Đối với người Hồi giáo, trong kinh Qur’an (Koran) không cấm ca hát hay chơi nhạc, mà còn khuyến khích chơi trống tạo tiết tấu đệm cho hát (theo những Giáo cả của các làng Chăm ở An [r]
Trang 1ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VÀ ĐƯƠNG ĐẠI
CỦA NGƯỜI CHĂM AN GIANG
Võ Văn Thắng1,Dương Phương Đông1
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 20/05/2020
Ngày nhận kết quả bình
duyệt:
21/06/2020
Ngày chấp nhận đăng:
06/2020
Title:
Effect of treatment
conditions on the
preservation of tricolor
mango (Mangifera indica)
pieces
Keywords:
An Giang, music, the
Cham people
Từ khóa:
An Giang, âm nhạc, Chăm
ABSTRACT
Based on the overview of the formation with the cultural characteristics of the Cham people in An Giang, the article focuses
on clarifying the traditional and contemporary music as well as typical musical characteristics of this community Thereby, the author also points out the differences and similarities in music between the Chams in An Giang music and the Cham people in Central Vietnam
From the current state of the musical life of the Cham people in An Giang, the author proposes values with unique elements that need to
be preserved and promoted to help this kind of music be more diverse
in the present and future
TÓM TẮT
Trên cơ sở khái quát sự hình thành với những nét đặc trưng về văn hóa của người Chăm ở An Giang, bài viết tập trung làm rõ âm nhạc truyền thống và đương đại của cộng đồng này ở An Giang, đồng thời, tác giả làm rõ các đặc điểm về nét đặc trưng âm nhạc người Chăm
An Giang Qua đó, tác giả cũng chỉ ra những điểm dị biệt và tương đồng trong âm nhạc người Chăm An Giang với người Chăm miền Trung Việt Nam Từ thực trạng đời sống âm nhạc của người Chăm
An Giang, tác giả đề xuất những giá trị cần bảo tồn và phát huy cùng với những yếu tố nhằm tạo điều kiện cho nền âm nhạc này phát triển phong phú hơn trong hiện tại và tương lai
1 GIỚI THIỆU
An Giang là tỉnh nằm ở đầu nguồn lưu vực sông
Mekông với đặc thù là một tỉnh nông nghiệp, vừa
có đồng bằng, vừa có đồi núi, có đường biên giới
tiếp giáp với Campuchia dài gần 100km An
Giang có dân số đông nhất ở miền Tây Nam Bộ,
đứng hạng thứ 6 ở Việt Nam An Giang cũng là
tỉnh có số người Chăm Islam sinh sống nhiều nhất
ở Nam Bộ Theo thống kê về công tác tôn giáo ở
An Giang, toàn tỉnh hiện có 15.327 người Chăm theo Islam giáo (Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh An Giang, 2019), chiếm tỷ lệ 0,67% trong tổng số 2,164 triệu người dân An Giang (Tỉnh ủy An Giang, 2018), với tám làng
Trang 2Chăm cùng 12 Thánh đường và 13 tiểu Thánh
đường Mặc dù dân số ít hơn dân tộc Khmer, Kinh
trong tỉnh nhưng cộng đồng Chăm ở An Giang
với sự gắn kết của tôn giáo và văn hóa, luôn thể
hiện rõ nét tinh thần đoàn kết, tương thân tương
ái Người Chăm ở An Giang theo Islam giáo đã
góp phần quan trọng trong việc hình thành nét văn
hóa độc đáo cho tộc người Chăm nơi đây, tạo ra
những điểm khác biệt cơ bản trong đời sống văn
hóa với bộ phận người Chăm tại Ninh Thuận và
Bình Thuận
2 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
NGƯỜI CHĂM AN GIANG
Người Chăm An Giang hình thành như thế nào
đến nay vẫn có nhiều ý kiến khác nhau nhưng căn
cứ vào một số tài liệu dân tộc học và những hiện
vật còn lưu giữ, đặc biệt là quyết định xác minh
cộng cộng đồng dân tộc của Tổng cục Thống kê
Việt Nam ngày 2/3/1979, chúng ta có thể nói
rằng: Người Chăm An Giang và người Chăm
miền Nam Trung bộ đều chung một nguồn gốc
lịch sử từ lâu đời Kể cả người Chăm ở thành phố
Hồ Chí Minh, Tây Ninh và Campuchia (Lâm
Tâm, 1994) Từ thời cổ, trung đại, trên dải đất
miền Trung Việt Nam chính là địa bàn cư trú của
người Chăm, họ đã từng xây dựng nên một quốc
gia hùng mạnh - Vương quốc Champa (Chiêm
Thành) vẫn còn lưu trong sử sách cho đến ngày
hôm nay Theo các sử liệu cổ của Trung Quốc,
Vương quốc Champa được thành lập từ năm 192
sau Công nguyên, lấy tên là Lâm Ấp (có nghĩa là
xứ rừng) Sau đó, Lâm Ấp lần lượt đổi tên thành
Hoàn Vương rồi Chiêm Thành Lâm Ấp được
thành lập là do Khu Liên, một viên chức bản địa
vì không chịu nỗi sự cai trị hà khắc của nhà Hán
nên lãnh đạo người dân nổi dậy lật đổ chính
quyền khu vực Nam Thừa Thiên Huế ngày nay
Lâm Ấp có địa bàn trải dài từ thành phố Đà Nẵng
và các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên -
Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú
Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và
một số vùng thuộc Tây Nguyên Trong quá trình
phát triển đất nước, Vương quốc Champa có
những biến động nhất định do ảnh hưởng của
chiến tranh Người Champa từng có xung đột với
các quốc gia trong khu vực thời bấy giờ như Chân Lạp (Campuchia), Malaska, Xiêm (Thái Lan)… Đặc biệt là những cuộc xung đột và giao tranh với Đại Việt có ảnh hưởng rất lớn đối với sự biến đổi lãnh thổ và dân cư Lâm Ấp
Từ thế kỷ thứ X trở đi, sau nhiều lần chiến bại trong những cuộc giao chiến với Đại Việt khiến vương quốc Champa phải lùi về phía Nam Năm
1471, sau khi bị quân Lê Thánh Tông bắt quốc vương Bàn La Trà Toàn, lãnh thổ Champa chia làm ba nước nhỏ Chiêm Thành, Hóa Anh và Nam Phan, hàng loạt người Chăm đã bỏ chạy “họ trốn lên miền núi với người Thượng, sang Campuchia,
bỏ xứ mà đi sang Sumatra Chỉ có đàn bà, những
kẻ hèn nhất và người già cả cùng con nít ở lại thôi” (Nguyễn Văn Luận (1974) Đến đầu thế kỷ XIX, sau khi thống nhất giang sơn, với sự cai quản chặt chẽ của nhà Nguyễn, năm 1822, vua Champa cuối cùng là PoChơnChan đóng đô ở Phan Rang phải bỏ ngai vàng cùng các binh tướng, tùy tùng và gia đình vượt Trường Sơn trốn sang Campuchia Năm 1833, khi Lê Văn Khôi nổi lên khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn, chiếm vùng Phan Thiết, Phan Rí, Phan Rang nhưng đến năm
1835, khởi nghĩa bị quan quân dẹp tan, rất nhiều người Chăm sợ triều đình bắt tội nên trốn chạy vào những vùng hẻo lánh hoặc sang Campuchia, Thái Lan, Mã Lai, Inđônêsia… Trong quá trình sống xa cộng đồng gốc, họ chịu ảnh hưởng của tôn giáo Islam khá sâu đậm, vì thế các phong tục tập quán đều phải tuân thủ theo các điều luật trong giáo lý Islam Đến giữa thế kỷ XIX, được lệnh chiên an của vua Thiệu Trị (1940) phần lớn họ hồi hương về định cư ở Châu Đốc (Nguyễn Quang Điển, 2006) Năm 1841, Nam Bộ có cuộc khởi nghĩa Lâm Sâm ở Trà Vinh Lúc bấy giờ, vua Thiệu Trị xuống chiếu cho Trương Minh Giảng đang ở Chân Lạp (Campuchia) rút quân về Những người Chăm và người Mã Lai được tuyển vào quân đội triều Nguyễn cùng gia quyến của họ
đã rút theo đoàn quân của Trương Minh Giảng, khâm sai đại thần Lê Văn Đức, phó khâm sai Doãn Uẩn của triều Nguyễn cũng theo về Sau đó,
họ cư trú cùng gia đình dọc sông Hậu (cù lao Katambong) và Khánh Bình (An Phú, An Giang) cho đến ngày nay Năm 1858, ở Chân Lạp, Tuôn
Trang 3Sết It lãnh đạo nhân dân nổi dậy chống lại triều
đình phong kiến Cuộc khởi nghĩa đã thu hút khá
đông người Chăm, người Mã Lai tham gia Đến
khi cuộc khởi nghĩa thất bại, rất nhiều người
Chăm, người Mã Lai chạy về Nam Bộ Tất cả đều
được Triều Nguyễn thu nhận và cho định cư ở
vùng đất An Giang, cụ thể là phân bố trong 7
làng: Châu Giang, Katambong, Phum Soài, La
Ma, Koh Koi, Koh Kia và Sa Bâu Đây được xem
là đợt di dân đông đảo nhất của người Chăm từ
Campuchia về An Giang
Trong hai năm 1854 và 1858, nhiều người Chăm
Islam sống sót sau đợt tàn sát của quân Khmer đã
chạy qua Châu Đốc tị nạn, được Trương Minh
Giảng cho định cư cùng với những người Chăm
đã có mặt từ trước ở vùng biên giới dọc theo sông
Hậu gần Châu Đốc và Tây Ninh Do tác động của
điều kiện lịch sử diễn ra từ nửa sau thế kỷ XVIII,
tạo nên những đợt di dân của người Chăm sau bao
năm phiêu bạt đã trở về vùng đất Nam bộ Việt
Nam cư trú Như vậy, cư dân Chăm ở Nam Bộ nói
chung và ở An Giang nói riêng được hình thành
từ hai nguồn chủ yếu: một là, từ Trung Bộ chuyển
cư thẳng vào vùng đất mới phía Nam và hai là,
một phần khác không nhỏ từ nước ngoài như
Chân Lạp, Mã Lai, Inđônêsia trở về Buổi đầu họ
tập trung cư trú rất đông ở An Giang, Tây Ninh và
rải rác ở các địa phương thuộc Nam Bộ Tuy
nhiên, do yêu cầu lập nghiệp và ảnh hưởng của
chiến tranh, bom đạn dưới thời kỳ Pháp thuộc và
ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới ở miền
Nam, nhiều nông dân ở vùng Đồng bằng sông
Cửu Long, trong đó có khá đông người Chăm,
nhất là người Chăm ở An Giang đã bỏ quê lên Sài
Gòn hy vọng tìm nơi có cuộc sống yên ổn hơn
hoặc đi phá hoang, sống về nghề ruộng rẫy ở tỉnh
Bà Rịa, Đồng Nai, rải rác cũng có một số ít sống
trong các thị trấn, thị xã Do điều kiện lịch sử,
người Chăm ở An Giang có mối quan hệ với Hồi
giáo Malaysia, Inđônêsia,… từ đó, mở rộng quan
hệ với cộng đồng Hồi giáo trong khu vực Đông
Nam Á và các nước khác Chính vì thế, cộng đồng
người Chăm ở An Giang chịu ảnh hưởng của
người Mã Lai nhiều hơn về tiếng nói, tín ngưỡng
so với những người đồng tộc của họ ở Ninh
Thuận, Bình Thuận Tuy vậy, người Chăm Hồi
giáo ở An Giang và người Chăm Bàlamôn ở Ninh
Thuận, Bình Thuận có chung một nguồn gốc, một
tiếng nói, một nền văn hóa Chăm cổ truyền và biết
rõ về tính cộng đồng nguồn gốc này Trong số
người Chăm về An Giang, có một bộ phận được
các tài liệu gọi là Đồ Bà mà người Pháp cho là
người Mã Lai Người Chăm gọi họ là “Java –
Kur” Từ “Java” để chỉ những người nói tiếng Mã Lai ở đảo Java (Inđônêsia) và thường cũng để gọi chung những người nói tiếng Mã Lai ở khu vực Đông Nam Á hải đảo; từ “Kur” để gọi người Khmer Di duệ của người Java – Kur này hiện cư trú tập trung tại xóm Châu Giang, trên khu vực bến phà Châu Giang thuộc thị xã Tân Châu, một ít
sinh sống tại Koh Tambong (Koh Tamboong tiếng
Chăm có nghĩa là "Cồn Cây gậy", còn người Khmer gọi cù lao Khánh Hòa là េ�ះដំបង, có nghĩa là “Cù lao Dùi cui” hay “Cù lao Lớn” hay
“Cù lao Xương rồng”) thuộc huyện Châu Phú (Sơn Nam, 1988) Trải qua quá trình định cư lâu dài tại vùng đất An Giang, cộng đồng người Chăm đã tạo nên một bản sắc riêng rất độc đáo trong nền văn hóa Việt Nam góp phần không nhỏ cho bức tranh tươi đẹp của vùng đất mới này ngày hôm nay
3 HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA VĂN NGHỆ CỦA NGƯỜI CHĂM AN GIANG
Có thể nói, hoạt động văn hóa văn nghệ của người Chăm rất phong phú Lễ Ramadan – Thành lễ - là một trong những lễ hội lớn nhất của đồng bào Chăm ở An Giang, được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 30 tháng 9 Hồi lịch Tháng này còn gọi là
“Plănơh” có nghĩa là “tháng nhịn” hay tháng ăn chay liên tục trong 30 ngày Sau tháng ăn chay, người Chăm tổ chức lễ đại lễ xả chay (Roya Eidil Fitri) vào ngày 01 tháng 10 Trong đêm này, mọi người vui mừng ca hát rất náo nhiệt, sôi động Sáng hôm sau, đàn ông trong xóm đi đến Thánh đường làm lễ và cầu nguyện, sau đó cùng người thân đi viếng mộ người thân, thăm họ hàng trong làng Thánh lễ quan trọng đối với người Chăm là
lễ hành hương tại thánh địa Mecca (Roya Haji), diễn ra đúng vào ngày 9 tháng 12 Hồi lịch tại thánh địa Mecca Riêng những người ở tại xóm,
ấp lại tiến hành ăn lễ vào ngày 10 tháng 12 Hồi lịch Trong các ngày hội lớn, các hoạt động diễn
ra tạo nên một không khí hết sức vui tươi nơi cộng đồng người Chăm sinh sống Trước đây, do
sự ngăn cấm của giáo luật Hồi giáo nên sinh hoạt văn nghệ dân gian không được phát triển nhưng
bù lại, người Chăm An Giang đã xây dựng nên một nền văn học với đủ các loại truyện kể Qua những truyện kể ta có thể nhận thấy cộng đồng
Trang 4Chăm Islam ở An Giang luôn đề cao tình nghĩa vợ
chồng, tình anh em như truyện Đôrya cô gái nết
na, Amách và Sifoah,… Đặc trưng trong hầu hết
các câu truyện kể của người Chăm An Giang đều
thấp thoáng hình bóng của thần linh hiện ra để
giải quyết những khó khăn mà khả năng con
người không làm được Ngoài ra, họ cũng có
truyện cười, truyện ngụ ngôn hay truyện thần
thoại kể về Mohammad, về thiên thần theo kinh
Qur’an Có thể nói, nền văn học Việt Nam có sự
đóng góp không nhỏ kho tàng văn học của cộng
đồng Chăm Islam
Sinh hoạt âm nhạc người Chăm An Giang không
giống như âm nhạc của người Chăm ở Trung bộ
Họ không sử dụng bất kỳ nhạc khí dây, hơi nào
ngoài bộ trống Ráp Pà-nà (khác với trống
Paranưng, Gineng của Chăm Trung bộ (Người
Chăm miền Trung quan niệm: kèn Saranai, trống
Paranưng và trống Gineng là biểu tượng của trời,
đất, người, thể hiện “thiên, địa, nhân” nhất thể Do
vậy, khi biểu diễn cần chơi ba loại nhạc cụ này để
thể hiện sự hòa hợp 3 yếu tố đó Hiện nay, người
Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận còn lưu giữ
và sử dụng nhiều nhạc cụ truyền thống trong sinh
hoạt văn hóa cộng đồng, gồm ba nhóm: một là, bộ
gõ gồm có trống Gineng (2 mặt), trống Paranưng
1 mặt, trống Hagăr (2 mặt), Chiêng (cheng) và mõ
(akhok); hai là, bộ hơi gồm kèn Saranai, tù và
(asăng) và sáo (talăk); ba là, bộ dây gồm đàn Nhị
(Kanhi), đàn Bầu “Chapi” và đàn Gáo “Rabăp”)
Trống cổ Ráp Pà-nà ở An Giang nếu còn đủ bộ thì
có 12 cái và được lưu giữ khoảng 300 năm
Nhưng do chiến tranh, bộ trống bị thất lạc không
còn đủ mà chỉ còn 6 cái, trong đó, 01 cái trống
đực (trống dẫn), 5 trống cái (Hiện nay, theo khảo
sát của chúng tôi, chỉ còn 2 dàn trống cổ ở xóm
Chăm Châu Giang (Phú Hiệp, Tân Châu) và đội
trống Lama (Vĩnh Trường, An Phú), nhưng chỉ có
gần một chục người ở Vĩnh Trường biết chơi, biết
hát các giai điệu cổ nhạc Chăm-pa bằng trống Ráp
Pà-nà) Người chơi trống Ráp Pà-nà chỉ là nam,
ngồi xếp thành hình bán nguyệt, họ vừa đánh
cũng có thể vừa hát, trong khi đó, khi chơi trống
Paranưng (cả ngày lễ tết và ngày thường) ở miền
Trung, người chơi vừa đánh trống vừa múa hát, cả
nam lẫn nữ đều hát, múa chung vui Do nhu cầu
giao lưu văn hóa, trống Ráp Pà-nà ở An Giang cũng được biểu diễn trong các lễ hội như trống Paranưng Từ trống Ráp Pà-nà, người Chăm An Giang phát triển một cách linh hoạt, sáng tạo trong khi chơi với thể loại dân ca: các điệu hò, vè, hát đố, hát ru, các bài đồng dao, hát giao duyên Ađtơn, Atằm Tànà, ca dao Pa-nược Pa-dát Trong sinh hoạt văn hóa văn nghệ, chúng ta không thấy
sự xuất hiện của những cô gái Chăm duyên dáng với những điệu múa quạt xòe, mềm mại như ở miền Trung mà chỉ có tiếng trống Tiếng trống thể hiện sự linh thiêng và được xem là linh hồn của người Chăm, cho nên, nó cũng luôn được xuất hiện trong những buổi cầu nguyện hàng tuần hay các buổi lễ lớn tại các thánh đường
4 ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VÀ ĐƯƠNG ĐẠI CỦA NGƯỜI CHĂM AN GIANG
4.1 Âm nhạc truyền thống của người Chăm An Giang
Cũng như người Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận, đời sống văn hóa của người cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi sự tác động của tín ngưỡng, nhưng có phần lắng đọng hơn so với người Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận, bởi lẽ, người Chăm An Giang theo Islam giáo (tôn giáo độc thần – Thánh Allah) Nghiên cứu cho thấy, hầu hết các bài hát
cổ của người Chăm An Giang đều xuất phát từ những câu hát gọi đến thánh đường làm lễ (Adhan/Azan) Đối với người Hồi giáo, trong kinh Qur’an (Koran) không cấm ca hát hay chơi nhạc,
mà còn khuyến khích chơi trống tạo tiết tấu đệm cho hát (theo những Giáo cả của các làng Chăm ở
An Giang đọc và dịch từ kinh Qur’an) Từ lời kinh Qur’an, người Chăm An Giang đã thành lập một Đội Văn nghệ gọi là Campulanh, hiện nay vẫn còn hoạt động tại ấp La Ma, xã Vĩnh Trường, huyện An Phú Đội văn nghệ này vừa đánh trống vừa hát trong các buổi lễ cưới của người Chăm, mỗi bài hát thường rất dài khoảng 15 đến 20 phút Tuy nhiên, chúng ta thấy, người Chăm An Giang không hát trong các lễ cầu nguyện mà họ chỉ hát
Trang 5trong đám cưới, trong lao động hay ru con (khác
với người Chăm Ninh Thuận chỉ hát góp vui,
không sử dụng nhạc khí trong đám cưới)
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu âm nhạc vẫn
chưa tìm ra được một nhạc cụ nào (bộ hơi hay bộ
kéo giống người Chăm Ninh Thuận) của người
Chăm An Giang, chỉ duy nhất ngoài bộ gõ là:
Trống Ráp Pà-nà, trống Tum như đã nói trên đây
Người Chăm An Giang chỉ kết hợp trống và hát
để tạo ra tiết tấu nhanh, chậm khác nhau nhằm thể hiện nội dung bài hát ở trạng thái buồn, vui và không có múa
Dựa trên các yếu tố đã phân tích, để có cái nhìn rõ hơn, chúng ta xem bảng so sánh sau đây để tìm ra những nguyên nhân hạn chế của người Chăm Ninh Thuận và Chăm An Giang trong sinh hoạt
âm nhạc
Âm nhạc truyền thống:
Đa dạng, phong phú về hình thức thể hiện
Âm nhạc truyền thống:
Số lượng ít, đa số bị thất truyền
Khí nhạc: có đủ 3 bộ:
- Bộ gõ;
- Bộ dây;
- Bộ hơi
Khí nhạc: có 01 bộ:
Chỉ có bộ gõ
Các bài hát truyền thống:
Đa dạng, đáp ứng cho từng lễ hội, sinh động
Các bài hát truyền thống:
Ít, mai một, hầu như không còn
Bộ trống của người Chăm An Giang:
Trống Ráp Pà-nà: Có hình dáng giống Paranưng
nhưng mục đính và cách biểu diễn có phần khác
nhau về tư thế ngồi đánh trống Bộ trống đầy đủ
gồm 12 cái (2 trống đực, 10 trống cái) Trống Ráp
Pà-nà được làm bằng cách khoét lỗ thân các loại danh mộc như giáng hương, mun… có tuổi từ 100 năm trở lên
Bộ trống Ráp-Pà-na ở làng Chăm Lama xã Vĩnh Trường, huyện An Phú
(Ảnh: Trương Chí Hùng)
Trang 6Trống Ráp Pà-nà chỉ dành cho nam giới chơi vào những ngày lễ tết, lễ cưới Khi chơi trống, người chơi ngồi thành vòng bán nguyệt Đội đồng ca cũng là người chơi trống, cất vang những bài hát ca ngợi tình
mẹ cha, tình yêu quê hương, đất nước, lời răn dạy con cháu…
- Trống Tum (trống cái)
Đây là loại trống tròn, bịt da một mặt, đường kính
khoảng 30cm Mặt trống bịt da dê, thân trống
bằng gỗ quý Trống tum (trống cái) đóng vai trò
chủ đạo trong dàn trống, tất cả phải dựa vào nhịp
của trống tum (trống cái) mà đánh Chỉ những
người nhạc trưởng và có uy mới được đánh trống này
Qua tìm hiểu, khảo sát, sưu tầm của chúng tôi, những bài hát truyền thống của người Chăm An Giang hiện nay được tìm thấy cũng khá ít Điều
Trang 7này có lý do là, trong quan niệm người Chăm An
Giang, họ theo đạo Islam nên các bài truyền thống
là những bài hát của đạo Hồi giáo có nguồn gốc từ
Malaysia
Như trên đây chúng tôi đã trình bày, âm nhạc
người Chăm ở An Giang có đặc điểm là nó dựa
vào lời đọc/ mời đến thánh đường làm lễ (Azan),
từ đó sáng tạo ra những giai điệu hình thành nên nhiều bài hát truyền thống Từ những yếu tố, chúng tôi nghiên cứu các thanh âm Azan như sau:
Qua thang âm được ghi nhận từ Azan, chúng ta có được thang âm so sánh gần như tương đồng
Đó là thang âm quốc tế Hungarian (Minor)
Theo chúng tôi tìm hiểu và sưu khảo được, hiện
nay có khoảng trên dưới 05 bài được cho là nhạc
truyền thống của người Chăm An Giang, gồm:
- 02 bài được hát trong đám cưới;
- 01 bài hát ru con;
- 01 bài hát cầu an;
- 01 bài hát mừng nhà mới
Bài hát đầu tiên, là bài hát Iniganhtanh (Đưa rễ)
Bài hát này được hát suốt thời gian khi chú rể cùng đoàn nhà trai xuất hành sang nhà gái để trao quà cưới và ra mắt chú rể Sau khi đã thỏa thuận hai bên nhà trai và nhà gái tất cả cùng vui vẻ hát
bài Niganhtanh để chúc cho cô dâu và chú rể
được bên nhau mãi mãi
Hai bài được sử dụng trong đám cưới: