Toán. VD: Tuần 5 - Lớp 5 - Bài: Ôn tập bảng đơn vị đo khối lượng nhưng Yêu cầu cần đạt lại là: Biết chuyển đổi các số đo độ dài . Nên cần điều chỉnh Yêu cầu cần đạt lại là: Biết chuyển đổi các số đo khối lượng . b) Triển khai dạy học môn Thủ công, Kĩ thuật ở tiểu học theo công văn 7975/BGDĐT-GDTH ngày 10/9/2009 về việc hướng dẫn dạy học môn Thủ công, Kĩ thuật ở tiểu học. Nhà trường chọn phương án 2 : Điều chỉnh nội dung, kế hoạch dạy học được hướng dẫn trong công văn số 9832/BGDĐT- GDTH ngày 01 tháng 9 năm 2006 theo định hướng: - Thay đổi thứ tự dạy học các chủ đề, các bài học trong mỗi chủ đề cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tiễn của địa phương. Ví dụ : Ở lớp 1, có thể thay đổi thứ tự các chủ đề dạy học như : Gấp hình - cắt – xé - dán giấy Ở lớp 4, dạy học theo thứ tự : Cắt, khâu, thêu – Trồng rau, hoa - lắp ghép mô hình kĩ thuật. - Tăng hoặc giảm thời lượng dạy học cần thiết của một số bài học. Căn cứ vào đối tượng học sinh và điều kiện thực tế, địa phương nhà trường điều chỉnh thời lượng dạy học ở một số bài trong một lớp cho phù hợp. Ví dụ : Giảm thời lượng 1 tiết ở mỗi bài cắt, dán hình (Cắt, dán hình chữ nhật; Cắt, dán hình vuông; Cắt, dán hình tam giác). Tăng thời lượng cho các bài Cắt, dán hàng rào ; Cắt, dán và trang trí ngôi nhà ; Xé, dán hình con gà (lớp 1). - Lựa chọn nội dung dạy học có trong chương trình, sách giáo khoa (hiện hành) phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế của địa phương. Có thể chọn, hoặc không chọn dạy một số bài trong chương trình, sách giáo khoa (hiện hành). Hoặc có thể chọn hoặc không chọn dạy học một số nội dung trong mỗi bài học nhưng phải đảm bảo nguyên tắc điều chỉnh đã nêu ở trên. Chủ đề Trồng rau, hoa: Dạy vào thời điểm mùa mưa. Trong bài Chăm sóc gà, tập trung dạy học một số kĩ năng chăm sóc gà đơn giản như cho ăn, uống… c) Thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học theo Thông tư 32/2009/BGD ĐT ngày 27/10/2009. - Cách đánh giá nhẹ nhàng, phù hợp với học sinh tiểu học. Không nặng nề về điểm số, đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét ( môn Toán + Tiếng Việt + Khoa học + LS&ĐL), lấy kết quả cuối năm học để quyết định kết quả cả năm học tạo điều kiện để học sinh không ngừng phấn đấu trong học tập. - Mặt tích cực của thông tư 32 nữa là: HS có điểm kiểm tra bất thường so với kết quả học tập hằng ngày hoặc không đủ số điểm KT ĐK đều được kiểm tra bổ sung. HS khuyết tật, HS lang thang cơ nhỡ được đánh giá riêng chú trọng nguyên tắc động viên khuyến khích sự lỗ lực, sự tiến bộ của HS là chính. d) Triển khai hoạt động cam kết, bàn giao chất lượng học sinh theo Công văn số 7312/BGD-ĐTH và Công văn số 4919/BGDĐT. Căn cứ vào chất lượng học sinh ở năm học cũ và đối chiếu với kết quả khảo sát đầu năm để bàn giao cụ thể từng môn. Số lượng học sinh được khen thưởng. Học sinh yếu từng mặt của năm học trước, học sinh chưa biết đọc, học sinh đọc yếu, học sinh chưa biết viết cụ thể tên từng em. Sau khi bàn giao xong các thành phần thống nhất và kí tên qua đó các giáo viên làm căn cú để đăng kí chỉ tiêu thi đua và có trách nhiệm phụ đạo các em theo từng mặt để đảm bảo đạt Chuẩn kiến thức và kĩ năng. Mỗi GV căn cứ vào kết quả " đầu vào" của lớp mình để định hướng đề ra mục tiêu thực hiện dài hạn ( 1 năm học) ngắn hạn ( 1 tháng, 1 kỳ học) cùng đưa biện pháp thực hiện. Việc thực hiện cam kết đã đem lại hiệu quả thiết thực. Bàn giao có các thành phần là : Đại diện Ban giám hiệu trường, tổ trưởng, giáo viên lớp cũ, giáo viên và giáo viên chủ nhiệm. 2. Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học từ năm học 2007 – 2008 đến nay. - Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện: Lãnh đạo nhà trường căn cứ vào kế hoạch của Phòng Giáo dục – Đào tạo Trần Văn Thời tổ chức hướng dẫn giáo viên nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, tìm hiểu nội dung chương trình sách giáo khoa, dạy thử để đánh giá rút kinh nghiệm. Tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn hè do PGD tổ chức. Tổ chức tốt các buổi hội thảo, hội giảng góp ý rút kinh nghiệm giúp giáo viên có cơ hội học hỏi lẫn nhau về phương pháp dạy học, cách sử dụng đồ dùng dạy học, cách tổ chức các hoạt động học tập đa dạng cho học sinh… Tổ chức tốt các hội thi giáo án tốt, giờ học hay, thi giáo viên dạy giỏi, thi làm đồ dúng dạy học. Tổ chức các chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy giúp giáo viên nâng cao trình độ về mọi mặt. Nhiều giáo viên đã mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đổi mới PPDH đồng thời đã hiểu rõ bản chất của đổi mới PPDH, hình thành đươc những kĩ năng dạy học phát huy tính tích cực của HS, chủ động điều chỉnh trong dạy học sát với thực tiễn của lớp mình phụ trách. Kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học thành thạo. - Tài liệu bồi dưỡng: Để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học chúng tôi thường xuyên sử dụng các tài liệu là: Tài liệu bồi dưỡng thay sách, các tài liệu thuộc dự án đổi mới phương pháp dạy học, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III, các loại sách báo, tạp chí có trong thư viện của nhà trường. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, giáo viên phải biết chắt lọc, khi cần thiết phải đưa ra thảo luận, bàn bạc thống nhất sử dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế. - Thiết bị dạy học được sử dụng thường xuyên có hiệu quả. Nhưng do đồ dùng trang thiết bị được cấp theo chương trình đổi mới sách giáo khoa còn hạn chế về số lượng, chưa đồng bộ và không được bổ sung kịp thời gây không ít những khó khăn cho giáo viên trong việc dạy học theo chuẩn kiến thức và kĩ năng. Nhà trường tổ chức quán triệt giáo viên dạy học phải sử dụng đồ dùng dạy học, không được dạy chay. Bên cạnh đó, phát động phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học và hàng năm tổ chức hội thi đồ dùng dạy học tự làm nhằm khắc phục tình trạng thiếu đồ dùng dạy học ở các khối lớp. Nhà trường mở các chuyên đề sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học đối với các môn học của các khối lớp nhằm giúp giáo viên sử dụng đúng lúc, đúng mục đích, khai thác có hiệu quả các đồ dùng dạy học, tuy nhiên cũng tránh việc lạm dụng đồ dùng dạy học. Hàng tuần, các tổ chuyên môn lập kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học trình BGH duyệt, sau đó BGH thông báo cho người phụ trách thiết bị dạy học chuẩn bị sắp xếp các đồ dùng dạy học, thiết bị để thuận tiện cho việc giáo viên mượn, trả đồ dùng. Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học của các tổ đã được duyệt, BGH thường xuyên kiểm tra việc sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học của giáo viên. - Đánh giá về hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học: . thành thạo. - Tài liệu bồi dưỡng: Để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học chúng tôi thường xuyên sử dụng các tài liệu là: Tài liệu bồi dưỡng. các tài liệu là: Tài liệu bồi dưỡng thay sách, các tài liệu thuộc dự án đổi mới phương pháp dạy học, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III, các loại

Ngày đăng: 26/11/2013, 04:11

w