1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu Bài về bệnh thấp tim

34 721 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 395 KB

Nội dung

Viêm họng dẫn đến thấp tim Trẻ bị viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A có thể bị suy tim, phù phổi trong giai đoạn cấp dẫn tới tử vong. Bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A là bệnh thường gặp ở trẻ em có nguy cơ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là bệnh viêm cầu thận cấp hoặc thấp tim gây tử vong, di chứng ở van tim tồn tại suốt đời. Đây là nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh và là quan ngại đối với các bác sĩ nhi khoa. Điều trị nghiêm ngặt Thấp timbệnh thường gặp ở trẻ đang độ tuổi đi học, 5 đến 15 tuổi. Bệnh xảy ra sau khi bị viêm họng do một loại vi trùng gọi là liên cầu khuẩn. Không phải tất cả những trẻ bị viêm họng đều bị thấp tim, khoảng 3% trẻ bị viêm họng mắc bệnh này. Sau đợt viêm họng do vi trùng liên cầu khuẩn, các cơ quan khác bắt đầu bị tổn thương. Tình trạng viêm nhiều khớp, đặc biệt là viêm các khớp lớn. Hiện tượng viêm chỉ thoáng qua, di chuyển nhanh từ khớp này sang khớp khác, không kéo dài, từ nhẹ đến nặng. Ngoài ra, còn xuất hiện tình trạng múa vờn, trẻ đang bình thường bắt đầu có những động tác vụng về như cầm đồ vật hay bị rơi, trẻ trở nên ngớ ngẩn, tay chân múa máy, quờ quạng. Viêm tim diễn ra do viêm nội tâm mạc, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim… Có trường hợp trẻ có thể gây phát ban ở da, có những nốt cục dưới da và múa giật. Bệnh nguy hiểm ở chỗ có thể gây suy tim, phù phổi trong giai đoạn cấp dẫn tới tử vong. Những trường hợp sưng tim nặng sẽ để lại sẹo trên tim, gây hẹp van tim, hở van tim, có thể cần phải phẫu thuật mới chữa khỏi. Trẻ mắc bệnh này phải được bác sĩ chuyên khoa tim mạch điều trị tại bệnh viện. Trẻ cần phải nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường ít nhất là 2 tuần, những trường hợp nặng có khi phải nghỉ ngơi 6 tuần tới 3 tháng. Nếu trẻ nào bị sưng tim, suy tim phải ăn lạt: không nêm muối vào thức ăn, không ăn nước mắm, nước tương và chỉ uống nước khi khát. Bác sĩ sẽ cho trẻ uống thuốc trong 10 ngày để điều trị viêm họng và uống thuốc chống sưng khớp, sưng tim ít nhất là 6 tuần. Những trẻ bị suy tim còn được cho thêm các thuốc điều trị suy tim. Gia đình phải tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ khi cho trẻ uống các thuốc chống sưng và điều trị suy tim này, không tự động ngưng, tăng hoặc giảm liều thuốc, vì như thế bệnh có thể nặng thêm hoặc rất nguy hiểm cho trẻ. Nếu trẻ bị múa giật sẽ được cho thuốc an thần, thuốc này chỉ cho trẻ uống dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ. Cảnh giác những cơn viêm họng Bệnh thấp tim có thể hoàn toàn tránh được nếu điều trị tốt và đúng khi bị viêm họng. Trẻ bị viêm họng nên đi khám bác sĩ để được cho uống đúng thuốc kháng sinh và đủ thời gian. Gia đình phải cho trẻ tái khám định kỳ mỗi 4 tuần, 3 hoặc 6 tháng tùy theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên bỏ tái khám vì bệnh sẽ tái phát và nặng. Khi trẻ sốt, đau sưng khớp, mệt, khó thở, phù, tiểu ít, gia đình nên đưa trẻ đến bệnh viện khám lại ngay. Cần nhận biết triệu chứng lâm sàng của viêm họng do liên cầu khuẩn tán huyết beta nhóm A từ đó kịp thời điều trị phòng thấp tim. Nếu phát hiện những dấu hiệu sau: sốt cao, mệt nhiều, thở khó khăn, nuốt khó, trẻ nhỏ chảy nước dãi nhiều hơn bình thường, phát ban đỏ toàn thân hoặc bệnh kéo dài trên 2 tuần cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được đánh giá và điều trị tiếp. Những trẻ đã bị thấp tim rồi bắt buộc phải tái khám định kỳ mỗi 4 tuần để được tiêm chích hoặc uống thuốc phòng tái phát bệnh trong thời gian tối thiểu là 5 năm. Những trẻ từng mắc bệnh thấp tim và có di chứng hẹp hở van tim phải giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng sau mỗi bữa ăn để phòng ngừa nhiễm trùng răng có thể dẫn tới nhiễm trùng máu và nội mạc tim. Khi nhổ răng hoặc phải làm thủ thuật hay phẫu thuật phải thông báo cho bác sĩ biết có bệnh tim để được cho kháng sinh dự phòng trước. Phòng ngừa bằng vắc-xin Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Kim Thoa, Bệnh viện Nhi Đồng 1-TPHCM, do khả năng lây lan cao qua đường hô hấp, những trẻ bị bệnh viêm họng liên cầu khuẩn A phải cách ly khỏi nhà trẻ, trường học. Cho trẻ nghỉ học 1 ngày sau liều kháng sinh đầu tiên. Nếu không sốt, từ ngày thứ 2 trở đi, trẻ có thể đi học trở lại mà không sợ lây lan cho các bạn. Hiện đã có vắc-xin phòng bệnh viêm họng liên cầu khuẩn A nhưng chưa đủ các type huyết thanh và chưa sử dụng rộng rãi nên biện pháp dự phòng tích cực là tăng cường công tác giáo dục y tế về tác hại của bệnh, điều trị triệt để căn bệnh viêm họng. Phòng tránh bị viêm họng bằng cách tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước, giữ cho trẻ không bị lạnh đột ngột. Tránh tiếp xúc khói bụi, khói thuốc lá, không khí lạnh. Khuyến khích trẻ tập thể dục, ăn uống đầy đủ để tăng cường sức đề kháng cơ thể. Tiến sĩ – bác sĩ Vũ Minh Phúc (Bệnh viện Nhi Đồng 1-TPHCM) – Nguoilaodong ********************************************************************************** Bouillaud's syndrome: Heart inflammation caused by rheumatism. The inner lining of the heart (endocardium) as well as the membrane surrounding the heart (pericardium) become inflamed. More detailed information about the symptoms, causes, and treatments of Bouillaud's syndrome is available below. ********************************************************************************** Vi khuẩn liên cầu và bệnh thấp tim Bệnh thấp tim tức là bệnh về tim nhưng có mối liên hệ giữa viêm khớp và bệnh tim. Bệnh thường gặp chủ yếu ở trẻ em và thanh, thiếu niên. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh thấp tim thuộc lứa tuổi học sinh (từ 7-15 tuổi) chiếm khoảng 0,3%. Trong dân gian hay có câu “thấp khớp đớp tim”. Thực ra bệnh thấp tim còn liên quan đến nhiều vấn đề quan trọng khác nhưng chủ yếu vẫn là tác nhân gây bệnh do vi khuẩn liên cầu, viêm họng và sự đáp ứng của cơ thể. Cũng xin lưu ý rằng trong họ vi khuẩn liên cầu không phải bất kỳ vi khuẩn liên cầu nào cũng có khả năng gây nên bệnh thấp tim mà chỉ có vi khuẩn liên cầu nhóm A (Streptococcus pyogenes) mới là kẻ thù đáng sợ, mặt khác cũng không phải bất kỳ người nào nhiễm liên cầu nhóm A cũng mắc bệnh thấp tim. Tại sao liên cầu nhóm A (Streptococcus pyogenes) là căn nguyên gây bệnh thấp tim? Họ vi khuẩn liên cầu gồm nhiều loài khác nhau, chúng có một số đặc điểm sinh học giống nhau nhưng lại có nhiều đặc điểm khác nhau, một số đặc điểm sinh học có ở loài liên cầu này nhưng lại không có ở loài liên cầu khác và ngược lại. Người ta phân chia liên cầu thành nhiều nhóm được đặt tên từ A đến R. Mỗi nhóm liên cầu gây nên một số bệnh khác nhau nhưng chỉ có liên cầu nhóm A mới có khả năng gây bệnh thấp tim ở người. Thực ra liên cầu nhóm A không chỉ gây nên bệnh thấp tim mà chúng còn có khả năng gây nhiều bệnh có liên quan đến bệnh thấp tim. Bệnh hay gặp nhất do liên cầu nhóm A gây ra là viêm họng mà hay gặp là thể viêm amidan. Trong bệnh viêm amidan thường amidan sưng to, có khi có hốc, trong các hốc có mủ. Khi amidan bị viêm người ta có thể tìm thấy vi khuẩn liên cầu nhóm A bằng nuôi cấy phân lập (xin lưu ý là nhuộm trực tiếp từ bệnh phẩm lấy từ chất nhày họng hoặc mủ ở amidan bằng phương pháp gram chỉ xác định được hình thể và tính chất bắt màu, cách sắp xếp của vi khuẩn liên cầu chứ không xác định được là liên cầu thuộc nhóm nào). Về mặt cấu tạo có giả thuyết cho rằng, liên cầu nhóm A có cấu trúc vách tế bào, một số tổ chức có cấu trúc gần giống với cấu trúc của bao khớp, cầu thận, gờ cơ, cột cơ của tim người do vậy khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người (gây viêm họng, amidan .) thì cơ thể sẽ sinh ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh là liên cầu nhóm A. Chính kháng thể chống liên cầu nhóm A do cơ thể gây ra lại có tác dụng chống lại tổ chức bao khớp, gờ cơ, cột cơ và hậu quả là các tổ chức của con người bị hư hỏng dần dần và mắc bệnh. Điều quan trọng là người ta cũng đã chứng minh được rằng có sự phản ứng chéo giữa kháng nguyên của liên cầu nhóm A với kháng nguyên tổ chức cơ tim và thành phần glycoprotein của van tim. Bằng cách nào để xác định được trẻ bị nhiễm liên cầu nhóm A? Như đã trình bày ở phần trên, trong một số trường hợp trẻ bị viêm amidan thường tác nhân gây nhiễm khuẩn là liên cầu nhóm A. Vì vậy trong tiền sử bệnh, bệnh nhi có viêm amidan, viêm họng, đặc biệt là trong các trường hợp viêm họng, viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần có thể có vai trò của vi khuẩn liên cầu nhóm A. Khi người thầy thuốc khám họng nghi là viêm do vi khuẩn, thầy thuốc cho làm xét nghiệm. Có 2 loại xét nghiệm để xác định liên cầu nhóm A. Xét nghiệm trực tiếp tức là nhuộm soi xem có vi khuẩn liên cầu hay không? Từ đó sẽ có yêu cầu phân lập và xác định vi khuẩn liên cầu nhóm A. Xét nghiệm này mới chỉ cho phép nói trẻ bị viêm họng do liên cầu nhóm A. Để xác định trẻ có nguy cơ thấp tim hay không người ta còn phải xét nghiệm máu tìm kháng thể chống liên cầu nhóm A (xét nghiệm gián tiếp). Xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng liên cầu nhóm A được gọi là làm phản ứng ASLO (Anti Streptolysin O). Streptolysin O là một loại kháng nguyên đặc hiệu của liên cầu nhóm A khi xác định được nó trong máu với một số lượng vượt quá chỉ số cho phép trên một cơ thể bình thường là thuộc loại bệnh lý. Ngày nay người ta cũng đã sản xuất ra một loại test ASLO xác định nhanh, test này chỉ trong một thời gian ngắn có thể biết được trong máu bệnh nhân có kháng thể kháng liên cầu nhóm A hay không nhưng mang tính chất định tính, không thể dựa vào kết quả này để nói bệnh nhân mắc bệnh thấp tim, tuy vậy test này cũng có giá trị nhất định là giúp cho Liên cầu khuẩn nhóm A. bác sĩ điều trị nghĩ đến cần phải xác định lượng kháng thể kháng liên cầu nhóm A trong máu bệnh nhân (làm ASLO định lượng) để chẩn đoán xác định. Khi phát hiện trẻ bị nhiễm liên cầu nhóm A nên làm gì? Như trên đã trình bày, vi khuẩn liên cầu nhóm A là loại vi khuẩn rất nguy hiểm bởi lẽ chúng có thể gây nên một số bệnh trong đó nguy hiểm nhất là bệnh thấp tim. Khi phát hiện trong chất nhày họng hoặc mủ của viêm amidan có loài vi khuẩn này cần được điều trị một cách triệt để. Sau khi đã được dùng kháng sinh để điều trị, hằng tháng nên kiểm tra lại (xét nghiệm chất nhày họng) xem đã hết hẳn vi khuẩn liên cầu nhóm A hay chưa. Song song với việc điều trị, bác sĩ sẽ cho xét nghiệm máu để định lượng kháng thể kháng liên cầu nhóm A trong máu bệnh nhân (định lượng ASLO). Khi lượng kháng thể trong máu bệnh nhân vượt quá mức cho phép bác sĩ sẽ kết hợp với các dấu hiệu lâm sàng và tư vấn để bệnh nhi được tiêm phòng thấp ở các khoa nhi hoặc bệnh viện nhi. Tại đây bệnh nhân sẽ được theo dõi một cách cẩn thận cả về các triệu chứng lâm sàng, cả về xét nghiệm trong một thời gian do bác sĩ điều trị chỉ định. PGS.TS.BS. Bùi Khắc Hậu - SKĐS ************************************************************************************* Thuốc điều trị thấp tim Thấp tim là một thể lâm sàng của bệnh tự miễn dịch (nghĩa là cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại chính các cơ quan tổ chức của mình), xảy ra sau nhiễm liên cầu khuẩn bêta tan huyết nhóm A (LCK - A) ở đường hô hấp trên gây tổn thương ở mô liên kết của nhiều cơ quan, trong đó quan trọng nhất là tổn thương khớp và tim. Các tổn thương tại khớp thường chỉ thoảng qua và không để lại di chứng gì, nhưng tổn thương tại tim (chủ yếu các van tim) lại để lại những hậu quả nhiều khi rất nặng nề (do vậy bệnh còn được gọi là thấp tim) như hở van, hẹp van hoặc kết hợp. Biểu hiện lâm sàng - 50 - 70% số bệnh nhân mở đầu bằng viêm họng. Có trường hợp viêm họng nhẹ thoảng qua biểu hiện bằng đau họng đơn thuần, cũng có khi không có biểu hiện viêm họng ban đầu (30 - 50%). Sau viêm họng 7 - 15 ngày các triệu chứng của thấp khớp cấp xuất hiện: bệnh nhân sốt cao 38 - 390C, tim đập nhanh, da tái xanh, vã mồ hôi. - Viêm khớp: Thường biểu hiện bằng viêm khớp cấp di chuyển từ khớp nọ sang khớp kia. Các khớp sưng nóng đỏ đau nhiều, hạn chế vận động do sưng đau kéo dài vài ngày đến một tuần rồi khỏi chuyển sang khớp khác, không để lại di chứng gì. Các khớp hay bị là các khớp gối, cổ chân, khuỷu, vai, rất ít gặp các khớp nhỏ ngón chân tay, hầu như không gặp ở cột sống và khớp háng. Đôi khi triệu chứng ở khớp rất kín đáo, chỉ có cảm giác đau mỏi hoặc viêm khớp kéo dài ít di chuyển, viêm các khớp nhỏ. - Các biểu hiện trên tim: thấp khớp có thể gây tổn thương trên cả 3 phần của tim: viêm màng trong tim, viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim. Tỷ lệ tổn thương tim gặp trong khoảng 30 - 90% bệnh nhân thấp tim. Điều trị Cần phải tiến hành đồng thời điều trị và dự phòng thấp tim bởi chúng liên quan chặt chẽ với nhau. Chế độ chăm sóc Nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời gian bệnh tiến triển, giữ ấm, ăn nhẹ. Ở những bệnh nhân không có triệu chứng viêm cơ tim, có thể bất động trong thời gian 2 - 3 tuần, nếu có viêm cơ tim thì thời gian bất động phải được kéo dài ít nhất 4 tuần. Nếu bệnh nhân có suy tim thì bất động khoảng 8 tuần cho đến khi các triệu chứng suy tim được cải thiện. Ngừng các vận động thể dục trong 6 tháng sau đó. Điều trị bằng thuốc Kháng sinh - Penicillin G tiêm bắp thịt trong thời gian 1 - 2 tuần. Hoặc penicillin V uống. Tùy theo từng lứa tuổi mà có liều lượng và thời gian điều trị thích hợp. Nếu dị ứng penicillin có thể thay bằng kháng sinh khác như erythromycin. Sử dụng thuốc chống viêm Tùy theo mức độ tổn thương khớp, tim. - Với viêm khớp đơn thuần: liều tấn công: dùng aspirin trong 2 tuần sau đó duy trì: aspirin 75mg/ kg/ ngày, trong 4-6 tuần hoặc cho tới khi hết các triệu chứng viêm. - Với viêm tim mức độ nhẹ và trung bình: tấn công: prednisolon 1 - 2 mg/kg/ngày, uống kéo dài 2 - 3 tuần rồi giảm dần liều cho tới khi hết các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm máu, miễn dịch trở về bình thường (2 - 3 tháng). Khi giảm liều prednisolon có thể bổ sung thêm aspirin 75mg/kg/ ngày và tiếp tục trong 4 - 6 tuần sau khi đã ngừng prednisolon. - Với thể nặng có thể dùng steroid đường tĩnh mạch. + Tấn công: solumedrol 2mg/kg/ ngày, trong 2-3 ngày sau đó chuyển uống prednisolon 1 - 2mg/kg/ngày kéo dài trong 3 - 6 tuần + Duy trì: giảm dần liều prednisolon và phối hợp với aspirin. + Điều trị múa vờn: phenobarbital 5mg/kg/ngày. Nếu không đáp ứng có thể cho haloperidol. + Điều trị suy tim: nếu bệnh nhân có suy tim cấp hoặc có bệnh van tim phối hợp (các thuốc lợi tiểu, trợ tim). Dự phòng thấp khớp cấp Rất quan trọng, đây là một mắt xích chính trong việc kiểm soát bệnh. Cần phải có kế hoạch cẩn thận và tiến hành ngay từ giai đoạn cấp của bệnh. Phòng thấp thứ phát: Ngăn ngừa các đợt thấp tái phát ở người đã bị thấp khớp cấp hoặc thấp tim. Dùng benzathin penicillin tiêm bắp. Penicilin V 500.000 đv/ngày uống hàng ngày. Thời gian phòng ngừa thấp tim: Thấp khớp không có tổn thương tim dự phòng thấp trong 5 năm. Thấp tim có di chứng nhẹ ở một van tim: người lớn dự phòng 5 năm, trẻ em dự phòng cho tới 18-20 tuổi. Thấp tim di chứng van tim nặng cần dự phòng thấp tái phát cho tới 40 tuổi hoặc suốt đời. Phòng thấp tiên phát: Phòng ngừa đợt thấp đầu tiên lúc trẻ chưa bị thấp. Tích cực phát hiện và điều trị viêm họng do LCK bằng: Benzathin penicillin tiêm bắp, hoặc penicillinV, hoặc erythromycin uống. TS. Nguyễn Ngọc Hà *********************************************************************************** Thuốc trị thấp tim Thấp tim là một thể lâm sàng của bệnh tự miễn dịch (nghĩa là cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại chính các cơ quan tổ chức của mình), xảy ra sau nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A (LCK - A) ở đường hô hấp trên gây tổn thương ở mô liên kết của nhiều cơ quan, trong đó quan trọng nhất là tổn thương khớp và tim. Các tổn thương tại khớp thường chỉ thoảng qua và không để lại di chứng gì, nhưng tổn thương tại tim (chủ yếu các van tim) lại để lại những hậu quả nhiều khi rất nặng nề (do vậy bệnh còn được gọi là thấp tim) như hở van, hẹp van hoặc kết hợp. Biểu hiện - 50 - 70% số bệnh nhân mở đầu bằng viêm họng. Có trường hợp viêm họng nhẹ thoảng qua biểu hiện bằng đau họng đơn thuần, cũng có khi không có biểu hiện viêm họng ban đầu (30- 50%). Sau viêm họng 7 - 15 ngày, các triệu chứng của thấp khớp cấp xuất hiện: bệnh nhân sốt cao 38 - 39oC, tim đập nhanh, da tái xanh, vã mồ hôi. - Viêm khớp: Thường biểu hiện bằng viêm khớp cấp di chuyển từ khớp nọ sang khớp kia. Các khớp sưng nóng đỏ, đau nhiều, hạn chế vận động do sưng đau kéo dài vài ngày đến một tuần rồi khỏi chuyển sang khớp khác, không để lại di chứng gì. Bệnh thấp tim có thể gây nên di chứng van tim nặng. Các khớp hay bị là các khớp gối, cổ chân, khuỷu, vai, rất ít gặp các khớp nhỏ ngón chân tay, hầu như không gặp ở cột sống và khớp háng. Đôi khi triệu chứng ở khớp rất kín đáo chỉ có cảm giác đau mỏi hoặc viêm khớp kéo dài ít di chuyển, viêm các khớp nhỏ. - Các biểu hiện trên tim: Thấp khớp có thể gây tổn thương trên cả 3 phần của tim: viêm màng trong tim; viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim. Tỷ lệ tổn thương tim gặp trong khoảng 30 - 90% bệnh nhân thấp tim. + Viêm màng trong tim: Có thể thấy tiếng tim bị mờ hoặc xuất hiện các tiếng thổi tại vị trí các huyệt nghe tim của van hai lá hay van động mạch chủ. Ít khi gặp tổn thương van ba lá và van động mạch phổi. Có thể chỉ tổn thương ở một van có khi cả hai van, cả hở hẹp van kết hợp. Khi đã bị viêm màng trong tim một lần thì những lần tái phát sau của thấp khớp cấp sẽ làm các tổn thương van tim nặng thêm, tăng thêm. + Viêm cơ tim: Biểu hiện chủ yếu bằng nhịp tim nhanh, tiếng tim mờ hoặc các rối loạn nhịp tim ở các mức độ khác nhau. Nhịp tim nhanh không tương xứng với mức độ sốt, nhịp tim nhanh ngay cả khi ngủ (bình thường nếu nhiệt độ tăng 1 độ thì nhịp tim tăng khoảng 10-15 lần/phút). Trong trường hợp nặng viêm cơ tim có các triệu chứng của suy tim cấp: khó thở, tím tái, gan to, tĩnh mạch cổ nổi . + Viêm màng ngoài tim: Triệu chứng chủ yếu của viêm màng ngoài tim là cảm giác đau ngực trái và nghe thấy tiếng cọ màng ngoài tim. Chữa trị thế nào? Cần phải tiến hành đồng thời điều trị và dự phòng thấp tim bởi chúng liên quan chặt chẽ với nhau. Chế độ chăm sóc: Nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời gian bệnh tiến triển, giữ ấm, ăn nhẹ. Ở những bệnh nhân không có triệu chứng viêm cơ tim, có thể bất động trong thời gian từ 2 - 3 tuần, nếu có viêm cơ tim thì thời gian bất động phải được kéo dài ít nhất 4 tuần. Nếu bệnh nhân có suy tim thì bất động khoảng 8 tuần cho đến khi các triệu chứng suy tim được cải thiện. Ngừng các vận động thể dục trong 6 tháng sau đó. Kháng sinh: Penicillin G tiêm bắp thịt trong thời gian 1 - 2 tuần hoặc penicillin uống. Nếu dị ứng penicillin có thể thay bằng kháng sinh khác như erythromycin. Sử dụng thuốc chống viêm: Tuỳ theo mức độ tổn thương khớp, tim sẽ có chỉ định cụ thể. - Với viêm khớp đơn thuần: Dùng liều tấn công aspirin trong 2 tuần sau đó duy trì aspirin liều giảm hơn trong 4-6 tuần hoặc cho tới khi hết các triệu chứng viêm. - Với viêm tim mức độ nhẹ và trung bình: + Liều tấn công: prednisolon uống kéo dài 2 - 3 tuần rồi giảm dần liều cho tới khi hết các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm máu, miễn dịch trở về bình thường (2 - 3 tháng). Khi giảm liều prednisolon có thể bổ sung thêm aspirin và tiếp tục trong 4 - 6 tuần sau khi đã ngừng prednisolon. - Với thể nặng có thể dùng steroid đường tĩnh mạch. + Liều tấn công: Solumedrol trong 2-3 ngày sau đó chuyển uống prednisolon kéo dài trong 3 - 6 tuần. + Duy trì: Giảm dần liều prednisolon và phối hợp với aspirin. Điều trị múa vờn: Phenobarbital. Nếu không đáp ứng có thể cho haloperidol. Điều trị suy tim: Nếu bệnh nhân có suy tim cấp hoặc có bệnh van tim phối hợp (các thuốc lợi tiểu, trợ tim). Ngoài những triệu chứng trên, bệnh thấp tim còn có các biểu hiện khác: Khoảng 3-5% các bệnh nhân xuất hiện hạt thấp dưới da; đa số là trẻ em, là những hạt bé kích thước 5 – 20mm, nằm ngay dưới da thành từng nhóm không dính vào da nhưng dính vào nền xương quanh các khớp viêm (chân, gối, khuỷu), xuất hiện cùng các triệu chứng của khớp và tim là triệu chứng của thấp hoạt động. Thường mất đi sau vài tuần không để lại dấu vết gì. Một số khác có thể xuất hiện nổi ban, ban màu hồng hay vàng nhạt có gờ hình nhiều vòng, vùng trung tâm thì nhợt nhạt, thường ở ngực, bụng, vai, gốc chi, không bao giờ ở mặt. Ngoài ra còn có thể gặp triệu chứng múa vờn . Dự phòng thấp khớp cấp Rất quan trọng, đây là một mắt xích chính trong việc kiểm soát bệnh. Cần phải có kế hoạch cẩn thận và tiến hành ngay từ giai đoạn cấp của bệnh. Phòng thấp thứ phát: Ngăn ngừa các đợt thấp tái phát ở người đã bị thấp khớp cấp hoặc thấp tim. Benzathin penicillin tiêm bắp thịt. Cứ 3 tuần tiêm nhắc lại một lần. PenicilinV. Thời gian phòng ngừa thấp tim: - Thấp khớp không có tổn thương tim: Dự phòng thấp trong 5 năm. - Thấp tim có di chứng nhẹ ở một van tim: người lớn dự phòng 5 năm, trẻ em dự phòng cho tới 18-20 tuổi. - Thấp tim di chứng van tim nặng cần dự phòng thấp tái phát cho tới 40 tuổi hoặc suốt đời. Phòng thấp tiên phát: Phòng ngừa đợt thấp đầu tiên lúc trẻ chưa bị thấp. Tích cực phát hiện và điều trị viêm họng do LCK bằng: Benzathin penicillin tiêm bắp thịt một lần duy nhất, hoặc penicilin V uống, hoăc erythromycin uống. TS.BS. Nguyễn Ngọc Hà - skđs ********************************************************************************** TTO - Cháu bị hở van hai lá, hiện đang điều trị tiêm phòng thấp (tiêm đã được 12 năm và bác sĩ nói có thể phải tiêm suốt đời). Theo kết quả siêu âm và điện tim của cháu, bác sĩ kết luận như sau: - Nhịp tim: 68 - Huyết áp: 110/70mmHg - Màng ngoài tim: không có dịch - Hở hai lá: 1.5/4 , van dày nhẹ, lá trước sa vào nhĩ trái. Diện tích dòng hở hai lá: 3.47 cm2 - Kích thước và chức năng tim trong giới hạn bình thường - Áp lực ĐMP ở giới hạn bình thường cao( 30mmHg) - Hở nhẹ van ĐMC. Cháu thỉnh thoảng còn có dấu hiệu của bệnh viêm phế quản (có mua thuốc về uống). Với bệnh tình của cháu như vậy có nguy hiểm không? Liệu cháu có cần phẫu thuật không? Với bệnh tật như vậy sau này cháu có thể sinh con không? Nếu sinh con liệu cháu có bị nguy hiểm hay bệnh này có di truyền cho thế hệ sau không? Thanh Thùy - Trả lời của phòng mạch online: Thanh Thùy thân mến, Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hở van hai lá như dị tật tim bẩm sinh, viêm (thấp tim, lupus ban đỏ, xơ cứng bì…), nhiễm trùng (viêm nội tâm mạc), thiếu máu cơ tim, bệnhtim phì đại hay thoái hóa van… Ở các nước đang phát triển, một trong những nguyên nhân thường gặp gây hở van hai lá mãn tính là thấp tim. Triệu chứng của hở van hai lá gồm khó thở, hồi hộp, đánh trống ngực, ngất … tùy thuộc vào mức độ hở, tốc độ tiến triển nhanh hay chậm của hở van, có tổn thương phối hợp của các van tim khác và tùy áp lực động mạch phổi. Thanh Thùy không nói rõ các triệu chứng của bệnh, tuy nhiên theo như mô tả và kết quả siêu âm thì em bị hở van hai lá mức độ nhẹ, nguyên nhân là thấp tim. Như vậy, hiện tại em chưa có chỉ định phẫu thuật, tuy nhiên cần được theo dõi sát. Nếu các triệu chứng của bệnh ngày càng nhiều, tim ngày càng lớn, áp lực động mạch phổi tăng, mức độ hở van ngày càng nặng thì cần được điều trị phẫu thuật sửa hoặc thay van hai lá. Khi em bị ho, có thể không phải là triệu chứng của viêm phế quản mà còn có thể do nguyên nhân của sung huyết phổi nên cần phải được khám và kê toa của bác sĩ. Người bị bệnh lý van tim hậu thấp vẫn có thể lập gia đình và sinh con bình thường, tuy nhiên nếu đã được mổ để sửa hoặc thay van tim hai lá có sử dụng thuốc kháng đông cần phải được theo dõi sát bởi bác sĩ tim mạch khi có thai và sinh nở. Bệnh này không di truyền nên em yên tâm. Em còn trẻ nên cần phòng thấp tim tái phát ít nhất là đến năm 25 tuổi, có thể cần phòng thấp tim đến năm 35 tuổi hoặc dài hơn. ************************************************************************************* THẤP TIM Thấp tim hay còn gọi là thấp khớp cấp hoặc sốt thấp khớp ( rheumatic fever ) được coi là một trong những bệnh của hệ miễn dịch mô liên kết hay thuộc hệ thống tạo keo. Cho tới nay, bệnh vẫn khá thường gặp ở các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) và là nguyên nhân hàng đầu của bệnh van tim ở người trẻ tuổi. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi từ 6-15 tuổi, nhưng không ít trường hợp xảy ra ở lứa tuổi 20 hoặc hơn nữa. Ngày nay, người ta đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm Liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A đường hô hấp trên ( Streptococcus A ). I. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Cho đến nay, thế giới đã thống nhất dùng tiêu chuẩn Jones được điều chỉnh năm 1992 (Bảng 11- 1). Chẩn đoán xác định thấp tim khi có bằng chứng của nhiễm liên cầu A đường hô hấp (biểu hiện lâm sàng của viêm đường hô hấp trên và/hoặc làm phản ứng ASLO dương tính và/hoặc cấy dịch họng tìm thấy liên cầu), kèm theo có ít nhất 2 tiêu chuẩn chính hoặc có 1 tiêu chuẩn chính kèm 2 tiêu chuẩn phụ. Bảng 11-1. Tiêu chuẩn Jones được điều chỉnh năm 1992 trong chẩn đoán thấp tim. Tiêu chuẩn chính 1. Viêm tim: gặp 41-83% số bệnh nhân thấp tim. Viêm tim có biểu hiện lâm sàng từ nhịp nhanh, rối loạn nhịp (hay gặp bloc nhĩ thất cấp 1), hở van hai lá hoặc van động mạch chủ, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, đến suy tim . 2. Viêm khớp: Gặp khoảng 80 %, là triệu chứng rất có ý nghĩa nhưng không phải đặc hiệu hoàn toàn. Biểu hiện là sưng đau khớp kiểu di chuyển và không bao giờ để lại di chứng ở khớp. 3. Múa giật của Sydenham: là rối loạn vận động ngoại tháp, với vận động không mục đích và không cố ý. 4. Nốt dới da: nốt có đường kính 0,5-2cm, nổi dư- ới da, di động tự do, không đau, có thể đơn độc hoặc tập trung thành đám, thường thấy ở gần vị trí các khớp lớn như khớp gối. 5. Hồng ban vòng: là những ban đỏ không hoại tử, nhạt màu ở giữa, vị trí thường ở thân mình, mặt trong các chi và không bao giờ ở mặt. Thường mất đi sau vài ngày. Tiêu chuẩn phụ 1. Sốt. 2. Đau khớp: đau một hoặc nhiều khớp nhưng không có đủ các triệu chứng điển hình của viêm khớp. 3. Tăng cao protein C-reactive huyết thanh. 4. Tốc độ máu lắng tăng. 5. Đoạn PQ kéo dài trên điện tâm đồ. Bằng chứng của nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A trước đó 1. Cấy dịch ngoáy họng tìm thấy liên cầu hoặc test nhanh kháng nguyên liên cầu dương tính. 2. Tăng nồng độ kháng thể kháng liên cầu trong máu (Phản ứng ASLO > 310 đv Todd). II. Sinh lý bệnh Mối liên hệ chặt chẽ giữa viêm họng và thấp tim đã được biết rõ từ năm 1930. Ngời ta thấy rằng: (1) Có bằng chứng của sự tăng rõ rệt kháng thể kháng streptolysin O ở trong huyết thanh bệnh nhân bị thấp tim. (2) Hiệu quả rõ rệt của kháng sinh trong phòng bệnh thấp tim là một trong những bằng chứng hỗ trợ cho cơ chế trên. Thấp tim không phải do trực tiếp liên cầu gây ra mà thông qua cơ chế miễn dịch. Thông thường, sau khoảng 3 tuần viêm đường hô hấp trên bệnh nhân mới có biểu hiện của thấp tim. Một khía cạnh nữa là thấp tim rất ít khi xảy ra ở bệnh nhân dưới 5 tuổi, khi mà hệ miễn dịch chưa hoàn thiện đầy đủ nên phản ứng chéo của cơ thể chưa đủ hiệu lực gây ra thấp tim. Kháng nguyên là các protein M,T và R ở lớp vỏ ngoài của liên cầu A là yếu tố quan trọng nhất gây phản ứng chéo với cơ thể. Khi liên cầu xâm nhập vào cơ thể chúng ta, cơ thể sẽ sinh ra các kháng thể chống lại vi khuẩn đó, nhưng vô tình đã chống lại luôn các protein ở các mô liên kết [...]... chính 1 Viêm tim: a Viêm tim là một biểu hiện bệnh lý nặng của thấp tim và khá đặc hiệu Có khoảng 41-83% số bệnh nhân thấp tim có biểu hiện viêm tim Các biểu hiện của viêm tim có thể là viêm màng trong tim, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim b Viêm tim có thể biểu hiện từ thể không có triệu chứng gì đến các dấu hiệu suy tim cấp nặng hoặc tử vong c Các triệu chứng lâm sàng có thể gặp là: tăng nhịp tim, tiếng... hành của phòng thấp cấp II Tình trạng bệnh Thời gian kéo dài Thấp tim có viêm cơ tim Kéo dài ít nhất 10 năm và ít và để lại di chứng bệnh nhất phải đến 40 tuổi Có thể van tim tiêm rất lâu dài (nên áp dụng) Thấp tim có viêm tim nh- 10 năm hoặc đến tuổi trưởng ưng chưa để lại di chứng thành, một số trường hợp kéo bệnh van tim dài hơn Thấp tim không có viêm 5 năm hoặc đến 21 tuổi, có thể tim dài hơn tuỳ... Bệnh thấp tim còn gọi là bệnh thấp khớp cấp’, bệnh Bouillaud’ Là một bệnh kinh diễn có những đợt cấp tính gây tổn thương viêm nhiễm tại nhiều nơi trong cơ thể với mức độ khác nhau mà chủ yếu là ở tim, gây xơ chai van tim Tỷ lệ mắc bệnh cao ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi Bệnh khá phổ biến ở nước ta và là nguyên nhân của phần lớn bệnh tim mắc phải, cần có sự cảnh giác cao, điều trị sớm và tích cực Tài liệu. .. Phòng chống thấp tim ở trẻ em Thấp tim khởi đầu bằng bệnh nhiễm trùng nhẹ là viêm họng, do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm B gây ra Khi viêm họng đã khỏi, trẻ có triệu chứng viêm khớp cấp đồng thời với thấp tim (viêm màng trong tim) Trong đó viêm màng trong tim (gây hẹp van hai lá) để lại di chứng nặng nề và vĩnh viễn Màng tim trong bị viêm do thấp tim Bác sĩ Hồ Thanh Tùng, Trưởng khoa Tim mạch - Bệnh viện... khuẩn Song, cũng chính kháng thể này lại phá huỷ mô màng trong tim và cơ tim, gây ra bệnhtim Cũng theo bác sĩ Tùng, viêm tim thường xảy ra trong đợt thấp khớp cấp đầu tiên và đợt thấp khớp tái phát lần hai Đây là biểu hiện nặng nhất của bệnh, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng vĩnh viễn với bệnh van tim hậu thấp (sau khi thấp khớp) Viêm tim có thể xuất hiện một mình hoặc kèm với các triệu chứng... mô liên kết ở van tim Trong đó, protein M là yếu tố không những đặc hiệu miễn dịch mà còn là yếu tố gây thấp mạnh nhất Có khoảng 3% số bệnh nhân bị viêm đường hô hấp trên do liên cầu nhóm A mà không được điều trị triệt để sẽ tiến triển thành thấp tim, và có khoảng 50% số bệnh nhân đã bị thấp tim sẽ bị tái phát các đợt thấp tim sau đó Nhiễm liên cầu ngoài da thường ít khi gây thấp tim III Triệu chứng... trợ tim Hạn chế ăn mặn, hạn chế uống nhiều nước, có thể dùng lợi tiểu Digoxin có thể dùng nhưng phải thận trọng vì quả tim của bệnh nhân thấp tim rất nhạy cảm, nên dùng liều ban đầu chỉ nên bằng nửa liều quy ước 6 Phòng thấp: Vấn đề cực kỳ quan trọng là nhắc nhở bệnh nhân và gia đình sự cần thiết và tôn trọng chế độ phòng thấp tim cấp hai khi bệnh nhân ra viện B Phòng bệnh: (Bảng 11-3) 1 Phòng bệnh. .. thay van tim Biện pháp chung để phòng ngừa thấp tim là nghỉ ngơi, khám bệnh kịp thời để phát hiện các âm thổi mới là triệu chứng của viêm tim Bác sĩ Tùng nhấn mạnh, để phòng chống thấp tim có hiệu quả, cần tuyên truyền để người dân biết lợi ích của việc điều trị viêm họng cho người trong độ tuổi 3-20, cũng như hậu quả tai hại của bệnh van tim hậu thấp đối với trẻ Quan trọng nhất là phát hiện sớm bệnh viêm... thiết cơ tim có thể cho thấy hình ảnh hạt Aschoff, là hình ảnh hạt thâm nhiễm gặp trong thấp tim Hạt này gặp ở khoảng 30% số bệnh nhân có các đợt thấp tái phái và thường thấy ở vách liên thất, thành thất, tiểu nhĩ b Các hình ảnh tế bào học còn cho thấy hình ảnh viêm nội mạc tim với đặc trưng là phù và thâm nhiễm tổ chức màng van tim c Sinh thiết cơ tim không có ích trong giai đoạn cấp của thấp tim, nó... giác cao, điều trị sớm và tích cực Tài liệu bệnh học Trung Quốc gọi tên bệnh là 'Phong Thấp Nhiệt’ vì bệnh biểu hiện cả 3 đặc điểm bệnh lý là: phong (đau di chuyển), thấp (sưng các khớp) và nhiệt (sốt, nóng đỏ ) Hiện nay gọi là ‘Phong Thấp TínhTâm Tạng Bệnh Theo y học cổ truyền, nếu bệnh biểu hiện ở khớp thì qui vào ‘Chứng Tý’ (nhiệt tý), nếu tổn thương ở tim là chủ yếu thì thuộc phạm vi của chứng . ********************************************************************************** Vi khuẩn liên cầu và bệnh thấp tim Bệnh thấp tim tức là bệnh về tim nhưng có mối liên hệ giữa viêm khớp và bệnh tim. Bệnh thường gặp chủ yếu ở trẻ. trị suy tim: Nếu bệnh nhân có suy tim cấp hoặc có bệnh van tim phối hợp (các thuốc lợi tiểu, trợ tim) . Ngoài những triệu chứng trên, bệnh thấp tim còn

Ngày đăng: 25/11/2013, 19:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

b. Thời gian dùng (Bảng 11-4), nói chung phụ thuộc văo từng câ thể bệnh nhđn. - Tài liệu Bài về bệnh thấp tim
b. Thời gian dùng (Bảng 11-4), nói chung phụ thuộc văo từng câ thể bệnh nhđn (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w