1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng Hội thi Giáo viên và học sinh sáng tạo” năm học 2010 - 2011

8 974 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 86 KB

Nội dung

UBND TỈNH HẬU GIANG SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tư do – Hạnh phúc Số: 1720/SGDĐT-CNTT- QLTBTV Vị Thanh, ngày 16 tháng 11 năm 2010 V/v phát động Hội thi “Giáo viên học sinh sáng tạo” năm học 2010 - 2011. Kính gửi: - Các phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố; - Các trường THPT, THPT chuyên, PT DT Nội trú; - Các trung tâm GDTX huyện, thị tỉnh; Căn cứ vào công văn số 12966/BGDĐT- CNTT ngày 10/12/2007 của Bộ Giáo dục Đào tạo về việc đẩy mạnh triển khai một số hoạt động về công nghệ thông tin; Căn cứ Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo ngày 30/9/2008 về tăng cường giảng dạy, đào tạo ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012; Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học 2010 - 2011 của Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Hậu Giang; Nhằm khuyến khích giáo viên học sinh đẩy mạnh việc tự làm đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập ứng dụng CNTT trong công tác giảng dạy học tập trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Sở Giáo dục Đào tạo phối hợp với Công đoàn ngành giáo dục tổ chức Hội thiGiáo viên học sinh sáng tạo” năm học 20102011 với các nội dung sau: I. NỘI DUNG : A. Thiết kế “Đồ dùng học tập tự làm”: 1.Đối tượng số lượng dự thi : - Đối tượng: học sinh hoặc nhóm học sinh THCS THPT trong ngành giáo dục của tỉnh. - Số lượng dự thi: Mỗi phòng Giáo dục Đào tạo huyện, thị xã chọn ít nhất 03 đồ dùng học tập tự làm bậc THCS. Mỗi trường THPT chọn ít nhất là 02 đồ dùng học tập tự làm của học sinh các khối (Các sản phẩm dự thi gửi kèm theo bảng thuyết trình cụ thể cho từng sản phẩm). 2. Yêu cầu đối với đồ dùng học tập tự làm dự thi. a. Các loại đồ dùng học tập tự làm dự thi: - Tranh ảnh, bản đồ, sa bàn, sơ đồ, biểu bảng . - Mô hình, mẫu vật . - Dụng cụ, thiết bị thí nghiệm, thực hành các bộ môn, dụng cụ học tập thể dục, âm nhạc, mỹ thuật… - Phần mềm sáng tạo. b. Yêu cầu về sản phẩm dự thi : - Phù hợp với nội dung chương trình học tập, đảm bảo hỗ trợ tốt cho việc học tập. - Đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mỹ. - Sử dụng thuận tiện, an toàn, hiệu quả. - Sử dụng vật liệu tái chế, rẻ tiền. - Đảm bảo chất lượng, độ bền để có thể sử dụng nhiều lần. - Đối với phần mềm sáng tạo phải sử dụng phần mềm mã nguồn mở. Chú ý : Các loại đồ dùng học tập nói trên khuyến khích học sinh dự thi tự làm. 3. Tiêu chuẩn đánh giá: a. Hình thức : - Thi đồ dùng học tập tự làm lần lượt các đội theo thứ tự bắt thăm: + Học sinh thuyết minh thể hiện các thí nghiệm của sản phẩm dự thi cho một bài hoặc nhiều bài trước ban giám khảo. + Ban giám khảo đặt câu hỏi đối với học sinh sau khi thuyết minh. + Đối với phần mềm sáng tạo: quy định chấm tương tự thi tin học trẻ. b. Cách chấm điểm: - Các thành viên ban giám khảo chấm độc lập. - Điểm chấm cho từng đồ dùng theo thang điểm 100 (chi tiết thang điểm chấm gửi sau ). - Điểm chấm của từng sản phẩm nếu chênh nhau quá 20% điểm, yêu cầu BGK phải hội ý chấm lại. 4. Những quy định chung: - Tổ chức chấm chọn: Việc tổ chức chấm sản phẩm dự thi của các đơn vị qua hai vòng: + Vòng sơ khảo: Hội đồng giám khảo tổ chức chấm sơ khảo trên sản phẩm chọn ra những sản phẩm có chất lượng cao để vào dự thi chung khảo. + Vòng chung khảo: Các đơn vị, cá nhân có sản phẩm dự thi chung khảo phải trực tiếp giới thiệu sản phẩm của mình trước Ban giám khảo. Thời gian giới thiệu 10 phút/sản phẩm. B. Thiết kế “Đồ dùng dạy học truyền thống”: 1. Đối tượng số lượng dự thi : - Đối tượng: Cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong ngành giáo dục của tỉnh. - Số lượng dự thi: + Mỗi phòng Giáo dục Đào tạo huyện, thị xã: * Mầm non chọn ít nhất 05 đồ dùng dạy học truyền thống dự thi. * Bậc Tiểu học chọn ít nhất 10 đồ dùng dạy học truyền thống thi làm đồ dùng dạy học tại chỗ (thi làm đồ dùng dạy học tại chỗ mỗi huyện, thị xã cử hai đội, mỗi đội 3 giáo viên dạy lớp 4 cùng một trường tham gia tự làm 01 đồ dùng dạy học 01 đồ dùng học). * Bậc THCS chọn ít nhất 05 đồ dùng dạy học truyền thống. + Mỗi TTGDTX tỉnh, huyện, thị xã: chọn ít nhất 01 đồ dùng dạy học truyền thống. + Mỗi trường THPT: chọn ít nhất là 02 đồ dùng dạy học truyền thống. Chú ý: Các sản phẩm dự thi gửi kèm theo bảng thuyết trình cụ thể. 2. Yêu cầu đối với đồ dùng dạy học dự thi. a. Các loại đồ dùng dạy học tự làm dự thi: - Thiết kế đồ dùng dạy học cho tất cả các phân môn, các khối lớp như: các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, đồ dùng dạy trẻ … - Tranh ảnh, bản đồ, sa bàn, sơ đồ, biểu bảng . - Mô hình, mẫu vật, đồ dùng dạy trẻ, . - Dụng cụ, thiết bị thí nghiệm, thực hành các bộ môn, dụng cụ dạy học TDTT, âm nhạc, mỹ thuật… b. Yêu cầu về sản phẩm dự thi : - Phù hợp với nội dung chương trình yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. - Đảm bảo tính sư phạm, tính khoa học, tính thẩm mỹ. - Sử dụng thuận tiện, an toàn, hiệu quả. - Đảm bảo chất lượng, độ bền để giáo viên học sinh có thể sử dụng nhiều lần. Chú ý : Các loại đồ dùng dạy học nói trên phải do người dự thi tự làm (được phép sử dụng một số linh kiện, sản phẩm có sẵn trên thị trường làm chi tiết của đồ dùng, thiết bị dạy học) không nằm trong danh mục của các bộ thiết bị được cấp phát. Những sản phẩm tương tự các thiết bị đã được cấp phải có cải tiến để chất lượng hiệu quả sử dụng cao hơn. Các sản phẩm đã đạt giải các năm học qua không chọn tham dự thi. 3. Tiêu chuẩn đánh giá : 3.1. Mầm non: a. Hình thức thi: - Thi đồ dùng truyền thống lần lượt các đội theo thứ tự bắt thăm: + Giáo viên thuyết minh đồ dùng tự làm trước ban giám khảo. + Ban giám khảo đặt câu hỏi đối với giáo viên sau khi thuyết minh. - Thời gian 5 phút cho mỗi giáo viên dự thi. b. Cách chấm điểm: - Các thành viên ban giám khảo chấm độc lập. - Điểm chấm cho từng đồ dùng theo thang điểm 10. - Điểm chấm của từng sản phẩm nếu chênh nhau quá 2 điểm, yêu cầu BGK phải hội ý chấm lại. 3.2. Cấp Tiểu học: Hình thức thi: - Trưng bày triển lãm đồ dùng dạy học tự làm: Chọn 05 đồ dùng dự thi. - Tự làm đồ dùng học, đồ dùng học tại chỗ: ít nhất một hoạt động sử dụng cho 4-6 nhóm, thời gian: 60 phút. - Thi dạy 02 tiết: 01 tiết sử dụng đồ dùng dạy học tự làm, 01 tiết dạy CNTT (Tiếng việt: Tập đọc; Toán: TNXH…). Ngày 05/02/2011 đại diện các phòng GD&ĐT đến bắt thăm tại phòng GDTH. Chú ý: các đội dự thi tự chuẩn bị toàn bộ vật liệu để làm đồ dùng dạy đồ dùng học. 3.3.Cấp THCS THPT: a. Hình thức : - Thi đồ dùng truyền thống lần lượt các đội theo thứ tự bắt thăm: + Giáo viên thuyết minh thể hiện các thí nghiệm của sản phẩm dự thi cho một bài hoặc nhiều bài học trước ban giám khảo. + Ban giám khảo đặt câu hỏi đối với giáo viên sau khi thuyết minh. b. Cách chấm điểm: - Các thành viên ban giám khảo chấm độc lập. - Điểm chấm cho từng đồ dùng theo thang điểm 100(chi tiết thang điểm chấm gửi sau ). - Điểm chấm của từng sản phẩm nếu chênh nhau quá 20% số điểm, yêu cầu BGK phải hội ý chấm lại. C. Thiết kế “Bài giảng trình chiếu”: 1. Đối tượng dự thi: là cán bộ, giáo viên, CNV trong ngành giáo dục của tỉnh. - Mỗi phòng GD&ĐT chọn ít nhất 03 cán bộ, giáo viên, CNV: 01 cán bộ, giáo viên, CNV ngành học mầm non, 01 cán bộ, giáo viên, CNV bậc tiểu học 01 cán bộ, giáo viên, CNV cấp THCS. - Mỗi trường THPT chọn ít nhất 02 cán bộ, giáo viên, CNV. - Mỗi TTGDTX chọn ít nhất 01 cán bộ, giáo viên, CNV. 2. Nội dung: Mỗi cá nhân tham gia soạn 1 bài dự thi cho 1 hoặc 2 tiết học theo đề bài của ban tổ chức theo “Tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử” (Kèm theo). 3. Hình thức thi: - Thí sinh tham gia thi soạn bài tại chỗ theo đề bài của ban tổ chức. Các tư liệu được thí sinh chuẩn bị trước có thể tìm kiếm trực tuyến tại phòng thi. (Phòng thi có kết nối internet). - Các bài vào chung kết, GV sẽ trình bày với BGK trong thời gian 10 phút. - Các bài sử dụng phần mềm nguồn mở được cộng điểm thưởng. D. Thi xây dựng “Ngân hàng dữ liệu điện tử - Hệ thống phần mềm ứng dụng”. 1. Đối tượng dự thi: - Mỗi phòng GD&ĐT chọn ít nhất 04 sản phẩm dự thi, gồm (ít nhất): 02 sản phẩm cho ngành học mầm non, 01 sản phẩm cho bậc tiểu học 01 sản phẩm cho cấp THCS. - Mỗi trường THPT chọn ít nhất 02 sản phẩm, trung tâm GDTX chọn ít nhất 01 sản phẩm dự thi. 2. Nội dung: “Ngân hàng dữ liệu điện tử” bao gồm: video clip, các tư liệu, phần mềm phục vụ dạy học, SGK, STK đã được số hóa Các file dữ liệu được tổ chức khoa học, dễ tra cứu. Chẳng hạn : tổ chức dưới dạng cây thư mục hoặc website tra cứu (theo từng môn học, ngành học, khối lớp), có phần hướng dẫn khai thác sử dụng, đóng gói ghi nhãn tên (gồm tên sản phẩm, đơn vị hoặc cá nhân dự thi, các chỉ dẫn kỹ thuật cần thiết). “Hệ thống phần mềm ứng dụng”: phần mềm ứng dụng phục vụ công tác giảng dạy, quản lý học tập trong ngành giáo dục (chẳng hạn: Phần mềm quản lý điểm, xếp thời khoá biểu, xếp phòng thi, quản lý nhân sự, quản lý trang thiết bị…. kể cả việc lập trang web quản lý). Khuyến khích sử dụng phần mềm mã nguồn mở GreenStone để xây dựng ngân hàng dữ liệu (điểm thưởng). 3. Hình thức thi: - Hình thức thi: Thí sinh hoặc đại diện đơn vị dự thi giới thiệu sản phẩm của mình (10 phút) trả lời câu hỏi của Ban Giám khảo (5 phút). - Nội dung chấm: Căn cứ trên các “Tiêu chí đánh giá ngân hàng dữ liệu”. E. Xây dựng trang web học tập trực tuyến elearning. 1. Đối tượng dự thi: - Cá nhân tập thể (theo đơn vị tổ chuyên môn hoặc trường THPT, TTGDTX, Phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố). - Chỉ tiêu (tối thiểu): + Cá nhân: THPT 2; TTGDTX 1; Phòng GD&ĐT 2. + Tập thể: Mỗi đơn vị đều tham gia giải tập thể. 2. Nội dung: - Cá nhân: xây dựng trang elearning bằng phần mềm mã nguồn mở Moodle (đã được tập huấn) theo các tiêu chí đánh giá elearning. - Tập thể: mỗi đơn vị xây dựng trang elearning của đơn vị theo tiêu chí đánh giá elearning Ghi chú: Trang elearning đã thi cá nhân được phép sử dụng thi phần tập thể. 3. Hình thức thi: - BGK chấm trực tiếp trên trang elearning theo các tiêu chí đánh giá elearning. II. THỜI GIAN GỬI SẢN PHẨM NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG : - Thời gian: Các sản phẩm dự thi được gửi về Sở GD&ĐT trước ngày 27/03/2010 để chấm vòng sơ khảo, nơi nhận: • Thiết kế “Đồ dùng dạy học truyền thống đồ dùng học tập tự làm”: nộp trực tiếp tại hội thi. • Thiết kế “Ngân hàng dữ liệu điện tử phần mềm sáng tạo của học sinh”: gửi sản phẩm dự thi về phòng CNTT-QLTB&TV. • Xây dựng trang elearning: gởi danh sách giáo viên tham gia (theo mẫu) về phòng CNTT-QLTB&TV địa chỉ trang elearning. - Tổ chức chấm chọn: Các bước chấm chọn: Việc tổ chức chấm sản phẩm dự thi của các đơn vị qua hai vòng: + Vòng sơ khảo: Hội đồng giám khảo tổ chức chấm sơ khảo trên sản phẩm chọn ra những sản phẩm có chất lượng cao để vào dự thi chung khảo. Đối với cuộc thi “Bài giảng trình chiếu”, thí sinh làm bài trực tiếp trước hội thi 1 tuần. BTC tổ chức bình chọn sản phẩm trên mạng (giải riêng) tổ chức chấm sơ khảo chọn sản phẩm vào chung kết. + Vòng chung khảo: Các đơn vị, cá nhân có sản phẩm dự thi chung khảo phải trực tiếp giới thiệu sản phẩm của mình trước Ban giám khảo. Thời gian giới thiệu 10 phút/sản phẩm. - Các qui định khác: + Các sản phẩm không theo các qui định trên đây sẽ bị loại, không tham gia chọn vào chung kết. + Các sản phẩm gởi dự thi BTC có thể sử dụng làm tư liệu dùng chung cho ngành giáo dục mà không phải xin phép tác giả. + Các sản phẩm đã đạt giải những năm trước không được tham gia dự thi. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: - Phòng GD Trung học, phòng GD Tiểu học, phòng GD Mầm non, phòng CNTT-QLTB&TV phối hợp cùng Công đoàn ngành Giáo dục tổ chức Hội thi đạt kết quả tốt. - Việc tham gia đăng ký dự thi của các đơn vị được tính trong chỉ tiêu thi đua năm học 20102011. Nhận được công văn này, yêu cầu các đơn vị phát động cho cán bộ, giáo viên trong đơn vị mình nhiệt tình tham gia có kế hoạch chuẩn bị, tuyển chọn các sản phẩm dự thi có chất lượng. Nơi nhận: - Như kính gửi; - Phòng GDTH, phòng GDMN; Phòng GDTrH phối hợp thực hiện; - Lưu: VP, CNTT-QLTB&TV; - P 30; KT. GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC (đã ký) Nguyễn Hùng Nhiên TIÊU CHÍ THI ELEARNING NĂM HỌC 2010-2011 ( Kèm theo công văn Số: 1720/SGDĐT-CNTT-QLTBTV ngày 16 tháng 11 năm 2010) I. Cá nhân. 1. Hình thức: 20 đ + Xây dựng giao diện thân thiện với người dùng, dễ sử dụng. Màu sắc, phông chữ hài hoà, không loè loẹt; + Có đầy đủ các mục cần thiết trên trang chủ. + Tổ chức hợp lý. + Thể hiện bản sắc riêng của cá nhân, của bộ môn. + Tính mẫu mực trong thiết kế để người khác có thể áp dụng theo. + Âm thanh không ồn ào, không gây khó chịu; 2. Nội dung. 50 đ + Chính xác, khoa học về nội dung kiến thức bài giảng; + Tính sáng tạo, khoa học đổi mới: Trên cơ sở chương trình chuẩn, nội dung không bị bó hẹp trong phạm vi nội dung sách giáo khoa; khuyến khích có những nội dung mang tính đổi mới so với sách giáo khoa; + Tính hoàn thiện, đầy đủ đối với từng bài giảng từng môn; + Tính rõ ràng trong trích dẫn các tài liệu, học liệu tham khảo. + Có các hoạt động phong phú, đầy đủ các loại hình như: diễn đàn, họp trực tuyến (chat), các khóa học online, các bài kiểm tra, các bài học, từ điển wiki, các tư liệu giảng dạy của bộ môn (được sắp xếp khoa học theo từng chủ đề hoặc từng chương)… + Tập hợp được các bài giảng có chất lượng dưới dạng Scorm (Tối thiểu phải hoàn chỉnh cho 1 chủ đề hoặc 1 chương. Chất lượng bài giảng được tính trước nhất sau đó mới đến số lượng bài). + Bài tập của mỗi khóa học phong phú, đa dạng, có thể lấy điểm hoặc điểm thưởng khuyến khích cho HS tham gia. + Có các câu hỏi hướng dẫn để người học động não, học một cách tích cực; lấy người học làm trung tâm; tránh độc giảng; + Có tính tương tác hấp dẫn; + Đáp ứng nhu cầu tự học; + Có nội dung kiểm tra đánh giá. 3. Hoạt động. 30 đ + Số lượng thành viên học sinh thực sự tham gia. 5 + Số lượng các buổi hoạt động trực tuyến ngoài giờ lên lớp.10 + Các “hoạt động” thiết thực, không mang tính hình thức . 10 + Có nhiều GV cùng bộ môn tham gia. 5 II. Tập thể. 1. Hình thức: 30 đ + Tổ chức được trang elearning trên server của đơn vị (Phòng CNTT hướng dẫn cài đặt) hoặc trên trang web riêng của trường + Xây dựng giao diện thân thiện với người dùng, dễ sử dụng. + Thể hiện được các thông tin chính của đơn vị, các tin tức, các hoạt động của đơn vị (các thông tin, tin tức, hoạt động về đơn vị phải phong phú, được cập nhật thường xuyên, đảm bảo không vi phạm các qui định của Nhà nước và của ngành) + Tổ chức hợp lý. 2. Nội dung. 40 đ + Tập hợp được các trang elearning có chất lượng của GV trong trường (Số lượng các trang E-L cá nhân càng nhiều được tính điểm càng cao) + Có các hoạt động phong phú, đầy đủ các loại hình như : diễn đàn, họp trực tuyến (chat), từ điển wiki,…Các tư liệu giảng dạy cần được sắp xếp khoa học theo từng môn, tiện cho việc sử dụng chung + Nội dung các chủ đề trên diễn đàn phong phú, có chất lượng. 3. Hoạt động. 30 đ + Số lượng thành viên học sinh thực sự tham gia. 10 + Số lượng GV thực sự tham gia. 10 + Các “hoạt động” thiết thực, không mang tính hình thức . 5 + Diễn đàn hoạt động tốt, nhiều chủ đề có chất lượng. 5 III. Thi “Tìm hiểu Lịch sử, Địa lý địa phương”. 1. Đối tượng dự thi: - Tất cả các học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. 2. Nội dung thi: - Tìm hiểu về các di tích lịch sử địa phương (nhà, bia tưởng niệm, khu căn cứ cách mạng,…). Cuộc đời các bà Mẹ Việt Nam anh hùng, các Anh hùng liệt sĩ, các Cựu chiến binh,… lịch sử địa phương qua các thời kỳ cách mạng. - Tìm hiểu về các danh lam thắng cảnh, tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, đất đai, điều kiện tự nhiên vị trí địa lý của vùng đất quê hương. 3. Hình thức thi: - Sưu tầm các loại tranh ảnh, hiện vật bằng cách chụp ảnh, scan, quay video clip hoặc các bài viết,… về lịch sử, địa lý địa phương đăng lên trang elearning của đơn vị. . V/v phát động Hội thi Giáo viên và học sinh sáng tạo” năm học 2010 - 2011. Kính gửi: - Các phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố; - Các trường THPT,. đoàn ngành giáo dục tổ chức Hội thi “ Giáo viên và học sinh sáng tạo” năm học 2010 – 2011 với các nội dung sau: I. NỘI DUNG : A. Thi t kế “Đồ dùng học tập

Ngày đăng: 25/11/2013, 21:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w