Gián án huong dan viet UPU 40

11 543 0
Gián án huong dan viet UPU 40

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CUỘC THI VIẾT THƯ QUỐC TẾ UPU LẦN THỨ 40 I. MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA: Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức Cuộc thi viết thư quốc tế dành cho trẻ em hằng năm, nhằm : - Góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của các em thiếu nhi. - Tạo điều kiện thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc trong thế hệ trẻ. - Giúp các em hiểu thêm về vai trò của ngành Bưu chính trong cuộc sống và phát triển xã hội. II. CHỦ ĐỀ: Đề tài cuộc thi lần thứ 40 là: "Hãy tưởng tượng mình là một cây đang sống trong khu rừng. Em hãy viết thư cho một người nào đó, để giải thích vì sao việc bảo vệ rừng là rất quan trọng". Cuộc thi do Bộ Thông tin - Truyền thông; Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam/Tổng công ty Bưu chính Việt Nam; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế, TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Báo Thiếu niên Tiền phong phối hợp tổ chức. III. BAN TỔ CHỨC: Trưởng ban: Ông Nguyễn Thành Hưng - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Phó trưởng ban : - Ông Vũ Quang Vinh, Tổng Biên tập Báo TNTP (Phó Trưởng ban Thường trực). - Bà Quản Duy Ngân Hà, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông. - Bà Lê Thị Kim Hà, Phó Tổng Giám đốc - Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam. - Ông Dương Văn Bá, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV, Bộ Giáo dục - Đào tạo. - Ông Chu Quốc Ân, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV-AIDS, Bộ Y tế. Và 17 ủy viên. IV. HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO: Trưởng ban: Nhà văn Nguyễn Trí Huân, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Phó Trưởng ban: Nhà biên kịch Vũ Quang Vinh, Tổng Biên tập báo TNTP. Các ủy viên : Nhà báo Phạm Thành Long, nhà văn Lê Phương Liên, nhà thơ Định Hải, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, nhà văn Trần Thiên Hương, nhà văn Tạ Duy Anh, nhà báo Nguyễn Đoàn, Thạc sĩ Chu Thị Hồng Loan. V. GIẢI THƯỞNG: 1. Giải thưởng Quốc gia : - Các thí sinh đoạt giải sẽ được công nhận Học sinh giỏi Quốc gia môn Ngữ văn tương ứng và được cộng điểm khi xét chuyển cấp. - Các thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì được T.Ư Đoàn tặng Huy hiệu “Tuổi trẻ sáng tạo”. - Ban tổ chức hỗ trợ chi phí đi lại, ăn nghỉ cho các thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba (kèm hai người thân: phụ huynh và nhà trường) về Hà Nội dự Lễ Tổng kết và trao giải thưởng. Giải cá nhân : - 1 giải Nhất: 5.000.000đ - 3 giải Nhì, mỗi giải: 3.000.000đ - 5 giải Ba, mỗi giải: 2.000.000đ - 30 giải Khuyến khích, mỗi giải: 1.000.000đ Ngoài ra, còn có các giải phụ dành cho các thí sinh lọt vào vòng chung kết: - Giải dành cho thí sinh nhỏ tuổi nhất: 1.000.000đ; - Giải dành cho thí sinh là người dân tộc:1.000.000đ ; - Giải dành cho thí sinh là người khuyết tật: 1.000.000đ. Giải tập thể : - Tặng trường có học sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba: (Bằng khen của Bộ TTin và TThông) 2. Giải thưởng Quốc tế : Bức thư đoạt giải Nhất Việt Nam sẽ được Ban Tổ chức gửi nguyên văn kèm theo bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Pháp để tham dự cuộc thi Quốc tế. Nếu đoạt giải, sẽ được tặng thưởng : - Giải Nhất: 30 triệu đồng - Giải Nhì: 20 triệu đồng - Giải Ba: 15 triệu đồng - Giải Khuyến khích: 10 triệu đồng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tặng Bằng khen cho thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba Quốc tế. Ban Tổ chức cũng sẽ đề nghị T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có hình thức khen thưởng phù hợp. Đặc biệt, thí sinh đoạt giải Nhất Quốc tế sẽ được UPU mời sang Trụ sở chính của UPU tại Bern, Thụy Sĩ nhận giải. VI. THỂ LỆ CUỘC THI : 1. Điều kiện dự thi: Tất cả thiếu nhi, học sinh Việt Nam từ 15 tuổi trở xuống (từ lớp 5 đến lớp 10, năm học 2010-2011) đều được dự thi. Bài thi gửi qua đường bưu điện phải dán tem. 2. Quy định về bài thi: - Bài thi là một bức thư viết dưới dạng văn xuôi (chưa đăng báo hoặc in sách), dài không quá 1000 từ (khoảng từ 2 đến tối đa 3 trang giấy A4). - Các bài viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp phải có bản dịch sang tiếng Việt (BGK chấm bản tiếng Việt). - Bài viết rõ ràng, sạch sẽ, viết tay trên một mặt giấy, ghi đầy đủ: Họ tên, nam, nữ, ngày tháng năm sinh, dân tộc, địa chỉ trường, lớp, huyện (thị), tỉnh (thành phố) hoặc địa chỉ gia đình (viết vào góc phải, phía trên bài dự thi). Không nhận bài photocopy và bài viết trên máy vi tính. Ngoài phong bì cần dán tem và ghi rõ: Dự thi UPU 40 - 2011. 3. Nơi nhận bài thi: Báo Thiếu niên Tiền phong, số 05, Hòa Mã, Hà Nội. 4. Thời gian: Từ ngày công bố trên Báo TNTP và trên Báo Bưu điện Việt Nam đến ngày 08-3-2011 (theo dấu bưu điện). 5. Lưu ý : - Bài thi đoạt giải bản quyền thuộc về Ban Tổ chức. - Bài ghi không đầy đủ các nội dung trên sẽ bị loại. Ban Tổ chức mong nhận được những bức thư hay và sáng tạo của các em học sinh từ khắp mọi miền đất nước. BAN TỔ CHỨC CUỘC THI UPU 40 CẤP QUỐC GIA HƯỚNG DẪN CỦA BAN TỔ CHỨC CUỘC THI UPU LẦN THỨ 40 QUẬN GÒ VẤP ***** I. HƯỚNG DẪN THỂ HIỆN NỘI DUNG ĐỀ TÀI (BTC từng trường TH và THCS nghiên cứu hướng dẫn sau đây của BTC cấp quốc gia để triển khai cụ thể hơn tại đơn vị) A. HÃY TƯỞNG TƯỢNG MÌNH LÀ MỘT CÂY SỐNG TRONG RỪNG: Thiên nhiên - từ ngàn xưa tới nay - luôn luôn gắn bó và cần thiết với con người. Tuy nhiên, do nhu cầu sống, con người đã khai thác quá mức, dẫn đến tình trạng thiên nhiên bị tàn phá nặng nề, khiến môi trường và khí hậu thay đổi theo chiều hướng xấu, đe dọa sự sống của Trái đất và của con người. Vì vậy, việc bảo vệ thiên nhiên nói chung - bảo vệ rừng nói riêng - là nhiệm vụ vô cùng hệ trọng đối với toàn nhân loại. Qua sách báo, phim ảnh, các em đã hình dung những khu rừng nguyên sinh rậm rạp, với bao loài cây cổ thụ và muôn loài hoang thú. Vậy thì các em hãy chọn cho mình một trong những loài cây ấy, có thể là Chò chỉ, Lim, Lát, Cũng có thể là những cây thân quen: bạch đàn, phi lao… Điều quan trọng là những loài cây ấy được các em gửi gắm nhận thức, suy nghĩ, tình cảm của mình. Cùng với đó là hoàn cảnh, tình huống cụ thể phù hợp mà câu chuyện xảy ra. Trong khu rừng đâu chỉ có cây cối cần được bảo vệ, vì còn muôn loài, muông thú. Nhưng “chủ nhân” của rừng là cây cối. Bởi thế, cây là đại diện cho tất cả cư dân của rừng. Vì vậy “tiếng nói” của cây là của cả khu rừng. Sự tưởng tượng chắp cho suy nghĩ và cách diễn đạt của các em có thêm đôi cánh bay bổng. Những vấn đề đặt ra cũng hết sức đa dạng, rộng mở. Có thể là mình đang là cây cổ thụ, từng chứng kiến bao thăng trầm của khu rừng, nay bất ngờ vì những sự đổi thay mà con người đang tiến hành. Có thể là cây non đang lớn lên với nhiều ngỡ ngàng của cuộc sống xung quanh được che chở bởi sự chăm sóc, bảo vệ của mọi người, v.v. B. EM HÃY VIẾT THƯ CHO NGƯỜI NÀO ĐÓ, ĐỂ GIẢI THÍCH VÌ SAO VIỆC BẢO VỆ RỪNG LÀ RẤT QUAN TRỌNG 1. Bảo vệ rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống con người. Ai cũng biết rừng là lá phổi của Trái đất. Nếu như tất cả thực vật trên Trái đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khí tuyệt đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%) và các cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (hay 44%), dưỡng khí để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu bọ trên Trái đất trong khoảng 2 năm. Rừng là thảm thực vật của những cây gỗ trên bề mặt Trái Đất giữ vai trò to lớn đối với con người như: Cung cấp gỗ, củi, điều hòa khí hậu, tạo ra Oxy, điều hòa nước, nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gien quý hiếm. Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão. Lượng xói mòn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lượng đất xói mòn của vùng đất không có rừng. Rừng là nguồn “gien” vô tận của con người, là nơi cư trú của các loài động thực vật quý hiếm. 2. Bảo vệ như thế nào để rừng được giữ vẹn toàn. a. Phá rừng là quá trình chuyển đổi hay sự thay đổi của lớp phủ mặt đất từ rừng sang các trạng thái khác. b. Việc phá rừng thường do từ nguyên nhân chủ quan. - Do nhận thức của con người, khai thác không đúng quy hoạch. - Do tập tục du canh du cư, đốt nương làm rẫy của một số cộng đồng thiểu số bà con dân tộc vùng cao. - Do quá trình chuyển hóa đất từ sản xuất lâm nghiệp sang sản xuất nông nghiệp - Do xây dựng cơ bản, xây dựng đường giao thông, công trình thủy điện . - Do hoạt động phá rừng của bọn lâm tặc nhằm để lấy lâm sản. c. Để bảo vệ rừng cần: - Tuyên truyền nhắc nhở mọi người thấy rõ những tầm quan trọng và cần thiết của việc chăm sóc, bảo vệ rừng, ngăn chặn những hành động, việc làm tổn thương đến rưng. - Có kế hoạch và thực hiện chương trình phủ xanh đồi trọc của nhà nước, địa phương đề ra. - Bỏ lối sống du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy. C. ĐỂ CÓ MỘT BỨC THƯ HAY Đề tài năm nay rất gần gũi và cần thiết với mỗi người, đặc biệt là với đối tượng các em học sinh, những chủ nhân tương lai có trách nhiệm gìn giữ và chăm sóc môi trường nói chung, rừng nói riêng. Bởi vậy, chắc chắn sẽ không khó khi các em viết bức thư nhưng muốn hay, đặc sắc vẫn đòi hỏi sự suy nghĩ, chọn lựa những tình huống, câu chuyện “đắt” để nêu bật được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng. Đọc xong bức thư, người đọc không chỉ thấy rõ trách nhiệm mà còn bị lay động bởi nguyện vọng, mong muốn của em trong việc bảo vệ, gìn giữ lá phổi của Trái đất. Đối tượng gửi thư có thể là những người thân, cha mẹ, bạn bè…, cũng có thể là những người có trách nhiệm đang làm nhiệm vụ bảo vệ rừng (bác kiểm lâm), những người nổi tiếng, có vị trí, uy tín, ảnh hưởng trong xã hội, cộng đồng… Không loại trừ người nhận thư là bọn lâm tặc đang tàn phá, hủy diệt rừng. Điều các em cần hết sức lưu ý: Đây là bức thư văn học, nên bài viết phải giàu cảm xúc, hình ảnh. Tránh lối viết dễ dãi, sáo mòn. Kết thúc để lại ấn tượng với người đọc. II. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG CUỘC THI UPU LẦN THỨ 40 Cấp quốc gia: (xem phần hướng dẫn của BTC cấp quốc gia) Cấp thành phố: (không tổ chức chấm thi cấp TP) Cấp quận: (chỉ tổ chức chấm các bài dự thi cấp quận của học sinh khối lớp 5) Học sinh lớp 5 đạt giải UPU cấp quận sẽ được hưởng chế độ cộng điểm ưu tiên khi xét tuyển vào lớp 6 (Năm học 2011-2012) III. YÊU CẦU CỦA CUỘC THI UPU LẦN THỨ 40 1. Về nội dung: - Các ý tưởng trong bài dự thi cần xuất phát từ sự việc, câu chuyện và con người trong thực tế cuộc sống. - Vấn đề bảo vệ rừng - bảo tồn thiên nhiên - đang là vấn đề sống còn của toàn nhân loại (Liên hệ: những tai họa do nạn tàn phá rừng  lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của cải vật chất) 2. Về hình thức thể hiện: - Hình thức thể hiện dưới dạng một bức thư nhưng nội dung là một vấn đề nghị luận xã hội. Người viết thư là chính bản thân học sinh dự thi (hóa thân vào vai một cây đang sống trong khu rừng để nói với con người). Các em cần cân nhắc kĩ lưỡng khi chọn đối tượng nhận thư, sao cho có thể dễ dàng trình bày sâu sắc nhất ý tưởng của mình về vấn đề bảo vệ rừng. - Cần kết hợp nhiều phương thức biểu đạt (tự sự, miêu tả, biểu cảm…) để tăng sức thuyết phục cho bài dự thi (nhưng chủ yếu vẫn là phương thức biểu đạt nghị luận). Lí lẽ, dẫn chứng, lập luận là yếu tố quyết định chất lượng bài dự thi. - Cần sáng tạo trong cách viết thư. CỐ GẮNG THOÁT RA KHỎI LỐI VIẾT THƯ THÔNG THƯỜNG. 3. Những quy định cần tuân thủ: * Đối với đơn vị phát động cuộc thi (cấp trường): - Nhà trường tổ chức lễ phát động thật trang trọng để giáo dục học sinh ý thức bảo vệ rừng - bảo vệ môi trường tự nhiên. - GV Ngữ văn cần dành thời gian nhất định để định hướng khái quát cho học sinh cách thực hiện bài dự thi… - Thường xuyên tổ chức thẩm định và gửi bài dự thi về Báo Thiêu niên Tiền phong Địa chỉ: Số 05, Hòa Mã, Hà Nội (khi gửi bài, chú ý thực hiện đúng yêu cầu quy định). - Gửi báo cáo tổng kết cuộc thi (riêng đối với các trường Tiểu học, gửi kèm từ 05 đến 10 bài hay nhất) về Tổ PT trước ngày 10/3/2011. - Những bài không được chọn gửi về Báo Thiếu niên Tiền phong sẽ niêm phong và lưu giữ tại trường. * Đối với học sinh tham gia cuộc thi: - Viết tay đầy đủ phần lí lịch cá nhân đúng quy định - Bài viết không quá 1.000 từ và chỉ viết trên một mặt giấy * Thời gian gửi bài dự thi: Từ ngày phát động cuộc thi đến ngày 08/3/2011 IV. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CUỘC THI UPU LẦN THỨ 40 TẠI QUẬN GÒ VẤP - Ngày thứ tư (27/10/2010): + Các trường nhận các văn bản hướng dẫn tổ chức cuộc thi UPU lần thứ 40 trên mạng nội bộ của PGD-ĐT Gò Vấp; từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể của đơn vị. + GVBM Ngữ văn THCS và GV khối 5 tự soạn thêm phần bổ sung cần thiết để nội dung hướng dẫn phong phú, đa dạng hơn. - Ngày thứ hai (08/11/2010): + Ban giám hiệu các trường Tiểu học & THCS tổ chức lễ phát động cuộc thi UPU lần thứ 40 (vào tiết chào cờ đầu tuần). + Sau lễ phát động, các trường Tiểu học & THCS nộp kế hoạch và quyết định v/v tổ chức cuộc thi UPU lần thứ 40 tại đơn vị (nơi nhận: Thầy Dương Trần Bình, Trợ lí Thanh niên ngành). - Trong hai tuần lễ từ ngày 08/11/2010 đến 20/11/2010: GVBM Ngữ văn, GV lớp 5 chọn thời gian thích hợp (khoảng 1 tiết) trực tiếp hướng dẫn khái quát học sinh cách thể hiện bài dự thi (chú ý không làm ảnh hưởng đến hoạt động học tập chính khóa của các em). - Từ 22/11/2010 đến 08/3/2011: + Học sinh thực hiện bài dự thi tại nhà. Em nào hoàn thành xong bài dự thi có thể nộp ngay cho Ban tổ chức cấp trường (Hiệu trưởng phân công TPT nhận  GV thẩm định  ghi nhận lại họ tên học sinh/lớp trước khi gửi bài đi). + Những bài tương đối tốt gửi ngay về Báo Thiếu niên Tiền phong (khi gửi bài dự thi, cần thực hiện thật đúng yêu cầu quy định về việc ghi phong bì thư và dán tem). + Việc gửi bài dự thi cần thực hiện đều đặn, thường xuyên trong suốt thời gian từ ngày 22/11/2010 đến 08/3/2011. + Động viên các em có bài viết xuất sắc thực hiện bài dự thi thứ hai… - Ngày thứ năm (10/3/2011): + Các trường Tiểu học và THCS nộp về PGD-ĐT cho Đ/c Dương Trần Bình - Trợ lí Thanh niên ngành - các hồ sơ sau: 1/ Số liệu thống kê học sinh dự thi từng khối lớp và toàn trường 2/ Danh sách học sinh có bài đã được BTC cấp trường chọn gửi về Báo Thiếu niên Tiền Phong (số 05, Hòa Mã, Hà Nội). + Riêng mỗi trường Tiểu học chọn từ 05 đến 10 bài hay nhất cấp trường dự thi cấp quận. ______________________ GỢI Ý ĐỂ THAM KHẢO: Chương trình PHÁT ĐỘNG CUỘC THI VIẾT THƯ QUỐC TẾ UPU 40 - NĂM 2011 (tại các trường Tiểu học & THCS quận Gò Vấp) 1. Tuyên bố lí do – Giới thiệu đại biểu. 2. Giới thiệu bài dự thi đoạt giải I Quốc gia và giải I Quốc tế lần thứ 39 3. Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi viết thư UPU lần thứ 40 cấp trường (Hiệu Trưởng) phát động cuộc thi. 4. (TPT Đội hoặc Bí thư Đoàn) công bố thể lệ cuộc thi, thành phần Ban Tổ chức cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 40 cấp trường, giới thiệu cơ cấu giải thưởng cấp trường và cấp quốc gia. 5. Ban Giám khảo cấp trường (HPCM hoặc Tổ trưởng tổ Ngữ văn, Nhóm trưởng bộ môn Sinh học, Khối trưởng khối 5) gợi ý chủ đề cuộc thi viết thư UPU lần thứ 40. 6. Giới thiệu bài hưởng ứng cuộc thi viết thư UPU lần thứ 40 (chọn 1 HS giỏi Văn và phân công GV hướng dẫn chuẩn bị trước) . 7. Phát biểu của đại biểu ( nếu có). 8. Bế mạc. _____________________________________________________________________ (Học sinh viết tay ở góc phải phía trên giấy viết thư. KHÔNG ĐƯỢC IN SẴN) BÀI DỰ THI VIẾT THƯ QUỐC TẾ UPU LẦN THỨ 40 (2011) Họ và tên:………………………… Nam, nữ:… Ngày tháng năm sinh:……… .…. Dân tộc:…… . Học sinh lớp: . Trường .……… … …… . Địa chỉ trường: Số . Đường Phường Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh _____________________________________________________________________ (ghi ngoài phong bì của từng bài dự thi. PHẢI DÁN TEM THEO ĐÚNG QUY ĐỊNH) Dự thi UPU 40 - 2011 Báo Thiếu niên Tiền phong, số 05, Hòa Mã, Hà Nội ____________________________________________________________________ (ghi ở bì đóng gói chung 05- 10 bài dự thi cấp quận của học sinh khối lớp 5) DỰ THI UPU 40 - 2011 QUẬN GÒ VẤP Trường Tiểu học……………………… Số bài dự thi:………………… _____________________________________________________________________ V. GIỚI THIỆU BỨC THƯ ĐOẠT GIẢI I QUỐC TẾ (VÀ GIẢI I VIỆT NAM CUỘC THI UPU LẦN THỨ 39) Nữ sinh Việt Nam đoạt giải nhất thi viết thư quốc tế 08.09.2010 21:09 Với bức thư gửi đạo diễn Trương Nghệ Mưu, Hồ Thị Hiếu Hiền (THCS Tây Sơn, Đà Nẵng) trở thành học sinh Việt Nam đầu tiên đoạt giải nhất cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 39. Chủ đề cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 39 là: “Hãy viết thư cho một người nào đó, để nói vì sao việc hiểu biết về AIDS và tự bảo vệ mình trước căn bệnh này là rất quan trọng”. Hiếu Hiền đã viết một bức thư gửi đạo diễn Trương Nghệ Mưu (một đạo diễn nổi tiếng người Trung Quốc) bày tỏ mong muốn ông hãy có những tác phẩm điện ảnh thật hay về chủ đề HIV/AIDS. Từ đó, mọi người hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của AIDS để có cách phòng tránh hiệu quả cũng như thức tỉnh những người còn thờ ơ với căn bệnh thế kỷ này. Hiếu Hiền đã là học sinh Việt Nam đầu tiên đạt giải nhất cuộc thi viết thư quốc tế. Ảnh: Chiêu Anh. Theo Sở Giáo dục đào tạo Đà Nẵng, Hiếu Hiền sẽ được mời sang nhận giải tại trụ sở chính của UPU tại Bern (Thụy Sỹ). Đồng thời, Ban tổ chức cấp quốc gia sẽ trao tặng phần thưởng trị giá 30 triệu đồng cùng bằng khen của Bộ Giáo dục cho em. Sau 20 năm Việt Nam tham gia cuộc thi, Hiếu Hiền là học sinh đầu tiên giành được giải Nhất quốc tế. Trước đó, vào tháng 5/2010, em đã được trao giải nhất UPU toàn quốc. Cuộc thi viết thư quốc tế được UPU (Liên minh Bưu chính Thế giới) được tổ chức hàng năm nhằm góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của các em thiếu nhi; tạo điều kiện thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc trong thế hệ trẻ, đồng thời giúp các em hiểu thêm về vai trò của ngành bưu chính trong cuộc sống và phát triển xã hội. Và đây là toàn văn bức thư: [...]... viết thư quốc tế UPU lần thứ 40, đề nghị Ban Giám hiệu các trường Tiểu học và THCS trên địa bàn quận Gò Vấp dựa theo kế hoạch chung để xây dựng kế hoạch riêng sao cho phù hợp với tình hình hình thực tế tại đơn vị Từ đó, Hiệu trưởng phân công cụ thể một Đ/c trong BGH trực tiếp theo dõi đôn đốc, động viên học sinh toàn trường tích cực tham gia cuộc thi Cần tổ chức thật nhẹ nhàng, tránh gây áp lực căng... toàn trường tích cực tham gia cuộc thi Cần tổ chức thật nhẹ nhàng, tránh gây áp lực căng thẳng trong học sinh và không làm ảnh hưởng đến việc học tập- ôn tậpkiểm tra học kì I của các em BTC CUỘC THI UPU 40 QUẬN GÒ VẤP . và sáng tạo của các em học sinh từ khắp mọi miền đất nước. BAN TỔ CHỨC CUỘC THI UPU 40 CẤP QUỐC GIA HƯỚNG DẪN CỦA BAN TỔ CHỨC CUỘC THI UPU LẦN THỨ 40 QUẬN. CHỨC CUỘC THI UPU LẦN THỨ 40 TẠI QUẬN GÒ VẤP - Ngày thứ tư (27/10/2010): + Các trường nhận các văn bản hướng dẫn tổ chức cuộc thi UPU lần thứ 40 trên mạng

Ngày đăng: 26/11/2013, 01:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan