PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn – lớp 7 Năm học: 2010 – 2011 Thời gian 90 phút ( không kể thời gian phát đề) Phần Văn – Tiếng việt (4 điểm) Câu 1: (1đ). Nêu ý nghĩa cụm từ “Ta với Ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ Ta với Ta” trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. Câu 2: (1.5đ) Thế nào là thành ngữ ? Nêu tác dụng của thành ngữ. Lấy một ví dụ và giải thích nghĩa của ví dụ đó. Câu 3: (1.5đ) Phát hiện lỗi về quan hệ từ và chữa lại cho câu văn được hoàn chỉnh: a. Qua bài thơ “Rằm tháng giêng” thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ. b. Mặc dù nhà Lan nghèo khó nên bạn ấy học rất giỏi. B. Phần Tập làm văn (6 điểm) Cảm nghĩ của em khi gặp thầy (cô) giáo cũ. ----------------------------- ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KÌ I Môn Ngữ văn7 Năm học : 2010 – 2011. I. PHẦN VĂN - TIẾNG VIỆT (4 điểm) Câu 1. (1 điểm) Học sinh nêu ý nghĩa cụm từ “Ta với Ta” ở hai bài thơ: - “Ta với Ta” trong bài Bạn đến chơi nhà: là nhà thơ với người bạn thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ với khách, tình bạn chan hòa, đậm đà, thắm thiết . - “Ta với Ta” trong bài Qua Đèo Ngang: Một mình tác giả đối diện với mình, thể hiện sự cô đơn, thầm lặng của tác giả. Mỗi ý đúng (0,5 điểm) Câu 2. (1,5 điểm). - Hs nêu được khái niệm và tác dụng của thành ngữ (theo phần ghi nhớ sgk/ Tr 114) 0,5điểm - Lấy được ví dụ, giải thích được nghĩa của nó. 1,0 điểm Câu 3: (1,5 điểm). Phát hiện lỗi về quan hệ từ và chữa lại. Mỗi câu đúng (0,75đ). Câu a: - Lỗi sai : Dùng thừa quan hệ từ "qua".(0,25) - Viết câu hoàn chỉnh (Lược từ "qua" hoặc thêm chủ ngữ trước từ "thể hiện"). (0,5) Câu b: - Dùng không đúng cặp quan hệ từ "mặc nên" (0,25) - Chữa lại : "mặc dù nhưng". (0,5đ) II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (6điểm) * Yêu cầu chung: 1. Hình thức: Hs viết đúng thể loại biểu cảm trên cơ sở kết hợp với tự sự và miêu tả. 2. Nội dung: a. Mở bài: (1điểm) Giới thiệu hoàn cảnh, thời gian gặp lại thầy (cô) giáo cũ. b. Thân bài: (4điểm) - Miêu tả hình dáng thầy (cô) giáo khi gặp lại - Cảm xúc, ấn tượng ban đầu khi gặp lại thầy (cô) giáo. - Miêu tả lại cuộc đối thoại giữa bản thân và thầy (cô) giáo. - Gợi lại những kỉ niện thời thầy(cô) dạy học. - Cảnh chia tay thầy (cô) giáo. c. Kết bài: (1điểm) - Suy nghĩ của bản thân về công lao của thầy(cô) giáo cũ. - Lời hứa hẹn giữ mãi tình cảm thấy trò. 3. Hướng dẫn chấm. - Điểm 6: Bài làm bố cục hoàn chỉnh, đảm bảo các yêu cầu trên. Văn viết có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, không sai chính tả ngữ pháp. - Điểm 5: Bài làm đạt các yêu cầu trên song diễn đạt đôi chỗ còn sai sót nhỏ, sai chính tả ngữ pháp 1 -2 lỗi. - Điểm 4: Bài làm đạt các yêu cầu trên về hình thức về hình thức và nội dung, sai chính tả, ngữ pháp 2 -3 lỗi. - Điểm 3: Bài làm đảm bảo mức trung bình, sai chính tả, ngữ pháp 3-5 lỗi. - Điểm 1-2: Bài làm bố cục chưa hoàn chỉnh, diễn đạt còn lủng củng, sai chính tả ngữ pháp nhiều. Lưu ý: Tùy theo bài làm của học sinh, giáo viên vận dụng đáp ánđể cho điểm hợp lý. ----------------------------------------- . PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn – lớp 7 Năm học: 2010 – 2011 Thời gian 90 phút ( không kể thời gian phát đề) Phần. về quan hệ từ và chữa lại cho câu văn được hoàn chỉnh: a. Qua bài thơ “Rằm tháng giêng” thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái