1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng NHAT KY CHI DOI

6 465 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 277 KB

Nội dung

PHẦN 1: ĐỘI VIÊN CẦN BIẾT ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH LIÊN ĐỘI: . ---------- CHI ĐỘI:: NĂM HỌC 2010-2011 TIỂU SỬ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc nông dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và giáo dục gia đình đã ảnh hưởn sâu sắc đến Hồ Chủ tịch ngay từ thời niên thiếu. Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy giờ và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước. Tháng 6/1911, Người ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những công nhân và những người dân thuộc địa, vừa lao động để sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi vang dội của cách mạng tháng Mười Nga đã đưa Hồ Chủ tịch đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Ra sức nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã nhận rõ đường lối duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội. Cùng năm ấy, Người thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước để tập hợp Việt Kiều ở Pháp. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Đầu năm đó, Người gửi đến Hội nghị Véc-xây (Pháp) "Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam", đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do và bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Tháng 12/1920 , trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện trên đây đánh dấu bước ngoặt trong đời hoạt động cách mạng của Người, bước ngoa chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản. Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và năm 1922 xuất bản báo "Người cùng khổ" ở Pháp. Tháng 6/1923, Người từ Pháp đi Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tham gia công tác của Quốc tế cộng sản. Cùng năm đó, Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế nông dân. Năm 1924, người dự Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản và được cử làm Ủy viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam, hướng dẫn và xây dựng phong trào cách mạng và phong trào Cộng sản ở các nước Đông - Nam châu Á. Năm 1925, Người thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. Tháng 6/1925, Người tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, mà hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh niên và mở lớp huấn luyện đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về nước hoạt động. Ngày 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất các nhóm cộng sản trong nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong thời gian từ 1930 đến 1940 , Người ở nước ngoài tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chị thị quý báu cho Ban chấp hành Trung ương Đảng ta. Tháng 8/1945, trong không khí sôi sục cách mạng của thời kỳ tiền khởi nghĩa, Người cùng Trung ương triệu tập đại hội quốc dân ở Tân Trào. Đại hội đã cử Người làm chủ tịch Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2/9/1945, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước nhân dân cả nước và nhân dân toàn thế giới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Trong những ngày đầu cách mạng, nước ta có nhiều khó khăn chồng chất và bị bao vây bốn phía. Nạn đói do phát xít Nhật - Pháp gây ra đã giết hại hơn hai triệu người Việt Nam. Tháng 9/1945 câu kết với các đế quốc Mỹ, Anh và bọn phản động Quốc dân Đảng Trung Quốc, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, âm mưu xóa bỏ mọi thành quả của Cách mạng tháng Tám. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân ra vừa đánh trả bọn thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam, vừa đối phó với bọn phản động Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc. Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 được kết giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp. Tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến và cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài chống thực dân Pháp đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ (1954). Tháng 7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kết. Miền Bắc Việt Nam được giải phóng. Nhưng một nửa nước ở miền Nam bị đế quốc Mỹ biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Tháng 9/1960 , đại hội lần thứ ba của Đảng đã họp, thông qua nghị quyết về hai nhiệm vụ chiến lược và bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Ngày 2/9/1969, Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi. Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của mộtngười cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới. Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của liên hợp quốc UNESCO ra nghị quyết về kỷ niệm 10 0 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh "Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là một nhà văn hóa lớn" BÁC HỒ VỚI TỔ CHỨC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH -Năm 1926: Trong “Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản", đồng chí Nguyễn ái Quốc (tức Bác Hồ kính yêu sau này) đã thông báo ở mục 3 là Bác đã: "Tổ chức một tổ thiếu nhi, lựa chọn trong con em nông dân và công nhân ". -Trang đầu trong cuốn biên niên sử của Đội ta mở ra: Từ "Các thiếu niên cộng sản đầu tiên" Bác Hồ và các đồng chí của Người đã bồi dưỡng, rèn luyện trở thành "Tám đoàn viên hiếm hoi buổi ban đầu". Tại buổi lễ trọng thể kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Đoàn, Bác Hồ dạy: "Là người theo dõi tổ chức thanh niên từ bước đầu hiếm hoi chỉ có tám cháu, ngày nay trông thấy có hàng triệu đoàn viên, thanh niên, hàng triệu cháu bé nhi đồng phát triển mơn mởn như hoa nở mùa xuân. Với một thế hệ thanh niên hăng hái và kiên cường, chúng ta nhất định thành công trong sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Vì vậy, Bác rất tự hào, sung sướng và thấy mình như trẻ lại, thấy tương lai của Tổ quốc ta vô cùng vững chắc và vẻ vang .". -Ngày ấy là 15-5-1941, ngày lịch sử vẻ vang của Đội ta. Vào dịp này, Bác Hồ kính yêu viết bài "Kêu gọi thiếu nhi" thể hiện tình cảm yêu thương và sự chăm sóc ân cần của Người đối với các cháu. Bài "Trẻ con" mở đầu bằng một đoạn đầy xúc động: "Trẻ em như búp trên cành, Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan, Chẳng may vận nước gian nan, Trẻ em cũng bị bận thân cực lòng" . Bác khẳng định: "Kẻ lớn cứu quốc đã đành Trẻ em cũng phải ra giành một vai. Bao giờ đuổi đuổi Nhật, Tây, Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng" Và trong bài "Trẻ chăn trâu" Bác đã kêu gọi thiếu nhi: "Cùng nhau đánh đuổi Nhật, Tây. Anh em ta mới có ngày vinh hoa. "Nhi đồng cứu quốc" Hội ta, ấy là lực lượng, ấy là cứu sinh. ấy là bộ phận Việt Minh, Dân mình khắc cứu dân mình mới xong. Ai nghe mà chẳng động lòng, Khá thương con trẻ mục đồng Việt Nam". Ngày 3-9-1945, Bác Hồ triệu tập phiên họp đầu tiên của Chính phủ và nêu lên 6 việc cấp bách phải làm ngay. Bác kêu gọi toàn dân hãy ra sức "Chống giặc ngoại xâm, chống giặc đói và chống giặc dốt", trong tình hình vận mệnh Tổ quốc như "nghìn cân treo trên sợi tóc". Mặc dù bận rộn trăm công nghìn việc lớn lao của đất nước, của nhân dân, đối nội và đối ngoại . nhưng Đảng và Bác Hồ luôn dành cho thiếu nhi sự quan tâm đặc biệt. Nhân ngày khai trường đầu tiên dưới chế độ Dân chủ Cộng hoà, Bác đã gửi bức thư tâm huyết cho các cháu học sinh trong cả nước. Mở đầu bức thư Bác viết: "Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Bác đã tưởng tượng thấy trước mắt Bác tất cả cảnh nhộn nhịp, tưng bừng của ngày mở trường khắp nơi . Các cháu được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hy sinh của biết bao đồng bào. Vậy các cháu nghĩ sao? Các cháu phải làm thế nào để đền bù lại công lao to lớn của những người đã không tiếc thân và tiếc của để giành lại nền độc lập cho nước nhà". Với tất cả tình cảm của người bác, người ông, Bác Hồ ân cần căn dặn: "Các cháu hãy nghe lời Bác, lời của một người lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các cháu được giỏi giang . Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần rất lớn ở công học tập của các cháu". Và Bác khuyên nhủ: "Ngoài giờ học ở trường các cháu nên tham gia vào Hội Nhi đồng Cứu quốc để tập luyện cho quen với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc giữ gìn đất nước". Tết Trung thu năm 1945 là Tết Trung thu phấn khởi, tưng bừng nhất của thiếu nhi nước ta trong không khí độc lập, tự do. Nhớ đến các cháu, Bác Hồ lại viết thư cho các cháu: Hôm nay Tết Trung thu là của các cháu, mà cũng là một cuộc biểu tình của các cháu để tỏ lòng yêu nước và để ủng hộ nền độc lập Các cháu phải thương yêu nước ta. Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập, tự do”. - Ngày 19-5-1946: Một cuộc diễu hành thiếu nhi thành phố Hà Nội đến Phủ Chủ tịch, mừng ngày sinh nhật lần thứ 56 của Bác Hồ. - Tháng 9-1947: Nhân kỷ niệm Quốc khánh, Bác Hồ đã viết thư cho thiếu nhi cả nước, khen ngợi thành tích của thiếu nhi tham gia kháng chiến. Bác viết: "Trong cuộc cách mạng tháng Tám và trong cuộc kháng chiến bây giờ đã có nhiều cháu tham gia". - Tháng 2-1948: Bác viết thư hướng dẫn thiếu nhi cả nước làm công tác Trần Quốc Toản. Từ đấy, công tác Trần Quốc Toản ra đời và trở thành phong trào thi đua sôi nổi, hấp dẫn trong cả nước cho đến ngày nay. " . Quốc Toản là trẻ có tài, Mới mười sáu tuổi ra oan trận tiền, Mấy lần đánh thắng quân Nguyên, Được phong làm tướng cầm quyền binh nhung. Thật là một đấng anh hùng, Trẻ con Nam Việt nên cùng noi theo. -Trung thu năm 1952: Bác đã viết thư khen: "Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh. Tính các cháu ngoan ngoãn, mặt các cháu xinh xinh Mong các cháu cố gắng, thi đua học và hành Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình Để tham gia kháng chiến, để gìn giữ hòa bình Các cháu hãy xứng đáng, cháu Bác Hồ Chí Minh!" - Ngày 12-9-1954: Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Bác viết thư khen:"Trong cuộc kháng chiến cứu nước, các cháu cũng có đóng góp một phần. Nhân dịp này, Bác gửi lời thân ái khen ngợi các cháu. Trăng thu trong đẹp, sáng rọi khắp nơi, từ Nam đến Bắc. Cũng như lòng Bác yêu quý tất cả các cháu miền Bắc và miền Nam". - Ngày 15-5-1961: Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong, Bác Hồ đã gửi thư dặn các cháu năm điều: 1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào 2. Học tập tốt, lao động tốt 3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt 4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt 5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. - Ngày 27-3-1964: Bác Hồ biểu dương phong trào Nghìn việc tốt: Các cháu nhi đồng ta rất ngoan, rất tốt, nhiều cháu đã cứu bạn trong cơn nguy hiểm, nhiều cháu thật thà đem trả của rơi, thương yêu giúp đỡ nhau và thi đua làm nghìn việc tốt". -Tết Trung thu năm 1965:Bác Hồ và bác Tôn Đức Thắng gửi thư cho các cháu thiếu nhi trường Trần Lệ Kha (tỉnh Tây Ninh) và tất cả các cháu thiếu nhi miền Nam. Hai Bác tin chắc rằng: "Bắc Nam sẽ sum họp một nhà Bác cháu ta gặp mặt, trẻ già vui chung Nhớ thương các cháu vô cùng Mong sao mỗi cháu làm một anh hùng thiếu nhi". Ngày 1-6-1969: Bác Hồ gặp mặt các cháu thiếu nhi tại Phủ Chủ tịch. Đây là lần gặp các cháu cuối cùng trước ngày Bác đi xa. Trung thu trăng sáng như gương Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng Sau đây Bác viết mấy dòng Gởi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung * “Vở này ta tặng cháu yêu ta Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là, Mong cháu ra công mà học tập Mai sau cháu giúp nước non nhà” Trong một bài thơ viết năm 1946 Bác mong: Bác mong các cháu cho ngoan Mai sau gìn giữ gian sang Lạc Hồng Sao cho nỗi tiếng Tiên rồng Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam. Nói về tình yêu của Bác đối với thiếu nhi, nhà thơ Tố HỮU có viết. “Và các em có hiểu vì sao Lòng Bác mênh mông vẫn dạt dào Yêu nụ mầm non yêu tuổi trẻ Biển thường yêu vậy sóng xôn xao” PHẦN II : NHẬT HỌC TẬP VÀ LÀM THEO 5 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY Trang sau photo 20 tờ 2 mặt, Chi đội ghi lại những cá nhân tiêu biểu, những nghĩa cử đẹp trong tuần những thành tích tiêu biểu của Chi đội, tài liệu sưu tầm về Bác Hồ . Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chi n và cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chi n toàn dân, toàn diện và lâu dài chống. Bác Hồ kính yêu viết bài "Kêu gọi thiếu nhi" thể hiện tình cảm yêu thương và sự chăm sóc ân cần của Người đối với các cháu. Bài "Trẻ con"

Ngày đăng: 24/11/2013, 16:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w