1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chuyên đề Ôn tập học kỳ I môn Địa lý

7 21 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trong quá trình ôn tập giáo viên phải hướng dẫn học sinh xác định rõ nội dung kiến thức và kĩ năng ở các bài, chương cụ thể cần kiểm tra theo ma trận đề và hướng dẫn học sinh phương pháp[r]

(1)

CHUYÊN ĐỀ: ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ I PHẦN MỞ ĐẦU:

Ôn tập, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là khâu then chốt trong quá trình đổi mới giáo dục

Trong quá trình ôn tập giáo viên phải hướng dẫn học sinh xác định rõ nội dung kiến thức và kĩ năng ở các bài, chương cụ thể cần kiểm tra theo ma trận đề và hướng dẫn học sinh phương pháp tự học

Trên thực tế nhiều lúc giáo viên còn ôn tập chung chung chưa xác định rõ mục tiêu cũng như kiến thức ôn tập cụ thể nên ảnh hưởng đến việc ôn tập cho các em

Vậy làm thế nào để ôn tập cho học sinh thi học kì I đạt hiệu quả đó là vấn đề xin trao đổi cùng các đồng chí trong tổ chuyên môn nhằm đổi mới phương pháp dạy và học để nâng cao chất lượng giáo dục

II NỘI DUNG: 1 Xác định ma trận đề: Địa lí 7 năm học 2020-2021 Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp

KQ TL KQ TL KQ TL

Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa

1(0,5 ) 1(2,0 ) 1(0,5 ) Bài 17:Ô nhiễm môi trường

đới ôn hòa

1(0,5) 1(0,5 )

Bài: 19: Môi trường hoang mạc

1(0,5) 1(0,5 ) 1(2,0) Bài 25: Thế giới rộng lớn,

đa dạng

1(0,5) 1(0,5 ) 1(2,0)

Cộng từng phần 5 c 4đ 4c 3,5 đ 2c 2,5đ Cộng chung Trắc nghiệm: 8 câu 4 điểm

(2)

Địa lí 8 năm học 2020-2021 Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp

KQ TL KQ TL KQ TL

Bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản

1(0,5 ) 1(0,5 )

Bài 2: Khí hậu Châu Á 1(0,5) 1(0,5 ) 1(2,0) Bài 5: Đặc điểm dân cư xã

hội Châu Á

1(0,5) 1(0,5 ) 1(2,0)

Bài 9: Khu vực Tây Nam Á 1(0,5) 1(0,5 ) 1(2,0)

Cộng từng phần 4 c 2,0 đ 4c 2,0 đ 3c 6,0 đ Cộng chung Trắc nghiệm: 8 câu 4 điểm

Tự luận: 3 câu 6 điểm 2 Xác định chuẩn kiến thức- kĩ năng của mỗi chủ đề. ĐỊA LÍ 7

Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa

- Kiến thức: Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản về: + Vị trí phân bố chủ yếu ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á

+ Đặc điểm: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió Thời tiết diễn biến thất thường Thảm thực vật phong phú, đa dạng

- Kĩ năng: Đọc lược đồ gió mùa Châu Á để nhận biết vùng có gió mùa, tính chất gió mùa đông, gió mùa hạ Đọc bểu đồ nhiệt độ và lượng mưa

Bài 17: Ô nhiễm môi trường đới ôn hòa

- Kiến thức: Biết được hiện trạng ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở đới ôn hòa, nguyên nhân và hậu quả

- Kĩ năng : Quan sát tranh ảnh, nhận xét và trình bày hiện trạng ô nhiễm môi trường đới ôn hòa

Bài: 19: Môi trường hoang mạc

- Kiến thức: Trình bày và giải thích một số đặc điểm thự nhiên cơ bản của môi trường hoang mạc:

(3)

+ Phân tích sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa hoang mạc đới nóng và hoang mạc đới ôn hòa

+ Biết được sự thích nghi của động thực vật với môi trường hoang mạc

- Kĩ năng: Phân tích lược đồ phân bố môi trường hoang mạc; phân tích ảnh địa lí Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở hoang mạc

Bài 25: Thế giới rộng lớn, đa dạng

- Kiến thức: Biết được 6 lục địa và 6 châu lục trên thế giới.Phân biệt được luc6 địa và châu lục

Biết được một số tiêu chí để phân loại các nước trên thế giới thành hai nhóm: Phát triển và đang phát triển

- Kĩ năng: Đọc lược đồ về mức thu nhập bình quân đầu người; Nhận xét bảng số liệu…

ĐỊA LÍ 8

Bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản

- Kiến thức: Biết vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ Châu Á trên bản đồ Biết được đặc điểm về kích thước lãnh thổ, địa hình và khoáng sản

- Kĩ năng: Đọc bản đồ tự nhên Châu Á Bài 2: Khí hậu Châu Á

- Kiến thức: Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu của Châu Á

Nêu và giải thích sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở Châu Á

- Kĩ năng: Đọc bản đồ khíhậu Châu Á Bài 5: Đặc điểm dân cư xã hội Châu Á

- Kiến thức: Trình bày và giải thích được một số đặc điểm nổi bật của dân cư- xã hội Châu Á

- Kĩ năng: Phân tích bảng số liệu thống kê; Đọc lược đồ phân bố các chủng tộc ở Châu Á

Bài 9: Khu vực Tây Nam Á

Kiến thức: Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế -xã hội của khu vực Tây Nam Á

- Kĩ năng: Đọc lược đồ tự nhiên Tây Nam Á; phân ích ảnh địa lí… 3 Soạn đề cương ôn tập:

ĐỊA LÝ 7

Bài 7: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA

1 Khi gió mùa đông xâm nhập vào nước ta thường gây nên kiểu thời tiết: a Mát mẻ và có mưa lớn

b Khô lạnh c Bão, lũ lớn

d Xoáy lốc và dông

2 Đặc điểm cơ bản của khí hậu nhiệt đới gió mùa là: a Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió b Thời tiết diễn biến thất thường

(4)

3 Khí hậu nhiệt đới gió mùa phân bố chủ yếu ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á 4 Đặc điểm: Mùa đông gió từ lục địa thổi ra - không khí khô và lạnh

Mùa hạ có gió từ biển thổi vào - không khí mát mẻ, mưa lớn BÀI 17:Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HÒA

1 Ô nhiễm không khí: - Nguyên nhân:

Khí thải của các nhà máy, xí nghiệp và phương tiện giao thông - Hậu quả:

Tạo nên mưa a xít làm chết cây, ăn mòn các công trình xây dựng, gây bệnh đường hô hấp,Trái đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng tan gây lũ lụt, tạo lỗ thủng tầng ô zôn gây nguy hiểm cho sức khỏe con người

- Giải pháp:

Thực hiện tốt nghị định thư Kiôtô nhằm cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, bảo vệ bầu không khí trong lành của trái đất

2 Ô nhiễm nước: - Nguyên nhân:

Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu… - Hậu quả :

Ô nhiễm nước sông ,ao hồ, biển, ngầm… tạo nên thủy triều đen, thủy triều đỏ - Biện pháp:

Xử lí nước thải trước khi đổ ra ao hồ, sông ngòi BÀI 19: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC

1 Vị trí: Phân bố chủ yếu dọc theo hai đường chí tuyến và giữa lục địa Á Âu 2 Khí hậu:

- Hết sức khô hạn, khắc nghiệtvì lượng mưa trong năm rất thấp trong khi lượng bốc hơi lại rất lớn

- Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn

3 Thực vật: cằn cỗi thưa thớt; động vật chủ yếu là bò sát và côn trùng 4 Sự thích nghi của động thực vật:

- Thực vật: Tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể Lá biến thành gai hay lá bọc sáp để hạn chế sự thoát hơi nước Một vài loài cây dự trữ nước trong thân

- Động vật: Bò sát và côn trùng vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá Chúng chỉ ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm Linh dương, lạc đà…có khả năng chịu đói, chịu khát đi xa tìm thức ăn

BÀI 25: THẾ GIỚI RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG 1 Các lục địa và các châu lục:

- Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu km2 có các biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia này mang ý nghĩa về mặt tự nhiên

(5)

- Châu lục gồm phần lục địa các đảo và quần đảo chung quanh Sự phân chia này mang ý nghĩa về lịch sử, kinh tế, chính trị

Có 6 châu lục: CHÂU Á, CHÂU ÂU, CHÂU MĨ, CHÂU NAM CỰC, CHÂU PHI, CHÂU ĐẠI DƯƠNG

2 Các nhóm nước trên thế giới:

- Thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ

- Người ta thường dựa vào các tiêu chí : thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ tử vong trẻ em…hoặc chỉ số phát triển con người để phân loại các quốc gia vào nhóm nước phát triển hay đang phát triển

3 Tại sao nói thế giới rộng lớn, đa dạng:

- Rộng lớn: Địa bàn sinh sống của con người ngày càng mở rộng, con người có mặt trên tất cả các châu lục, trên các đảo ngoài xa khơi Vươn tới tầng bình lưu của khí quyển, xuống biển bằng các thiết bị lặn, tàu ngầm…

- Đa dạng: có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về chế độ chính trị xã hội, văn hóa , phong tục tập quán …

ĐỊA LÝ 8

Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN.

Câu 1: Em hãy nêu các đặc điểm của Châu Á về: Vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ; địa hình và khoáng sản

Trả lời:

a Đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ

- Châu Á là một bộ phận của lục địa Á Âu Diện tích đất liền rộng khoảng 41,5 triệu Km2 Nếu tính cả diện tích các đảo = 44,4 triệu Km2

Điểm cực bắc 770 44! B Điểm cực nam 10 16! B

- Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới Lãnh thổ kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng xích đạo Tiếp giáp với hai châu lục ( Châu Âu và Châu Phi), tiếp giáp với ba đại dương (TBD; ÂĐD, BBD)

b Địa hình và khoáng sản

- Địa hình: Có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới

- Khoáng sản phong phú: dầu mỏ, khí đốt, than sắt, crôm và nhiều kim loại màu BÀI 2: KHÍ HẬU CHÂU Á

1 Nêu đặc điểm khí hậu Châu Á Khí hậu Châu á phân hoa rất đa dạng

Khí hậu Châu á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa 2 Kể tên các đới khí hậu Châu á theo thứ tự từ cực bắc đến xích đạo.Tại sao khí hậu Châu Á phân hóa đa dạng.?

- Các đới khí hậu Châu á theo thứ thự từ cức bắc đến xích đạo:

Đới khí hậu cựu và cận cực Đới khí hậu ôn đới Đới khí hậu cận nhiệt Đới khí hậu nhiệt đới Đới khí hậu xích đạo

- Khí hậu Châu á phân hóa đa dạng do:

Lãnh thổ trải dài từ vùng cực bắc đến vùng xích đạo Kích thước lãnh thổ rộng

Cấu trúc địa hình đa dạng, phức tạp

(6)

Các kiểu khí hậu gió mùa Phân bố

Gió mùa nhiệt đới Nam á, Đông Nam á Gió mùa cận nhiệt và ôn đới Đông á

Đặc điểm chung: Mùa đông khô lạnh mưa ít Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều Các kiểu khí hậu lục địa Phân bố

Kiểu ôn đới lục địa Nội địa châu á

Cận nhiệt lục địa Tây nam á

Đặc điểm chung: Mùa đông khô lạnh Mùa hạ khô nóng BÀI 5: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ XÃ HỘI CHÂU Á (4c; 2đ) 1 Số dân Châu á so với thế giới năm 2002 chiếm khoảng

a 59% b 60% c 61% d 62% 2.Dân cư Châu á thuộc các chủng tộc

Các chủng tộc Phân bố chủ yếu

Ơ-rô-pê-ô-it Trung á, Nam á, Tây nam á Môn-gô-lô-it Bắc á, Đông á, Nam á

Ô-xtra-lô-it Một số đảo Đông Nam á, Cực nam của Nam á 3 Các tôn giáo lớn của Châu á

Tên tôn giáo Thời điểm ra đời Địa điểm Phật giáo Thế kỉ VI trước công nguyên Ấn Độ Ấn Độ giáo Thế kỉ đầu thiên niên kỉ thứ nhất TCN Ấn Độ Ki- tô-giáo Đầu công nguyên Pa-le-xtin Hồi giáo Thế kỉ VII sau công nguyên a-rập Xê-ut Câu 3: Phân tích bảng số liệu trang 16 SGK

Câu 4: Vẽ biểu đồ và nhận xét sự gia tăng dân số Châu Á theo bảng số liệu trang 18 SGK

Gợi ý: Biểu đồ có dạng hình cột Dựa vào biểu đồ để nêu nhân xét Bài 9: KHU VỰC TÂY NAM Á

Câu 1: Vị trí địa lí khu vực Tây Nam Á.

(7)

- Tiếp giáp hai châu lục là Châu Phi và Châu Âu; Tiếp giáp khu vực Trung Á và Nam Á

- Tiếp giáp nhiều vịnh biển: Vịnh Péc-xích Biển đen, Biển đỏ ,Biển Địa Trung Hải

Câu 2: Các dạng địa hình chủ yếu của Tây Nam Á phân bố như thế nào? - Núi và sơn nguyên chiếm đại bộ phận lãnh thổ

+ Phía đông bắc có các dãy núi cao + Phía tây nam là sơn nguyên A-rap

+ Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được phù sa của hai con sôngTi-grơ và ơ- phrát bồi đắp

Câu 3: Dựa trên các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Tây Nam Á có thể phát triển ngành kinh tế nào? Vì sao lại phát triển các ngành đó?

- Trước đây đại bộ phận dân cư làm nông nghiệp

Ngày nay công nghiệpvà thương mại phát triển nhất là công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí

Vì Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn, chiếm khoảng 65% lượng dầu mỏ và 25% lượng khí đốt tự nhiên trên thế giới

Câu 4: Những khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực Tây Nam Á

- Về tự nhiên: Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên; đồng bằng chiếm diện tích nhỏ Khí hậu khô hạn, thiếu nước sản xuất

- Về xã hội: Tình hình chính trị không ổn định III.

KẾT LUẬN :

Ôn tập nhằm cũng cố các nội dung theo cấu trúc đề để học sinh làm bài thi HK I đạt hiệu quả là một khâu cơ bản trong qúa trình dạy học

Qua những năm học trước khi giáo viên áp dụng các biện pháp ôn tập theo theo cấu trúc đề và chuẩn kiến thức kĩ năng thì đa số học sinh nắm được nội dung kiến thức trọng tâm khi làm bài đạt điểm khá cao Tuy nhiên một số em kết quả kiểm tra vẫn còn thấp

Rất mong được sự đóng góp của các đồng chí trong tổ bộ môn để tôi hoàn thiện hơn về nội dung cũng như phương pháp ôn tập nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong việc dạy và học

Xin trân trọng cảm ơn và chúc sức khỏe các đồng chí Phường 1, ngày 7 tháng 12 năm 2020

Kí duyệt BGH GV thực hiện

Ngày đăng: 02/04/2021, 17:58

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w