1. Trang chủ
  2. » Mầm non - Tiểu học

GIÁO ÁN LÀM QUEN VỚI TOÁN Đề tài: Ôn hình: Hình vuông, hình tròn,hình tam giác, hình chữ nhật. Đối tượng: Mẫu giáo nhỡ

5 1,4K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 19,97 KB

Nội dung

Để chơi được trò chơi này các con cần phải tìm được chiếc chìa khóa bỉ ẩn đó chính là các hình học cơ bản mà cô đã giấu ở trong những chiếc hộp thần kì đấy. -Ở trên mỗi chiếc hộp thần k[r]

(1)

GIÁO ÁN

LÀM QUEN VỚI TOÁN

Đề tài: Ôn hình:

Hình vuông, hình tròn,hình tam giác, hình chữ nhật. Đối tượng: Mẫu giáo nhỡ B4

Số lượng: 20 - 25 trẻ Thời gian: 25-30 phút

Người soạn và dạy:

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1 Kiến thức:

- Ôn nhận biết tên gọi hình: tròn, vuông, chữ nhật,tam giác - Trẻ biết được đặc điểm, đường bao riêng của từng hình

+Hình vuông có 4 cạnh dài bằng nhau 4 góc

+Hình chữ nhật có 2 cạnh dài dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn dài bằng nhau + Hình tròn có đường bao cong tròn

+ Hình tam giác có 3 cạnh, 3 góc - Trẻ biết cách chơi các trò chơi 2 Kĩ năng:

- Trẻ nhận biết được các hình dựa vào kĩ năng sờ đặc điểm, đường bao

- Luyện kĩ năng đếm và tạo các hình vuông, chữ nhật, tam giác, hình tròn qua hoạt động tạo hình từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau

- Nói rõ để người nghe có thể hiểu được(Mục tiêu 53) - Trẻ có kĩ năng chơi tốt các trò chơi

- Sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra các hình đơn giản (Mục tiêu 38)

3 Thái độ:

(2)

II CHUẨN BỊ:

* Đồ dùng của cô:

- Trang phục gọn gàng, song loan - 2 Bảng,xúc xắc có gắn các hình - 4 bảng đa năng

- Các hình vuông tròn, tam giác, chữ nhật, hình thang, hình trái tim - 4 hộp để hình cho trẻ chơi trò chơi 3

* Đồ dùng của trẻ:

- Nhóm 1 rổ đồ dùng có đất nặn, bảng đen - Nhóm 2 rổ đồ dùng có bảng chun

(3)

III/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ. 1 Ổn định tổ chức, giới thiệu bài

- Xin chào các bạn nhỏ lớp B4

Hôm nay lớp B4 sẽ tham gia “Sân chơi nhí”

Sân chơi sẽ có 4 trò chơi cho các con tham gia, các con phải hoàn thành 4 trò chơi trong 30 phút, các con có làm được không?

Trẻ hát bài “Tìm trò chơi” về đội hình vòng trònto tham ra chơi trò chơi 1

2 Phương pháp hình thức tổ chức: HĐ1:Trò chơi xúc xắc ma thuật:

-Cô đưa xúc xắc ra và hỏi trẻ Xúc xắc của cô có gì đặc biệt? - Ở trò chơi này yêu cầu khi xúc xắc lăn ra ở mặt trên của xúc xắc có hình gì? Các con phải gọi to tên hình đó lên

(cho một số trẻ lăn xúc xắc và cùng gọi tên) Độ khó sẽ tăng lên sau hai lần lăn xúc xắc

 Cô khái quát lại khi trẻ chơi xong

Chúc mừng các con đã hoàn thành trò chơi thứ nhất

HĐ 2:Trò chơi “Tạo các hình” (từ nhiều nguyên liệu khác nhau)

- Đến với trò chơi thứ hai này các bạn cùng đọc bài “vè hình học” và đi về bốn hình tròn nhỏ nhé

Trò chơi này yêu cầu các con phải dùng đôi tay khéo léo của mình để tạo được thật nhiều các hình khác nhau từ những nguyên vật liệu khác nhau đấy

(Cho trẻ đi lây đồ dùng của nhóm mình)

Trẻ chơi xong cô đi 2 nhóm để kiểm tra kết quả mà trẻ chơi Mỗi nhóm cô hỏi 1- 2 bạn về những hình mà bạn tạo ra: + Con làm được những hình gì?

+ Con làm hình đó như thế nào? + Vì sao con biết đó là hình vuông?

Sau đó cô hỏi cô phụ về những nhóm còn lại

Xin chúc mừng các con đã hoàn thành xuất sắc trò chơi thứ

- Trẻ trả lời - Trẻ hát cùng cô

- Trẻ trả lời

- Trẻ chơi

- Trẻ trả lời

(4)

2Cho trẻ đi cất đồ dùng của mình

HĐ 3: Trò chơi “Những chiếc hộp thần kì”

Bây giờ chúng mình cùng đến với trò chơi thứ 3 nhé

Để chơi được trò chơi này các con cần phải tìm được chiếc chìa khóa bỉ ẩn đó chính là các hình học cơ bản mà cô đã giấu ở trong những chiếc hộp thần kì đấy

-Ở trên mỗi chiếc hộp thần kì này đều có chiếc chìa khóa của riêng nó đấy! nhiêm vụ của các con là phải lấy đúng chìa khóa mà cô đã kí hiệu trên mỗi hộp cầm về

- Cho trẻ hát bài tìm trò chơi và về đội hình 4 hàng dọc

- Khi lên lấy chìa khóa cả 4 đội đều phải bật qua vạch cản mà cô đã chuẩn bị, thời gian chơi là một bản nhạc

Trẻ chơi xong cô kiểm tra kết quả của cả đội + Đội con lấy hình gì?

+ Vì sao con biết nó là hình vuông khi con không nhìn thấy? + Con sờ thấy hình vuông có đặc điểm gì?

HĐ 4: Trò chơi “Ứng dụng hình trong cuộc sống”

Đến với trò chơi cuối cùng này chúng mình vừa cần nhanh tay, nhanh mắt và phải biết phối hợp với nhau nữa

-Để chơi được trò chơi này các con nghe cô phổ biến cách chơi nhé!

+ Cách chơi của trò chơi ứng dụng hình trong cuộc sống là: Chúng mình chơi theo luật tiếp sức lên tìm hình và gắn thành một hình có ý nghĩa ở trong cuộc sống (Ô tô, thuyền, nhà, cây cối, người)

+ Thời gian chơi là một bản nhạc

+ Luật chơi: khi bản nhạc kết thúc cô sẽ kiểm tra kết quả đội nào gắn được nhiều hình hoàn thiện có ý nghĩa đội đó chiến thắng sẽ được thưởng sticker

Sau đây cô mời 2 nhóm ở lại chơi với cô Nhung còn 2 nhóm sẽ sang chơi với cô Hà

3 Kết Thúc- Cô nhận xét giờ học, chuyển hoạt động

- Trẻ trả lời

- Trẻ chơi

- Trẻ chơi - Trẻ trả lời

(5)

Ngày đăng: 02/04/2021, 11:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w