Báocáosơkếthọckỳ I PHÒNG GD&ĐT ĐỨC LINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MGNAMCHÍNH2 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 53/BC-MGNC2 Nam Chính, ngày 29 tháng 12 năm 2010 BÁOCÁOSƠKẾTHỌCKỲ I Năm học: 2010 – 2011 Trong họckỳ I của nămhọc 2010 – 2011, trường mẫu giáo NamChính2 đánh giá về việc thực hiện nhiệm vụ nămhọc như sau: 1. Thực hiện nghiêm túc chỉ thị số 06/CT-TW ngày 7 tháng 11 năm 2006 của bộ chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, chỉ thị sô 33/2006/CT-TTq ngày 8 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. • Kết quả đạt được: - Thành lập ban chỉ đạo các cuộc vận động và có kế hoạch hoạt động cụ thể ngay từ đầu năm học. Kế hoạch được đưa ra bàn bạc trong hội đồng nhà trường và thống nhất chỉ đạo thực hiện trong năm học. - Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhà trường đã tổ chức cho CB – GV – NV đọc 9 câu chuyện về Bác Hồ trong cuộc họp hội đồng hàng tháng. Mỗi CB – GV – NV tự lên kế hoạch hành động về việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống lành mạnh; thực hiện tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí. Kế hoạch này nộp cho trưởng ban chỉ đạo để theo dõi và đánh giá việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong suốt năm học. Ngoài ra, giáo viên lồng ghép vào các bài dạy, vào các hoạt động trong nhà trường về các đề tài có liên quan đến nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Trang trí lớp học có hình ảnh Bác Hồ và 1số nội dung cần giáo dục trẻ về đạo đức Hồ Chí Minh cũng được đề ra hàng tháng ở góc phụ huynh của từng lớp và của nhà trường. Nhìn chung trong đội ngũ đã có sự chuyển biến rõ rệt về tư tưởng cũng như việc làm trong việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực hành tiết kiệm trong việc sử dụng nước uống (cả giáo viên và học sinh), nước sinh hoạt, tiết kiệm điện, giấy và các vật liệu trong khi dạy môn tạo hình và làm đồ dùng đồ chơi cho học sinh. Trong đơn vị không có hiện tượng tham ô lãng phí. - Chỉ đạo kịp thời trong nhà trường thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Hai không với bốn nội dung” do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra trong năm học. Các chỉ tiêu thi đua được xây dựng trên cơ sở thực tế tại đơn vị và bám sát với các chỉ tiêu do ngành Giáo dục đề ra. Xếp loại giáo viên, lớp, học sinh cuối họckỳ đúng với thực chất của -1-Báocáosơkếthọckỳ I phong trào và đúng với hướng dẫn của bậc học. Tổ chức phong trào thi đua chặt chẽ và đạt hiệu quả trong nhà trường. - Thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” đạt hiệu quả, giáo viên đã có ý thức học hỏi về chuyên môn để nâng cao tay nghề qua các tiết dự giờ, dạy tốt, kiến tập. Ngoài ra, có 2 chị em thi tốt nghiệp xong lớp đại học từ xa, 1 chị em đang theo học lớp đại học từ xa, 1học lớp cao đẳng để nâng cao trình độ. Hầu hết giáo viên đều ra sức phấn đấu và rèn luyện về đạo đức nhà giáo, trong họckỳ I chưa có biểu hiện về hành vi xấu trong đạo đức nhà giáo. - Tiếp tục thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, ngay từ đầu nămhọc nhà trường đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho nămhọc 2010 – 2011, thành lập ban chỉ đạo và có sự phân công cho từng thành viên để theo dõi, đôn đốc các thành viên trong nhà trường thực hiện có hiệu quả cuộc vận động. Trong họckỳ I nhà trường phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh vận động phụ huynh đóng góp phí vệ sinh với mức 4.800.000đ/phụ huynh/năm. Trồng lại các bồn hoa, vườn rau, mua phân bón, trang bị dụng cụ lao động, mua hạt giống với số tiền 347.000 đồng. Giáo viên trồng mới các chậu treo, vào chậu cây trước lớp 48 chậu, thay đất và mua thêm 6 chậu lớn để thay 6 chậu cây kiểng ở khu vực 1 với chi phí 680.000 đồng. Với nguồn kinh phí của ngân sách nhà trường chi áp gạch men bên trong 4 phòng học và sơn tường bên ngoài với chi phí 25.760.000 đồng. Trang bị 1 bồn nước ở khu vực 2 là 1.100.000 đồng, làm mới các biển biểu bên trong văn phòng và bên ngoài, làm mới 2 góc phụ huynh với số tiền 980.000 đồng. Tổng số chi phí đầu tư: 33.667.000 đồng. Trong họckỳ I nhà trường được Ngành Giáo dục đầu tư xây dựng nhà vệ sinh kiên cố tại khu vực 1 với chi phí là 119.000.000 đồng. • Những hạn chế, khó khăn: - Khu vực 2 chưa có nhà vệ sinh kiên cố (còn tạm bợ) nên chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, hàng rào khu vực 1 còn tạm bợ chưa được xây dựng kiên cố. - Một số giáo viên chưa chủ động tham gia lao động chăm sóc bồn hoa của lớp còn chờ ban giám hiệu nhắc nhở. - Nguồn nước của khu vực 2 đục và nhiều phèn nên phải mua nước để phục vụ việc làm vệ sinh cho học sinh và tưới cây trong sân trường. 2. Công tác phát triển: • Kết quả đạt được: - Có nhiều cố gắng huy động được 169/231 học sinh ra lớp trong độ tuổi từ 3 – 5 tuổi đạt tỉ lệ 78.8% (số trẻ tại địa phương đi học ở Họa Mi là 12 học sinh và NamChính1 là 1học sinh. Như vậy số trẻ ra lớp tại đơn vị là 169 + 13 = 182 học sinh), duy trì tốt sỉ sốhọc sinh so với đầu năm không tăng không giảm. - Huy động trẻ 5 tuổi ra lớp 88/79 học sinh đạt tỉ lệ 111.4% (có 9 học sinh nơi khác đến). - Mở 8 lớp trong đó: + 5 lớp 5 – 6 tuổi: 88 học sinh. + 4 lớp 4 – 5 tuổi: 64 học sinh. + 1 lớp 3 – 4 tuổi: 17 học sinh. -2-Báocáosơkếthọckỳ I • Những hạn chế, khó khăn: - Việc huy động trẻ ra lớp chưa đồng đều ở 2 khu vực (thôn 2, thôn 4 và thôn 5), học sinh ở khu vực 1 ra lớp cao hơn so với khu vực 2.- Vẫn còn học sinh 3 tuổi ghép với 4 tuổi ở khu vực 2 do sốhọc sinh 4 tuổi ra lớp chưa đủ. 3. Nâng cao chất lượng giáo dục: 3.1. Công tác chăm sóc sức khoẻ: • Kết quả đạt được: - 100% trẻ đều có biểu đồ tăng trưởng được theo dõi kịp thời qua 2 lần cân, 1 lần đo, giáo viên làm biểu đồ tăng trưởng thành thạo và chính xác, báokết quả cân đo kịp thời với phụ huynh. - Sức khoẻ của trẻ có tăng so với đầu năm học: + Cân nặng phát triển bình thường: 148 học sinh đạt 87.6%, tăng 9 học sinh. + SDD vừa : 21 học sinh đạt 12.4% giảm 9 học sinh. + Chiều cao phát triển bình thường: 129 học sinh đạt 76.3%. + Thấp còi độ 1 : 39 học sinh đạt 23.1% + Thấp còi độ 2 : 01học sinh đạt 0.6% - Phối hợp với y tế khám sức khoẻ 01 lần vào tháng 9, y tế cung cấp cho trường dung dịch Cloruamin B để xịt khử trùng phòng học và tẩy rửa đồ dùng, đồ chơi 1 lần vào tháng 10. - Tuyên truyền đến phụ huynh phòng chống bệnh tay chân miệng, viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính, vệ sinh răng miệng qua cuộc họp phụ huynh đầu năm. - Tổ chức cho học sinh rửa tay, lau mặt đúng theo thao tác, trẻ rửa tay và lau mặt thành thạo đạt 90%. - Tổ chức cho học sinh chải răng với kem 1 lần/tuần vào thứ 2, học sinh làm theo quy trình và có nề nếp đạt 80%. - Trang bị đầy đủ và kịp thời các loại đồ dùng vệ sinh cá nhân cho học sinh với chi phí 2.681.000 đồng, đảm bảo nguồn nước sạch sử dụng tại trường. - Tổ chức cho học sinh uống sữa 2 lần/tuần do phụ huynh đóng góps 50.000đ/học sinh/năm đạt hiệu quả. - Có nước uống cho trẻ tại trường, hợp đồng với nước khoáng Vĩnh Hảo cung cấp nước uống hợp vệ sinh với chi phí do phụ huynh đóng góp 45.000đ/PH. - Đảm bảo an toàn và chống tai nạn thương tích cho trẻ trong điều kiện hiện có. Thành lập ban y tế trường học và có kế hoạch hành động cụ thể trong hàng tháng, trang bị các loại thuốc thông thường và bông băng cho tủ thuốc 2 khu vực, triển khai đến giáo viên tài liệu về đảm bảo an toàn và phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh, cách xử lý một số trường hợp trẻ bị tai nạn. Trong họckỳ I không có học sinh bị tai nạn thương tích tại trường. • Những hạn chế, khó khăn: - Có 3 lớp (Lá 1, Lá 2 và Lá 3) tỉ lệ suy dinh dưỡng chưa giảm do học sinh đi học buổi chiều ít ngủ được và một số phụ huynh bận việc đồng áng nên không có thời gian - 3 -Báocáosơkếthọckỳ I chăm sóc trẻ, một số trẻ bị bệnh khi cân nên vẫn còn học sinh giảm cân và đứng cân ở 3 lớp này. - Một số phụ huynh ít đưa đón trẻ đến trường nên việc phối hợp với giáo viên để chăm sóc sức khoẻ của trẻ đạt hiệu quả chưa cao. -Học sinh lớp Mầm và Chồi vẫn còn một số trẻ chải răng chậm và chưa thành thạo. 3.2. Thực hiện chương trình tổ chức giảng dạy: • Kết quả đạt được: - Chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách 3 – 4 tuổi, 4 – 5 tuổi và chương trình 26 tuần, từng bước đưa phương pháp dạy học tích cực vào bài dạy và các hoạt động (Hoạt động ngoài trời và hoạt động góc). - Tổ chức đầy đủ và có chất lượng các hoạt động trong ngày, hoạt động ngoài trời ở khối chồi tương đối thành thạo và đạt hiệu quả; Giáo viên chọn lọc thêm 1số đề tài về thí nghiệm, quan sát các hiện tượng thiên nhiên, các cây trồng, vật nuôi, các loại đồ dùng…để làm giàu thêm kiến thức và giúp trẻ khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ. Hoạt động góc tổ chức thực hiện tương đối đều đặn và thường xuyên ở các khối lớp. Nhà trường trang bị đồ chơi cho các lớp với số tiền 4.150.000 đồng do phụ huynh đóng góp. Các loại đồ dùng học phẩm của học sinh cũng được trang bị đầy đủ và kịp thời với chi phí 12.957.000 đồng do phụ huynh đóng góp. - Trang bị mới 1 bộ truyện tranh và thơ cho lớp 3 – 4 tuổi, 100 bộ lô tô, một số đồ dùng bé làm nội trợ với chi phí 3.022.000 đồng. - Có 8/8 giáo viên soạn giáo án vi tính đạt 100%, sử dụng đàn có 4 giáo viên. - Tổ chức sinh hoạt chuyên môn đều đặn 1 lần/tháng với nội dung phong phú và phù hợp với trình độ của giáo viên trong tổ. - Tổ chức các hoạt động chuyên môn đều đặn theo kế hoạch hàng tháng: + Thao giảng: 6 tiết, xếp loại: 6 tiết tốt. + Kiến tập : 4 tiết, xếp loại: 2 tiết tốt và 2 tiết khá. + Dạy tốt : 15 tiết, xếp loại: 5 tiết tốt – 10 tiết khá. - Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn cho 2 giáo viên mới về trường (Cô Luận, Cô Mai), 1 giáo viên trong diện thanh tra (Cô Roát) và 1số giáo viên dạy yếu môn âm nhạc, môn tạo hình, môn môi trường xung quanh, môn văn học. - Xếp loại giáo viên cuối họckỳ I: loại khá: 8/8 giáo viên đạt 100%. - Nề nếp học tập và sinh hoạt của học sinh khá ổn định, trẻ nhanh nhẹn tham gia tích cực vào các hoạt động của lớp, nắm vững kiến thức các môn học, thực hiện các loại vở đầy đủ và kịp thời. - Xếp loại học lực của học sinh cuối họckỳ I: + Loại giỏi: 54 học sinh đạt 31.9%. + Loại khá: 90 học sinh đạt 53.3%. + Loại TB: 25 học sinh đạt 14.8%. - Xếp loại toàn diện của học sinh cuối họckỳ I: + Giỏi: 54 học sinh đạt 31.9%. + Khá: 74 học sinh đạt 43.8%. + TB: 41 học sinh đạt 24.3 %. - Tỉ lệ đi học đều: 98.8%, tỉ lệ cháu ngoan 58%. • Những hạn chế, khó khăn: - 4 -Báocáosơkếthọckỳ I - Tổ chức hoạt động ngoài trời với những đề tài thí nghiệm giáo viên chưa linh hoạt, chưa phong phú. Tổ chức với nguyên vật liệu mở giáo viên ít sáng tạo nên hình thức chơi chưa phong phú hay lập lại ở 1số cách chơi. Tổ chức hoạt động góc của giáo viên khối Lá 1 tuần 2 lần chơi nên thời gian chơi chưa được nhiều do vậy trẻ ít được chơi nên chất lượng chơi chưa đạt hiệu quả cao, nội dung chơi chưa phong phú góc nghệ thuật, học tập. - Cô và cháu cùng làm đồ chơi trong các hoạt động còn nhiều hạn chế nên số lượng đồ chơi tự làm ở các lớp còn ít. - Vài giáo viên giảng dạy còn hạn chế môn âm nhạc, văn học, môi trường xung quanh nên chất lượng giờ dạy chưa đạt hiệu quả cao, chưa linh hoạt trong khi tổ chức giờ dạy, hình thức giới thiệu bài chưa phong phú nên chưa thu hút trẻ vào bài học. - Vài giáo viên chưa thành thạo vi tính nên soạnbài còn lúng túng trong cách trình bày, chỉnh sửa trên máy hay bị lỗi. - Sử dụng đàn thành thạo có 2 giáo viên, số giáo viên còn lại chưa tích cực học hỏi nhau để tập đàn. - Một số lô tô và tranh ảnh còn thiếu, giáo viên tự làm chưa đẹp nhưng kinh phí đầu tư mua sắm còn hạn chế. 3.3. Thực hiện các nội dung lồng ghép: • Kết quả đạt được: - Nhà trường chỉ đạo thực hiện các nội dung lồng ghép kịp thời theo chủ điểm hàng tháng và theo kế hoạch giảng dạy thống nhất ở từng khối lớp. - An toàn giao thông: Dạy trẻ làm quen với 12 biển báo giao thông, trò chuyện với trẻ qua họp mặt đón trẻ đầu tuần, lồng ghép vào các bài dạy trong chương trình, trang trí lớp 1số hình ảnh về an toàn giao thông, đọc 3 câu chuyện và chơi 2 trò chơi về an toàn giao thông. -Bảo vệ môi trường: tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào bài dạy kịp thời và phù hợp, giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường mọi lúc mọi nơi, đưa 1số đề tài về môi trường vào hoạt động ngoài trời để trẻ tích cực khám phá về thiên nhiên, môi trường sống và con người. Tổ chức cho học sinh lao động thường xuyên: nhặt lá cây, lau lá cây, tưới nước cho góc thiên nhiên của lớp, nhổ cỏ bồn hoa, nhặt rác bỏ vào sọt. Nhìn chung trẻ thích tham gia lao động và ý thức giữ gìn vệ sinh có chuyển biến rõ rệt, biết được 1số kiến thức cơ bản về môi trường sống của con người, động vật và cây cối. - Giáo dục phòng chống ma tuý: cho trẻ làm quen đề tài “Khói thuốc lá” vào họp mặt đón trẻ tháng 12/tuần 13, bài 5: Phân loại các loại nước uống tuần 16 ở 4 lớp lá, giáo viên thực hiện kịp thời và đạt hiệu quả. Ngoài ra, lồng ghép vào các đề tài: Một số loại quả - hoa; Một số hạt phổ biến ở địa phương,…phù hợp và thiết thực. Hình ảnh tuyên truyền có đủ ở 4 lớp lá. - Giáo dục kỹ năng sống: được thực hiện theo kế hoạch hàng tháng tại từng khối lớp, giáo viên dạy trẻ mọi nơi, mọi lúc và trò chuyện vào giờ họp mặt đón trẻ đầu tuần để giáo dục trẻ có thêm kỷ năng sống tốt hơn theo sự phát triển của từng độ tuổi. - Các nội dung về giáo dục lễ giáo, giáo dục dinh dưỡng, giáo dục vệ sinh được lồng ghép kịp thời vào các hoạt động và các bài dạy. - 5 - Báo cáosơkếthọckỳ I - Đưa ra nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và nội dung giáo dục lễ giáo vào tiêu chuẩn bé ngoan hàng tháng, hàng ngày để trẻ có ý thức biết thể hiện những việc làm tốt trong ứng xử, trong sinh hoạt hàng ngày ở lớp và cộng đồng. Giáo viên chọn lọc nội dung giáo dục phù hợp với trẻ trong độ tuổi và thực hiện thường xuyên đạt hiệu quả. Vì vậy, trẻ có nề nếp tốt trong học tập và sinh hoạt, biết quan tâm và giúp đỡ bạn bè, cô giáo và những người thân quen gần gũi. - Giáo dục tiết kiệm năng lượng: Nhà trường chỉ đạo thực hiện giáo dục tiết kiệm năng lượng cụ thể theo từng đề tài của các môn học đến giáo viên kịp thời hàng tháng. Giáo viên thực hiện nội dung tiết kiệm năng lượng vào bài dạy và các hoạt động trong ngày đạt hiệu quả, ngoài ra phối hợp với phụ huynh giáo dục trẻ biết tiết kiệm điện nước trong sinh hoạt tại lớp học và gia đình, thường xuyên nhắc nhở trẻ mọi lúc mọi nơi. • Những hạn chế, khó khăn: - Thỉnh thoảng vài giáo viên đưa nội dung lồng ghép vào bài chưa thành thạo, còn lúng túng ở 1số đề tài khó. - Có giáo viên ôm đồm lúc nào cũng chú ý đến lồng ghép mà quên đi nội dung chính của bài dạy. - Vẫn còn 1số trẻ bỏ rác vào sọt chưa gọn gàng, chưa kịp thời ở khu vực chính. - Giáo viên tổ chức cho học sinh lao động chưa thường xuyên. - Trang trí hình ảnh nội dung lồng ghép ở góc phụ huynh của giáo viên khối lá có lúc chưa đầy đủ và chưa kịp thời. - Việc sưu tầm và nghiên cứu tìm hiểu về nội dung lồng ghép của giáo viên còn hạn hẹp. 3.4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường: • Kết quả đạt được: - Giáo viên có nhiều cố gắng soạn giáo án trên máy vi tính (8/8 giáo viên đạt 100%), trình bày có tiến bộ so với đầu năm. Giáo viên sử dụng thành thạo và đạt hiệu quả 4/8 giáo viên đạt 50%, nhân viên văn thư sử dụng máy thành thạo và hỗ trợ kịp thời trong việc xử lý các văn bản báo cáo, gởi báocáo qua mạng, trang trí chữ góc phụ huynh của trường và lớp, tìm hiểu trên mạng những kiến thức về chuyên môn và 1số hình ảnh phục vụ cho giảng dạy. - Nối mạng internet và theo dõi tương đối kịp thời thông tin của Phòng Giáo dục để chỉ đạo thực hiện công tác chuyên môn trong trường đạt hiệu quả. - Trang bị mới 01 laptop trị giá 11.650.000đ. - Được Viettel nâng cấp hệ thống mạng 3G trong tháng 12. • Những hạn chế, khó khăn: - Vẫn còn vài giáo viên sử dụng máy vi tính chưa thành thạo nên gặp khó khăn khi soạn giáo án và trang trí lớp. - Chưa có đèn chiếu nên giáo viên chưa thực hiện việc soạn giảng qua giáo án điện tử. 3.5. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên: • Kết quả đạt được: - Trình độ và năng lực chuyên môn của giáo viên có chuyển biến, có 2 giáo viên thi tốt nghiệp xong lớp đại học từ xa và có 1 giáo viên đang theo học lớp cao đẳng, 01- 6 - Báo cáosơkếthọckỳ I nhân viên đang tham gia lớp đại học tại chức, 02 cán bộ quản lý: 01 đã tốt nghiệp đại học, 01 đã tốt nghiệp cao đẳng. - Tất cả cán bộ, giáo viên đều tham gia đầy đủ lớp nghiệp vụ hè, các chuyên đề do Phòng Giáo dục tổ chức. - Phân công giáo viên phụ trách lớp phù hợp với năng lực và điều kiện của từng người, đủ 8 giáo viên cho 8 lớp. - Xếp loại CB-GV-NV qua 2 đợt thi đua trong họckỳchính xác và phù hợp với mức độ công tác qua từng đợt thi đua. Qua họckỳ I xếp loại giáo viên như sau: + Loại khá: 8/8 giáo viên đạt 100%. - Đang tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường ở vòng 2 trong tháng 12. - Phân công giáo viên dự giờ học tập lẫn nhau, ngoài ra ban giám hiệu và tổ trưởng dự giờ giáo viên để góp ý và kiểm tra việc tổ chức các tiết dạy và các hoạt động tại lớp. - Giáo viên lên 1 tiết dạy tốt/tháng, lên tiết kiến tập, thao giảng đều đặn hàng tháng để tạo cơ hội cho chị em học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên kịp thời. - Tập thể đoàn kết, biết giúp đỡ nhau kịp thời trong công tác chuyên môn cũng như khó khăn trong cuộc sống, chị em xoay vòng vốn đóng góp 200.000đ/người/tháng. Một số chị em mạnh dạn có ý kiến đóng góp xây dựng trong tập thể. • Những hạn chế, khó khăn: - Trình độ và năng lực của 1số ít giáo viên chưa đồng đều, việc tiếp thu chỉ đạo chuyên môn chậm và năng lực hạn chế nên chất lượng giờ lên lớp chưa cao. - Việc tìm tòi học hỏi để nâng cao hiểu biết và kiến thức của chuyên môn vẫn còn hạn chế trong đội ngũ, từng bước thực hiện phương pháp dạy học tích cực của giáo viên còn chậm do chưa linh hoạt, chưa nắm bắt kịp thời, tâm lý dạy học theo kiểu cũ vẫn còn ăn sâu trong suy nghĩ và thói quen. - Năng lực của kế toán còn hạn chế nên làm các hồ sơ quyết toán, các loại báocáo tài chính có lúc còn chậm và sai sót. 3.6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất thiết bị và kinh phí: • Kết quả đạt được: - Trang bị 1 bồn nước ở khu vực 2 trị giá 1.100.000đ, áp gạch men bên trong phòng học khu vực 1 chi phí 3.000.000đ do huyện cấp còn lại là nguồn kinh phí của trường, đã áp gạch men bên trong 3 phòng học và sơn tường 4 phòng học với kinh phí 25.760.000đ. Làm mới các biển biểu, 2 góc phụ huynh với chi phí 980.000đ. - Ngành Giáo dục cấp kinh phí 119.000.000đ để xây mới nhà vệ sinh kiên cố khu vực 1.- Vận động phụ huynh đóng góp quỹ hội 20.000đ/PH, đã thu được 3.300.000đ và chi tổ chức tết Trung thu 840.000đ, khen thưởng học sinh xuất sắc 540.000 đồng, tổ chức họp mặt ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là 200.000đ còn lại 1.720.000 đồng để chi cho họckỳ II. Ngoài ra, phụ huynh còn đóng góp thêm để sửa chữa mái nhà 1 phòng học khu vực 2 và thay mới 6 chậu cây kiểng ở khu vực 1 với chi phí 1.730.000 đồng. Phụ huynh đóng góp phí vệ sinh 30.000đ/năm thu được 4.800.000đ chi phí cho công quét dọn và mua xà phòng, nước tẩy rửa và dụng cụ làm vệ sinh. Tiền đồ chơi thu được 4.150.000đ, học phẩm 12.957.000đ. Tổng kinh phí phụ huynh đóng góp: 26.937.000đ, ngân sách nhà nước cấp: 149.840.000đ. - 7 - Báo cáosơkếthọckỳ I • Những khó khăn, hạn chế: - Việc đóng góp của phụ huynh còn ít ỏi nên việc hỗ trợ cho hoạt động dạy và học của nhà trường cũng còn chừng mực nên chưa đáp ứng với nhu cầu. - Khu vực 2 chưa có nhà vệ sinh kiên cố nên chưa đảm bảo vệ sinh môi trường. - Hàng rào khu vực chính còn tạm bợ nhưng chưa có kinh phí để xây dựng và làm mới. 3.7. Thực hiện công bằng trong giáo dục, ưu tiên phát triển dân tộc, giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật: • Kết quả đạt được: - Nhà trường đã thống kê và lập danh sách 19 học sinh trong diện hộ nghèo để xin hỗ trợ theo quyết định số 112/2001/QĐ-TTq. - Xét miễn giảm 100% học phí cho 10 học sinh hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo, hoàn cảnh khó khăn để tạo điều kiện học sinh ra lớp. • Những khó khăn, hạn chế: - Chế độ hỗ trợ kinh phí hàng tháng cho học sinh hộ nghèo đến nay vẫn chưa có nên các học sinh hộ nghèo nên việc đóng góp các khoản tiền đầu năm còn chậm. 3.8. Công tác phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc phụ huynh, cộng đồng và tuyên truyền về giáo dục mầm non: • Kết quả đạt được: - Tổ chức tuyên truyền đến phụ huynh kiến thức nuôi dạy con, phòng chống các bệnh theo mùa, thống nhất cách giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình trong cuộc họp phụ huynh học sinh vào tháng 10/2010. Các nội dung và hình ảnh được chuẩn bị đầy đủ, ngoài ra có thông tin và hình ảnh ở góc phụ huynh của lớp và của trường. - Nội dung và hình ảnh tuyên truyền đến phụ huynh phong phú, kịp thời hàng tháng, giáo viên đầu tư làm mới 2 góc phụ huynh (Chồi 2, Chồi 3, Lá 3, Lá 4), các lớp còn lại cũng bổ sung và chăm chút góc phụ huynh đẹp mắt đạt hiệu quả trong công tác tuyên truyền. - Góc tuyên truyền của nhà trường cũng được đầu tư với nội dung phong phú, hình ảnh tuyên truyền phù hợp hàng tháng. - Ngoài ra, giáo viên còn gặp gỡ riêng với phụ huynh trong giờ đón - trả trẻ để liên hệ nhắc nhở 1số trường hợp thật cần thiết. - Đa số phụ huynh tham gia dự họp nhiệt tình và nắm được kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ khi ở nhà. • Những khó khăn, hạn chế: - Phụ huynh tham gia dự họp chưa thật đông đủ, 1số phụ huynh do bận rộn chưa đưa đón trẻ đến lớp nên những thông tin về kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ có lúc chưa nắm bắt kịp thời. - Điều kiện kinh tế khó khăn, cuộc sống khá bận rộn nên một số phụ huynh lơ là trong việc chăm sóc giáo dục trẻ nên kết quả chăm sóc giáo dục thường giảm sút về sức khỏe cũng như học lực, số trẻ xếp loại toàn diện trung bình của trường khá nhiều 41 học sinh chiếm 24.3%. 4. Công tác quản lý: 4.1. Công tác thanh kiểm tra: • Kết quả đạt được: - 8 - Báo cáosơkếthọckỳ I - Kế hoạch kiểm tra được đề ra chặt chẽ cụ thể ngay từ đầu năm học, đã tiến hành kiểm tra 2 lần/học kỳ (kiểm tra nề nếp đầu năm và kiểm tra họckỳ I). - Kiểm tra đột xuất 4 lần/4 tháng có đánh giá, góp ý với giáo viên sau khi kiểm tra. - Thanh tra toàn diện 1 giáo viên vòng trường (cô Roát) xếp loại khá. - Công tác thanh kiểm tra định kỳ có sự phối hợp 2 thành viên trong ban giám hiệu và 2 tổ trưởng chuyên môn. • Những khó khăn, hạn chế: -2 tổ trưởng dạy buổi sáng nên tham gia kiểm tra định kỳ còn hạn chế, chủ yếu ban giám hiệu tham gia đầy đủ hơn. -Kết quả kiểm tra đột xuất thường thấp hơn kết quả kiểm tra định kỳ do giáo viên chưa chủ động trong việc tổ chức các hoạt động dạy và học ngay tại lớp. 4.2. Thực hiện cải cách hành chính: • Kết quả đạt được: - Thực hiện chế độ thông tin báocáo định kỳ kịp thời và có chất lượng theo quy định của bậc học. - Nâng cấp mạng internet để nắm bắt kịp thời thông tin của ngành Giáo dục, làm tốt các chỉ đạo về chuyên môn, về công tác quản lý tại trường học, xử lý kịp thời thông tin emis qua 3 lần trong học kỳ, làm đầy đủ và chính xác các biểu mẫu thống kê số liệu đầu năm học, cuối họckỳ I. - Lưu trữ các văn bản, các dữ liệu vào máy kịp thời, đầy đủ. Ngoài ra, quản lý và theo dõi tốt các công văn đi và đến tại đơn vị. • Những khó khăn, hạn chế: - Sắp xếp các tập tin dữ liệu trong máy chưa khoa học. 5. Đánh giá chung: Nhìn chung nhà trường đã có nhiều cố gắng nổ lực để chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ nămhọc trong họckỳ I tương đối đạt hiệu quả và hoàn thành theo kế hoạch đã đề ra. Tập thể CB-GV-NV đã ra sức phấn đấu để đạt được các chỉ tiêu thi đua, chất lượng dạy và học đạt hiệu quả. Những tồn tại sẽ tiếp tục khắc phục trong thời gian tới. 6. Kiến nghị, đề xuất: Ngành Giáo dục và địa phương cần quan tâm và có kế hoạch hỗ trợ kịp thời việc xây dựng nhà vệ sinh ở khu vực 2, hàng rào kiên cố ở khu vực chính để tạo môi trường vệ sinh sạch sẽ và an toàn cho học sinh khi đến lớp. Nơi gửi: HIỆU TRƯỞNG - Phòng GD - UBND xã - Lưu: VT - 9 - Báo cáosơkếthọckỳ I - 10 - . Nam Chính, ngày 29 tháng 12 năm 2 010 BÁO CÁO SƠ KẾT HỌC KỲ I Năm học: 2 010 – 2 011 Trong học kỳ I của năm học 2 010 – 2 011 , trường mẫu giáo Nam Chính 2 đánh. Báo cáo sơ kết học kỳ I PHÒNG GD&ĐT ĐỨC LINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MG NAM CHÍNH 2 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 53/BC-MGNC2 Nam